(4)TẬN TÂM, (5)ĐAM MÊ, (6)TINH THẦN TRÁCH NHIỆM, (7)TINH THẦN PHỤC VỤ,(8) HAM HỌC HỎI

[ad_1]

       Một số tạp chí, bài báo, tác giả thì cho rằng các phẩm chất lãnh đạo bẩm sinh mà có, có những quan điểm khác thì cho rằng đó là tính cách của mỗi người, còn nhiều tài liệu thì khẳng định phẩm chất lãnh đạo thực chất chỉ là một dạng hành vi thể hiện ra bên ngoài chứ không phải là do suy nghĩ và ý chí.

     Khoa học và thực tiễn đã chứng minh, trở thành lãnh đạo không phải một định mệnh. Để trở thành một nhà lãnh đạo, ai cũng cần một thời gian dài được rèn luyện những phẩm chất quan trọng và trải nghiệm những kinh nghiệm thực tế, đúc rút và học tập. Vì thế phẩm chất, nhân cách và năng lực của người lãnh đạo, quản lý giữ vai trò quan trọng. Người xưa quan niệm: được mất, vinh nhục không phải do nghề mà do người hành nghề quyết định. Trong các chức năng chủ yếu của quản lý đối với sự thành công của tổ chức, chức năng điều hành và lãnh đạo con người là quan trọng nhất. Nhà quản lý cũng là người lãnh đạo đồng thời là người điều hành một tổ chức, biết dự kiến, lập kế hoạch, tổ chức, điều động và kiểm tra kết quả, nhằm mục đích làm cho tổ chức thực hiện tốt nhất những nhiệm vụ và chức năng của mình.

     Người lãnh đạo là người có khả năng vượt khó (chỉ số AQ), có trí tuệ năng lực (chỉ số IQ) và trí tuệ cảm xúc (chỉ số EQ). Trong đó, EQ được coi là chỉ số thể hiện năng lực quản lý tốt bản thân và các mối quan hệ, bao gồm khả năng tự biết mình, tự quản mình, biết xã hội và kỹ năng xã hội. Những yếu tố như sự tự tin, tự nhận biết và điều tiết cảm xúc của mình, tự đánh giá được điểm mạnh và điểm yếu của bản thân và tổ chức, có ý thức trách nhiệm và khả năng thích nghi cao, thấu hiểu tổ chức, biết rõ sự vận hành của tổ chức; biết liên kết và chèo lái trong mọi hoàn cảnh khác nhau… là những  yếu tố thực sự cần thiết cho mọi cương vị lãnh đạo, quản lý.

Description: Kết quả hình ảnh cho HAM HỌC HỎI CỦA LÃNH ĐAO DOANH NGHIEP

Theo quan niệm của nền Nho giáo phương Đông, một nhà lãnh đạo, quản lý phải có những phẩm chất cơ bản như: sự khiêm cung (đúng mực), có khả năng nhẫn nhịn, biết chấp nhận sự khác biệt, có niềm tin, nỗ lực, chịu khó, hào hiệp.  

Theo quan niệm của tư duy lý tính phương Tây, nhà lãnh đạo, quản lý phải biết đánh giá cao người khác, biết chấp nhận sự khác biệt, có khả năng sáng tạo dựa trên nền móng vững chắc, có tư duy tổng hợp (bao gồm cả khả năng xử lý mọi thông tin), có chuyên môn sâu của một ngành, có đạo đức xã hội, biết đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân.

Qua chia sẻ những trải nghiệm và kinh nghiệm của chính những “người trong cuộc”, bạn sẽ thấy rằng nếu tích lũy đủ, hoặc càng nhiều càng tốt, những phẩm chất dưới đây, dù không được “sắp xếp”, bạn vẫn hoàn toàn có khả năng trở thành lãnh đạo của một tổ chức, doanh nghiệp, và thành công trong vai trò đó.

Lãnh đạo là cả một nghệ thuật. Để trở thành một nhà lãnh đạo giỏi, bạn phải bắt đầu nỗ lực hoàn thiện bản thân. Với những giai thoại minh họa cho các phẩm chất của nhiều nhà lãnh đạo xuất sắc, đây là một trong những tài liệu cần có đối với các sinh viên, doanh nhân, nhà quản lý hay giám đốc điều hành, bởi tài liệu này mang lại những bài học quý báu nhằm hướng bạn tới khả năng hoàn thiện vai trò của nhà lãnh đạo hiện đại.

Nhóm phẩm chất thứ nhất: (1) tính cách, (2) mục tiêu, (3) tầm nhìn.

 Nhóm phẩm chất thứ hai: (4)Tận tâm, (5)đam mê, (6)tinh thần trách nhiệm, (7)tinh thần phục vụ,(8) ham học hỏi

Nhóm phẩm chất thứ ba: (9)nghị lực, (10)sức hút, (11)thái độ tích cực, (12) sự vững vàng, (13) kỷ luật tự giác

Nhóm phẩm chất thứ tư: (14)Khả năng giao tiếp, (15)tập trung, (16)lắng nghe, (17)thế chủ động, (18)các mối quan hệ

Nhóm phẩm chất thứ năm: (19)Năng lực, (20)can đảm, (21)giải quyết vấn đề, (22)sáng suốt,(23) phóng khoáng

 

(4Tận tâm – phẩm chất phân biệt người thực tế và kẻ mơ mộng

       Để thành công, bạn không thể chỉ đi trên thảm đỏ hay đường rải hoa hồng. Để dẫn đường, bạn không thể bước lên dấu chân người khác. Sẽ có rất nhiều thử thách nhưng tất cả không cho phép bạn lùi bước. Khi đó, chỉ có sự tận tâm xuất phát từ chính con người bạn – mới giúp bạn chiến thắng tất cả. Tận tâm là phẩm chất đầu tiên, cần có ở những nhà lãnh đạo xuất chúng. “Chẳng ai theo những nhà lãnh đạo thiếu tận tâm. Sự tận tâm được thể hiện dưới nhiều hình thức, gồm thời gian đầu tư cho công việc, cách nâng cao năng lực hay sự giúp đỡ không vụ lợi”. Chỉ có sự tận tâm mới khiến người ta theo đuổi và đi đến tận cùng  mục tiêu của mình. Mọi người luôn làm việc tốt và nỗ lực nhiều hơn dưới sự khích lệ của người lãnh đạo tận tâm, tận lực, cần cù trong công việc.

 

     Một nhà lãnh đạo đích thực là người biết phụng sự tận tụy, lãnh đạo tận tâm và chân thành, là người đưa cấp dưới của mình trở thành một người tài giỏi hơn chứ không phải là chèn ép sự tài giỏi của họ.

 

 

Vậy tận tâm nghĩa là gì ? Với mỗi người nó lại mang một ý nghĩa khác !

Với một võ sĩ quyền anh, đó là nỗ lực đứng dậy sau mỗi lần bị đánh ngã

Với một vận động viên Maratong đó là việc tiếp tục chạy thêm 10 dặm đường nữa khi anh ta chẳng còn chút sức lực nào.

Với một người lính, đó là việc vượt qua quả đồi mà không biết điều gì đang chờ đón ở phía bên kia

Với một nhà truyền giáo, đó là việc từ bỏ tiện nghi cuộc sống để làm cuộc sống người khác tốt đẹp hơn

Với một nhà lãnh đạo, sự tận tâm gồm tất cả những điều đó và còn nhiều hơn thế nữa, bởi bạn là người chỉ đạo mọi người và mọi người trông đợi vào bạn.

 

   Bản chất của sự tận tâm là gì ? Hãy xem xét bốn nhận định sau:

  1. Sự tận tâm đến từ trái tim, “trái tim là thứ phân biệt những người giỏi với với những người vĩ đại ”. Nếu bạn muốn tạo ra sự khác biệt đối với cuộc sống của người khác trong vai trò của một người lãnh đạo, hãy lắng nghe tim mình để biết bạn đã thật sự tân tâm hay chưa !

 

  1. Tận tâm được kiểm chứng bằng hành động: Tận tâm chính là thứ để phân biệt những người thực tế và những kẻ chỉ biết mơ mộng. Và thước đo chân thực nhất cho sự tân tâm là hành động. Tận tâm luôn có sự tưởng thưởng của riêng nó, nó mở một cách cửa để đạt được những thứ mà từ trước tới giờ vẫn luôn luôn đóng kín.
  2. Sự tận tâm mở cánh cửa tới thành công: Bạn có thể đánh giá mức độ tận tâm của bạn bằng cách dành ra một vài giờ để kiểm kê xem bạn sử dụng thời gian, năng lượng và tiền bạc như thế nào hàng ngày. Một cách khác nửa để gia tăng tận tâm của bạn với mục tiêu đó là công bố rộng rãi kế hoạch của bạn để từ dó bạn bị ép buộc nỗ lực hoàn thành chúng.
  3. Chia sẻ công việc: Một nhà lãnh đạo được coi là tận tâm khi họ biết cách ủy thác trách nhiệm cho những nhân viên dưới quyền và coi trọng yếu tố tinh thần của mỗi cá nhân trong tổ chức. Họ luôn tìm cách xây dựng khuynh hướng chia sẻ công việc giữa các nhân viên trong công ty. Khi mục đích được chia sẻ, trong công ty sẽ có bầu không khí tôn trọng, ủng hộ lẫn nhau cũng như có được sự nhất quán chung trong toàn thể bộ máy.

 

Bàn về sự tận tâm với công việc, có bốn kiểu người chính:

  • Người thoái thác. Những người không có mục tiêu và không hề tận tâm.
  • Người nhu nhược. Những người luôn lo lắng liệu có thể đạt tới  mục tiêu hay không nên họ sợ cam kết.
  • Người bỏ dở. Những người biết hướng  tới  mục tiêu , nhưng lại bỏ cuộc khi việc sắp thành.
  • Người toàn tâm. Những người biết đặt ra những  mục tiêu, cam kết thực hiện và dám trả giá để đạt được chúng.

 

TẬN TÂM TRONG CÔNG VIỆC

Khái niệm: Sự tận tâm bắt nguồn từ mong muốn không chỉ là hoàn thành công việc mà còn là cống hiến hết mình cho việc đó. Nhờ đó bạn sẽ làm việc có tổ chức, trật tự và khôn khéo hơn. Bạn suy nghĩ trước khi hành động, quan tâm tới kết quả đạt được và cống hiến mình để hoàn thành công việc một cách tốt nhất. Điều đó giúp cho mục tiêu đề ra được hoàn thành một cách có chất lượng, thể hiện chuyên môn và sự đầu tư của bản thân dành cho công việc.

Tại sao chúng ta cần tận tâm?

Khi tận tâm trong công việc bạn sẽ nổi trội hơn thông qua việc bạn kiên trì theo đuổi mục tiêu đề ra, học hỏi những thất bại, tuân theo sự tự kỷ luật, kiểm soát và quyết tâm của chính mình. Hơn nữa, trong xã hội ngày nay, cùng với sự cạnh tranh về trí tuệ và năng lực của mỗi người, thái độ cũng đóng một vai trò quan trọng. Nó sẽ trực tiếp quyết định hành vi một con người, quyết định sự tận tâm làm việc hay chỉ là đối phó, quyết định khả năng thăng tiến trong công việc của mọt người.

Làm thế nào để trở thành một người tận tâm?

Bởi vì tận tâm làm nên một sự khác biệt tích cực đến cuộc sống của bạn, điều này giúp nó trở nên quan trọng để bạn phát triển và duy trì thói quen này. Dưới đây là 4 cách giúp bạn thực hiện điều đó.

Một là, Hãy nhớ rằng chẳng có công việc nào là tầm thường. Tận tâm bắt nguồn từ việc làm tốt nhiệm vụ được giao dù là đơn giản nhất. Chúng ta phải hiểu rằng, trong công việc, chẳng có việc nào nhỏ đến mức ta có thể cẩu thả hay làm qua loa, cũng không có việc nào ít quan trọng mà ta có thể bỏ qua. Việc lớn được hình thành từ quá trình hoàn thành các công việc nhỏ, nếu bỏ qua những hành động nhỏ, bạn sẽ không thể nào hoàn thiện được công việc lớn hơn. Hơn nữa, thái độ của bạn khi đứng trước các nhiệm vụ nhỏ sẽ phản ánh được tố chất con người bạn và là đặc điểm phân biệt bạn với những người khác. Hãy giải quyết những việc nhỏ bằng cả sự tận tâm, tinh thần và trách nhiệm của mình. Khi đó bạn sẽ dễ dàng có được niềm tin của người khác, các cơ hội làm việc lớn hơn cũng sẽ nhanh chóng đến với bạn.

Hai là, Đánh giá thang điểm về sự tận tâm của bản thân. Bạn tận tâm trong công việc đến mức độ nào? Hãy tự kiểm tra chính bản thân mình thông qua một số câu hỏi như: Bạn có thường xuyên lên mạng xã hội trong khi công việc vẫn còn dở dang? Bạn có hay đợi đến khi đến hạn rồi mới bắt tay vào làm việc? Bạn có cố gắng hoàn thành các nhiệm vụ được giao bằng sự tỉ mỉ chân thành?

Hãy xem xét sự tự nhận thức của bạn. Bạn sẽ tận dụng thời gian của mình như thế nào? Làm thế nào dễ dàng để bạn thấy nó rõ ràng trong tâm trí của bạn và tập trung vào nhiệm vụ?

Bạn không thể cải thiện mà không tìm ra bạn hiện đang như thế nào, bạn đang có những khuyết điểm gì. Bạn nên xem xét những câu hỏi như thế này để xác định các vấn đề của bản thân, qua đó bạn sẽ nhanh chóng tìm được phương pháp đúng đắn để cải thiện bản thân mình.

Ba là, Duy trì thói quen về sự tận tâm. Một thói quen tốt sẽ hình thành nên một tính cách tạo nên một con người hoàn chỉnh hơn. Bạn nên xem xét và cân nhắc các thói quen sẽ có lợi cho bạn nhiều nhất – và duy trì nó. Sự tận tâm là một thói quen tốt bạn cần xây dựng dù bạn làm trong bất kỳ lĩnh vực nào, cũng như trong tác phẩm “Đời thừa”, nhà văn Nam Cao có viết: “Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bất lương”.

Bốn là, Làm chủ sức mạnh ý chí của chính mình. Trong chúng ta, có những người sớm đã gây được ấn tượng trong mắt người khác, có người dù làm việc lâu năm nhưng vẫn không được mọi người chú ý đến, có người lại luôn than phiền về công việc, lại có người luôn tách biệt nghĩ mọi người chẳng như mình. Trong chúng ta, trừ một số ít là những thiên tài số còn lại không khác nhau là mấy. Vậy cái gì đã làm nên thành tựu cho chúng ta, cái gì đã hoàn thiện chúng ta? Chính là sự tận tâm, tận tụy. Chúng tiềm ẩn trong ý thức chúng ta, là những suy nghĩ và những quan niệm đạo đức được thể hiện ra trong mỗi hành động mà chúng ta thực hiện.

Nói cách khác, mọi người đều phải có trách nhiệm với công việc, với gia đình, người thân và bạn bè mình. Công việc tức là trách nhiệm. Mỗi nhiệm vụ bạn được giao là một phần trách nhiệm. Khi bạn làm việc tức là bạn đã chịu trách nhiệm về công việc đó, vì vậy hãy có trách nhiệm với những công việc bạn đang gánh vác, cách đơn giản nhất, là bắt đầu chúng bằng sự tận tâm.

 

(5)  Đam mê – Nắm lấy cuộc sống và yêu quý nó

Theo nhiều nghiên cứu các phẩm chất của  lãnh đạo đã khẳng định rẳng: Những người đầy đam mê là những người kinh doanh thành công. Và những người đầy đam mê mà có tố chất Lãnh đạo thì dễ dàng trở thành chủ doanh nghiệp lớn.

Chủ tịch FPT Trương Gia Bình chia sẻ: “Khát vọng – đam mê là điểm đầu tiên và trọng yếu của một lãnh đạo. Nếu đã đam mê phải dành tối đa thời gian cho nó, theo đuổi đến cùng, luôn cảm thấy yêu thích và hạnh phúc với công việc đó”. Bill Cosby diễn viên hài cũng khẳng định rằng: “Khi có niềm đàm mê, không ai có thể ngăn cản bạn đạt tới thành công.”. Vì thế, đam mê là chìa khóa, là nhân tố chủ chốt để lãnh đạo hiệu quả.

Nhà lãnh đạo giỏi có niềm đam mê vào những gì họ làm. Họ tin vào những gì đang thực hiện và dốc sức làm việc một cách vui vẻ. Điều này sẽ truyền cảm hứng đến các thành viên trong đội ngũ.

Joe Perez – đồng sáng lập Tastemade: “Bạn phải yêu thích công việc bạn làm. Để thật sự thành công trong một việc gì đó, bạn phải theo đuổi nó đến cùng và cho phép nó chiếm lấy tâm trí bạn. Không quan trọng việc doanh nghiệp bạn thành công đến cỡ nào, bạn phải không bao giờ thỏa mãn và luôn thúc đẩy bản thân một cách không ngừng nghỉ, tiến tới một thành quả tốt hơn, tuyệt vời hơn và vĩ đại hơn. Bạn lãnh đạo bằng cách hành động không phải vì bạn nghĩ rằng mình cần phải làm như vậy mà là bởi vì đó là cách sống của bạn”. John Maxwell “ Một người lãnh đạo tìm kiếm niềm đam mê thường sẽ được niềm đam mê đáp lại.”

Nói cách khác, bất kỳ một công việc nào nếu muốn thành công đều đòi hỏi bạn phải có lòng đam mê. Vậy nên, nếu bạn có một niềm đam mê vào một lĩnh vực, công việc hay một điều gì đó, hãy mạnh dạn sống với chính niềm đam mê ấy của mình – dù có thể điều này đối với một số người là điên rồ, là kỳ quái…và không dễ dàng chút nào để thực hiện. Đây là con đường sẽ dẫn bạn đến với những thành công.

Điều gì khiến những người có vẻ bình thường như vậy có thể đạt được thành quả to lớn? Câu trả lời là niềm đam mê. Không gì thay thế được niềm đam mê trong cuộc sống của nhà lãnh đạo.

Khuyến nghị bốn đặc điểm sau về niềm đam mê trong cuộc sống của người lãnh đạo.

 

  1. Niềm đam mê là bước đầu tiên để đạt được thành tích. Bất cứ ai vượt lên khỏi cuộc sống bình thường đều có niềm khao khát cháy bỏng. Khát vọng lớn sẽ mang lại kết quả lớn. Khát vọng lớn sẽ mang lại kết quả lớn. Khát vọng làm tăng sức mạnh ý chí. Nếu bạn khao khát điều gì đó, bạn sẽ tìm được sức mạnh để đạt được điều đó. Điều đó đúng trong mọi lĩnh vực, ít đam mê đem lại ít kết quả, giống như ngọn lửa nhỏ chỉ tạo được hơi nóng ít ỏi. Ngọn lửa đam mê của bạn càng cháy lớn, tiềm năng của bạn càng vươn xa.
  2. Đam mê tăng cường thêm ý chí cho bạn. Không có thứ gì có thể thay thế được niềm đam mê, nó là nhiên liệu của ý chí. Khi bạn ham muốn cái gì đó đến tột cùng, bạn sẽ có được ý chí để đạt được nó. Cách duy nhất để có được ham muốn đó là gây dựng niềm đam mê. Khi tìm được đúng niềm đam mê, bạn làm việc hiệu quả hơn, tận tuỵ hơn một.
  3. Niềm đam mê sẽ thay đổi bạn. Nếu đi theo niềm đam mê của bạn thay vì theo ý người khác, bạn sẽ trở thành một người biết cống hiến và làm việc hiệu quả hơn. Điều đó tăng khả năng tác động đến người khác của bạn. Cuối cùng niềm đam mê của bạn có khă năng đem lại ảnh hướng hiểu hơn cả cá tính của bạn.
  4. Đam mê có thể biến điều không thể thành có thể. Mỗi khi có cái gì đó bùng cháy trong tim mỗi con người thì điều đó không thể dễ dàng tan biến, một ngọn lửa trong tim sẽ nâng đỡ mọi thứ trong cuộc sống của bạn. Đó là lý do nhà lãnh đạo có đam mê thì luôn luôn rất tài năng. Một nhà lãnh đạo có đam mê và kỹ năng sẽ tiến rất xa và đạt được những điều lớn lao.

 

Gắn bó với những người có đam mê. Nghe có vẻ vớ vẩn, nhưng sự thật là “ngưu tầm ngưu, mã tầm mã”. Nếu bạn bị mất lửa, hãy đến gần những người nhóm lửa, hãy dành thời gian cho những người có thể truyền niềm đam mê sang bạn.

Dù sức mạnh của đam mê là rất lớn nhưng nhiều người dường như vẫn hồ nghi đam mê là cái gì đó đáng ngờ, phù phiếm. “Chúng ta đang bị cuốn vào một thời kì đặc biệt, trong đó chúng ta không chỉ thực dụng mà còn tệ hơn thế, chúng ta đang làm chết đi phần cảm xúc. Chúng ta không ca hát, nhảy múa, thậm chí không làm điều xấu một cách nhiệt tình”

Đam mê có phải là một phần trong cuộc sống của bạn không ? Bạn có tỉnh dậy và hào hứng với một ngày được sống của bạn không ? Đã bao lâu rồi kể từ khi bạn phải trằn trọc vì quá hào hứng với một ý tưởng nào đó ?

Nếu đam mê không phải là một phần trong cuộc sống của bạn, có nghĩa là bạn đang gặp rắc rối trong vai trò của một nhà lãnh đạo. Sự thật là bạn chẳng thể chỉ đạo việc mà bạn không quan tâm. Bạn không thể nhóm lên ngọn lửa trong tổ chức trừ khi người bùng cháy đầu tiên là bạn! Hãy quay trở về với niềm đam mê ban đầu. Có thể bạn đã đi lệch hướng và cần phải tập trung trở lại. Hãy kết giao với những người có niềm đam mê, vì đam mê có sức lan tỏa. Hãy dành thời gian ở bên họ để họ có thể truyền cảm hứng cho bạn.

 

 

(6)   Tinh thần trách nhiệm – Nếu bạn không dẫn bóng, bạn không thể dẫn dắt cả đội

 

       Trách nhiệm trước tiên nằm trong trách vụ mà mình được giao phó. Điều gì thuộc về trách nhiệm của mình đòi hỏi chúng ta phải quyết liệt hy sinh, cho dù sự hy sinh đó xem ra có vẻ quá lớn lao đang khi kết quả của nó quá nhỏ bé và không chắc chắn. 

      Trong vai trò lãnh đạo, trách nhiệm giải trình là sự ghi nhận và giả định về trách nhiệm đối với hành động, sản phẩm, quyết định và chính sách bao gồm cả việc quản lý, quản trị, và thực hiện trong phạm vi vai trò hay vị trí việc làm, bao gồm nghĩa vụ báo cáo, giải thích và chịu trách nhiệm về hậu quả.

      Nếu bạn đã từng là người lãnh đạo thì bạn sẽ hiểu rằng mọi người mong muốn bạn là người có tài xoay xở và làm việc độc lập. Khi công việc không thuận lợi, bạn phải gánh lấy trách nhiệm, và khi thành công thì các thành viên trong nhóm phải được khen thưởng.

      Trong một nhóm họat động tốt, mỗi thành viên trong nhóm có thể mong đợi sự hỗ trợ và khích lệ từ những thành viên khác. Nói một cách rõ hơn, người lãnh đạo nhóm luôn sẵn sàng và có thể giúp đỡ, hướng dẫn và hỗ trợ các cá nhân trong nhóm.

      Trách nhiệm cốt lõi của một nhà lãnh đạo. Dù quy mô hay loại hình công ty như thế nào, nhà lãnh đạo cũng đều có những trách nghiệm cốt lõi như sau: Trách nhiệm về tầm nhìn chiến lược. Lãnh đạo phải xác định và định hướng chiến lược của công ty. Tất cả các nhân viên bên trong tổ chức nên hiểu định hướng đó sẽ ảnh hưởng đến công việc và trách nhiệm của họ như thế nào.Trách nhiệm của lãnh đạo liên quan rất lớn đến cân bằng nguồn lực phù hợp với mục tiêu của công ty. Trách nhiệm xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Trách nhiệm trong việc đưa ra các quyết định. Trách nhiệm đảm bảo hiệu suất. Lãnh đạo cũng là đại diện kết nối giữa các hoạt động nội bộ và các đối tác bên ngoài. Để phát triển thành công, lãnh đạo nên hiểu rõ bức tranh toàn cảnh về các chức năng mà chỉ có lãnh đạo đảm nhiệm, hãy luôn ưu tiên chúng và tìm cách giải quyết cân bằng các vấn đề.

      Bởi vậy, Michael Korda nói rằng:“Thành công luôn đòi hỏi trách nhiệm…Suy cho cùng, phẩm chất chung của những người thành đạt là năng lực đảm nhận trách nhiệm.”John C. Maxwell cũng nói rằng: “Người lãnh đạo có thể từ bỏ mọi thứ – ngoại trừ trách nhiệm.”

