5 CẤP ĐỘ LÃNH ĐẠO THEO JOHN MAXWELL VÀ CÁCH ĐỂ TRỞ THÀNH NHÀ LÃNH ĐẠO VĨ ĐẠI

[ad_1]

Description: https://www.saga.vn/uploads/%E1%BA%A2nh%20m%C3%B4%20t%E1%BA%A3/m%C3%B4_t%E1%BA%A3-01.jpg

NỀN TẢNG TRÌNH ĐỘ LÃNH ĐẠO

Cho dù chúng ta đang nói về một người đàn ông kinh doanh, một huấn luyện viên bóng đá hay một giáo viên; thì tựu chung lại họ đều là những nhà lãnh đạo. Nhưng ở cấp độ lãnh đạo nào, họ đối xử với nhân viên như thế nào, họ nghĩ gì về kết quả, thời hạn và nhiều thứ khác nữa? Mỗi nhà lãnh đạo quản lý ở cấp độ của mình. Theo John C. Maxwell, có năm cấp độ lãnh đạo. Maxwell là một tác giả người Mỹ nổi tiếng chuyên viết về sự lãnh đạo. Trong cuốn sách “The 5 Levels of Leadership”, ông mô tả 5 cấp bậc lãnh đạo hướng đến sự phát triển. Với cuốn sách này, ông muốn giúp các nhà lãnh đạo hiểu và tăng hiệu suất của họ.

5 CẤP ĐỘ LÃNH ĐẠO LÀ NHỮNG GÌ?

Cấp độ đầu tiên là điểm xuất phát của sự lãnh đạo. Đối với mỗi cấp độ, John Maxwell giải thích cách mà một nhà lãnh đạo tương ứng được xác định và cách người đó có thể làm để phát triển lên cấp độ cao hơn. Cấp bậc lãnh đạo với mỗi người là khác nhau và thậm chí liên quan đến loại hình doanh nghiệp và kinh nghiệm bản thân người lãnh đạo đã trải qua.

Các cấp độ bắt đầu với sự hiểu biết sâu sắc về các mối quan hệ cá nhân và sự kết nối với những kết quả đạt được. Từ đó, nó tiếp tục phát triển đến mức mà nhân viên tin tưởng vào tầm nhìn của lãnh đạo của họ. Kết quả là các nhà lãnh đạo sẽ đào tạo những người kế nhiệm họ một cách hợp lý. Nó kết thúc khi người lãnh đạo được nhìn nhận như một tấm gương cho những người xung quanh.Theo Maxwell, sau mỗi cấp độ, luôn luôn có khả năng phát triển hơn nữa.

Description: https://www.saga.vn/uploads/%E1%BA%A2nh%20Minh%20H%E1%BB%8Da/5_levels.jpg

1. VỊ TRÍ

Đây là điểm xuất phát của khả năng lãnh đạo. Đây là nơi một người nắm quyền lãnh đạo một doanh nghiệp, tổ chức mà không gặp phải bất cứ khó khăn nào. Bất cứ ai cũng có thể được bổ nhiệm vào chức vụ này. Vì lý do đó, khởi điểm này không giúp bạn hiểu gì về tố chất lãnh đạo của một cá nhân. Ở cấp độ này, người lãnh đạo hiếm khi hoặc thậm chí không có tầm ảnh hưởng đến người khác và anh ta chỉ lạm dụng chức vụ của mình để ép mọi người làm việc. John Maxwell lập luận, lối diễn đạt “nỗi cô đơn trên đỉnh cao quyền lực” là điển hình cho mức độ lãnh đạo này; nhân viên không coi người lãnh đạo như một người họ có thể tin tưởng mà chỉ là người cùng thảo luận vấn đề mà thôi. Nhân viên làm việc dưới trướng một nhà lãnh đạo như thế thường không cảm thấy được khích lệ, từ đó có xu hướng tránh mặt sếp và thậm chí là cân nhắc thôi việc.

Mức độ này là phổ biến trong các công ty đang trong giai đoạn phát triển. Các phòng ban đang mở rộng quy mô và điều đó có nghĩa là nhu cầu về quản lý cũng tăng. Thông thường, một trong số những nhân viên tại phòng đó được trao quyền lãnh đạo như một phần thưởng. Tình trạng này xảy ra vì người lãnh đạo có ít hoặc không có kinh nghiệm, chưa kể đến việc anh ta là ai và anh ta quản lý nhân viên của mình như thế nào. Chỉ khi nhà lãnh đạo mới nhận ra rằng lạnh đạo không chỉ là một danh hiệu, anh ta sẽ phát triển đến cấp độ cao hơn. Do đó, mức này là một điểm khởi đầu tốt để trải nghiệm và học cách lãnh đạo.

2. SỰ CHO PHÉP

Cấp độ này nói về những mối quan hệ mà người lãnh đạo xây dựng. Nó cũng giống như anh ta được phép thể hiện như một nhà lãnh đạo; anh ta là một người đáng tin cậy và nhân viên có khuynh hướng đồng ý với những quyết định của anh ấy. Khi có mối quan hệ tốt với nhân viên, người lãnh đạo hiểu rằng sẽ dễ dàng khiến họ phấn đấu nhiều hơn. Một phần động lực của họ xuất phát từ chính bản thân họ, nhưng cũng là kết quả của nhà lãnh đạo khi trao đi sự tin tưởng. Ngược lại, các nhân viên tin tưởng vào lãnh đạo của họ và những mục tiêu anh ta cố gắng. Các mối quan hệ tốt sẽ tăng cường tính hợp tác, củng cố lòng trung thành và sự tin tưởng lẫn nhau.

Một nhà lãnh đạo ở cấp độ này thể hiện sự quan tâm chân thành đến các đồng nghiệp, nhân viên của mình và hiểu họ một cách tốt hơn. Mọi đồng nghiệp và nhân viên có cuộc sống gia đình, các vấn đề về sức khoẻ, và sở thích cá nhân đáng được quan tâm. Bạn nên khôn ngoan khi khen ngợi các đồng nghiệp và nhân viên, và đưa ra những lời khuyên tốt nhất, đúng nhất dành cho họ. Việc xây dựng một mối quan hệ tốt, dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau, dẫn đến không khí làm việc dễ chịu và tinh thần đồng đội. Tuy nhiên, nó không phải lúc nào cũng dẫn đến kết quả tích cực. Điều đó đòi hỏi sự phát triển đến trình độ lãnh đạo cấp 3.

3. SẢN XUẤT

Khả năng lãnh đạo có thể đo lường được qua những kết quả đã đạt được. Một nhà lãnh đạo thực sự có ý nghĩa gì đối với công ty? Thực tế là cấp độ này xuất hiện sau khi xây dựng mối quan hệ cá nhân tốt, đồng thời, các đồng nghiệp và nhân viên là yếu tố rất quan trọng để đạt được kết quả khả quan. Chỉ khi nào một nhóm có thể cùng nhau thực hiện các bước nhỏ, tin tưởng lẫn nhau, thì sẽ đạt được kết quả khả quan. Khi nhân viên chỉ được nói là hãy làm việc chăm chỉ đi mà không hề có sự quan tâm hay sự thông cảm đối từ phía lãnh đạo, thì có nguy cơ họ sẽ bị bào mòn. Các nhà lãnh đạo ở cấp độ này sử dụng các mối quan hệ tốt của họ để thực tế hóa tầm nhìn của chính mình. Như vậy, điều quan trọng là một nhà lãnh đạo làm thế nào để mọi người trong công ty hiểu về tầm nhìn của mình, vì vậy mọi người có thể cùng hành động.

Nhà lãnh đạo này được yêu thích bởi những người trong đội của mình. Nhưng nó cũng ẩn chứa nhiều nguy hiểm. Nếu vị lãnh đạo này có được vị trí khác trong công ty, có thể nhóm sẽ tan rã. Rốt cuộc, nhân viên phụ thuộc vào hướng dẫn mà họ thường nhận được từ vị sếp trực tiếp của mình . Để tránh mất đồng đội khi trong tình huống như vậy, thì khả năng lãnh đạo sẽ phát triển đến mức độ lãnh đạo thứ tư.

4. PHÁT TRIỂN MỌI NGƯỜI

Ở cấp độ quản lý này, bạn cần tập trung vào sự thúc đẩy và phát triển nhân viên. Các nhà lãnh đạo ở cấp độ thứ tư này rất quan trọng với sự phát triển của công ty. Nhà lãnh đạo này nghĩ rằng điều quan trọng là đào tạo nhân viên của mình. Đó là lý do tại sao anh ta giao việc cho họ. Bằng cách ủy thác công việc, anh ta giúp họ tự tin hơn và cho họ cơ hộ phát triển bản thân. Sự tự tin này phải được thể hiện thật chân thật và rõ ràng với nhân viên. Theo John Maxwell, nhà lãnh đạo cấp 4 dành khoảng 80% thời gian của mình để huấn luyện cho các đồng nghiệp và nhân viên, và chỉ dành 20% để phát triển năng suất của chính mình. Khác với nhà lãnh đạo cấp 3, nhà lãnh đạo ở cấp này học cách cho đi. Việc tập trung vào các kết quả có tầm quan trọng thứ yếu.

Thách thức chính đối với các nhà lãnh đạo ở cấp độ này là đưa sự phát triển của người khác lên hàng đầu, trên cả lợi ích của họ. Các nhà lãnh đạo càng có nhiều phẩm chất tốt, thì điều này càng tốt cho sứ mệnh và tầm nhìn của tổ chức. Các nhà lãnh đạo mới được đào tạo, điều này khiến cho các đội năng suất hơn. Hơn nữa, những nhân viên mới được đào tạo sẽ luôn đánh giá cao những gì lãnh đạo đã làm cho họ. Một số trong số những “mối quan hệ cố vấn” có thể kéo dài suốt cuộc đời.

5. ĐỈNH CAO

Các nhà lãnh đạo ở cấp độ này đã đạt đến đỉnh cao của những gì có thể. Vị thế của anh ta dựa trên nền tảng của sự tôn trọng. Các nhân viên và đồng nghiệp của anh ta đánh giá cao lãnh đạo của mình đến mức coi anh ta như một tấm gương để noi theo. Anh ta là kiểu nhà lãnh đạo sẽ khiến nhân viên nhớ mãi kể cả khi anh ta đã rời đi, với họ, anh ta như thể một huyền thoại. Từ cấp thứ 4, một nhà lãnh đạo sẽ luôn đào tạo được một lứa những người lãnh đạo mới trong công ty, điều chắc chắn sẽ tạo nên thế hệ lãnh đạo mới.

Việc sử dụng 5 kiểu nhà lãnh đạo có thành công rực rỡ cũng tạo ra 5 cấp bậc doanh nghiệp. Ví dụ, nhà sản xuất bia Heineken và công ty công nghệ Philips đã thành công thông qua nghiên cứu và đổi mới. Các nhà sáng lập là các nhà lãnh đạo cấp 5 điển hình, những người đã để lại danh tiếng tốt nhờ sự cống hiến của họ.

TÍCH LŨY

Tăng trưởng từ cấp độ này sang cấp độ khác sẽ diễn ra chậm nhưng đều đặn. Tuy nhiên điều quan trọng là phải bắt đầu ở cấp độ đầu tiên; từ đó các nhà lãnh đạo có thể phát triển và cải tiến từng ngày, cho phép họ tiến bước tới cấp độ tiếp theo. Tất cả các cấp được xây dựng trên nền tảng của nhau và do đó phải tích lũy từng chút một. Một nhà lãnh đạo vẫn sẽ sử dụng các kỹ năng anh ta có ở cấp 2 sau khi đạt đến cấp độ 3. Chỉ khi nào anh ấy đạt hiệu quả ở cấp độ thứ 2, anh ta mới có thể bước lên cấp 3. Bằng cách này, không có kiến ​​thức hoặc kinh nghiệm nào bị mất và người lãnh đạo có thể tiếp tục cải thiện bản thân.

NGUỒN : THEO SAGA.VN

 

PHẦN B: LÃNH ĐẠO CẤP ĐỘ 5 – CÔNG CỤ ĐỂ KIỂM TRA NGƯỜI LÃNH ĐẠO CỦA MÌNH .

 

1) Cấp độ 1 : Bạn có VỊ TRÍ & từ khóa ở đây là QUYỀN .

 

 – Mọi người theo bạn bởi vì bạn có QUYỀN , vì bạn là người trả lương cho người khác . Có rất nhiều người được ngồi vào vị trí cấp cao & TỰ NGỘ NHẬN mình là Lãnh Đạo nhưng họ đâu có hiểu rằng họ chỉ ngồi vào VỊ TRÍ LÃNH ĐẠO chứ không phải là LÃNH ĐẠO. 

 – Điển hình của phong cách lãnh đạo theo cấp độ 1 là lúc nào cũng áp đặt, người đứng đầu luôn đưa ra Ý Tưởng & áp đặt bên dưới theo hệ thống quy trình , chính sách thưởng phạt . Và người bên dưới sau một thời gian làm việc , người bên dưới thấy mình NGU DẦN ĐỀU , không gia tăng được GIÁ TRỊ BẢN THÂN, họ dần dần bị phụ thuộc vào người đứng đầu vì họ chỉ biết làm theo quy trình ( QUY TRÌNH = LÀM CÁI GÌ + :LÀM NHƯ THẾ NÀO ) . Và chính vị họ không hiểu được TẠI SAO phải làm thế ( BIG WHY), không được đóng góp ý tưởng & cái đầu dần dần hình thành thói quen chỉ biết thừa lệnh , cho đến khi bị khai thác hết giá trị & họ bị người đứng đầu hoặc tổ chức sa thải ( VẮT CHANH BỎ VỎ ).

  Đấy là lý do mình luôn luôn khuyên các bạn đừng bao giờ làm việc mà quên đi việc ” PHÁT TRIỂN GIÁ TRỊ BẢN THÂN “, phải thật giỏi để sếp nó phải nịnh mình, sao mình phải nịnh sếp. Đời minh nằm trong tay mình , sao lại cứ phải phụ thuộc vào người khác nhỉ , đó chính la tư duy của bất kỳ người thành công nào

 2) Cấp độ 2 : SỰ CHO PHÉP & từ khóa ở đây là ” MỐI QUAN HỆ ” .

  John C. Maxwell đã phân tích rất sâu ” NỀN TẢNG CỦA LÃNH ĐẠO , CHÍNH LÀ MỐI QUAN HỆ !” .

 Ở cấp độ này, mọi người theo bạn bởi vì họ muốn thế, bởi vì bạn đã gây dựng được NIỀM TIN đối với người xung quanh. Niềm Tin ở đây chính là CON NGƯỜI BẠN ĐÁ TRỞ THÀNH, sự nhất quán giữa lời nói & hành động của bạn trước những người xung quanh. Họ có thấy bạn tận tâm với họ không , hay bạn chỉ coi họ là công cụ để đạt được mục tiêu .

 3) Cấp độ 3 : HIỆU QUẢ LÀM VIỆC  & từ khóa ở đây là KẾT QUẢ .

 Ở cấp độ này, mọi người theo bạn bởi vì những gì BẠN ĐÃ LÀM CHO TỔ CHỨC. Họ nhìn thấy kết quả bạn tạo ra, họ tin tưởng & theo bạn . Ở cấp độ này, mọi người nhìn thấy kết quả mà bạn tạo ra, họ thấy bạn là người đã dẫn dắt tổ chức đạt được những thành tựu xuất sắc cho tổ chức. Và có một điều xuất hiện ở cấp độ 3 đó chính là – ĐỘNG LỰC hay LỰC ĐẨY – Tất cả những người trong tổ chức đều có cảm giác của sự chiến thắng, họ có ĐỘNG LỰC, NIỀM TIN về một VIỄN CẢNH, TẦM NHÌN tương lai.

Đa số những người đứng đầu các tổ chức không hiểu được điều này nên tổ chức của mình không thể lột xác để trở thành các tập đoàn lớn được .

 4) Cấp độ 4 : PHÁT TRIỂN BẢN THÂN & Từ khóa ở đây là PHÁT TRIỂN NGUỒN LỰC, TÁI SẢN XUẤT NĂNG LỰC CỦA ĐỘI NHÓM .

 Ở cấp độ này, mọi người theo bạn không phải những gì bạn làm cho tổ chức mà là  những gì bạn ĐÃ & ĐANG LÀM CHO NGƯỜI BÊN DƯỚI của mình. Bạn là người thay đổi cuộc đời họ, giúp họ nhận ra ĐIỂM MẠNH, ĐIỂM YẾU để họ tối đa hóa GIÁ TRỊ BẢN THÂN, có THÁI ĐỘ, KIẾN THỨC, KỸ NĂNG tốt hơn & quan trọng nhất là trở thành một con người tự do, hoàn toàn chủ động & làm chủ cuộc đời mình. 

 Ở cấp độ này, một từ khóa xuất hiện, đó chính là  “LOYALTY ” , mọi người theo bạn chứ không phải theo tổ chức bởi vì bạn chính là người đã thay đổi toàn bộ cuộc đời họ . 

 5) Cấp độ 5 : VĨ NHÂN & từ khóa ở đây chính là SỰ KÍNH TRỌNG.

 Nếu bạn dành ra cả cuộc đời, tập trung vào việc lãnh đạo ở cấp độ 2, 3 & đặc biệt là 4, thì một ngày nào đó bạn sẽ tạo ra một thế hệ các bạn trẻ thành công & thành đạt & lúc đó mọi người sẽ tự đưa bạn lên cấp độ 5 – Đó chính là SỰ KÍNH TRỌNG như Bác Hồ & Bác Giáp – 2 người duy nhất chiếm trọn được tất cả trái tim của dân tộc .

 Những người được người khác kính trọng như Jim Rohn, John C Maxwell, Brian Tracy … là những ví dụ điển hình.

 Tổng hợp tài liệu tham khảo  INTERNET.

https://www.facebook.com/phanhieutcmiendong

http://aitech.edu.vn/hungngmd@gmail.com

VIỆN CÔNG NGHỆ QUẢN TRỊ Á CHÂU – TS. NGUYỄN VĂN HÙNG

 


[ad_2]
Source link

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *