[ad_1]
Cuộc sống luôn thay đổi, chỉ có chúng ta là rất ngại phải đổi thay, phải làm mới con người của mình. Người không thể thay đổi cách nghĩ chẳng thể thay đổi bất cứ điều gì. Thay đổi chẳng bao giờ dễ, nhưng luôn luôn có thể. Có những điều tôi không thể ép buộc. Tôi phải thích ứng. Có những lúc mà sự thay đổi lớn nhất cần đến là sự thay đổi góc nhìn. Thay đổi nhận thức đã là một bước rất khó, nhưng còn khó hơn nữa là mặc dù có những việc chúng ta nhận thức rất rõ ràng là không tốt cho bản thân nhưng chẳng chịu cải thiện bất cứ hành vi nào. Lười thì vẫn hoàn lười, trì hoãn thì vẫn tiếp tục trì hoãn… Trì hoãn là từ dùng để chỉ một thói quen hoặc một xu hướng tâm lý không muốn bắt tay vào làm một công việc cần làm ngay mà muốn kéo dài, hoãn lại đến một khoảng thời gian sau mới thực hiện. “Sống là không chờ đợi”. Hãy gạt bỏ những thứ làm trì hoãn cuộc sống của các bạn!
Bill Gates đã thành công nhờ từ bỏ thói quen trì hoãn. Để thành công với Microsoft – biểu tượng của giới công nghệ, tỷ phú đã phải từ bỏ nhiều thói quen xấu. Trong một sự kiện năm 2005 với tỷ phú Warren Buffett, Gates đã nói với sinh viên Trường Kinh doanh thuộc Đại học Nebraska-Lincoln rằng ông từng là người rất hay trì hoãn. Ông kể rằng mình có “thói quen rất xấu này” từ khi còn học ở Harvard. “Tôi thích cho mọi người thấy là tôi chẳng làm gì cả, tôi không đến lớp và cũng chẳng quan tâm”, ông nói. Nhưng đến phút cuối, khoảng 2 ngày trước bài kiểm tra, Gates mới nghiêm túc học hành và nhanh chóng chuẩn bị kiến thức. “Mọi người nghĩ việc đó thật buồn cười. Nhưng đúng là khi ấy tôi là kẻ nước đến chân mới nhảy”, ông nhớ lại. Dù vậy, khi bước chân vào giới kinh doanh sau này, Gates mới nhận ra đây là một thói
quen rất xấu và mất vài năm mới sửa được. Gates thừa nhận việc kinh doanh là một phép thử rất khắc nghiệt. “Sẽ chẳng có ai vỗ tay khen ngợi vì tôi đến phút cuối mới làm đâu”, ông nói. Kết quả là, ông cố gắng sửa thói quen này để giống với các sinh viên mà mình thấy trong trường – những người “luôn có tổ chức và hoàn thành đúng hạn”.
Ai cũng biết rõ những tật xấu của mình làm đời mình tệ đi như thế nào nhưng rồi tặc lưỡi thỏa hiệp bỏ qua cho xong. Thỉnh thoảng cũng năm lần bảy lượt hạ quyết tâm, nhưng đâu rồi cũng lại vào đấy. Thói quen có sức mạnh khủng khiếp – quyết định số phận của một con người là vậy. Orison Swett Marden nói rằng: “Một thói quen bắt đầu giống như một sợi chỉ vô hình, nhưng mỗi lần chúng ta lặp lại hành động là chúng ta làm cho sợi chỉ dày lên, thêm một sợi vào trước, rồi thành một cuộn dây thừng cột chặt tư tưởng và hành động của chúng ta mà không thể nào tháo gỡ”.
Khi sự việc được lặp đi lặp lại các thói quen, nhu cầu của bạn được đáp ứng thì bạn hoàn toàn không ý thức về việc này, nhưng khi các thói quen bị thay đổi, các cảm xúc tốt thường có không còn nữa thì bạn sẽ gặp vấn đề với các cảm xúc xấu do sự thiếu hụt cảm xúc tốt quen thuộc. Tất cả mọi người đều lệ thuộc nhiều thói quen, nhiều mối quan hệ trong cuộc sống hàng ngày. Tất cả chúng ta đều có xu hướng duy trì các thói quen, các mối quan hệ để tránh cảm xúc xấu và để có được các cảm xúc tốt.
Như vậy, bên cạnh việc giúp duy trì được sự ổn định đều đặn, tình trạng nghiện thói quen tạo nên hiện tượng “SỨC Ỳ TÂM LÝ”, làm cho cá nhân không muốn đổi mới, không muốn năng động hơn. Tạo ra lực cản cho sự cải tổ, sự đổi mới của các tổ chức, hạn chế sự tiến triển của việc học hành, của cách nghĩ sáng tạo. Ðiều này là một lý do cản trở sự phát triển ở trong tất cả các môi trường và các tổ chức.
Ngày nay, khoa học đã lý giải rất rõ vấn đề này, khi chúng ta làm việc gì đó theo thói quen, cơ thể sẽ tiết ra những hóa chất tạo thoải mái cho trí não, xoa dịu các cảm xúc, mang lại cảm giác an toàn. Đó chính là phần thưởng rất lớn để chúng ta tiếp tục làm và sống theo thói quen cũ. Theo bạn vì sao người ta mãi không thay đổi? Vì thiếu quyết tâm, thiếu động lực hay thiếu cảm hứng? Mà thực ra 3 cái đó cũng na ná nhau thôi mà, hãy cùng kiểm tra xem có phải không nhé! Có lần nào đó mà bạn tràn trề động lực cảm hứng, bạn quyết tâm thay đổi lắm… và vài hôm sau, mọi thứ lại đâu vào đó? Chắc chắn có, thậm chí nhiều là đằng khác. Động lực được xem như niềm hy vọng hay một sức mạnh khác giúp khởi đầu một hành động với nỗ lực tạo ra một kết quả cụ thể nào đó.
Tạo động lực cho bản thân và thúc giục người khác hành động. Khi đã hiểu rõ những nguyên tắc có thể tạo động lực cho mình, bạn sẽ hiểu rõ những nguyên tắc có thể tạo động lực cho người khác. Ngược lại, một khi hiểu rõ những nguyên tắc có thể tạo động lực cho người khác, bạn cũng sẽ hiểu rõ những nguyên tắc có thể tạo động lực cho chính bản thân mình.
Vì vậy, để thay đổi tận gốc một thói quen chưa tốt nào đó bạn phải tìm động cơ thật mạnh, phần thưởng thật lớn, hoặc nỗi sợ hãi thật khủng khiếp… đủ để bạn vượt qua được những bứt rứt, bực bội, đau đớn, khó chịu khi phải thực hiện những hành động tạo thói quen mới. Trong những lần đầu tiên bạn vượt qua được sự trì kéo của những nếp cũ bạn sẽ có đủ sức mạnh và niềm vui để tiếp tục duy trì hành động bởi chiến thắng bản thân cũng mang lại rất nhiều hưng phấn. Dần dần, sự khó chịu sẽ biến mất, nhường chỗ cho thoải mái vì thói quen mới đã bắt rễ trong bạn.
Bởi vì, Francis Bacon đã từng nói trong sách Bàn về thói quen: “Suy nghĩ của con người quyết định ở động cơ, lời nói quyết định ở học vấn và tri thức, mà hành động của con người lại đa phần quyết định ở thói quen”. Thực ra, hạnh phúc hay không hạnh phúc, quyết định bởi thói quen của bạn. Bồi dưỡng thói quen tốt, có thể cuộc đời của bạn sẽ thay đổi.
Tại sao thói quen lại có ảnh hưởng lớn như vậy ? Bởi vì “Sức mạnh thói quen lớn hơn rất nhiều so với lý trí”. Một khi thói quen đã hình thành, thì không cần dùng đến trí nhớ, nó sẽ phát huy một cách dễ dàng và tự nhiên.
Mấy năm trước, trong một buổi họp của những người từng đạt giải Nobel, nhà báo đã phỏng vấn nhà khoa học rằng: “Xin hỏi, ngài học được điều mà ngài cho là quan trọng nhất ở trường nào?”. Vị này bình tĩnh trả lời: “Ở trường mầm non?”. “Ngài học được điều gì ở trường mầm non”. “Tôi học được việc chia một nửa đồ của mình cho bạn, không phải đồ của mình thì không được cầm, trước khi ăn phải rửa tay, làm việc gì sai phải xin lỗi, sau khi ăn cơm phải nghỉ ngơi, phải quan sát kỹ thế giới tự nhiên”.
Câu trả lời bất ngờ của nhà khoa học cho ta thấy việc hình thành thói quen ngay từ nhỏ có ý nghĩa quyết định cuộc đời của một con người. Cho nên, tục ngữ Trung Quốc có câu: “3 tuổi nhìn lớn, 7 tuổi nhìn già”, câu này từ thói quen lúc nhỏ của trẻ có thể đoán được tương lai khi trẻ trưởng thành. Đương nhiên, việc hình thành những thói quen tốt của trẻ phải dựa vào cha mẹ và nhà trường mầm non. Vì vậy, việc đầu tiên cha mẹ và cô giáo ở trường mầm non giúp trẻ hình thành thói quen tốt.
Nếu chúng ta muốn thay đổi một thói quen, chỉ có một cách duy nhất đem lại hiệu quả: chúng ta phải liên tưởng tới những đau đớn tột độ và trực tiếp mà thói quen cũ gây ra và những cảm giác vui sướng khôn tả mà một thói quen mới có thể mang lại. Hãy suy nghĩ thế này: nhờ kinh nghiệm, tất cả chúng ta học được một số lề lối suy nghĩ và cư xử để tránh đau khổ và có niềm vui. Chúng ta có những cảm giác như nhàm chán, thất vọng, tức giận, hay nặng nề và hãy tìm cách để chấm dứt những cảm giác này. Thói quen giống như con dao hai lưỡi trong cuộc đời, biết cách dùng gặt hái niềm vui và thành công. Bạn có thể sửa thói quen xấu, tạo dựng thói quen tốt không, đó là điểm mấu chốt thành công của một người. Tuy nhiên, muốn thay đổi một thói quen, bạn phải lên kế hoạch và ghi lại ngay lập tức.
7 bước sau giúp bạn sẽ rèn luyện thành công một thói quen mới:
- Xác định rõ mục tiêu cần đạt cho thói quen mới;
- Nêu ra những lý do rất mạnh khiến bạn nhất định thay đổi;
- Hình dung ra hậu quả như thế nào nếu không thay đổi;
- Vạch rõ những hành động cụ thể giúp hình thành thói quen mới;
- Ghi ra những người có thể hỗ trợ và nhắc nhở bạn;
- Xác định thời gian bắt đầu, viết kế hoạch hành động rõ ràng và ghi lại ngay lập tức.
- Bắt tay hành động ngay, không trì hoãn.
(Nguồn:Diễn giả Quách Tuấn Khanh – Bài viết từ dịch vụ ePower mail)
7 bước rèn luyện để có một thói quen mới
Thời gian để hình thành 1 thói quen mới
|
|
03-07 tuổi =
|
10-21 ngày
|
08-14 tuổi =
|
21-30 ngày
|
14-21 tuổi =
|
02-03 tháng
|
22-28 tuổi =
|
03-05 tháng
|
29-35 tuổi =
|
06-09 tháng
|
36-45 tuổi =
|
09-12 tháng
|
45 tuổi trở lên =
|
12-03 năm (hoặc không thể)
|
Một chút ý chí hay một vài thay đổi trong cuộc sống chưa đủ để xóa bỏ thói quen đã ăn sâu bản thân như: thiếu quyết tâm, thiếu kiên nhẫn, tính kiêu ngạo và ích kỷ. Mọi sự cất cánh cần một lỗ lực phi thường. Chỉ cần vượt qua được sức hút của thói quen, sự tự do của chúng ta sẽ được đẩy lên một tầm cao mới. Chẳng hạn, như các nguồn năng lượng tự nhiên khác, sức hút của trọng lực có thể có lợi hoặc hại. Lực hút của trọng lực có thể cản trở con người đến với vũ trụ đầy bí ẩn nhưng cũng chính nó lại có khả năng liên kết thế giới này thành một thể thống nhất, và giữ trái đất nằm đúng quỹ đạo, tạo ra một trật tự nhất định trong vũ trụ.
Thói quen cũng vậy. Đó là một lực hút rất lớn, nếu biết sử dụng một cách hiệu quả, chúng ta có thể dùng nó để tạo sự gắn kết và trật tự cần thiết nhằm mang lại thành công trong cuộc sống của chúng ta.
Trong phạm vi chương này, chúng ta xem thói quen là giao điểm của tri thức, kỹ năng và khát vọng. Trong đó, tri thức là mô hình lý thuyết, tức làm gì và tại sao; kỹ năng là làm như thế nào; còn khát vọng là động cơ là mong muốn cháy bỏng luôn day dứt thúc đẩy con người hành động. Khát vọng là yếu tố tiềm tàng bên trong mỗi con người, là động lực thúc đẩy bạn đi tới không ngừng. Khát vọng giúp bạn đứng dậy, tiếp tục đi mỗi khi bạn có suy nghĩ bỏ cuộc, đầu hàng. Muốn tạo một thói quen trong cuộc sống, chúng ta cần 3 yếu tố này.
Quan hệ của chúng ta với các đồng nghiệp, vợ/chồng, con cái không mấy tốt đẹp có thể là chúng ta có thói quen áp đặt ý kiến mình mà không bao giờ thực sự lắng nghe. Nhưng dù biết cần phải lắng nghe người khác đi nữa, có kỹ năng lắng nghe đi nữa cũng cần có mong muốn giao tiếp thực sự, nếu không cũng không rèn luyện được thói quen này. Vì vậy, để xây dựng được một thói quen cần phải có 3 yếu tố: tri thức – kỹ năng – khát vọng.
Sự thay đổi của hiện tượng/bản chất là một quá trình đi lên. Bản chất làm thay đổi hiện tượng, và ngược lại, hiện tượng cũng có thể làm thay đổi bản chất. Chúng ta, có thể phá bỏ được mô thức cũ – vốn là chỗ dựa giả tạo trong nhiều năm qua – để đạt được các bước tiến mới của bản thân và trong mối quan hệ với người khác.
Nhận thức là cách thức mỗi người nhìn nhận thế giới qua một sự việc hay quan điểm, thậm chí là niềm tin của bạn. Như bạn cũng biết, nhận thức của chúng ta thường có giới hạn. Chẳng hạn, nhà thiên văn học lừng danh Ai Cập thế kỷ thứ 2 đã khẳng định rằng: “Trái đất là trung tâm của vũ trụ” hoặc Nhà phát minh ra đèn ống ba cực và Radio (25/2/1967) khẳng định rằng: “Loài người không bao giờ lên tới mặt trăng, bất kể mọi tiến bộ khoa học trong tương lai”. Quan niệm cũng giống như cặp kính đeo mắt. Khi bạn có những quan điểm không đúng về bản thân hoặc về cuộc đời nói chung, mọi chuyện giống như bạn đeo một cặp kính không đúng độ. Cặp kính đó ảnh hưởng đến cách bạn nhìn vào sự vật khác. Nó là lăng kính, qua đó chúng ta nhìn nhận mọi thứ, được định hình trong quá trình trưởng thành cùng những kinh nghiệm tích lũy theo năm tháng và những lựa chọn của chúng ta.
Nguyên lý hình thành thói quen người tiêu dùng
Theo các chuyên gia tâm lý, thói quen là những hành vi đã được hình thành và lặp đi lặp lại nhiều lần. Một hành vi khi đã trở thành thói quen, người ta sẽ thực hiện nó mà không mất thời gian suy tính xem có nên làm không.
Các nhà khoa học của Đại học Công nghệ Massachusetts (MIT) đã phát hiện ra rằng, thói quen hình thành nhờ 3 yếu tố: kích thích, phần thưởng, hành động.
Trong cuốn “Power of habit”, tác giả Charles Duhigg cho rằng, để hình thành thói quen, hành động phải được lặp đi lặp lại nhờ vào một động lực có sẵn trong người, một sự thèm muốn “phần thưởng”.
Đây cũng là nguyên lý cơ bản mà Facebook hay bất cứ mạng xã hội nào dựa vào để hoạt động. Mọi người đều muốn chia sẻ. Khi gặp kích thích, như “được điểm TOEIC cao” hay “có được bức hình chụp chung với Messi”, mỗi người thường mong muốn chia sẻ cho mọi người để nhận được sự “tán thưởng”.
Với hai, ba thao tác đơn giản, Facebook dễ dàng giúp người dùng đạt được mục đích của mình. Quá trình “phấn khích, lo lắng, sợ hãi – Facebook – tán thưởng, yên tâm, tự tin” cứ lặp đi lặp lại khiến Facebook trở thành thói quen và người ta nghiện nó lúc nào không biết.
Ở một góc độ khác, tác giả Nir Eyal trong cuốn “Hook: How to build Habit Forming Product” cho rằng, hành động lặp đi lặp lại còn do con người đầu tư thời gian, công sức, tiền bạc vào việc hình thành thói quen.
Chẳng hạn, ai đó dùng iPhone 4, 5 rồi sẽ tiếp tục dùng iPhone 6, 7 vì nếu chuyển sang thiết bị Android, họ sẽ bỏ đi nhiều thói quen chỉ có với iPhone. Hình thành một thói quen mới cần thời gian, công sức và người dùng sẽ không làm nếu thói quen mới không mang lại thêm giá trị nào.
Ứng dụng trong kinh doanh
Để cho ra đời một sản phẩm mới thay đổi thói quen người tiêu dùng, các công ty cũng phải vận dụng nguyên lý cơ bản trên. Họ lựa chọn các kích thích có sẵn ở mọi nơi, mô tả phần thưởng người dùng có thể nhận được một cách dễ hiểu nhất, và đơn giản hóa quá trình hành động.
Những câu chuyện tạo thói quen tiêu dùng:
Kem đánh răng Pepsodent
Vị bạc hà là “phần thưởng” tạo lên thói quen tiêu dùng kem đánh răng Pepsodent. Thế kỷ trước, kem đánh răng không phải là một vật dụng phổ biến và đánh răng cũng chưa là một thói quen. Thời đó cũng đã có một số công ty sản xuất kem đánh răng mở những chiến dịch tuyên truyền rầm rộ về tác dụng của kem, khuyến khích khách hàng đánh răng mỗi sáng. Tuy nhiên họ đều thất bại.
Cho đến khi Claude C. Hopkins, một chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực quảng cáo thời đó bắt tay vào quảng bá nhãn hàng kem Pepsodent, đánh răng mới trở thành một thói quen phổ biến.
Trong chiến dịch quảng bá sản phẩm, Claude C. Hopkins sử dụng mô hình “kích thích – hành động – phần thưởng”. Hopkins chọn kích thích là lớp màng mỏng bám trên răng, một kích thích tuyệt vời vì ai cũng thấy nếu đặt lưỡi chạm vào răng. Ông nói phần thưởng khi dùng Pesodent là loại bỏ lớp màng đó, khiến răng trắng sạch. Nếu chỉ dừng ở đây, chiến dịch sẽ không khác gì các chiến dịch khác và sẽ thất bại vì phần thưởng không ấn tượng và thiếu rõ ràng.
Nhưng Hopkins là người may mắn. Trong Pepsodent mà ông ta quảng cáo có chứa một vị đặc biệt: “Bạc hà”. Chính vị này khiến khách hàng nhận thấy răng miệng mình sạch sẽ, cảm thấy “phần thưởng” của mình rõ ràng. Vì thế họ lần này đến lần khác đánh răng để trải nghiệm lại cảm giác đó.
Chất tẩy Febreze của P&G
P&G là nhà sản xuất và bán buôn các sản phẩm bột giặt, chất làm sạch… nổi tiếng thế giới. Febreze là một sản phẩm mới của P&G có tính năng khử mùi. Đó là sản phẩm khử mùi thực sự. Thay vì át mùi đi, các phân tử của Febreze bám lấy phân tử của mùi hôi và kéo chúng xuống đất. Sau khi hoàn thiện các tính năng cho Febreze , P&G tung ra chiến dịch quảng cáo để tạo thói quen sử dụng sản phẩm cho người dùng.
Họ chọn tín hiệu kích thích là mùi hôi chó mèo. Đây có vẻ là kích thích hay, vì có tới hơn nửa hộ gia đình có nuôi thú cưng trong nhà. Họ mô tả phần thưởng là “không còn mùi hôi”. Nhưng, chiến dịch thất bại thảm hại. Lý do?
Thứ nhất là hầu như chủ thú cưng không để ý đến mùi của chúng, do đó mà kích thích rất mờ nhạt. Thứ hai, “không còn mùi hôi” không xứng là phần thưởng, nó đơn giản là điều bình thường như bao điều bình thường khác. P&G buộc phải thay đổi lại cách thức tiếp cận thị trường.
Sau khi quan sát thấy các bà vợ rất vui và thoải mái sau khi dọn xong nhà với đồ đạc tươm tất, gọn gàng, các nhà marketer nảy ra ý tưởng biến Febreze trở thành một phần gắn liền với niềm vui đó.
Họ chọn lại kích thích là khi “đồ đạc được dọn dẹp ngăn nắp”. Họ cho thêm ít mùi hương vào sản phẩm và định nghĩa phần thưởng là “căn nhà thơm sạch tuyệt đối”. Doanh thu của Febreze tăng mạnh mẽ sau chiến dịch này.
Flappy Brird
Năm 2013, Nguyễn Hà Đông cùng với Flappy Bird đã trở thành một hiện tượng toàn cầu. Các báo lớn trên thế giới cập nhật tin tức về trò chơi này với mật độ dày đặc. Hà Đông từ một lập trình viên vô danh được cả thế giới chú ý.
Như nhiều bài báo đã nêu, Flappy Bird khiến người chơi bị nghiện dựa trên công thức hình thành thói quen. Kích thích là “giận dữ với điểm thấp”, phần thưởng là “điểm số cao hơn”. Người chơi thì luôn nghĩ trò này chơi đơn giản, điều này thôi thúc họ chơi lần này đến lần khác mỗi khi bị kích thích, nghiện lúc nào không hay.
Tuy nhiên khi đạt được số điểm tương đối lớn, không bị ám ảnh về điểm thấp, hoặc đơn giản là không nhận thấy trò chơi đơn giản nữa, người ta không chơi nhiều nữa. Đấy là lý do trò chơi tương tự Flappy Bird của Nguyễn Hà Đông không gây thêm chú ý như “tiền bối”.
Thực tế chứng minh có nhiều sản phẩm khác được thương mại hóa thành công cũng nhờ quy tắc về thói quen này. Một máy tập chạy sẽ khó lòng bán được nếu nó không có bảng hiển thị lượng calo tiêu hao, thời gian chạy, quãng đường đi… Những con số đó cho người dùng thấy họ đã thu được gì qua việc chạy – một dạng phần thưởng.
Facebook không thể thu được thành công như hiện nay nếu họ không có nút like. Đối với mỗi status mà người dùng chia sẻ, lượng like giống như một phần thưởng. Và vì phần thưởng này thay đổi, có thể nhiều, có thể ít nên rất gây chú ý với người dùng. Giống như đánh bạc, người chơi đăng status để chờ đợi nhiều lượt like.
Một người sẽ có thói quen mua hàng online nếu anh ta nhận được hàng thật nhanh sau khi đặt. Bởi vì ngoài các thao tác mua hàng đơn giản, phần thưởng đến nhanh chóng. Vì thế các trang thương mại điện tử cần đơn giản hóa thao tác mua hàng giao hàng nhanh hơn nữa.
Một tờ báo cập nhật tin tức liên tục sẽ hút khách hơn. Khi có 10 bài báo để đăng, nếu họ đăng liền một lúc cả 10 bài vào đầu sáng thì độc giả sẽ chỉ vào một, hai lần vì các lần sau họ không tìm thấy cái gì mới. Nếu họ đăng rải rác trong mười tiếng, mỗi tiếng 1 bài, độc giả có thể vào trang bốn năm lần, vì mỗi lần họ thấy một bài mới – một phần thưởng.
Doanh số cao khi doanh nghiệp có khách hàng sử dụng sản phẩm/dịch vụ của mình. Càng có nhiều khách hàng có thói quen sử dụng nhiều lần sản phẩm/dịch vụ của mình thì doanh nghiệp càng thành công. Vậy làm cách nào để chiếm/tạo được thói quen sử dùng sản phẩm/dịch vụ của người tiêu dùng?
Theo các chuyên gia tâm lý, thói quen là những hành vi đã được hình thành và lặp đi lặp lại nhiều lần. Một hành vi khi đã trở thành thói quen, người ta sẽ thực hiện nó mà không mất thời gian suy tính xem có nên làm không.
Để hiểu và thay đổi thói quen của người tiêu dùng, trước hết doanh nghiệp cần phải hiểu khái niệm thói quen là gì và chúng được hình thành như thế nào. Nói một cách đơn giản, thói quen là những hành vi được thực hiện gần như vô thức hoặc không cần phải đắn đo, cân nhắc.
Một nghiên cứu vào năm 2011 cho thấy mọi người kiểm tra điện thoại của họ 34 lần/ngày. Tuy nhiên, những người làm việc trong ngành công nghệ tin rằng con số chính xác là hơn 150 lần/ngày. 79% người sở hữu điện thoại thông minh kiểm tra thiết bị của họ trong vòng 15 phút sau khi thức dậy vào buổi sáng. 1/3 người Mỹ nói họ thà từ bỏ tình dục còn hơn là mất điện thoại di động.
Những công nghệ mà chúng ta sử dụng ngày nay đã trở thành sự cưỡng bức, nếu không muốn nói là sự nghiện ngập sâu đậm. Kiểm tra tin nhắn đã trở thành một sự thôi thúc. Sự thôi thúc đó đeo bám bạn suốt ngày, nhưng bạn hầu như không để ý.
Nghiên cứu cho thấy, gần 50% hành động hằng ngày của chúng ta đều xuất phát từ những hành vi mang tính vô thức như thế. Chẳng hạn, có đôi khi bạn thường xuyên kiểm tra chiếc điện thoại của mình mà không hề biết lý do vì sao. Tương tự, bạn thường mở ứng dụng Facebook hoặc Twitter mà chẳng có một mục đích cụ thể nào. Hoặc bạn không thể ngừng chơi các trò chơi trên ứng dụng dành cho thiết bị di động như Candy Crush Saga hay Angry Birds mà không giải thích được nguyên nhân. Nir Eyal gọi tất cả những điều đó là thói quen.
Nir Eyal là một giảng viên tại Đại học Stanford, thường viết cho các ấn phẩm như TechCrunch, Forbes và Psychology Today. Ông cũng thường được mời làm diễn giả tại các buổi hội thảo về công nghệ và tại các công ty thuộc danh sách Fortune 500. Trước đó, ông là nhà khởi nghiệp trong lĩnh vực trò chơi điện tử và quảng cáo. Lĩnh vực chủ yếu mà Nir Eyal đào sâu nghiên cứu là về sản phẩm và thiết kế nhắm vào hành vi cũng như thói quen của con người.
Nir Eyal cho rằng thói quen hình thành nhờ 4 yếu tố: tác nhân kích thích, hành động, lợi ích mang lại và sự đầu tư. Hiểu được thói quen của người tiêu dùng sẽ giúp doanh nghiệp có cơ hội chiến thắng đối thủ cạnh tranh vì một công ty mới sẽ khó lay chuyển người tiêu dùng ra khỏi những thói quen hiện tại của họ.
Nir Eyal đưa ra những lời khuyên sau đây giúp doanh nghiệp phát triển những sản phẩm có khả năng kéo khách hàng ra khỏi những thói quen hiện tại của họ và giành chiến thắng trong cạnh tranh.
KỸ NĂNG GIAO TIẾP KINH DOANH
Kỹ năng giao tiếp cơ bản
TS. NGUYỄN VĂN HÙNG (Chủ biên)
Địa chỉ: 20-22 Đường 270A P. Phước Long A, Q9, TP. HCM
Điện thoại: 0913.867.878
Maõ soá ISBN: 978-604-922-639-7
[ad_2]
Source link