Sau đây là một số phẩm chất của người có tinh thần trách nhiệm

  1. Họ hoàn thành nhiệm vụ. Mỗi việc làm ngoài tám giờ đồng hồ sẽ là khoản đầu tư trong tương lai của bạn. Không ai làm việc ít mà có thể phát huy hết tiềm năng của mình. Có sự khác biệt rất lớn giữa một việc cần hoàn thành vào cuối ngày với một hạn chót (deadline) là “tháng sau” hay “ngày này năm sau”. Trong khi chúng ta luôn bị thôi thúc rất nhiều việc cần hoàn thành mỗi ngày, nhận thêm một việc mới nghĩa là bạn phải sắp xếp hợp lý thời gian thực hiện nó. Nếu muốn đạt được nhiều hơn và tạo dựng được uy tín với cấp dưới, hãy chọn cách nghĩ đó. Nó sẽ giúp bạn tiến xa hơn.
  2. Họ sẵng sàng làm quá giờ. Bạn có sẵn sàng làm thêm giờ không? Câu trả lời giống như một lời cam kết trong trường hợp bạn được nhận làm việc làm ở vị trí đó. Cân nhắc thật kỹ liệu bạn có thực sự yêu thích công việc đó không, bạn có thấy phiền toái khi làm thêm giờ không. Dĩ nhiên là có tính lương làm thêm giờ để hoàn thành công việc đúng hạn. Để hoàn thành công việc của tổ chức, họ sẵn sàng bỏ ra bất cứ thứ gì. Những người có trách nhiệm không bao giờ lên tiếng phản đối.  
  3. Họ làm một cách xuất sắc và chất lượng. Sự xuất sắc luôn là động lực lớn lao. Hầu hết người lãnh đạo mong muốn giỏi hơn và nỗ lực làm việc đều có tinh thần trách nhiệm. Một đặc điểm khác của nhà lãnh đạo chính là sự năng động và tính chủ động. Đó là người không ngần ngại đảm nhận trách nhiệm và đi theo tiếng gọi của công việc để đáp ứng các mục tiêu đặt ra và giải quyết các khó khăn đang hiện hữu.
  4. Họ tạo ra kết quả trong bất cứ hoàn cảnh nào. Không có hoàn cảnh nào tuyệt vọng, chỉ có người tuyệt vọng vì hoàn cảnh “Tất cả những điều chúng ta suy nghĩ, hiểu biết, hay tin tưởng, cuối cùng đều không mấy quan trọng. Điều quan trọng duy nhất là những điều chúng ta làm” – John Ruskin – Nhà văn, nhà phê bình nghệ thuật và bình luận xã hội người Anh. Phẩm chất cơ bản của người có trách nhiệm là khả năng hoàn thành công việc. Muốn lãnh đạo được, bạn phải đem lại kết quả.

Để hoàn thiện trách nhiệm của mình, hãy lưu ý sau:

  •  Bám trụ mặc dù khó khăn là vấn đề của sự bền bỉ. Sáng tạo có thể giúp bạn làm tròn nhiệm trách nhiệm.
  • Thừa nhận những thiếu sót. Hãy nhớ lại những lúc bạn đã buông xuôi việc gì đó trong cuộc đời. Sau đó, hãy thay đổi để đặt ra những tiêu chuẩn cao hơn.
  •  Trang bị những công cụ tốt hơn: tham gia các lớp học, đọc sách, nghe băng…Hãy tìm lấy người cố vấn.


 

(7) Tinh thần phục vụ – Để tiến lên, hãy đặt người khác lên trước

 Người lãnh đạo phục vụ là phục vụ trước hết…Rồi sau đó đến mong muốn lãnh đạo. Lãnh đạo trước hết và phục vụ trước hết là hai mô hình đối nghịch. Sự khác biệt thể hiện rất rõ ràng trong sự quan tâm mà người phục vụ trước hết có để đảm bảo là những nhu cầu ưu tiên cao nhất của người khác được chăm lo ngay lúc này.

Trong lãnh đạo phục vụ, nghe để hiểu tâm sự của người nói. Lắng nghe cũng để hiểu tinh thần của cả nhóm đang như thế nào. Và lắng nghe để nghe trái tim và tinh thần của mình đang nói gì với chính mình. Luôn cố gắng để đồng cảm với các thành viên của mình. Kết nối giữa lãnh đạo phục vụ và người được phục vụ sẽ rất mạnh nếu cả hai cùng thầm hiểu rằng sẽ làm cho liên kết giữa lãnh đạo và thành viên mạnh mẽ hơn. Khi làm quyết định, lãnh đạo phục vụ dùng thuyết phục, hơn là dùng quyền lực. Lãnh đạo phục vụ thường rất giỏi về tạo đồng thuận trong nhóm. Đây là khả năng lãnh đạo hiểu quá khứ và hiện tại, để thấy được kết quả trong tương lai của quyết định bây giờ của mình. Theo Greenleaf trong mọi tổ chức, mọi người từ tổng giám đốc đến các lãnh đạo và nhân viên, đều giữ vai trò quan trọng trong việc nắm giữ tổ chức của họ cho quyền lợi chung của xã hội. Lãnh đạo phục vụ cống hiến sâu sắc cho sự phát triển tính cách cá nhân, nghề nghiệp, và tâm linh của mỗi cá nhân trong tập thể của mình. Đây là cách lãnh đạo sâu sắc, văn minh, và hiệu quả nhất. Chính vì vậy, Eugene B. Habecker khẳng định rằng:“Nhà lãnh đạo chân chính luôn sẵn sàng phục vụ mọi người, vì động lực của họ là tình yêu với tổ chức,với con người hơn là sự khát khao vinh quang cho bản thân.” Và John C. Maxwell cũng nói rằng: “ Bạn phải yêu mến nhân viên hơn cả chức vụ của bạn”

Khi nghĩ về tinh thần phục vụ, có phải bạn hình dung đến những người trình độ tương đối thấp, đứng ở hàng cuối của một tổ chức? Nếu đúng như vậy, thì bạn đã sai lầm. Tinh thần phục vụ không nói lên vị trí xã hội hay năng lực mà nói lên thái độ. Chắc hẳn bạn đã gặp phải một hầu bàn không chú ý đến việc bạn gọi món, một nhân viên trực cửa hàng buôn, điện thoại với bạn bè thay vì hỗ trợ giúp đỡ khách hàng.

     Sự thật là nhà lãnh đạo giỏi luôn mong muốn được phục vụ mọi người, không phải phục vụ chính họ.

     Người lãnh đạo phục vụ là phục vụ trước hết…Rồi sau đó đến mong muốn lãnh đạo. Người lãnh đạo thật sự sẽ tận tâm phục vụ mọi người. Một người lãnh đạo thật sự có tinh thần phục vụ sẽ:

 

  1. Đặt người khác lên trước việc của chính mình. Trong tinh thần trách nhiệm cũng cần phải luôn biết rằng, mình phục vụ và người khác cũng đang phục vụ. Sự phục vụ trong vai trò của chúng ta không được làm hư hại hay hạ thấp sự phục vụ của người khác. Giá trị của phục vụ không nằm trong công việc lớn nhỏ, ,ý hướng và cách thái của người phục vụ. Sự phục vụ chân chính trong tinh thần trách nhiệm bao giờ cũng đòi hỏi một sự tế nhị, nhường bước để tạo được hoà khí sinh động, bình đẳng và bổ túc cho nhau trong mọi công việc. Phục vụ mà gây ra bất an, hổn loạn và hư hại cho người khác thì quả là sự phục vụ bất chính.

Nói cách khác, phẩm chất đầu tiên của một người lãnh đạo là khả năng đặt người khác lên trên bản thân và những mong muốn cá nhân.

  1. Sở hữu sự tự tin để phục vụ.

Cốt lõi của lãnh đạo là sự vững vàng. Điều này cũng đúng khi nói chỉ những người lãnh đạo vững vàng mới bộc lộ tinh thần phục vụ. Những nhà lãnh đạo hiệu quả luôn có tinh thần phục vụ cao nhất. Họ biết rằng vị trí, hay chức danh mà họ có không phải là quyền lợi, mà là một trách nhiệm, để thông qua đó, họ phụng sự cho tất cả mọi người có liên quan. Họ khát khao tạo ra những giá trị khác biệt để giúp đỡ, nâng cao chất lượng cuộc sống của người khác. Chính vì vậy, James Strock khẳng định rằng: “Phụng sự để dẫn đầu.”

  1. Chủ động phục vụ người khác

Những người lãnh đạo ấy thường chiếm hữu được tất cả niềm tin, trách nhiệm, và lòng trung thành của nhân viên hoặc cộng sự viên. Bởi chính họ là những người lãnh đạo có tinh thần phục vụ. Họ phục vụ tha nhân, mặc dù tha nhân đây chính là những người họ bỏ tiền ra thuê mướn làm việc cho họ. Tinh thần phục vụ ấy được gọi là tấm lòng của người lãnh đạo. Chính tinh thần ấy đã đẩy công tác hay thương vụ của họ đạt đến thành công. Vì thế, khoa lãnh đạo và quản trị (Leadership and Management) gọi họ là những người lãnh đạo chân chính (a true leader): Người lãnh đạo chân chính luôn đặt những quan tâm của người khác lên trước những quan tâm của riêng mình. Phục vụ người khác như một gương mẫu với tất cả tấm lòng. Đến với người khác trước để dẹp tan mọi ngại ngùng và nghi ngờ. Nững người lãnh đạo vĩ đại hiểu được nhu cầu, nắm bắt được cơ hội và phục vụ mà không hề mong được đáp trả.

 

  1. Người lãnh đạo có tinh thần phục vụ không để ý đến thứ bậc hay địa vị. Nhà lãnh đạo phục vụ chính là làm gương và luôn cố gắng giúp đỡ người khác như bạn từng được giúp đỡ. Nhà lãnh đạo phục vụ hiểu được sức mạnh của việc xây dựng đội nhóm mạnh mẽ cũng hiểu được nhu cầu phải bồi dưỡng lớp lãnh đạo tiếp theo. Dù gì đi nữa, tư cách người lãnh đạo ý thức sâu sắc tinh thần phục vụ. 
  2. Phục vụ một cách chân thành. Tinh thần phục vụ không có động cơ là lôi bè kéo cánh hay sự thăng tiến bản thân. Nó được đốt cháy bởi tình yêu thương và tầm ảnh hưởng vào mức độ quan tâm sâu sắc dành cho mọi người trong tổ chức. Chính là lý do tại sao tinh thần phục vụ lại rất quan trọng đối với lãnh đạo.

Nếu muốn trở thành mẫu người lãnh đạo mà mọi người muốn đi theo. Bạn hãy đề cao tinh thần phục vụ, hãy lưu ý sau:

  • Làm những việc nhỏ. Hãy tìm cách làm những việc nhỏ bé mà vẫn thể hiện được sự quan tâm của bạn.
  • Học cách thấu hiểu nhân viên và mọi người
  • Chuyển thành hành động, tham gia tích cực vào các hoạt động tình nguyện


 

(8)  Ham học hỏi – Tiếp tục lãnh đạo thì phải không ngừng học hỏi

     Lãnh đạo giỏi là những người “ham học hỏi”. Các nghiên cứu về lãnh đạo chỉ ra rằng các nhà lãnh đạo đang ở “trạng thái học tập” phát triển các kỹ năng lãnh đạo nhanh hơn những người khác.

     Dựa trên chu trình học tập trải nghiệm gắn kết ý thức của Susan Ashford và Scott DeRue, chúng ta đã nhận thấy rằng các nhà lãnh đạo có tư duy tăng trưởng thường làm việc một cách kỹ lưỡng ở từng giai đoạn trong  chu trình học tập trải nghiệm của mình. Lãnh đạo cần đặt ra mục tiêu học tập và thu nhận tri thức thông qua trải nghiệm. Khi có mục tiêu lãnh đạo có thể xác định các cơ hội tạo ra sự tiến triển hướng tới mục tiêu đó. Một nhà lãnh đạo ở ham học hỏi thường thực hiện việc tổng kết các kết quả trải nghiệm của họ. Một trong những tố chất để trở thành lãnh đạo thành công là tinh thần ham học hỏi. Handal đã từng nói “Các nhà lãnh đạo thành công nhất mà tôi biết là những người tò mò và ham học hỏi. Họ quan tâm đến những thứ xung quanh họ và đóng góp tầm nhìn của mình vào những đổi mới tích cực”. Gerald Mcginnis đã nói:“Hãy đặt định mức thời gian nghe và đọc xấp xỉ 10 lần so với thời gian nói. Điều này giúp bạn luôn học hỏi và tiến bộ không ngừng.”John Wooden khẳng định rằng:“Những gì bạn học được chỉ được tính sau khi bạn đã thực sự thấu hiểu nó.”

Người lãnh đạo luôn phải đối mặt với nguy cơ của việc tự mãn với những gì mình có. Xét cho cùng nếu một người lãnh đạo có được tầm ảnh hưởng và sự kính phục của mọi người, tại sao vẫn phải luôn phát triển. Câu trả lời thật đơn giản: Sự phát triển quyết định bạn là ai; Bạn là ai quyết định những người bạn thu hút; Những người đó quyết định thành công của công ty bạn.

Nếu muốn xây dựng một tổ chức vững mạnh, nhà lãnh đạo phải luôn học hỏi. Hãy thực hiện năm nguyên tắc giúp bạn trau dồi và giữ vững thái độ học hỏi:

 

  1. Chữa căn bệnh mong đạt đến đích. Một số người thường ngừng học hỏi sau khi họ đã đạt được một mụ tiêu nào đó. Tiếp tục tiến lên và đưa thêm vào những mục tiêu mới, bạn sẽ đạt được từng cái một
  2. Sẵn sàng trả giá cho thành công. Hãy vượt qua thành công của bạn, đừng tự mãn. Hãy sẵn sàng hi sinh để đạt được thành công.
  3.  Bỏ qua những lối tắt. Khi mong muốn phát triển trong một lĩnh vực nhất định, hãy tính ra bạn cần bỏ ra  những gì, cần trả giá như thế nào, sau đó hãy quyết tâm đầu tư cho nó.
  4. Đánh đổi sự tự cao của bạn. Để có thể không ngừng học hỏi thì bạn phải không sợ mắc lỗi và thừa nhận hiểu biết của chúng ta còn hạn hẹp.
  5. Đừng bao giờ trả giá hai lần cho cùng một lỗi. Nếu bạn không học từ chúng, thì bạn sẽ buộc phải lặp lại chúng ở những lần sau.

Để cải thiện tính ham học hỏi của bạn, hãy thực hiện các khuyến nghị sau:

  • Quan sát cách bạn phản ứng với những lỗi lầm. Bạn có xin lỗi khi thích hợp không? Hãy quan sát chính mình và hỏi ý kiến của người bạn đáng tin tưởng.
  • Thử những cái mới.Thử thách giúp ta tiến bộ hơn. Nếu thật sự muốn bắt đầu phát triển.
  • Nghiên cứu lĩnh vực thế mạnh của bạn.Mỗi năm, hãy đọc 6 đến 12 cuốn sách lãnh đạo hay lĩnh vực chuyên môn của ban.

 

KẾT LUẬN:

Phẩm chất của nhà lãnh đạo. Lãnh đạo không phải là một câu lạc bộ dành riêng cho những người sinh ra để chỉ huy. Muốn làm nhà lãnh đạo, bạn phải có những phẩm chất được lĩnh hội và trau dồi qua thời gian. Kết hợp những phẩm chất đó với khát vọng và quyết tâm, thì không điều gì có thể ngăn bạn trở thành một nhà lãnh đạo. Đảm bảo tất cả mọi người đều hoàn thành công việc là tài năng của nhà quản lý. Khích lệ người khác làm việc tốt hơn là tài năng của nhà lãnh đạo. Dù bạn đang ở nắc thang lãnh đạo nào, cuốn sách bạn cầm trên tay cũng sẽ khích lệ bạn truyền cảm hứng cho người khác bằng sự tận tâm và tầm nhìn xa rộng của nhà lãnh đạo.

https://www.facebook.com/phanhieutcmiendong

http://aitech.edu.vn/hungngmd@gmail.com

VIỆN CÔNG NGHỆ QUẢN TRỊ Á CHÂU – TS. NGUYỄN VĂN HÙNG

 

 


[ad_2]
Source link

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *