[ad_1]
PHẦN A: 5 CẤP ĐỘ NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO: BẠN ĐỨNG Ở ĐÂU ?
“Năng lực lãnh đạo của tôi đang ở mức nào và tôi phải tiến lên như thế nào đây?” – Câu hỏi tồn tại trong đầu của rất nhiều nhà lãnh đạo này đã được John Maxwell giải đáp trong cuốn sách của ông.
Base Resources – John C. Maxwell là chuyên gia hàng đầu thế giới về lãnh đạo, huấn luyện viên và tác giả đã bán được trên 21 triệu cuốn sách. Ông là người sáng lập nên The John Maxwell Company và EQUIP – một tổ chức phi lợi nhuận đã đào tạo gần 6 triệu lãnh đạo đến từ 177 quốc gia trên toàn thế giới.
Để lãnh đạo tốt, bạn phải nắm bắt nhu cầu cải thiện năng lực liên tục của mình. Cuốn sách “5 Cấp Độ Lãnh Đạo” sẽ cung cấp GPS lãnh đạo – giúp bạn định vị mình đang ở đâu và biết bạn đang đi đâu trong hành trình của mình, từ đó có thể vạch tiếp chiến lược để phát triển bản thân hơn nữa.
Trước hết: Nhà lãnh đạo là chủ doanh nghiệp hay nhà quản lý?
Câu trả lời là đều không phải. Khái niệm “Nhà lãnh đạo” hay bị nhầm lẫn với nhiều khái niệm khác. Người ta thường đánh đồng nhà quản lý, giám đốc hay chủ doanh nghiệp với nhà lãnh đạo, thực chất những đối tượng này là hoàn toàn khác nhau.
Theo Maxwell thì định nghĩa nhà lãnh đạo đơn giản là “người có khả năng gây ảnh hưởng”. Dù nhìn nhận theo cách nào thì một nhà lãnh đạo phải đảm bảo được 3 yếu tố: khả năng tạo tầm nhìn, khả năng truyền cảm hứng và khả năng gây ảnh hưởng.
Bất kì một vai trò, một chức vụ nào cũng đều có những phương thức để đo tầm ảnh hưởng và hiệu quả, lãnh đạo cũng không phải là một ngoại lệ. 5 cấp độ sau đây có thể được coi là thước đo để đánh giá sự thành công của một nhà lãnh đạo.
5 cấp độ lãnh đạo – Làm thế nào để thành công ở mỗi cấp độ?
Cấp độ 1: Chức vị
Từ khóa: “Quyền hành” – Mọi người đi theo bạn vì họ buộc phải theo
Đây là cấp thấp nhất — xuất phát điểm dành cho tất cả những ai đã, đang, và sẽ trở thành một nhà lãnh đạo. Sau một thời gian cống hiến, đem lại nhiều lợi nhuận cho công ty, bạn bắt đầu được thăng tiến lên một vị trí cao hơn. Bạn bắt đầu sở hữu những nhân viên của riêng mình, cùng với áp lực cao hơn.
Đặc điểm: Bạn chỉ đơn giản khiến người khác nghe theo vì bạn có chức vị cao hơn, dựa vào các quy tắc, quy định, chính sách và biểu đồ tổ chức để kiểm soát nhân viên. Điển hình của phong cách lãnh đạo theo cấp độ 1 là hay áp đặt bên dưới theo hệ thống quy trình, chính sách thưởng phạt. Sau một thời gian làm việc, nhân viên dần bị phụ thuộc vào người đứng đầu vì chỉ biết làm theo quy trình (làm cái gì và làm như thế nào) và họ cũng không hiểu được tại sao phải làm thế, cho đến khi bị khai thác hết giá trị & bị sa thải.
Lãnh đạo cấp 1 kiểm soát nhân viên bằng cách áp đặt các chính sách và quy trình
Nhiều người ngồi ở vị trí cấp cao, có “quyền” – thực chất họ chỉ ngồi vào Vị trí Lãnh đạo chứ không phải là Lãnh đạo. Việc ở lại vị trí này lâu dài sẽ khiến cho cấp dưới không nể phục, không có được sự tận tụy, khả năng và trách nhiệm của nhân viên.
Bạn cần làm gì để có thể tiến lên các cấp độ cao hơn?
- Hiểu rõ công việc của bản thân và giá trị cốt lõi doanh nghiệp, lan tỏa giá trị cốt lõi cho các thành viên trong công ty.
- Thể hiện năng lực bằng cách gánh vác trách nhiệm, làm tốt công việc hiện tại và có những ý tưởng sáng tạo để thay đổi và cải tiến
- Phát triển tinh thần, thể chất và quan hệ.
- Học cách lắng nghe nhân viên, xây dựng các mối quan hệ, luôn có thái độ giúp đỡ và sẵn sàng “phục vụ”.
- Hạn chế sử dụng những quy định quá chặt chẽ và cứng nhắc để kiểm soát nhân viên và công việc.
Cấp độ 2: Sự chấp thuận
Từ khóa: Mối quan hệ – Mọi người theo bạn vì họ muốn vậy
Maxwell đã phân tích rất sâu: “Nền tảng của lãnh đạo chính là các mối quan hệ”. Khi một nhà lãnh đạo học cách vận hành mọi thứ bằng cách có được sự đồng thuận, mọi thứ sẽ dần thay đổi. Nhân viên của bạn sẽ chủ động làm nhiều hơn thay vì chỉ tuân thủ các mệnh lệnh của cấp trên. Bước tiến lớn nhất đạt được trong cấp độ này chính là việc bạn đã kết nối được mọi người với nhau, hòa nhập với cấp dưới của mình, và khiến họ muốn nghe theo bạn.
Đặc điểm: Ở cấp độ này nhà lãnh đạo đã gây dựng được niềm tin đối với người xung quanh. Niềm tin ở đây chính là sự nhất quán giữa lời nói và hành động của bạn trước nhân viên. Đồng thời, nhân viên cũng sẽ quan sát xem bạn có tận tâm với họ không hay chỉ coi họ là công cụ để đạt được mục tiêu. Khi mọi người cảm thấy được quan tâm, bản thân có giá trị và được tin cậy, họ sẽ bắt đầu chủ động làm việc cùng với người lãnh đạo. “Mọi người chỉ đi cùng các nhà lãnh đạo phù hợp với họ”.
Niềm tin chính là cốt lõi trong việc tạo dựng các mối quan hệ
Không một nhà lãnh đạo nào trên thế giới có thể thành công bằng cách làm việc một mình. Tạo dựng được các mối quan hệ sẽ chuyển đổi việc mọi người nghe theo bạn từ “họ phải theo” thành “họ muốn theo”. Tuy nhiên Maxwell cũng cảnh báo không nên ở lại quá lâu ở cấp độ này, bởi “Ở lại quá lâu sẽ khiến những người có động lực cao trở nên hiếu động không cần thiết”.
Vài gợi ý sau có thể giúp bạn tiến lên cấp độ tiếp theo:
- Tiếp tục giữ nhân sự bằng sự chân thành và các chính sách tốt: Thấu hiểu nội tâm của mọi người; Công bằng và minh bạch – mọi người đều có lợi;…
- Tìm cách giúp nhân viên làm việc với bạn hiệu quả hơn
- Bắt đầu xây dựng đội ngũ lãnh đạo vững chắc.
- Tạo một tầm nhìn chung và bắt đầu xây dựng kế hoạch để phân bổ nguồn lực.
- Phải kiên nhẫn vì có thể sẽ phải mất 3 – 5 năm để đạt được cấp độ tiếp theo.
Cấp độ 3: Định hướng kết quả
Từ khóa: Kết quả – Mọi người theo bạn vì những gì bạn đã làm cho tổ chức/đội nhóm
Ở cấp độ này, khả năng lãnh đạo được đo lường bằng kết quả họ tạo ra cho doanh nghiệp giúp xác định những nhà lãnh đạo thực sự với những người chỉ có vị trí lãnh đạo. Để đến được cấp độ này, nhà lãnh đạo cần phải thực sự chứng tỏ được năng lực của bản thân, bởi “nỗ lực phấn đấu” bây giờ không còn là đủ. Nhân viên nhìn thấy kết quả bạn tạo ra, họ tin tưởng và tự nguyện đi theo bạn.
Đặc điểm: Nhà lãnh đạo cấp độ 3 sở hữu những đặc điểm tích cực như sự kỷ luật tự giác, đạo đức làm việc, cách tổ chức và kỹ năng chuyên môn. Nhân viên nhìn thấy kết quả mà bạn tạo ra, họ thấy bạn là người đã dẫn dắt tổ chức đạt được những thành tựu xuất sắc. Và có một điều xuất hiện ở cấp độ 3 đó chính là – ĐỘNG LỰC – tất cả những người trong tổ chức đều có cảm giác của sự chiến thắng, họ có động lực, niềm tin về một viễn cảnh tương lai tốt đẹp.
Kết quả lãnh đạo cấp độ 3 đem lại cho doanh nghiệp là nguồn động lực để nhân viên tự nguyện đi theo bạn
Chiến lược giúp bạn đạt cấp độ 4 là gì?
Cấp độ 3 đã đánh dấu việc bạn thực sự trở thành một nhà lãnh đạo tốt. Sự nhấn mạnh ở đây là về năng suất cá nhân và doanh nghiệp. Khả năng tạo nhóm, bộ phận hoặc tổ chức năng suất cao cho thấy khả năng lãnh đạo cao hơn so với hầu hết những người khác. Nhưng để đạt được cấp độ lãnh đạo cao hơn, tạo ra các tổ chức ưu tú, các nhà lãnh đạo phải chuyển từ nhà sản xuất sang nhà phát triển con người. Tại sao vậy? Bởi vì mọi người là tài sản đáng giá nhất của bất kỳ tổ chức nào.
- Ý thức được nguồn nhân lực luôn quan trọng hơn quy trình: Lên kế hoạch đầu tư phát triển năng lực nhân viên, tập trung nỗ lực lãnh đạo 20% số nhân viên hàng đầu của bạn.
- Hãy sẵn sàng thực hiện các quyết định khó khăn: Chuyển những người không hiệu quả sang các vị trí khác, nơi khả năng của họ có thể được sử dụng tốt hơn hoặc sa thải nếu họ không hợp làm việc với doanh nghiệp của bạn.
- Xây dựng và hoàn thiện việc đào tạo một đội ngũ lãnh đạo kế tiếp bằng cách để họ theo sát, học hỏi, và cuối cùng là để họ tự làm và bạn sẽ là người ở bên hướng dẫn những lúc thực sự cần thiết.
Cấp độ 4: Phát triển nhân lực
Từ khóa: Phát triển nguồn lực và sự trung thành – Mọi người đi theo bạn vì những gì bạn làm cho họ
Nếu mong muốn tổ chức của bạn luôn phát triển và vững mạnh trong tất cả các giai đoạn, cấp độ 4 chính là mức bạn cần phải đạt được. Các nhà lãnh đạo đầu tư thời gian, năng lượng, tiền bạc và tư duy của họ vào việc phát triển giúp những người khác làm lãnh đạo. Việc phát triển nhân lực không chỉ đơn thuần nằm ở cách sắp xếp các vị trí nhân sự một cách hợp lý để phát huy tối đa khả năng của từng cá nhân, mà nó còn nằm ở việc có thể tạo ra được các thế hệ lãnh đạo tiếp theo.
Đặc điểm: Ở cấp độ này, mọi người theo bạn không phải những gì bạn làm cho tổ chức mà là những gì bạn đã và đang làm cho nhân viên của mình. Bạn gần như là người thay đổi cuộc đời họ, giúp họ nhận ra điểm mạnh và điểm yếu để tối đa hóa giá trị bản thân, có thái độ, kiến thức và kỹ năng tốt hơn, quan trọng nhất là trở thành một con người tự do, hoàn toàn chủ động & làm chủ cuộc đời mình. Những bài học, những kinh nghiệm, những đóng góp mà bạn dành cho nhân viên bây giờ đã trở thành những yếu tố tiên quyết để mọi người đi theo bạn, ủng hộ bạn.
Phát triển nhân sự lúc này là mối quan tâm lớn nhất của nhà lãnh đạo cấp độ 4
Những nhà lãnh đạo đạt đến cấp độ 4 thường sẽ không dừng lại ở đây. Họ muốn những giá trị và ảnh hưởng mình thậm chí còn vượt xa khỏi doanh nghiệp và lĩnh vực mình đang làm việc.
Bằng cách nào?
Nếu bạn dành ra cả cuộc đời, tập trung vào việc lãnh đạo ở cấp độ 2, 3 & đặc biệt là 4, thì một ngày nào đó bạn sẽ tạo ra một thế hệ các bạn trẻ thành công và lúc đó mọi người sẽ tự đưa bạn lên cấp độ 5:
- Hãy kiên định, giữ nguyên lý tưởng và những giá trị cốt lõi mà bạn đang theo đuổi.
- Chia sẻ rộng rãi kiến thức và trí tuệ, những bài học, kinh nghiệm mà bạn có được qua sự nghiệp của mình
- Tiếp tục dẫn dắt và đạo tạo đội ngũ lãnh đạo chủ chốt thay thế bạn.
- Tạo một kế hoạch kế tiếp để phát triển lý tưởng của bạn.
Cấp độ 5: Đỉnh cao
Từ khóa: Đỉnh cao – Mọi người đi theo bạn vì bạn là ai và bạn đại diện cho điều gì
Hiếm người lãnh đạo đạt đến Cấp 5 – không chỉ vì lãnh đạo ở cấp độ này là một đỉnh cao trên bốn cấp độ khác, nó đòi hỏi cả một mức độ cao về kỹ năng và một số khả năng lãnh đạo tự nhiên. Không cần nhiều lời giải thích cho cấp độ này. Đơn giản là mọi người nghe thấy tên bạn, biết bạn đại diện cho tổ chức nào, và đi theo sự lãnh đạo của bạn vô điều kiện. Đây chính là cấp độ cao nhất trong thang đo nghệ thuật lãnh đạo của Maxwell.
Cấp độ 5 – cấp độ cao nhất của một nhà lãnh đạo
Đặc điểm: Các nhà lãnh đạo đỉnh cao nổi bật so với những người khác và dường như mang lại thành công ở bất cứ nơi nào họ đến. Lãnh đạo ở cấp độ cao này nâng cao toàn bộ tổ chức và tạo ra một môi trường mang lại lợi ích cho mọi người, góp phần vào sự thành công của họ. Với lòng biết ơn và khiêm tốn, họ nên phát triển càng nhiều nhà lãnh đạo càng tốt, giải quyết càng nhiều thách thức lớn càng tốt, và mở rộng tầm ảnh hưởng của họ để tạo sự khác biệt tích cực ngoài doanh nghiệp và lĩnh vực mà họ làm việc.
Maxwell cho rằng “Chỉ những nhà lãnh đạo đã dành nhiều năm phát triển con người và tổ chức mới có khả năng chạm đến cấp bậc này”. Hiển nhiên để đạt được đến cấp độ này là vô cùng khó khăn, và trên thực tế thì chỉ có số ít những nhà lãnh đạo có thể gây được tầm ảnh hưởng rộng lớn đến vậy. Tuy nhiên thành quả mà nó đem lại sẽ thực sự vô cùng tuyệt vời, khi bạn trở thành biểu tượng của một tổ chức, hay đại diện cho một giá trị riêng biệt.
Để trở thành nhà lãnh đạo cấp độ 5
Jim Rohn, John C Maxwell, Brian Tracy,… là một vài ví dụ điển hình của những nhà lãnh đạo cấp độ 5. Chúng ta đều biết để trở thành vĩ đại như vậy đều cần sự đam mê, một quá trình nỗ lực không ngừng nghỉ và – tất nhiên – một chút may mắn. Nhưng nếu thực sự muốn, không có gì là không thể.
“Lãnh đạo không đơn giản là một vị trí, nó là cả một quá trình phấn đấu” – John Maxwell
Trước tiên hãy nhớ rằng, không cần phải trải qua từng cấp độ để đạt được cấp độ 5 nhưng bạn cần phải sở hữu tất cả khả năng ở mỗi cấp để đạt được đến cấp độ cao nhất – Đỉnh cao. Dưới đây là một số chiến lược giúp bạn phát triển những phẩm chất để vươn tầm tới Lãnh đạo cấp độ 5:
1. Học cách khiêm tốn
Cuộc khủng hoảng tài chính 2007 – 2008 đã cho thấy nhiều ví dụ về cách các nhà lãnh đạo kiêu ngạo, tự tôn vinh đã hủy hoại các tổ chức của họ.
Lãnh đạo cấp độ 5 là những người khiêm tốn. Hãy tìm hiểu lý do tại sao khiêm tốn là quan trọng và hiểu thật rõ tại sao tính kiêu ngạo sẽ hủy hoại công sức của bạn. Ví dụ, bất cứ khi nào đội nhóm của bạn thành công, hãy có một niềm tin rằng điều này đến từ sự nỗ lực trong công việc của họ. Ngược lại, với tư cách là một nhà lãnh đạo, bạn cần phải chịu trách nhiệm về những nỗ lực của đội nhóm khi mọi thứ không đi đúng định hướng ban đầu.
2. “Biết” yêu cầu giúp đỡ
Lãnh đạo cấp độ 5 đôi khi bị nhầm lẫn là “yếu đuối” bởi vì họ yêu cầu giúp đỡ khi cần. Tuy nhiên, việc học cách yêu cầu giúp đỡ là một sức mạnh thực sự, bởi vì nó cho phép bạn kêu gọi ai đó có chuyên môn giỏi hơn giúp bạn giải quyết công việc. Kết quả? Toàn đội nhóm hoặc tổ chức đều đạt được mục tiêu, chứ không chỉ riêng bạn.
Câu nói của Guy Kawasaki “Những người hạng A tuyển dụng những người hạng A+, trong khi người hạng B tuyển dụng những người hạng C” hoàn toàn đúng. Nếu bạn đang tuyển dụng người hạng A +, tại sao bạn không tận dụng hết các kỹ năng của họ? Sự thật là nếu bạn có thể tuyển dụng những người A+ thành công và nhận được những điều tốt nhất từ họ, thì bạn đã trở thành người quản lý A+.
3. Chịu trách nhiệm
Thuộc tính hàng đầu của các Nhà lãnh đạo Cấp độ 5 là họ chịu trách nhiệm về mọi lỗi lầm hoặc thất bại của đội nhóm. Ý thức chịu trách nhiệm là thước đo giá trị, lòng dũng cảm và sức mạnh của bản thân.
Việc nhà lãnh đạo đổ lỗi cho người khác có thể gây ra hậu quả khôn lường. Trường hợp của Chip Wilson – cựu CEO của hãng đồ thể thao yoga nổi tiếng Lululemon là ví dụ điển hình. Tháng 10/2013, khách hàng của Lululemon phàn nàn rằng những chiếc quần legging họ mới mua được vài tuần đã bị giãn. Sau đó, trong một bài phỏng vấn trên Bloomberg, Wilson đổ lỗi quần giãn nhanh là do cơ thể người mặc. Trước đó, ông cũng từng đưa ra khá nhiều phát ngôn thái quá về phụ nữ, các vụ ly hôn và cả người Nhật Bản. Phải mất một thời gian dài doanh số của Lululemon mới tăng trưởng trở lại sau loạt scandal này.
4. Phát triển Kỷ luật
Một trong những bí quyết được coi là tinh hoa của những người thành công là việc rèn luyện thói quen kỷ luật bản thân. Hầu hết mọi người đánh đồng kỷ luật với mất tự do. Thực tế ngược lại, chỉ người có kỷ luật mới thực sự tự do. Người vô kỷ luật là nô lệ của tâm trạng, sự ham muốn và những xúc cảm mãnh liệt.
Ký luật là một trong những điều cốt lõi để phát triển bản thân
Lãnh đạo cấp độ 5 cực kỳ kỷ luật trong công việc của họ. Khi họ cam kết thực hiện một hành động, dù có gặp khó khăn thế nào, họ vẫn quyết tâm đi đến tận cùng con đường. Nếu trong thâm tâm bạn biết rằng mình đang đúng thì đừng để những người khác phản đối bạn hành động. Lắng nghe là quan trọng, nhưng đừng để sợ hãi ngăn cản bạn thực hiện, hoặc thay đổi một quyết định.
5. Tìm đúng người
Trong cuốn sách “Từ tốt đến vĩ đại”, tác giả Jim Collins cho rằng, về cơ bản công việc đầu tiên liên quan đến quản lý là “chọn đúng người vào đội, chọn đúng người vào các vị trí trong đội và loại bỏ những người đang ngồi nhầm chỗ.”
Lãnh đạo cấp độ 5 phụ thuộc vào những người xung quanh họ. Họ dành nhiều thời gian để tìm đúng người và giúp họ đạt được tiềm năng cực hạn.
6. Dẫn dắt với Đam mê
Một trong những tố chất quan trọng của người lãnh đạo tài ba chính là khả năng truyền cảm hứng làm việc cho nhân viên để họ có thêm động lực làm tốt công việc của mình. Chính yếu tố truyền lửa cho nhân viên sẽ kích thích niềm hứng khởi trong công việc của mỗi nhân viên, tạo nên nguồn năng lượng dồi dào, phát huy hiệu quả lao động và tạo niềm tin tưởng tuyệt đối từ phía đối tác, khách hàng bằng tinh thần làm việc hăng say của toàn tổ chức.
Đam mê là nguồn nhiên liệu cho nhà lãnh đạo đi được đến tận cùng con đường của mình
Các nhà lãnh đạo cấp độ 5 có đam mê về những gì họ làm và họ không ngần ngại thể hiện điều đó. Nếu có thể chứng minh cho các thành viên trong đội nhóm rằng bạn yêu và tin vào những gì bạn đang làm, họ cũng sẽ như vậy. Điều quan trọng là hãy tự tạo ra một tầm nhìn đầy cảm hứng cho chính bạn.
LỜI KẾT
John Maxwell cho rằng “Lãnh đạo không đơn giản là một vị trí, nó là cả một quá trình phấn đấu”, đồng thời nhấn mạnh khi bạn nâng được cấp độ lãnh đạo của mình, bạn sẽ tạo dựng được nhiều ảnh hưởng đến người khác hơn, dẫn đến sự nghiệp của bạn sẽ đạt một mức cao hơn.
Mỗi một cấp độ lãnh đạo đòi hỏi một sự nỗ lực khác nhau, càng lên cao thì độ dốc càng lớn. Một nhà lãnh đạo thực thụ chính là người khám phá được mình đang ở cấp độ nào đối với nhân viên để từ đó tìm ra cách dẫn dắt họ phù hợp nhất. Cương vị lãnh đạo luôn có sức ảnh hưởng nhất định và bạn chính là người nắm trong tay sức mạnh làm gia tăng ảnh hưởng ấy.
Một khi đã có cơ hội được nắm giữ quyền lực trong tay – đừng dừng lại – hãy đặt ra mục tiêu phấn đấu, luôn luôn cố gắng phát triển bản thân và đặt hết mọi nỗ lực vào công việc của mình.
PHẦN B: LÃNH ĐẠO CẤP ĐỘ 5 – CÔNG CỤ ĐỂ KIỂM TRA NGƯỜI LÃNH ĐẠO CỦA MÌNH .
1) Cấp độ 1 : Bạn có VỊ TRÍ & từ khóa ở đây là QUYỀN .
– Mọi người theo bạn bởi vì bạn có QUYỀN , vì bạn là người trả lương cho người khác . Có rất nhiều người được ngồi vào vị trí cấp cao & TỰ NGỘ NHẬN mình là Lãnh Đạo nhưng họ đâu có hiểu rằng họ chỉ ngồi vào VỊ TRÍ LÃNH ĐẠO chứ không phải là LÃNH ĐẠO.
– Điển hình của phong cách lãnh đạo theo cấp độ 1 là lúc nào cũng áp đặt, người đứng đầu luôn đưa ra Ý Tưởng & áp đặt bên dưới theo hệ thống quy trình , chính sách thưởng phạt . Và người bên dưới sau một thời gian làm việc , người bên dưới thấy mình NGU DẦN ĐỀU , không gia tăng được GIÁ TRỊ BẢN THÂN, họ dần dần bị phụ thuộc vào người đứng đầu vì họ chỉ biết làm theo quy trình ( QUY TRÌNH = LÀM CÁI GÌ + :LÀM NHƯ THẾ NÀO ) . Và chính vị họ không hiểu được TẠI SAO phải làm thế ( BIG WHY), không được đóng góp ý tưởng & cái đầu dần dần hình thành thói quen chỉ biết thừa lệnh , cho đến khi bị khai thác hết giá trị & họ bị người đứng đầu hoặc tổ chức sa thải ( VẮT CHANH BỎ VỎ ).
Đấy là lý do mình luôn luôn khuyên các bạn đừng bao giờ làm việc mà quên đi việc ” PHÁT TRIỂN GIÁ TRỊ BẢN THÂN “, phải thật giỏi để sếp nó phải nịnh mình, sao mình phải nịnh sếp. Đời minh nằm trong tay mình , sao lại cứ phải phụ thuộc vào người khác nhỉ , đó chính la tư duy của bất kỳ người thành công nào
2) Cấp độ 2 : SỰ CHO PHÉP & từ khóa ở đây là ” MỐI QUAN HỆ ” .
John C. Maxwell đã phân tích rất sâu ” NỀN TẢNG CỦA LÃNH ĐẠO , CHÍNH LÀ MỐI QUAN HỆ !” .
Ở cấp độ này, mọi người theo bạn bởi vì họ muốn thế, bởi vì bạn đã gây dựng được NIỀM TIN đối với người xung quanh. Niềm Tin ở đây chính là CON NGƯỜI BẠN ĐÁ TRỞ THÀNH, sự nhất quán giữa lời nói & hành động của bạn trước những người xung quanh. Họ có thấy bạn tận tâm với họ không , hay bạn chỉ coi họ là công cụ để đạt được mục tiêu .
3) Cấp độ 3 : HIỆU QUẢ LÀM VIỆC & từ khóa ở đây là KẾT QUẢ .
Ở cấp độ này, mọi người theo bạn bởi vì những gì BẠN ĐÃ LÀM CHO TỔ CHỨC. Họ nhìn thấy kết quả bạn tạo ra, họ tin tưởng & theo bạn . Ở cấp độ này, mọi người nhìn thấy kết quả mà bạn tạo ra, họ thấy bạn là người đã dẫn dắt tổ chức đạt được những thành tựu xuất sắc cho tổ chức. Và có một điều xuất hiện ở cấp độ 3 đó chính là – ĐỘNG LỰC hay LỰC ĐẨY – Tất cả những người trong tổ chức đều có cảm giác của sự chiến thắng, họ có ĐỘNG LỰC, NIỀM TIN về một VIỄN CẢNH, TẦM NHÌN tương lai.
Đa số những người đứng đầu các tổ chức không hiểu được điều này nên tổ chức của mình không thể lột xác để trở thành các tập đoàn lớn được .
4) Cấp độ 4 : PHÁT TRIỂN BẢN THÂN & Từ khóa ở đây là PHÁT TRIỂN NGUỒN LỰC, TÁI SẢN XUẤT NĂNG LỰC CỦA ĐỘI NHÓM .
Ở cấp độ này, mọi người theo bạn không phải những gì bạn làm cho tổ chức mà là những gì bạn ĐÃ & ĐANG LÀM CHO NGƯỜI BÊN DƯỚI của mình. Bạn là người thay đổi cuộc đời họ, giúp họ nhận ra ĐIỂM MẠNH, ĐIỂM YẾU để họ tối đa hóa GIÁ TRỊ BẢN THÂN, có THÁI ĐỘ, KIẾN THỨC, KỸ NĂNG tốt hơn & quan trọng nhất là trở thành một con người tự do, hoàn toàn chủ động & làm chủ cuộc đời mình.
Ở cấp độ này, một từ khóa xuất hiện, đó chính là “LOYALTY ” , mọi người theo bạn chứ không phải theo tổ chức bởi vì bạn chính là người đã thay đổi toàn bộ cuộc đời họ .
5) Cấp độ 5 : VĨ NHÂN & từ khóa ở đây chính là SỰ KÍNH TRỌNG.
Nếu bạn dành ra cả cuộc đời, tập trung vào việc lãnh đạo ở cấp độ 2, 3 & đặc biệt là 4, thì một ngày nào đó bạn sẽ tạo ra một thế hệ các bạn trẻ thành công & thành đạt & lúc đó mọi người sẽ tự đưa bạn lên cấp độ 5 – Đó chính là SỰ KÍNH TRỌNG như Bác Hồ & Bác Giáp – 2 người duy nhất chiếm trọn được tất cả trái tim của dân tộc .
Những người được người khác kính trọng như Jim Rohn, John C Maxwell, Brian Tracy … là những ví dụ điển hình.
PHẦN C: NHỮNG NĂNG LỰC CỦA CÁC NHÀ LÃNH ĐẠO KIẾN TẠO
Trong thời đại kinh tế tri thức, năng lực kiến tạo đóng vai trò tối quan trọng. Theo một nghiên cứu của PwC về sự đổi mới trên toàn cầu, các công ty của Mỹ đã dành ra 145 tỉ đô la cho công tác nghiên cứu và phát triển mỗi năm. Tuy vậy, việc cài đặt “năng lực kiến tạo ” vẫn luôn là một thách thức đối với các nhà lãnh đạo và toàn tổ chức của họ.
Trong một nghiên cứu của hãng Conference Board về thách thức mới đối với các nhà lãnh đạo ngày nay, 943 CEO đã xếp hạng “nguồn nhân lực” và “năng lực kiến tạo” là hai thách thức chiến lược lớn nhất đối với sự tăng trưởng của doanh nghiệp. “Năng lực kiến tạo” thực sự là khó khăn cốt lõi của hầu hết các tổ chức, và là khoảng cách năng lực mà tất cả thành viên đều cần được giải quyết – bắt đầu từ các nhà lãnh đạo cấp cao.
Dưới đây là 5 năng lực chung quan trọng nhất của các nhà lãnh đạo kiến tạo và các hành động tương ứng mà các nhà lãnh đạo khác có thể học hỏi để tối đa hóa năng lực kiến tạo của mình:
1. CHẤP NHẬN & QUẢN LÝ RỦI RO
Các nhà lãnh đạo kiến tạo có thang điểm về quản lý rủi ro cao hơn 25% so với các “đồng nghiệp” khác. Họ ưa thích trải nghiệm những cách tiếp cận mới. Đồng thời, họ cũng biết cách đưa ra hướng giải quyết hợp lý cho những kết quả tiêu cực tiềm ẩn. Khi rủi ro xảy đến, họ sẽ đưa ra các kế hoạch để giảm thiểu sự tác động tiêu cực và xác định phương hướng đối phó, thay vì rơi vào bế tắc.
Để phát triển kỹ năng quản lý rủi ro, nhà lãnh đạo cần:
– Liệt kê tối thiểu 8 ý tưởng cho những sáng kiến mới. Đánh giá xem đâu là những ý tưởng quan trọng nhất cho từng sáng kiến và xác định 5 cơ hội để thực hiện ngay lập tức trong công ty/tổ chức.
– Xác định, lên kế hoạch phòng ngừa rủi ro như là một phần của việc phát triển những định hướng chiến lược.
– Thay đổi cách tiếp cận từ suy nghĩ kỹ lưỡng tất tần tật mọi thứ sang hướng bắt đầu hành động dù chưa có tất cả câu trả lời và sẵn sàng điều chỉnh khi cần thiết.
– Tự đặt ra giới hạn thời gian để phân tích một tình huống cụ thể nhằm tránh việc phóng đại vấn đề.
– Dừng lại và nhìn kỹ vào rủi ro mất mát của mọi quyết định. Nếu có thể chịu trách nhiệm cho hậu quả của một quyết định, hãy dừng “phân tích” và tiến về phía trước.
2. TÌM CÁCH NGHĨ MỚI
Nhà lãnh đạo kiến tạo luôn thể hiện sự tò mò và mong muốn được hiểu biết thêm. Họ sẽ chủ động tìm hiểu những thông tin mới, thông qua đó thể hiện sự gắn kết và trung thành với những mục tiêu tối quan trọng của công ty. Điều này giúp họ lãnh đạo hiệu quả hơn và giúp kích thích cách nghĩ mới nơi những nhân viên khác.
Để thể hiện và phát triển trí tò mò, các CEO cần:
– Đánh giá kiến thức và kỹ năng hiện tại của mình, xem chúng sẽ giúp ích như thế nào cho việc đạt được các mục tiêu dài hạn.
– Tạo ra một môi trường học hỏi để khuyến khích các kiến thức, quan điểm mới.
– Kích thích các suy nghĩ mới bằng cách đánh giá những sai lầm, thất bại như những cơ hội để học hỏi. Sai lầm giúp bạn nhìn vào bên trong bản thân và thấy được những giới hạn của mình. Bằng cách tự nghiên cứu các hành vi đã thực hiện, bạn sẽ nhận ra và sửa đổi được các hành vi liên tục dẫn đến sai lầm.
– Dành thời gian cho các hoạt động phát triển, chẳng hạn như tham dự các lớp học, hội thảo.
3. TINH THẦN KIẾN TẠO
Nhà lãnh đạo cách tân luôn chủ động và tự tin. Họ biến những tình huống khó khăn thành cơ hội để thể hiện khả năng đưa ra quyết định và chịu trách nhiệm với những quyết định đó. Họ sẽ tập trung sự chú ý của mọi người trong các cuộc họp hoặc các cuộc thảo luận quan trọng, và họ không né tránh sự xung đột và các ý kiến khác biệt.
Để lãnh đạo với tinh thần kiến tạo, các CEO cần:
– Xem xét các lựa chọn thay thế khi đối mặt với một quyết định khó khăn, xác định và sẵn sàng chấp nhận rủi ro, chuẩn bị tâm thế trước những phản ứng của người khác.
– Tìm kiếm cơ hội để chia sẻ cảm xúc và ý kiến một cách chắc chắn và rõ ràng, kể cả khi có thể bị người khác phản đối.
– Nghĩ về sự khác biệt của sự quyết đoán và hung dữ. Bí quyết để quyết đoán là chia sẻ quan điểm của bản thân chứ không ép buộc người khác. Các nhà lãnh đạo quyết đoán có thể làm việc hiệu quả vì họ đưa ra các giải pháp có lợi cho nhiều bên và thể hiện sự tôn trọng dù họ không đồng ý với người khác.
– Học cách nhận ra và đánh giá cao phẩm chất lãnh đạo ở những người khác cũng như chính mình.
4. NẮM BẮT CƠ HỘI
Chủ động nắm bắt cơ hội và làm chủ thành công chính là một trong những kỹ năng quan trọng của các nhà lãnh đạo cách tân. Họ dự đoán những trở ngại tiềm ẩn trước khi hành động nhưng tránh phóng đại vấn đề. Họ có thể thay đổi các định hướng một cách nhanh chóng và tận dụng những cơ hội mới khi chúng xuất hiện.
Muốn nắm bắt các cơ hội tốt hơn, nhà lãnh đạo cần:
– Xem xét các vấn đề có liên quan đến việc tạo ra những cơ hội mới trong công ty. Học cách nhìn thấy lợi thế trong những tình huống thay đổi và những sự phát triển mới mẻ.
– Xem lại những cơ hội mình từng bỏ qua trong quá khứ. Chúng có điểm gì chung? Điều gì khiến bạn lo ngại về chúng?
– Thúc đẩy nỗ lực hợp tác bằng cách yêu cầu những nhân viên giỏi hỗ trợ mình trong các mục tiêu chung.
5. TẦM NHÌN CHO CHIẾN LƯỢC KINH DOANH
Nhà lãnh đạo cách tân thể hiện hiểu biết sâu sắc về những xu thế trong lĩnh vực mình hoạt động. Họ hiểu rõ về việc kinh doanh, thị trường, cơ sở khách hàng và xác định hiệu quả những cơ hội chiến lược cũng như mối đe dọa cho công ty/tổ chức. Từ đó họ xác định được “cống hiến độc đáo” của tổ chức mình –điểm quyết định chỗ đứng của doanh nghiệptrong thị trường.
Họ tích cực tham gia vào các cộng đồng, tổ chức dành cho lãnh đạo để hiểu thêm về môi trường bên ngoài. Họ có khả năng diễn đạt các cách tiếp cận của mình một cách thuyết phục để lèo lái doanh nghiệp tiến về phía trước.
Để phát triển khả năng nhìn xa trông rộng về chiến lược kinh doanh, các CEO cần phải:
– Tiến hành phân tích SWOT (điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức) dựa trên kiến thức. So sánh kiến thức của doanh nghiệp bạn với kiến thức của các đối thủ cạnh tranh và với kiến thức cần có để thực hiện chiến lược của doanh nghiệp mình.
– Thay vì chấp nhận các cơ hội học tập khi nó xảy đến, hãy thử tổ chức các hoạt động giúp mở rộng kiến thức ở những lĩnh vực được xem là chiến lược. Hãy bắt đầu bằng việc xác định những điều công ty/tổ chức của mình biết được về các yếu tố cạnh tranh quan trọng (như vì sao khách hàng mua sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn) và chủ động tạo ra cơ hội học hỏi xung quanh những yếu tố này.
– Thúc đẩy mọi người trong công ty cùng lập kế hoạch chiến lược.
– Xây dựng chiến lược trong nhiều năm tới, gồm các bước thực hiện cho chính mình và nhân viên nhằm phát triển kinh doanh. Phân tích mức độ thành công hiện tại và xem nó sẽ phù hợp như thế nào với các xu hướng có khả năng xảy đến trong tương lai.
Tóm lại, năng lực kiến tạo đóng vai trò then chốt đối với sự phát triển của doanh nghiệp trong thời đại kinh tế tri thức ngày nay. Việc rèn luyện các kĩ năng quan trọng để hình thành năng lực kiến tạo là nhiệm vụ thiết yếu với tất cả thành viên trong tổ chức, mà trước hết là các nhà lãnh đạo.
Theo Harvard Business Review
Tổng hợp tài liệu tham khảo INTERNET.
https://www.facebook.com/phanhieutcmiendong
http://aitech.edu.vn/; hungngmd@gmail.com
VIỆN CÔNG NGHỆ QUẢN TRỊ Á CHÂU – TS. NGUYỄN VĂN HÙNG
[ad_2]
Source link