(19)NĂNG LỰC, (20)CAN ĐẢM, (21)GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ, (22)SÁNG SUỐT, (23) PHÓNG KHOÁNG

[ad_1]

Một số tạp chí, bài báo, tác giả thì cho rằng các phẩm chất lãnh đạo bẩm sinh mà có, có những quan điểm khác thì cho rằng đó là tính cách của mỗi người, còn nhiều tài liệu thì khẳng định phẩm chất lãnh đạo thực chất chỉ là một dạng hành vi thể hiện ra bên ngoài chứ không phải là do suy nghĩ và ý chí.

     Khoa học và thực tiễn đã chứng minh, trở thành lãnh đạo không phải một định mệnh. Để trở thành một nhà lãnh đạo, ai cũng cần một thời gian dài được rèn luyện những phẩm chất quan trọng và trải nghiệm những kinh nghiệm thực tế, đúc rút và học tập. Vì thế phẩm chất, nhân cách và năng lực của người lãnh đạo, quản lý giữ vai trò quan trọng. Người xưa quan niệm: được mất, vinh nhục không phải do nghề mà do người hành nghề quyết định. Trong các chức năng chủ yếu của quản lý đối với sự thành công của tổ chức, chức năng điều hành và lãnh đạo con người là quan trọng nhất. Nhà quản lý cũng là người lãnh đạo đồng thời là người điều hành một tổ chức, biết dự kiến, lập kế hoạch, tổ chức, điều động và kiểm tra kết quả, nhằm mục đích làm cho tổ chức thực hiện tốt nhất những nhiệm vụ và chức năng của mình.

     Người lãnh đạo là người có khả năng vượt khó (chỉ số AQ), có trí tuệ năng lực (chỉ số IQ) và trí tuệ cảm xúc (chỉ số EQ). Trong đó, EQ được coi là chỉ số thể hiện năng lực quản lý tốt bản thân và các mối quan hệ, bao gồm khả năng tự biết mình, tự quản mình, biết xã hội và kỹ năng xã hội. Những yếu tố như sự tự tin, tự nhận biết và điều tiết cảm xúc của mình, tự đánh giá được điểm mạnh và điểm yếu của bản thân và tổ chức, có ý thức trách nhiệm và khả năng thích nghi cao, thấu hiểu tổ chức, biết rõ sự vận hành của tổ chức; biết liên kết và chèo lái trong mọi hoàn cảnh khác nhau… là những  yếu tố thực sự cần thiết cho mọi cương vị lãnh đạo, quản lý.

Theo quan niệm của nền Nho giáo phương Đông, một nhà lãnh đạo, quản lý phải có những phẩm chất cơ bản như: sự khiêm cung (đúng mực), có khả năng nhẫn nhịn, biết chấp nhận sự khác biệt, có niềm tin, nỗ lực, chịu khó, hào hiệp.  

Theo quan niệm của tư duy lý tính phương Tây, nhà lãnh đạo, quản lý phải biết đánh giá cao người khác, biết chấp nhận sự khác biệt, có khả năng sáng tạo dựa trên nền móng vững chắc, có tư duy tổng hợp (bao gồm cả khả năng xử lý mọi thông tin), có chuyên môn sâu của một ngành, có đạo đức xã hội, biết đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân.

Qua chia sẻ những trải nghiệm và kinh nghiệm của chính những “người trong cuộc”, bạn sẽ thấy rằng nếu tích lũy đủ, hoặc càng nhiều càng tốt, những phẩm chất dưới đây, dù không được “sắp xếp”, bạn vẫn hoàn toàn có khả năng trở thành lãnh đạo của một tổ chức, doanh nghiệp, và thành công trong vai trò đó.

Lãnh đạo là cả một nghệ thuật. Để trở thành một nhà lãnh đạo giỏi, bạn phải bắt đầu nỗ lực hoàn thiện bản thân. Với những giai thoại minh họa cho các phẩm chất của nhiều nhà lãnh đạo xuất sắc, đây là một trong những tài liệu cần có đối với các sinh viên, doanh nhân, nhà quản lý hay giám đốc điều hành, bởi tài liệu này mang lại những bài học quý báu nhằm hướng bạn tới khả năng hoàn thiện vai trò của nhà lãnh đạo hiện đại.

Nhóm phẩm chất thứ nhất: (1) tính cách, (2) mục tiêu, (3) tầm nhìn.

 Nhóm phẩm chất thứ hai: (4)Tận tâm, (5)đam mê, (6)tinh thần trách nhiệm, (7)tinh thần phục vụ,(8) ham học hỏi

Nhóm phẩm chất thứ ba: (9)nghị lực, (10)sức hút, (11)thái độ tích cực, (12) sự vững vàng, (13) kỷ luật tự giác

Nhóm phẩm chất thứ tư: (14)Khả năng giao tiếp, (15)tập trung, (16)lắng nghe, (17)thế chủ động, (18)các mối quan hệ

Nhóm phẩm chất thứ năm: (19)Năng lực, (20)can đảm, (21)giải quyết vấn đề, (22)sáng suốt,(23) phóng khoáng

NHÓM PHẨM CHẤT THỨ NĂM: (19)NĂNG LỰC, (20)CAN ĐẢM, (21)GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ, (22)SÁNG SUỐT,(23) PHÓNG KHOÁNG

(19Năng lực – cứ làm tốt, họ sẽ hiểu bạn

 

Năng lực là “khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có để thực hiện một hoạt động nào đó” như năng lực tư duy, năng lực tài chính hoặc là “phẩm chất tâm sinh lý và trình độ chuyên môn tạo cho con người khả năng hoàn thành một loại hoạt động nào đó với chất lượng cao” như năng lực chuyên môn, năng lực lãnh đạo.

Bằng kinh nghiệm thực tiễn làm lãnh đạo của mình, John C.Maxwell chia sẻ:  “Năng lực quan trọng hơn cả lời nói, đó là khả năng nhà lãnh đạo phát biểu, hoạch định và thực hiện một việc để người khác hiểu rõ – và hiểu rằng họ muốn đi theo”



Để nâng cao phẩm chất này, điều đầu tiên mà bạn cần phải làm đó là phải trở nên có trách nhiệm hơn nữa. Điều đó có nghĩa là phải thực hiện những gì được kì vọng ở bạn bát kể ngay lúc đó bạn đang có tâm trạng thế nào.

Hiến dâng cả cuộc đời bạn để không ngừng phát triển và hoàn thiện bản thân. Họ làm điều đó bằng cách đặt câu hỏi “tại sao ?”. Có thể nói người luôn biết được “như thế nào” sẽ luôn có được việc làm, nhưng người biết được “tại sao” sẽ luôn là ông chủ.

Để trau dồi năng lực của mình, sau đây là những việc bạn cần làm

  1. Thể hiện hàng ngày. Người có trách nhiệm phải thể hiện được năng lực khi cần. Những người có năng lực cao thường thực hiện điều đó hàng ngày ở mức độ cao trong bất kỳ hoàn cảnh nào.
  2.  Không ngừng hoàn thiện.Những người có năng lực phi thường đều không ngừng tìm tòi học hỏi và hoàn thiện bản thân. Họ làm việc đó bằng cách đặt câu hỏi “ Tại sao?”. Học giả Mỹ William James đã nghiên cứu và phát hiện ra rằng: “Người bình thường mới chỉ phát huy được 1/10 khả năng của mình. Chúng ta mới chỉ sử dụng một phần rất nhỏ tiềm năng của mình…”. Roosevelt (Tổng thống thứ 32 của Hoa Kỳ) từng nói: “Người kiệt xuất không phải là những người được ban cho tài năng thiên bẩm, mà là người biết cách phát huy khả năng của mình ở mức độ cao nhất”.
  3. Làm đến cùng. Làm việc hết mình là một sự lựa chọn. Willa A. Forster nhận xét “ Phẩm chất không bao giờ là sự ngẫu nhiên; nó là kết quả của sự tập trung cao độ, nỗ lực thực sự, định hướng khôn ngoan và thực hiện thành thạo; nó là sự lựa chọn khôn ngoan trong rất nhiều lựa chọn”.
  4. Nỗ lực vượt bậc. Lựa chọn làm đến cùng và thực hiên xuất sắc với một nỗ lực đổi mới, sáng tạo, quyết liệt hành động, tạo nền tảng cho phát triển nhanh và bền vững.
  5. Truyền cảm hứng cho người khác. Hãy truyền cảm hứng cho mọi người để làm hơn thế và dẫn dắt toàn bộ tổ chức đạt được những thành tích cao. Người lãnh đạo giỏi biết kết hợp các kỹ năng đó với thực lực của họ để đưa tổ chức lên một tầm phát triển mới.

     Trở thành nhà lãnh đạo giỏi không phải điều quá khó. Tuy nhiên, công việc quản lý chưa bao giờ là dễ dàng và 5 thói quen đơn giản dưới đây có thể giúp bạn nâng cao năng lực lãnh đạo của mình.

Tăng gắn kết

Rất khó để có thể kết nối mọi người trong khi chính bản thân người lãnh đạo còn chưa gắn bó với tập thể. Sự tương tác kết nối có đặc tính lan truyền. Khi bạn thể hiện sự quan tâm, tham gia nhiều hơn, điều đó sẽ có sức lan tỏa và ảnh hưởng tích cực đến mọi người, mọi đội nhóm. Nhóm nào càng đoàn kết, hiệu suất công việc càng cao hơn.

Luôn tử tế

Hầu hết mọi người đều thích giao tiếp với những người họ đã biết và tin tưởng. Hiển nhiên, khi đối xử tốt với bất kỳ ai là bạn đã tăng thêm “tài khoản dương” cho mình. Dù sẽ mất khá nhiều thời gian nhưng kết quả bạn nhận được từ việc trở nên lịch thiệp sẽ tốt hơn rất nhiều so với khi bạn cộc cằn thô lỗ, bởi mọi người sẽ luôn ấn tượng với cách bạn đối xử với họ.

Biết quan tâm 

Thể hiện sự quan tâm tới tất cả nhân viên là thông điệp nhắn nhủ bạn luôn biết ơn và tôn trọng họ. Trên thực tế, có rất nhiều lãnh đạo thờ ơ, thậm chí khinh thị nhân viên, điều này chỉ làm cho mối quan hệ giữa họ trở nên xa cách. Với vai trò là nhà lãnh đạo, bất kỳ câu hỏi nào của bạn, dù liên quan đến cá nhân hay công việc, cũng đều tác động (tích cực hoặc tiêu cực) đến việc xây dựng mối liên hệ tập thể và sự tôn trọng cấp dưới dành cho bạn. 

Là chính mình

 “Tiếng lành đồn gần tiếng dữ đồn xa”. Con người có biệt tài trong việc phát hiện mặt không đúng của vấn đề. Một khi hành vi sai trái bị lật tẩy, sự tin tưởng cho khả năng lãnh đạo của bạn sẽ hoàn toàn biến mất. Bởi vậy, hãy trung thành với chính mình, đừng cố gắng bắt chước ai hay giả vờ làm điều không hề có thật. 

Thừa nhận sai lầm

Nếu mắc lỗi, hãy thẳng thắn thừa nhận và xin lỗi nếu cần thiết, đồng thời tiếp tục bước về phía trước. Thừa nhận những sai lầm và lắng nghe phê bình cho thấy sự khiêm tốn và phục thiện. Nhân viên của bạn sẽ đánh giá cao điều đó. Nó cho thấy bạn có trách nhiệm với những sai lầm của mình từ đó khuyến khích mọi người đều can đảm thành thật như vậy.

Khi trở thành một nhà lãnh đạo giỏi hơn, bạn sẽ mang lại nhiều lợi ích không chỉ cho công ty, tổ chức mà bạn nắm quyền lãnh đạo và quản lý, mà còn cho bản thân bạn – bạn sẽ mang nhiều giá trị hơn trong mắt mọi người.

(20) Can đảm – một người can đảm là một người trưởng thành

Dám nhận sứ mệnh lãnh đạo và điều hành một tập thể, đó là sự can đảm. Bởi vì sự thành công hay thất bại của người lãnh đạo đều có ảnh hưởng rất lớn tới từng cá nhân trong tập thể đó, từ yếu tố tinh thần đến vấn đề kinh tế.

Can đảm để lắng nghe những phản biện của cấp dưới. Can đảm để sửa sai và công nhận sự sai lầm của mình một cách chân tình. Người lãnh đạo và điều hành một khi đã biết dấn thân và chấp nhận rủi ro thì đôi lúc cũng phải can đảm đưa ra những quyết định – đã được cân nhắc – dù không được đa số đồng ý. Thủ tướng Anh Winston Churchill đã khẳng định rằng:  “ Cam đảm là phẩm chất đầu tiên của con người…bởi nó đảm bảo cho tất cả các phẩm chất khác”

“Can đảm là nỗi sợ hãi của những kẻ cầu xin nó.” Karl Barth

Người xuất sắc nhất trong những người xuất sắc. Một phi công với nhiều trận không chiến thắng lợi nhất chống lại quân Đức trong Chiến tranh Thế giới lần thứ nhất. Khi Mỹ tham chiến trong Chiến tranh Thế giới lần thứ nhất, Rickenbacker đăng ký học làm phi công, nhưng không được do quá tuổi và không có bằng cấp. Do vậy, ông nhập ngũ làm lái xe, sau đó ông đề nghị cấp trên chuyển ông đi đào tạo lái máy bay. Dù không hợp lắm với những đồng sự có học vấn, ông vẫn trở thành một phi công xuất sắc. Tới thời điểm kết thúc cuộc chiến, ông đã có được 300 giờ bay (kỷ lục mà bất kỳ phi công Mỹ nào mong muốn), sống sót qua 134 trận không chiến, hạ được 26 chiếc máy bay địch, và được trao tặng Huân chương Danh dự, tám Bội tinh chiến công xuất sắc, và Bắc đẩu bội tinh của Pháp. Ông cũng được thăng cấp lên làm cơ trưởng của một phi đội. 

Lòng dũng cảm của Rickenbacker được báo chí ca ngợi là “Người xuất sắc nhất trong những người xuất sắc của nước Mỹ.” Khi được hỏi về sự can đảm trong chiến trận, ông thừa nhận ông có cảm giác sợ: “Can đảm là làm việc bạn sợ phải làm. Không thể có sự can đảm nếu bạn không thấy sợ hãi.”. Bởi vậy, KARL BARTH nhà thần học Thụy Sĩ  đã nói rằng “Can đảm là nỗi sợ hãi của những kẻ cầu xin nó”. Nhìn vào cuộc đời của ai đó như Eddie Rickenbacker, bạn sẽ thấy sự can đảm phi thường. Phẩm chất đó có thể dễ dàng thấy ở những anh hùng thời chiến, và cả ở những nhà lãnh đạo tài ba trong kinh doanh, trong chính phủ hay giáo hội. Khi bạn thấy một công ty có bước tiến vượt bậc, có nghĩa người lãnh đạo đã có những quyết định dũng cảm. Vị trí lãnh đạo không đem lại sự can đảm, nhưng sự can đảm đem lại địa vị lãnh đạo. Điều đó hoàn toàn đúng với Eddie Rickenbacker. 

Larry Osborne nhận định: “Điều kỳ lạ nhất về những nhà lãnh đạo tài ba là ở chỗ họ có rất ít điểm giống nhau. Điều mà người này thề thốt thì người kia lại phản đối. Nhưng có một đặc điểm chung nổi bật: họ sẵn sàng đương đầu với những rủi ro.” 

Khi cần phải đưa ra các quyết định mang tính thử thách, hãy khuyến nghị những chân lý sau về lòng can đảm sau: 

  1. Lòng can đảm xuất phát từ cuộc chiến bên trong. Mỗi thử thách bạn đối mặt trong vai trò người lãnh đạo đều xuất phát từ chính con người bạn. Bài kiểm tra lòng can đảm cũng vậy. Can đảm không có nghĩa là không sợ hãi. Can đảm là dám làm điều mà bạn sợ phải làm. Đó là khả năng để lại sau lưng mình những gì quen thuộc, và tiến vào một vùng đất mới.. 
  2. Can đảm là làm việc đúng đắn, không phải là che giấu chúng. Martin Luther King Jr., nhà lãnh đạo dân quyền, từng tuyên bố: “Thước đo cơ bản để đánh giá một người không phải ở những lúc họ sống trong sung sướng và tiện nghi, mà là ở những lúc họ chống chọi với những khó khăn thử thách.” Những nhà lãnh đạo giỏi với kỹ năng xã hội tốt có thể tập hợp mọi người để cùng chung sức. Song, họ cũng đứng lên khi cần thiết. 

Can đảm mang tính nguyên tắc chứ không thuộc về vấn đề nhận thức. Nếu bạn không biết khi nào nên đứng dậy đương đầu và cũng không có niềm tin vào công việc, thì bạn sẽ không bao giờ là một người lãnh đạo tốt. Mong muốn khai phá tiềm năng của bạn phải mạnh hơn ý nghĩ nhượng bộ kẻ khác. 

  1. Sự can đảm của người lãnh đạo khích lệ sự tận tâm của cấp dưới. Nhà truyền giáo Billy Graham khẳng định: “Can đảm mang tính lan truyền. Khi một người dũng cảm đứng lên, những người khác cũng trở nên cứng rắn hơn.” Sự can đảm sẽ khích lệ những người khác nhưng sự khích lệ của người lãnh đạo sẽ truyền cảm hứng và khiến mọi người muốn đi theo anh ta. Bạn tôi, Jim Mellado cho biết: “Lãnh đạo là sự biểu hiện của lòng can đảm để thôi thúc người khác làm việc đúng.” 
  2. Cuộc sống của bạn phát triển tỉ lệ thuận với lòng can đảm. Sợ hãi kiềm tỏa người lãnh đạo. Sử gia La Mã Tacitus viết: “Mong muốn được yên ổn ngăn đường mọi sự nghiệp cao cả.” Nhưng lòng can đảm đem lại hiệu quả trái ngược. Nó mở cánh cửa tới thành công. Có thể, đó là lý do nhà thần học người Anh John Henry Newman nói, “Đừng lo sợ cuộc sống của bạn sẽ kết thúc, mà hãy lo rằng nó sẽ chẳng bao giờ bắt đầu.” Sự can đảm không những chỉ cho bạn một khởi đầu tốt mà còn đem lại một tương lai tươi sáng hơn. 

Thật nực cười khi biết, những người không có can đảm để đương đầu với rủi ro và những người có can đảm chấp nhận thử thách cùng nếm trải những lo sợ giống nhau trong cuộc đời. Chỉ có một điểm khác biệt là những người không nắm lấy cơ hội thì luôn lo sợ về những điều vụn vặt. Nếu muốn vượt qua nỗi lo sợ và ngờ vực, hãy suy nghĩ về điều này. 

      Bạn đạt được sức mạnh, lòng can đảm và sự tự tin nhờ bạn có thể tự nhủ ‘Một khi vượt qua nỗi sợ này, tôi có thể vươn tới điều đang ẩn sau nó.’ Bạn phải làm được những việc bạn nghĩ rằng bạn không thể làm nổi.” 

      Bạn sẽ xử lý nỗi lo sợ thế nào? Bạn có đón chào nó không? Bạn cần thay đổi như thế nào để can đảm hơn trong cuộc sống? Để can đảm hơn, hãy làm những việc sau: 

  • Làm quen với thử thách. Hãy ra ngoài và làm việc với mục tiêu đơn giản là tăng lòng can đảm. Nhảy dù, phát biểu trước đám đông (nỗi sợ lớn nhất của hầu hết mọi người), đóng một vai kịch, chèo thuyền, leo núi. Không cần biết bạn làm gì, chỉ cần việc đó buộc bạn đối mặt với nỗi sợ thật sự. 
  • Đối mặt. Hầu hết mọi người thường né tránh việc đối mặt với ai đó trong cuộc sống – nhân viên, người thân, hoặc đồng nghiệp. Nếu gặp tình huống này, bạn hãy nói chuyện với người đó. Đừng chỉ trích hay nói xấu người khác. Hãy nói lên sự thật một cách bình tĩnh. (Bạn sẽ không còn sợ hãi nếu bạn đã chơi nhảy dù, hay leo núi…) 
  • Tiến một bước dài. Có lẽ bạn sợ phải thay đổi công việc. Nếu buộc phải đổi chỗ làm hay bắt đầu một công việc mới, thì giờ là lúc để đối mặt với nó. Hãy dành thời gian suy nghĩ về điều đó. Hãy nói chuyện với người thân của bạn. Nếu đó là việc đúng, hãy làm nó. 

 (21)   Giải quyết vấn đề – Không để những vấn đề trở nên nghiêm trọng

“Bạn có thể đánh giá người lãnh đạo qua những vấn đề anh ta giải quyết.Anh ta luôn tìm kiếm những vấn đề phù hợp với khả năng” John C. Maxwell

Sam Walton của Wal-Mart là một nhà lãnh đạo xuất sắc có thể giải quyết những vấn đề và tạo ra thay đổi chứ không chịu buông xuôi. Ông đã đối mặt với mọi thử thách và trong khi những hãng bán lẻ khác còn mải phản nàn về cạnh tranh thì Walton giải quyết những vấn đề của mình một cách bền bỉ và sáng tạo. Walton đã thể hiện khả năng nhìn xa trông rộng của mình bằng việc chuyển cửa hàng sang hình thức tự phục vụ, một khái niệm mới mẻ thời đó. Sam Walton viết, “Hầu hết những gì tôi làm đều bắt chước từ người khác… “ tức là học theo cách kinh doanh của người khác.

Bất kể trong lĩnh vực nào, người lãnh đạo luôn phải đối mặt với các vấn đề. Chúng là những thứ không thể tránh khỏi bởi thứ nhất, chúng ta đang sống trong một thế giới đầy biến động và phức tạp; thứ hai, chúng ta phải tương tác với những người khác và cuối cùng, chúng ta không thể làm chủ mọi tình huống nảy sinh. Những nhà lãnh đạo tài năng luôn đối mặt với những vấn đề và hướng tới những thử thách. Đó là một trong những khác biệt giữa người chiến thắng và những người hay than vãn.

  1. Đón trước những trở ngại. Bởi trở ngại là không tránh khỏi, nên người lãnh đạo giỏi phải biết đón đầu chúng. Bất cứ ai hy vọng cuộc sống là con đường êm đẹp đều sẽ rơi vào trác rối.
  2. Họ chấp nhận sự thật. Người ta đối phó theo các cách sau: từ chối chấp nhận chúng; chấp nhận và chịu đựng chúng; hoặc chấp nhận và cố gắng cải thiện tình hình. Người lãnh đạo phải luôn chọn cách cuối cùng. Mỗi một cuộc đời vô vàn những vết thương và những lần vấp ngã đau đớn. Khi đối mặt với bất kì một khó khăn nào, thường tìm kiếm sự giúp đỡ từ người khác. Hay nói cách khác chúng ta đang từ chối chấp nhận sự thật và trốn tránh việc giải quyết nó. Bởi vì chỉ khi chấp nhận bạn mới đủ bình tĩnh để có thể tìm ra những bước đi tiếp theo một cách chính xác và lý trí nhất. Chấp nhận chính là một hình thức thể hiện sự mạnh mẽ trước những sóng gió cuộc đời. 
  3. Thấy được bức tranh toàn cảnh. Người lãnh đạo phải luôn nhìn thấy toàn cảnh. Họ không để cảm xúc lấn át và không để cho bản thân sa lầy vào những chuyện vụn vặt đến mức mất khả năng nhìn nhận điều gì quan trọng.
  4. Xử lý từng việc một. Người lãnh đạo hay gặp rắc rối thường bị ngập hàng đống trở ngại, và sau đó cứ đua thời gian đẻ giải quyết hành loạt vấn đề. Nếu đang phải gặp nhiều vấn đề, hãy đảm bảo răng bạn thật sự giải quyết được vấn đề này trước khi chuyển sang vấn đề khác.
  5. Không từ bỏ mục tiêu chính khi chán nản. Người lãnh đạo hiểu nguyên tắc đồ thị hình sin. Ho thường đưa quyết định lớn khi đang ở phong độ tốt, không phải trong thời gian khó khăn.

 

Để nâng cao khả năng giải quyết vấn đề, hãy làm những việc sau:

  • Tìm kiếm những trở ngại để giải quyết
  • Phát triển một phương pháp luận để giải quyết vấn đề

Phương pháp TEACH :

T-IME ( thời gian ) – dành thờ gian khám phá cốt lõi vấn đề

E-XPOSURE (tiếp cân) – tìm hiểu những cách người khác đã dùng

A-SSISTANCE (hỗ trợ ) – có đội ngũ nhiên cứu mọi góc cạnh vấn đề

C-REATIVITY ( sáng tạo ) – nghĩ ra càng nhiều giải pháp càng tốt

H-IT IT (xử lý ) – triển khai giải pháp tốt nhất

       Tìm cách tập hợp quanh mình những người có khẳ năng giải quyết vấn đề. Nếu bạn không giỏi giải quyết vấn đề, hãy nhận thêm người.

(22)  Sáng suốt – kết thúc những bí ẩn chưa có lời giải đáp

      Raj Bhakta – nhà sáng lập WhistlePig Whiskey: “Một cái nhìn sáng suốt bao giờ cũng cần thiết, giúp bạn tách biệt những điều thật sự quan trọng từ tất thảy thứ đang xảy ra xung quanh bạn. Nó cũng giống như là sự khôn ngoan – bạn có thể cải thiện nó theo thời gian, nhưng nó phải ăn sâu vào tâm trí bạn. Nó là một thứ cố định mà bạn vốn phải có. Nếu sự sáng suốt của bạn đúng, bạn sẽ trông giống như một thiên tài vậy. Và nếu sự sáng suốt ấy sai, bạn sẽ trông như một kẻ ngốc”.

     Sự thông minh và sáng suốt của Marie Curie giúp bà hiểu và phát hiện ra nhiều thứ có tác động tích cực lên thế giới của chúng ta. Sự sáng suốt là phẩm chất không thể thiếu của một nhà lãnh đạo khao khát tối đa hóa hiệu quả công việc.

      Để hiện thực hóa điều bạn nhìn thấy, bạn cần cộng thêm vào đó sự sáng suốt. “Nhà lãnh đạo khôn ngoan chỉ tin vào một nửa những điều mình nghe được. Nhà lãnh đạo sáng suốt biết tin vào nửa nào.” John C. MaxWell.Và cuối cùng, một nhà lãnh đạo cần có cái nhìn phóng khoáng với mọi điều cả trong cuộc sống lẫn công việc. “Ngọn nến không mất gì khi thắp sáng những ngọn nến khác”, trong đời làm lãnh đạo của mình, có lẽ bạn đã từng nghe qua câu này nhưng thật sự bạn có muốn “thắp sáng những ngọn nến khác” hay không? Một nhà lãnh đạo rồi sẽ già và chết đi nhưng công ty, doanh nghiệp của họ thì tồn tại mãi. Vậy làm sao để tư tưởng, mong muốn của mình luôn được thực hiện ngay cả khi bạn đã chết đi? Cách duy nhất là bạn hãy thắp sáng những ngọn nến khác, truyền lửa và ánh sáng cho những ngọn nến mới để khi bạn mất đi, ánh sáng vẫn được duy trì.

Sáng suốt là phẩm chất thiết yếu đối với các nhà lãnh đạo nào cũng mong đạt được hiệu quả tối đa trong bất cứ lĩnh vực hoạt động nào. Nó giúp chúng ta làm được những việc lớn lao và quan trọng:

  1. Khám phá ngọn nguồn vấn đề. Lãnh đạo của những tổ chức lớn hàng ngày phải đối mặt những thông tin hỗn độn và phức tạp. Họ không bao giờ có đủ thông tin về bức tranh toàn cảnh. Bởi vậy, phải dựa vào sáng suốt của nhà lãnh đạo có một cái nhìn khách quan. 
  2. Tăng khả năng giải quyết vấn đề. Sáng suốt là khả năng tìm ra nguồn gốc của vấn đề, giải quyết vấn đề. Nếu thấy được căn nguyên của vấn đề, bạn sẽ giải quyết được nó.
  3. Đánh giá các lựa chọn của bạn để đạt hiệu quả tối đa. Sự  sáng suốt cho phép sử dụng cả trực giác và trí tuệ để tìm ra giải pháp tối ưu cho nhân viên và công ty của bạn.
  4. Nhân những cơ hội lên. Những người thiếu sáng suốt hiếm khi có mặt đúng nơi đúng lúc. Nhà lãnh đạo tài ba thường tự tạo ra may mắn đó là nhờ vào sự sáng suốt họ sẵn sàng sử dụng kinh nghiệm và nghe theo bản năng của minh đánh giá các lựa chọn và cho phép bạn làm tăng cơ hội lên bội phần.

Để cải thiện sự sáng suốt, hãy làm những việc sau:

  • Phân tích những thành công trong quá khứ. Hãy nhìn lại một vài vấn đề bạn đã xử lý thành công. Điều gì đem lại cho bạn thành công? Bạn sẽ học được cách giải quyết vấn đề khác trong tương lai.
  • Học cách suy nghĩ của người khác. Bằng việc học cách suy nghĩ của những nhà lãnh đạo sáng suốt, bạn có thể trở nên sáng suốt hơn.
  • Lắng nghe trực giác của bạn. Hãy thử hồi tưởng những lần trực giác đã mách bảo bạn cái nhìn thấu đáo về khả năng trực giác của bản thân.

(23)   Phóng khoáng – Ngọn nến không mất gì khi thắp sang ngọn nến khác

      Một số lãnh đạo  không chia sẻ toàn bộ nguồn lực cần thiết cho nhân viên, bởi họ sợ bị lu mờ nếu nhân viên tỏa sáng. Nhưng lãnh đạo giỏi thì ngược lại, họ luôn hào phóng cho đi những thông tin họ biết, và những nguồn lực họ có. Hơn tất cả, họ muốn cấp dưới làm tốt nhiệm vụ, bởi họ hiểu rằng đó là việc một người lãnh đạo phải làm, và họ không bao giờ lo sợ thành công của cấp dưới làm họ xấu đi trong mắt người khác, bởi họ tin rằng cấp dưới thành công tức là họ đã thành công.

       Một nhà lãnh đạo, là người có vị trí, có quyền lực, và có đặc quyền. Họ cũng có trách nhiệm, mà một nghĩa vụ chính là dẫn dắt với một trái tim rộng mở, và hướng dẫn từ tâm.  Sự hào phóng của một nhà lãnh đạo có ảnh hưởng lan rộng và ngược lại. Tổng thống Mỹ Calvin Coolidge nói rằng: “Chẳng ai được tôn vinh vì những gì được nhận. Sự tôn vinh chính là phần thưởng cho nững gì chúng ta cho đi”.

Một nhà lãnh đạo với một tinh thần hào phóng luôn

  • Hiểu nhu cầu về một công việc có ý nghĩa, và kết nối các mong muốn cụ thể đó cho mọi người.
  • Hiểu rằng uỷ thác công việc là một món quà của sự phát triển và tăng trưởng cho người khác và nhà lãnh đạo sẽ có được nỗ lực của chúng ta, ngày nào cũng như ngày nào.
  • Hiểu rằng tự do và quảng đại chia sẻ bí quyết, kinh nghiệm, và những ý tưởng không chỉ mang lại lợi ích cho người lao động – đó là một cách thông minh trong kinh doanh.
  • Tập trung vào những thành tựu trong tương lai, về mục tiêu thực hiện tầm nhìn của tổ chức, cho đi để những nhân viên không cảm thấy họ là một phần “máy móc” của tổ chức.

Chẳng có gì ý nghĩa và ảnh hưởng hơn sự rộng lượng phóng khoáng của một nhà lãnh đạo.Sự hào nhoáng đích thực không phải ở một sự kiện bất thường nào đó. Nó đến từ trái tim và thấm vào mọi mặt trong đời sống của nhà lãnh đạo. Làm thế nào để có được phẩm chất này trong cuộc sống của bạn? Đây là câu trả lời:

  1. Biết ơn và trân trọng tất cả những gì bạn có. Thật khó để một người trở nên hào phóng khi anh ta không thể hài lòng với gì anh ta có. Sự hào phóng cùng với sự hài lòng bản thân.
  2. Đặt người khác lên trước. Thước đo dành cho một nhà lãnh đạo không phải là số người phục vụ anh ta mà là số người được anh ta phục vụ. Nếu làm được thế, việc cho đi sẽ dễ chịu hơn nhiều.
  3. Đừng để ý muốn chiếm hữu điều khiến bạn. Nếu muốn kiểm soát bản thân, đừng để vật chất khống chế bạn. Hãy giữ vững quan điểm, đồng tiền chỉ nên là phương tiện sống chứ không phải là mục đích sống của chúng ta. Theo đuổi tiền bạc một cách mù quáng không mang lại cho chúng ta hạnh phúc thực sự. 
  4. Coi tiền bạn như là một nguồn lực, sử dụng nó để đạt được những thứ có giá trị thực sự. Cách duy nhất để thực sự chiến thắng tiền bạc là giữ tiền thoải mái và tỏ ra hào phóng để đạt được những giá trị khác. Như E. Stanley đã nói: “Tiền là người hầu tốt nhất, nhưng lại là ông chủ tệ nhất. Nếu để tiền che lấp, bạn sẽ trở thành nô lệ ”.
  5. Tập thói quen chia sẻ. Cách duy nhất để duy trì thái độ phóng khoáng là biến việc chia sẻ thành thói quen của bạn – chia sẻ thời gian, tiền bạc và các thứ khác. Nếu lệ thuộc vào tiền bạc, thì bạn không thể làm lãnh đạo. Người thành công thực sự hiểu được tầm quan trọng của việc cho đi đặc biệt là với những người đang cần sự giúp đỡ. Năm 2010, vợ chồng tỷ phú Bill & Melinda Gates và Warren Buffett đã khởi động chương trình Giving Pledge khuyến khích các tỷ phủ trên thế giới cam kết trao tặng phần lớn tài sản cho tổ chức từ thiện để xóa đói giảm nghèo và cải thiện sức khỏe toàn cầu.

Nếu không biết chia sẻ, thì bạn sẽ khó trở thành nhà lãnh đạo hào phóng. Để nâng tầm phóng khoáng, bạn hãy làm những việc này.

  • Cho đi một vài thứ. Nếu có thể làm việc này mà người đó không biết thì càng tốt.
  • Dùng tiền cho công việc. Hãy dùng tiền để đổi lấy những thứ sẽ tồn tại lâu hơn.
  • Đưa ra những lời khuyên. Hãy tìm ai để bạn ủng hộ và giúp đỡ anh ta. Hỗ trợ và kém cặp người khác phát triển bản thân. Khi đạt tới một trình độ lãnh đạo nhất định, điều đáng quý nhất mà bạn có thể cho đi là chính bản thân bạn

Sau đây là một số lời khuyên thiết thực để nâng cao có thể cho nhiều hơn (Cho đi thật ra là chia sẻ biểu hiện của phóng khoáng)

  • Giúp mọi người cảm thấy họ quan trọng. Cho nhân viên cảm giác quan trọng là yếu tố hàng đầu để xây dựng lòng tin ở nơi làm việc, từ những những hành động nhỏ, hàng này: công việc họ làm là quan trọng, và rằng bản thân họ rất quan trọng với đội của bạn.
  • Phản hồi tích cực, không chỉ trích. Hãy chọn đúng thời điểm, phản hồi đúng cách trong khi vẫn tôn trọng người khác
  • Hãy cho mọi người khả năng hiển thị. Chia sẻ tầm nhìn của tổ chức như đó là một món quà đặc biệt mà để giúp đỡ người khác tỏa sáng và phát triển. Cho nhân viên biết rằng nhũng nhà lãnh đạo cao cấp trong tổ chức biết về sự có mặt, đóng góp, và nỗ lực của họ trong quá trình làm việc giúp nâng cao động lực làm việc và xây dựng lòng trung thành.
  • Giúp đỡ không lên tiếng. Nếu họ xứng đáng, hãy giúp đỡ bằng cách “trồng một hạt giống sự nghiệp” thay họ – nói điều gì đó tích cực về công việc của họ với một ai đó trong cơ quan.
  • Biết tha thứ. Martin Luther King nói rằng “Cách làm cũ làm đau một bên mắt thì cũng sẽ làm đau mắt bên kia, và chỉ còn bóng tối”. 
  • Khích lệ. Nhìn xung quanh và chọn một người để bạn khuyến khích, và khi đã chọn hãy quyết tâm thực hiện điều đó. Luôn có những người chưa từng bao giờ nhận được sự khích lệ trong cuộc sống của họ – không phải từ giáo viên, không phải từ các ông chủ, thậm chí không từ cha mẹ. Bạn có cơ hội để cho đi.
  • Tạo cơ hội. Một trong những món quà có giá trị nhất mà chúng ta có thể đem lại cho một người nào đó là giới thiệu cho họ một cơ hội. Hãy chủ động, bạn có thể giao viêc và yêu cầu họ thành công. Bà bạn không cần phải làm gì quá “hầm hố” khi làm thế
  • Chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm. Kiến thức, chuyên môn nghiệp vụ, hoặc tình huống thực tế, bạn có thể chia sẻ với những người khác để giúp họ làm phong phú tư tưởng và tâm hồn
  • Hỗ trợ về tinh thần. Động viên tinh thần cho nhân viên thực hiện bài thuyết trình vì bạn hiểu hơn ai hết nói trước công chúng được biết đến là một trong những nỗi sợ hãi lớn nhất theo kinh nghiệm của hàng triệu người. Gật đầu lẻ trong thỏa thuận. Ánh mắt động viên của bạn. Nói những lời đẹp. Nó đòi hỏi thực hành và kiên trì – một khi nó trở thành thói quen, bạn sẽ là một nhà lãnh đạo mạnh mẽ.

KẾT LUẬN:

Phẩm chất của nhà lãnh đạo. Lãnh đạo không phải là một câu lạc bộ dành riêng cho những người sinh ra để chỉ huy. Muốn làm nhà lãnh đạo, bạn phải có những phẩm chất được lĩnh hội và trau dồi qua thời gian. Kết hợp những phẩm chất đó với khát vọng và quyết tâm, thì không điều gì có thể ngăn bạn trở thành một nhà lãnh đạo. Đảm bảo tất cả mọi người đều hoàn thành công việc là tài năng của nhà quản lý. Khích lệ người khác làm việc tốt hơn là tài năng của nhà lãnh đạo. Dù bạn đang ở nắc thang lãnh đạo nào, cuốn sách bạn cầm trên tay cũng sẽ khích lệ bạn truyền cảm hứng cho người khác bằng sự tận tâm và tầm nhìn xa rộng của nhà lãnh đạo.

https://www.facebook.com/phanhieutcmiendong

http://aitech.edu.vn/hungngmd@gmail.com

VIỆN CÔNG NGHỆ QUẢN TRỊ Á CHÂU – TS. NGUYỄN VĂN HÙNG

 

 


[ad_2]
Source link

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *