[ad_1]
Một số tạp chí, bài báo, tác giả thì cho rằng các phẩm chất lãnh đạo bẩm sinh mà có, có những quan điểm khác thì cho rằng đó là tính cách của mỗi người, còn nhiều tài liệu thì khẳng định phẩm chất lãnh đạo thực chất chỉ là một dạng hành vi thể hiện ra bên ngoài chứ không phải là do suy nghĩ và ý chí.
Khoa học và thực tiễn đã chứng minh, trở thành lãnh đạo không phải một định mệnh. Để trở thành một nhà lãnh đạo, ai cũng cần một thời gian dài được rèn luyện những phẩm chất quan trọng và trải nghiệm những kinh nghiệm thực tế, đúc rút và học tập. Vì thế phẩm chất, nhân cách và năng lực của người lãnh đạo, quản lý giữ vai trò quan trọng. Người xưa quan niệm: được mất, vinh nhục không phải do nghề mà do người hành nghề quyết định. Trong các chức năng chủ yếu của quản lý đối với sự thành công của tổ chức, chức năng điều hành và lãnh đạo con người là quan trọng nhất. Nhà quản lý cũng là người lãnh đạo đồng thời là người điều hành một tổ chức, biết dự kiến, lập kế hoạch, tổ chức, điều động và kiểm tra kết quả, nhằm mục đích làm cho tổ chức thực hiện tốt nhất những nhiệm vụ và chức năng của mình.
Người lãnh đạo là người có khả năng vượt khó (chỉ số AQ), có trí tuệ năng lực (chỉ số IQ) và trí tuệ cảm xúc (chỉ số EQ). Trong đó, EQ được coi là chỉ số thể hiện năng lực quản lý tốt bản thân và các mối quan hệ, bao gồm khả năng tự biết mình, tự quản mình, biết xã hội và kỹ năng xã hội. Những yếu tố như sự tự tin, tự nhận biết và điều tiết cảm xúc của mình, tự đánh giá được điểm mạnh và điểm yếu của bản thân và tổ chức, có ý thức trách nhiệm và khả năng thích nghi cao, thấu hiểu tổ chức, biết rõ sự vận hành của tổ chức; biết liên kết và chèo lái trong mọi hoàn cảnh khác nhau… là những yếu tố thực sự cần thiết cho mọi cương vị lãnh đạo, quản lý.
Theo quan niệm của nền Nho giáo phương Đông, một nhà lãnh đạo, quản lý phải có những phẩm chất cơ bản như: sự khiêm cung (đúng mực), có khả năng nhẫn nhịn, biết chấp nhận sự khác biệt, có niềm tin, nỗ lực, chịu khó, hào hiệp.
Theo quan niệm của tư duy lý tính phương Tây, nhà lãnh đạo, quản lý phải biết đánh giá cao người khác, biết chấp nhận sự khác biệt, có khả năng sáng tạo dựa trên nền móng vững chắc, có tư duy tổng hợp (bao gồm cả khả năng xử lý mọi thông tin), có chuyên môn sâu của một ngành, có đạo đức xã hội, biết đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân.
Qua chia sẻ những trải nghiệm và kinh nghiệm của chính những “người trong cuộc”, bạn sẽ thấy rằng nếu tích lũy đủ, hoặc càng nhiều càng tốt, những phẩm chất dưới đây, dù không được “sắp xếp”, bạn vẫn hoàn toàn có khả năng trở thành lãnh đạo của một tổ chức, doanh nghiệp, và thành công trong vai trò đó.
Lãnh đạo là cả một nghệ thuật. Để trở thành một nhà lãnh đạo giỏi, bạn phải bắt đầu nỗ lực hoàn thiện bản thân. Với những giai thoại minh họa cho các phẩm chất của nhiều nhà lãnh đạo xuất sắc, đây là một trong những tài liệu cần có đối với các sinh viên, doanh nhân, nhà quản lý hay giám đốc điều hành, bởi tài liệu này mang lại những bài học quý báu nhằm hướng bạn tới khả năng hoàn thiện vai trò của nhà lãnh đạo hiện đại.
Nhóm phẩm chất thứ nhất: (1) tính cách, (2) mục tiêu, (3) tầm nhìn.
Nhóm phẩm chất thứ hai: (4)Tận tâm, (5)đam mê, (6)tinh thần trách nhiệm, (7)tinh thần phục vụ,(8) ham học hỏi
Nhóm phẩm chất thứ ba: (9)nghị lực, (10)sức hút, (11)thái độ tích cực, (12) sự vững vàng, (13) kỷ luật tự giác
Nhóm phẩm chất thứ tư: (14)Khả năng giao tiếp, (15)tập trung, (16)lắng nghe, (17)thế chủ động, (18)các mối quan hệ
Nhóm phẩm chất thứ năm: (19)Năng lực, (20)can đảm, (21)giải quyết vấn đề, (22)sáng suốt,(23) phóng khoáng
NHÓM PHẨM CHẤT THỨ TƯ: (14)KHẢ NĂNG GIAO TIẾP, (15)TẬP TRUNG, (16)LẮNG NGHE, (17)THẾ CHỦ ĐỘNG, (18)CÁC MỐI QUAN HỆ
(14) Khả năng giao tiếp – Nếu không có nó, bạn chỉ là người độc hành )
Khả năng giao tiếp là bí quyết của một nhà lãnh đạo tài năng. Những người giao tiếp giỏi có thể đơn giản hoá một thông điệp phức tạp để mọi người cùng hiểu. Mọi người cần được kết nối với bạn, và cùng với sức cuốn hút, khả năng giao tiếp là vũ khí mạnh nhất mà nhà lãnh đạo cần có.
Phát triển kĩ năng giao tiếp để truyền nhiệt huyết và hăng hái đến người khác là điều thiết yếu của nghệ thuật lãnh đạo. Nếu không đưa ra thông điệp rõ ràng và thúc đẩy người khác thực hiện, thì việc có trong tay thông điệp cũng chẳng còn ý nghĩa gì.
Khả năng giao tiếp chính là chìa khóa để trờ thành một lãnh đạo tài năng. Nhiều tổng thống Mỹ đã để lại dấu ấn trong lòng chúng ta là những người có tài năng giao tiếp, John F. Kennedy, Franklin D. Roosevel, Abraham Lincoln và Ronald Regan là những nhà ngoại giao kiệt suất. Những nhà ngoại giao có thể nhận những thông điệp phức tạp rối rắm và đơn giản hóa thông điệp để mọi người có thể hiểu được. Muốn vậy, hãy tìm hiểu đối tượng giao tiếp và nắm vững khả năng thuyết phục tìm được sự hưởng ứng của bạn.
Để mọi người có thể kết nối với bạn, ngoài sức cuốn hút đi kèm ra thì khả năng giao tiếp chính là vũ khí lợi hại nhất mà một người lãnh đạo có thể có.
Kim Kurlanchik Russen – cộng sự TAO Group: “Nếu người khác không biết được những dự định của bạn, và không thể đáp ứng đúng nhu cầu cho bạn, đó là lỗi của bạn vì đã không diễn tả được hết ý cho họ. Những người mà tôi làm việc cùng luôn luôn trong trạng thái giao tiếp, có khi đến nhức cả đầu. Nhưng giao tiếp là một hoạt động cần thiết cho sự cân bằng. Có thể bạn có một mong muốn, nhu cầu cụ thể nào đó, nhưng để thực hiện nó thì sự hợp tác là đặc biệt cần thiết và quan trọng. Chúng tôi luôn khuyến khích nhân viên chia sẻ suy nghĩ và ý tưởng cá nhân – đó là lý do mà chúng tôi có được những người tài năng làm việc cho mình”.
Giao tiếp tốt sẽ giúp quá trình trao đổi công việc được trở nên dễ dàng hơn. Mọi người sẽ không nghe theo bạn nếu họ không biết được bạn muốn gì hoặc đang định làm gì. Do vậy, muốn thành công bất cứ lĩnh vực nào ? Bạn có thể có khả năng giao tiếp tốt hơn nếu làm theo bốn bước sau.
- Đơn giản hóa thông điệp của bạn. Quan trọng không phải là bạn nói cái gì mà là cách bạn diễn đạt chúng như thế nào !
- Hiểu người khác. Hiểu người mới dùng người được là chân lý đối với các nhà lãnh đạo từ xưa tới nay. Như thế nào là “hiểu người”? Điều kiện tiên quyết là phải có sự đánh giá công bằng, không thiên vị. Không phải nhà lãnh đạo nào cũng có thể “công tâm phân minh”. Nhiều người có thói quen dựa vào cảm giác để đánh giá bước đầu về một con người. Vốn dĩ hiểu được một người là rất khó. Nhân tài giống như tảng băng trôi, 10% nổi còn 90% chìm.
- Thể hiện sự thành thật: tin tưởng vào điều bạn nói, làm theo điều bạn nói. Không uy tín nào lớn hơn niềm tin được chứng minh bằng hành động. Nói cách khác, sống đúng với những gì bạn nói. Hãy tiếp thu những lời đóng góp một cách thoải mái và nghiêm túc. Sau đó, hãy chủ động thay đổi trong cuộc sống để được sự nhất quán.
- Theo đuổi sự phản hồi: Trong giao tiếp đừng bao giờ quên, mục đích của mọi giao tiếp là hành động. Nếu bạn chỉ cung cấp thông tin cho người khác thì đó không phải là giao tiếp. Khi nói chuyện với mọi người hãy để cho họ thứ gì đó để cảm nhận, đôi điều để ghi nhớ và vài việc để họ thực hiện. Một khi làm được như vậy, khả năng lãnh đạo của bạn sẽ nâng lên một tầm cao mới.
(15)Tập trung – Càng tập trung cao, bạn càng sắc bén
Tim Ferriss – tác giả sách bán chạy nhất, người dẫn chương trình The Tim Ferriss Show: “Người ta nói lãnh đạo là người đưa ra những quyết định quan trọng, bất chấp việc chúng có thể khiến nhiều người không thỏa mãn. Đó chắc chắn chỉ là một phần của sự thật, nhưng theo tôi nó đã nhấn mạnh tầm quan trọng của sự tập trung. Bởi vì, càng tập trung cao độ, bạn càng sắc bén. Tony Gwynn là cầu thủ đánh bóng vĩ đại nhất trong 50 năm trở lại đây, đã dành phần lớn thời gian và nỗ lực để xem lại các cuốn băng về những trận đấu bóng chày của mình. Sự tập trung cao độ vào thành tích đã khiến ông trở thành người đánh bóng chàyhay nhất. Nhưng dù có tài năng kiệt xuất, thì chìa khóa thành công thật sự nằm ở khả năng tập trung. Gwynn đã chơi hơn 300 trận trong tất cả các mùa giải. Những người như ông đã trau dồi một khả năng tập trung mà hầu hết những người khác không biết.
Để làm một người lãnh đạo giỏi, bạn không thể chỉ làm tốt những việc nhỏ nhặt, và bạn cần giữ mình ít bị phân tâm hơn những người khác. Để hoàn thành những việc quan trọng, bạn phải tự tạo cho mình thái độ phớt lờ một cách có chọn lọc. Nếu không, sự tầm thường sẽ dìm chết bạn.”
Cần làm những gì để đạt được sự tập trung của một nhà lãnh đạo tài ba ? Yếu tố cốt lõi là kết hợp tập trung với ưu tiên. Người lãnh đạo biết được những gì cần ưu tiên nhưng thiếu sự tập trung thì sẽ chẳng bao giờ làm nên chuyện. Nếu có được sự tập trung , mà không có sự sắp xếp ưu tiên, anh ta sẽ thể hiện được sự xuất sắc nhưng thông thể hiện được sự tiến bộ. Do đó, khi kiểm soát được cả hai kĩ năng đó, chúng ta có khả năng vươn tới những đỉnh cao mới.
Câu hỏi quan trọng cần đặt ra là: Bạn nên tập trung tiền bạc và sức lực ? Hãy áp dụng phần khuyến nghị sau:
- Tập trung vào 70% các điểm mạnh. Người lãnh đạo tài ba, biết khai thác tiềm năng bản thân sẽ dành nhiều thời gian hơn cho việc tập trung vào những việc họ có thể xuất sắc nhất. Đó là điểm bạn nên đầu tư thời gian, công sức và nguồn lực.
- Tập trung 20% để học những điều mới phát triển tối đa tiềm năng của bạn. Sự trưởng thành cũng giống như sự thay đổi. Nếu muốn hoàn thiện hơn, bạn phải không ngừng thay đổi và cải tiến bản thân vào việc học hỏi những cái mới để làm tốt hơn.
- Tập trung 5% vào những điểm yếu. Không ai hoàn toàn tránh khỏi việc phải làm việc trong những lĩnh vực không thuộc thế mạnh của mình. Quan trọng là việc giảm thiểu chúng càng ít càng tốt. và người lãnh đạo có thể làm được điều đó bằng cách ủy thác công việc.
Uỷ thác những lĩnh vực mà bạn còn yếu kém được gọi là điểm yếu của bạn:
- Rèn luyện bản thân. Bản thân bạn là tài sản quý giá nhất
- Làm việc có sự ưu tiên, bạn phải chiến đấu cho điều đó
- Phát huy hết điểm mạnh của bạn. Bạn sẽ khai thác hết tiềm lực
- Hợp tác với mọi người, bạn không thể thành công đơn độc
Cựu Thống đốc bang California Arnold Schwarzenegger sẵn sàng truyền cảm hứng đến bạn bè và cả những người không quen
|
Nếu người khác không biết được những dự định của bạn, và không thể đáp ứng đúng nhu cầu cho bạn, đó là lỗi của bạn vì đã không diễn tả được hết ý cho họ
|
(16) Biết lắng nghe – Để tới con tim của người khác, hãy dùng đôi tai của bạn
“Đôi tai của người lãnh đạo phải âm vang giọng nói của mọi người”
Trong luật kết nối (the law of connection) đã chỉ ra rằng người lãnh đạo phải chạm tới trái tim người khác trước khi có thể lãnh đạo họ. Nhưng để có thể chạm vào trái tim người khác thì anh ta phải biết có cái gi bên trong đó, bằng cách lắng nghe.
Nếu bạn cho rằng lắng nghe không phải là một kỹ năng và không thể giúp bạn trở thành nhà lãnh đạo thành công thì hãy xem Oprah Winfrey. Từ một người dẫn talk show của đài truyền hình Chicago, hiện giờ bà là một trong những phụ nữ quyền lực nhất trong ngành công nghệ giải trí. Oprah Winfrey học hỏi được từ những người xung quanh và điều đó giúp bà trở thành một người biết lắng nghe.
Không hào hứng lắng nghe là điểm thường thấy ở những nhà lãnh đạo kém. Peter Drucker, cha đẻ của nghệ thuật quản trị của Mỹ, tin rằng 60% vấn đề về quản lý nảy sinh từ vấn đề giao tiếp và nguyên nhân chủ yếu trong các vấn đề đó là do họ “không biết lắng nghe”.
Bạn luôn học được điều gì đó khi lắng nghe người khác. Đó là lý do vì sao con người có hai tai, nhưng lại chỉ có một cái miệng. Việc chú ý lắng nghe người khác không chỉ hữu ích cho bạn, mà còn làm lợi cho công việc của bạn. Khi chú tâm tới những gì người khác nói, bạn sẽ có thể giúp đỡ họ tốt hơn.
Hãy lắng nghe những người đi theo bạn, khách hàng, đối thủ cạnh tranh, và các nhà tư vấn. Bạn lắng nghe vì có hai chức năng chính trong công việc lắng nghe đó là kết nối với mọi người và học hỏi từ họ. Bởi thế, bạn nên chú tâm và lắng nghe.
- Lắng nghe cấp dưới: Dành thời gian lắng nghe ý kiến của các nhân viên là cách dễ dàng nhất giúp lãnh đạo thể hiện được sự quan tâm và quan hệ thân thiện giữa sếp và nhân viên. Đó cũng là cách tốt nhất để phá bỏ rào cản giữa quan hệ cấp trên và cấp dưới. Biết là thế nhưng không phải ông sếp nào cũng làm được. Người lãnh đạo biết lắng nghe là người lãnh đạo có tài, không chỉ bàn công việc khi giao tiếp cấp dưới.
- Lắng nghe khách hàng: Một câu tục ngữ của người Mỹ nói rằng: “ Hãy lắng nghe những lời thì thầm, và bạn sẽ không phải nghe những tiếng gào thét”. Hầu hết chúng ta không thể kiên nhẫn chờ đợi để khẳng định bản thân với khách hàng tiềm năng hoặc với người mới quen, nhưng chúng ta thường bỏ lỡ cơ hội lớn hơn để lắng nghe và nhận thêm thông tin, điều sẽ làm cho chúng ta nhìn nhận tốt hơn sau đó. Một điều hết sức ngạc nhiên có những người lãnh đạo có suy nghĩ, chẳng việc gi phải nghe ý kiến từ khách hàng. Tổng giám đốc Bill Gates đã viết: “ Khách hàng chưa hài lòng luôn là mối quan tâm. Họ cũng là cơ hội lớn nhất của chúng tôi”. Lắng nghe nghĩa là tập trung nghe khách hàng nói, hiểu được họ đang nói mong muốn điều gì. Đồng thời, chúng ta cũng tạo ra những tín hiệu rõ ràng để họ biết được là chúng ta đang quan tâm những điều họ nói.
- Lắng nghe đối thủ: Larry khẳng định rằng: “Mỗi sáng, tôi tự nhắc mình: những điều nói ra hôm nay chẳng dạy tôi thêm chút gì. Vì thế, nếu muốn học hỏi, tôi phải lắng nghe người khác”. Để thành công, doanh nghiệp phải luôn nhìn vào đối thủ của mình. Việc tập trung vào cạnh tranh trên thị trường sẽ giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển bền vững. Hãy theo dõi các đối thủ phát triển cũng như không phát triển; quan sát thái độ của khách hàng chứ không chỉ nghe những gì họ nói, và xem các khoản thu của đối thủ biến chuyển như thế nào kể cả khi họ đang còn yếu ớt. Chỉ có như vậy, doanh nghiệp mới có thể duy trì khả năng cạnh tranh và có cái nhìn sâu sắc hơn tất cả các tổ chức khách hàng chiến lược. Là người lãnh đạo, bạn không muốn việc làm của mình phụ thuộc vào cái những kẻ khác đang làm, nhưng bạn vẫn nên nghe ngóng và học hỏi những thứ có thể giúp bạn hoàn thiện hơn.
- Lắng nghe người có kinh nghiệm: Không nhà lãnh đạo nào tài giỏi hay kinh nghiệm đến mức không cần đến người cố vấn. Nếu bạn chưa có cố vấn, hãy ra môi trường xã hội tìm ai đó. Nếu không thể kiếm được ai đó, hãy bắt đầu đọc sách tìm hiểu. Điều quan trọng là không ngừng học hỏi suốt cuộc đời.
Thay đổi lịch trình làm việc để có thời gian biểu lắng nghe những người trên. Gặp gỡ mọi người, trò chuyện thân mật, tìm kiếm điểm chung với họ. Lắng nghe những gì “không được nói”, hãy trở nên rộng mở hơn để tiếp nhận.
Lắng nghe để cải thiện năng suất hoạt động cho cả tổ chức: Cựu Chủ tịch công ty sản xuất xe hơi Chrysler từng phát biểu rất chí lý rằng: “Sự khác biệt giữa một công ty lớn và công ty bình thường là ở giàn lãnh đạo biết lắng nghe”. Điều này có nghĩa việc lắng nghe được triển khai ở mọi cấp độ của tổ chức: nhân viên, đồng nghiệp, khách hàng, nhà cung cấp, thậm chí ngay cả với đối thủ cạnh tranh.
(17) Chủ động – bạn chẳng thể đi đâu khi thiếu nó
John C. Maxwell là chuyên gia hàng đầu thế giới về lãnh đạo đã khẳng định rằng: “Sự tự mãn được đặt lên hàng đầu trong tất cả những thứ người lãnh đạo nên cảnh giác”. Thành công gắn liền với hành động, Người thành công không ngừng tiến lên, họ mắc nhiều lỗi nhưng không hề bỏ cuộc.
Năm 1947, khi làm công việc quảng cáo ở New York, Lester Wunderman đã bị sa thải không có lý do. Lester hiểu rằng ông có thể học được rất nhiều từ người lãnh đạo của hãng, Max Sackheim, vì vậy ông tiếp tục báo cáo về văn phòng và làm việc mà không cần trả lương. Sau một tháng, Max Sackheim lại thuê lại Wunderman vì ông đã chứng tỏ được óc sáng tạo đặc biệt và lòng yêu thích thật sự với công việc. Ông đã trở thành một trong những người làm quảng cáo thành công nhất của thế kỷ, là cha đẻ của nghề tiếp thị trực tiếp.
Trong cuốn “21 luật vàng của nghệ thuật lãnh đạo” đã chỉ ra rằng, lãnh đạo có trách nhiệm tạo ra sự lien kết với những người theo mình. Nhưng đó không phải là lĩnh vực duy nhất người lãnh đạo cần thể hiện óc sáng tạo của mình. Họ phải luôn tìm kiếm những cô hội và sẵn sàng hành động.
- Họ biết cái họ muốn. Lãnh đạo tài năng thì phải biết mình muốn gì. Đừng đợi người khác hành động trước
- Họ tự thúc đẩy mình hành động. Lãnh đạo tài năng tự thúc đẩy mình hành động và tự tạo động lực cho mình
- Họ chấp nhận nhiều rủi to hơn. Lãnh đạo tài năng sẵn sàng chấp nhận nhiều rủi ro hơn, và họ biết rằng rủi ro lớn nhất chính là không hành động
- Họ mắc nhiều lỗi hơn. Lãnh đạo tài năng cũng mắc nhiều lỗi hơn, thất bại nhiều hơn, họ “ngã về phía trước”
Để nâng cao năng lực chủ động, bạn cần làm những việc sau:
- Hãy thay đổi cách suy nghĩ của bạn, vấn đề luôn nằm ở bên trong bản thân bạn. Bạn sẽ chẳng thể vững vàng bước ra thế giới bên ngoài cho đến khi có những suy nghĩ tiến bộ.
- Đừng đợi cơ hội tới gõ cửa nhà bạn. Cơ hội không tự đến gõ cửa nhà bạn đâu, bạn phải ra ngoài và tìm kiếm nó.
- Đi bước tiếp theo. Đừng dừng lại cho đến khi bạn hoàn thành được mọi thứ mà bạn có thể làm nó xảy ra.
(18) Các mối quan hệ – Nếu sống gắn bó, mọi người sẽ gần gũi bạn
Một nhà lãnh đạo tài ba là khả năng làm việc và liên kết mọi người. Lãnh đạo luôn nhận ra tầm quan trọng của các mối quan hệ hòa thuận trong việc tạo ra một môi trường hài hòa. Lãnh đạo giỏi sẽ dành ưu tiên cho việc kiềm chế xung đột và sự đối nghịch ở mức tối thiểu. Ba mối quan hệ nhà lãnh đạo cần xây dựng cho tổ chức. Xây dựng mối quan hệ trực tiếp với khách hàng là điều quan trọng nhất. Những mối quan hệ với người có sức ảnh hưởng cần mang đến lợi ích cho đôi bên. Bạn và đối thủ đều cùng theo đuổi một nhóm khách hàng tiềm năng, nên sẽ thường xuyên theo dõi thông tin của nhau. Vì vậy, bạn có thể học được vài điều cho doanh nghiệp của mình. Nói cách khác, nếu tập trung vào những gì khách hàng mong muốn, họ sẽ tin tưởng vào công ty nhiều hơn. Và, các nhà lãnh đạo sẽ có thể xây dựng mối quan hệ bền vững hơn.
“Mối quan hệ là tấm gương để chúng ta nhìn thấy rõ bản thân mình” – Krishnamurti. Năng lực phát triển các mối quan hệ gần gũi và bền lâu là một tiêu chuẩn của lãnh đạo.
Chính vì vậy, Tổng thống Mỹ Roosevelt khẳng định rằng: “Thành phần quan trọng nhất trong công thức thành công chính là biết cách tạo dựng các mỗi quan hệ”. Và, John C. Maxwell cũng nói rằng: “Người ta sẽ không quan tâm bạn biết nhiều đến đâu, cho đến khi họ biết bạn quan tâm đến họ như thế nào.”
Một người có kĩ năng quan hệ tốt có thể không trở thành nhà lãnh đạo giỏi nhưng một người không thể trở thành lãnh đạo giỏi nếu thiếu các kĩ năng quan hệ.
Các nhà lãnh đạo giỏi thường rất biết cách xây dựng các mối quan hệ với những người có thể hỗ trợ, ủng hộ và giúp đỡ mình trong công việc. Vậy với trò là một nhà lãnh đạo, chúng ta cần làm gì để gầy dựng và duy trì các mối quan hệ này.
- Khối óc của người lãnh đạo – hiểu mọi người. Phẩm chất đầu tiên của nhà lãnh đạo giỏi quan hệ là khả năng hiểu cảm xúc và suy nghĩ của người khác, bạn sẽ nhận ra tất cả mọi người, dù là lãnh đạo hay cấp dưới đều phải có những điểm cơ bản sau: Họ thích cảm thấy mình đặc biệt, hãy khen ngợi họ chân thành; Họ muốn ngày mai tươi đẹp, hãy mang cho họ niềm hy vọng; Họ khao khát một phương hướng, hãy chỉ đường cho họ; Họ ích kỷ, vậy hãy quan tâm tới nhu cầu của họ trước.
Nhận thức điều đó, nhà lãnh đạo có khả năng ứng xử với mọi người dưới quyền. Khả năng thấu hiểu để đồng cảm và kết nối chia sẻ là nhân tố chính cho sự thành công của các mối quan hệ.
Chuyên gia tiếp thị Rob Nichols đã chỉ ra điểm quan trọng trong kinh doanh là: “Nếu đối xử với mọi khách hàng theo cùng một cách, bạn chỉ có được 25% đến 30% các mối quan hệ, vì bạn đáp ứng được một kiểu tính cách con người. Nhưng nếu học cách làm việc hiệu quả với cả bốn kiểu tính cách, thật sự, bạn có thể có được 100% mối quan hệ”.
Sự nhạy cảm này có thể được gọi là yếu tố mềm trong phẩm chất của nhà lãnh đạo. Bạn cần có khả năng khiến người mình đang quản lý hòa hợp được với phong cách lãnh đạo của mình.
- Trái tim của người lãnh đạo – yêu mến mọi người. Mỗi nhà lãnh đạo, đòi hỏi nhiều hơn những tố chất sẵn có. Và năng lực lãnh đạo là thứ do học hỏi mà thành. Nó bao gồm những kỹ thuật và kỹ năng cốt lõi để phát triển nhân cách, thái độ, nguyên tắc và giá trị đúng mà một nhà lãnh đạo giỏi cần có.
Nhà lãnh đạo hiệu quả đều biết rằng phải thu phục lòng người trước khi bắt tay vào công việc. Chúng ta không thể bắt ai làm việc gì đó, trừ khi chúng ta tác động vào tình cảm của họ trước bởi tình cảm luôn đi trước lý trí.
Mọi người tôn trọng người lãnh đạo khi người lãnh đạo ấy luôn ghi nhớ những mối quan tâm của họ. Nếu tập trung chú ý vào những gì bạn có thể dành cho mọi người, hơn là những gì bạn có thể nhận được, thì họ sẽ yêu mến và kính trọng bạn hơn. Điều này tạo nền tảng vững vàng cho việc tạo dựng những mối quan hệ khắn khít hơn.
Hãy luôn không ngừng phát triển khả năng xây dựng cầu nối giữa bản thân và mọi người bạn lãnh đạo. Người xưa từng nói: “Lãnh đạo bản thân bằng lý trí, lãnh đạo con người bằng trái tim”. Theo một cách tự nhiên, bạn sẽ thấy được lòng trung thành và kính trọng sâu sắc bật lên từ mọi người dành cho mình và tầm nhìn của tổ chức trở thành một khát khao mãnh liệt cho mọi người. Hãy luôn giành vị trí trong trái tim họ trước khi nhờ họ giúp đỡ và thực hiện việc gì.
Mọi người tôn trọng người lãnh đạo khi người lãnh đạo ấy luôn ghi nhớ những mối quan tâm của họ.
Nếu kỹ năng quan hệ kém, thì bạn sẽ luôn cảm thấy khó khăn với vị trí lãnh đạo của mình. Để cải thiện các mối quan hệ của bạn hãy hành động những khuyến nghị sau:
- Cải thiện cách suy nghĩ của bạn. Nếu cần cải thiện khả năng hiểu khác, hãy bắt đầu lựa chọn đọc sách đắc nhân tâm. Sau đó, hãy dành nhiều thời gian hơn quan sát mọi người và trò chuyện với họ nhằm áp dụng những gì vừa học.
- Làm cho trái tim mình mạnh mẽ hơn. Nếu không quan tâm người khác, thì bạn chuyển trọng tâm chú ý sang người khác. Hãy lên danh sách những việc bạn có thể làm để giúp người bạn và đồng nghiệp tiến bộ hơn.
- Sửa chữa những mối quan hệ đã rạn nứt. Hãy nghĩ tới một quan hệ gắn bó lâu dài mà đã mờ nhạt. Hãy làm những gì có thể để gây dựng nó.
- KẾT LUẬN:
- Phẩm chất của nhà lãnh đạo. Lãnh đạo không phải là một câu lạc bộ dành riêng cho những người sinh ra để chỉ huy. Muốn làm nhà lãnh đạo, bạn phải có những phẩm chất được lĩnh hội và trau dồi qua thời gian. Kết hợp những phẩm chất đó với khát vọng và quyết tâm, thì không điều gì có thể ngăn bạn trở thành một nhà lãnh đạo. Đảm bảo tất cả mọi người đều hoàn thành công việc là tài năng của nhà quản lý. Khích lệ người khác làm việc tốt hơn là tài năng của nhà lãnh đạo. Dù bạn đang ở nắc thang lãnh đạo nào, cuốn sách bạn cầm trên tay cũng sẽ khích lệ bạn truyền cảm hứng cho người khác bằng sự tận tâm và tầm nhìn xa rộng của nhà lãnh đạo.
- https://www.facebook.com/phanhieutcmiendong
- http://aitech.edu.vn/; hungngmd@gmail.com
- VIỆN CÔNG NGHỆ QUẢN TRỊ Á CHÂU – TS. NGUYỄN VĂN HÙNG
[ad_2]
Source link