[ad_1]
Mỗi con người chúng ta, có thể sử dụng các bánh xe cuộc sống như một sự chuẩn bị cho việc thiết lập mục tiêu cuộc sống như kim chỉ nam cho mọi hoạt động của bạn. Mục tiêu sống càng rõ ràng, bạn sẽ càng dễ có được cuộc sống hạnh phúc và tươi vui hơn. Bạn có thể tự vấn một số câu hỏi như điều gì khiến bạn cảm thấy hài lòng nhất hoặc ngược lại, bạn không thích điều gì nhất, bạn muốn làm gì trong vài năm tới… Trả lời những thắc mắc này, bạn sẽ phần nào xác định được bạn nên và không nên làm gì để đạt được mục tiêu đã đề ra. Ví dụ, nếu bạn muốn có một sự nghiệp ổn định trong 5 năm tới, thì bạn sẽ không phải mất thời gian cho những thói quen tiêu cực hay suy nghĩ vô bổ, thay vào đó sẽ tập trung phát triển kỹ năng, kiến thức cần thiết để hiện thực hóa mong muốn đó.
VẬN DỤNG NGUYÊN LÝ BÁNH XE CUỘC ĐỜI
Trong cuộc sống, chúng ta có thể hài lòng với điều này hoặc không thích điều kia, nhưng có một số đã trở thành những nguyên tắc, và chúng ta phải học cách để thích ứng với những điều đó. Nếu trong cuộc sống này có một thứ khó làm nhất thì có thể nói đó là tìm kiếm sự cân bằng trong các lĩnh vực khác nhau của cuộc sống.
Đa phần chúng ta sẽ có xu hướng tập trung vào từ 1-3 lĩnh vực quan trọng nhất mà bỏ quên đi mất những lĩnh vực khác. Chỉ đến khi lĩnh vực ấy rơi vào tình trạng báo động đỏ thì chúng ta mới gấp rút tìm cách để cải thiện nó. Nếu may mắn thì chúng ta sẽ cứu vãn được nó, nhưng đa phần khi chúng ta để tâm đến nó, mọi thứ đã quá muộn rồi.
Bố mẹ tập trung vào công việc kiếm tiền, quên mất đi thời gian dành cho giáo dục và xây dựng tài khoản tình cảm con cái dẫn đến rạn nứt mối quan hệ. Lãnh đạo hay quản lý tập trung vào tối đa hóa lợi nhuận và quên mất đi văn hóa. Con người lo tập trung vào sự nghiệp và kiếm tiền mà lơ bỏ quên lắng nghe sức khỏe, đến khi giật mình nhìn lại thấy trong người mang toàn là bệnh và lại dùng tiền kiếm được để chữa bệnh v.v.
Vận dụng nguyên lý bánh xe cuộc đời hay nguyên tắc sống của mỗi người, chính là thước đo kỷ luật sống của họ. Nguyên tắc trong cuộc sống: thấu hiểu và hành động đủ giúp bạn vượt qua mọi nghịch cảnh.
Qua đó con người có thể điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng xã hội. Đó là những trải nghiệm quý báu mà nhiều thế hệ trước đã phải trả những cái giá rất đắt mới đúc kết được. Đi theo những nguyên tắc ấy, tuy không được sống theo sự tùy hứng thoải mái của mình, nhưng ta sẽ đỡ phải mất thêm thời gian và năng lực để thử nghiệm. Nhất là ta có thể tránh được những sai lầm đáng tiếc. Chính vì thế, những ai sống theo nguyên tắc đúng đắn thì họ sẽ luôn được bảo hộ một cách an toàn và luôn mạnh dạn đi tới giá trị bình an và hạnh phúc bền vững. Nói tóm lại, nguyên tắc chính là thước đo kỷ luật sống của con người. Người sống có nguyên tắc là người có bản lĩnh, dám tự đặt mình vào những khuôn khổ đúng đắn để vươn tới chân – thiện – mỹ.
Có bao giờ bạn tự hỏi: “Điều gì định hướng cho tôi trong cuộc sống”, “Tôi mất thời gian suy nghĩ về điều gì”, “Ai hay điều gì thường xâm chiếm tư tưởng tôi”. Đó chính là nguyên tắc nhận thức của bạn trong cuộc sống. Điều quan trọng nhất đối với bạn chính là quan điểm sống của bạn, cặp kính nhìn đời của bạn, hay như tôi thích gọi: là trọng tâm cuộc đời của bạn. Vậy thường thì tuổi mới lớn đặt trọng tâm cuộc đời vào đâu? Thường thì vào bạn bè, cha mẹ, vật chất, thể thao, sở thích, bản thân, công việc… mỗi thứ đều có một ưu điểm nhưng tất cả đều chưa đầy đủ dưới những khía cạnh khác nhau. Hãy cùng nhau xem xét xem ta nên đặt trọng tâm vào đâu nhé. Một trong những câu trả lời đó là sử dụng một công cụ rất đơn giản nhưng có thể thực hiện nhanh chóng. Vận dụng nguyên lý bánh xe cuộc đời hay nguyên tắc sống của mỗi người, chính là thước đo kỷ luật sống của họ.
1.BÁNH XE CUỘC ĐỜI LÀ GÌ?
Trước khi giải thích về ý nghĩa của công cụ này, bạn hãy thử nghiệm làm giúp tôi bài tập này ngay tại chỗ nhé. Bạn có thể sử dụng hình dưới đây hoặc tự vẽ một hình tròn với những lĩnh vực mà mình tự chọn cũng được.
Nguyên lý thực hiện rất đơn giản. Chúng ta có một vòng tròn chia thành 6-8 lĩnh vực mà chúng ta lựa chọn là quan trọng nhất và được chia theo mức độ từ 1-10 (với 1 là không hài lòng và 10 là hoàn toàn hài lòng). Thông thường các lĩnh vực quan trọng của tất cả mọi người sẽ là:
Bánh xe cuộc đời là một khái niệm gồm những yếu tố đóng vai trò thiết yếu trong cuộc đời của mỗi người. Mỗi yếu tố sẽ tượng trưng cho một nan hoa. Và thông thường thì ở mỗi bánh xe khác nhau sẽ có từ 5 đến 8 yếu tố liên quan đến cuộc sống của mỗi người.
2. CẤU TẠO CỦA BÁNH XE CUỘC ĐỜI
Nguyên lý của công cụ bánh xe cuộc đời thật ra vô cùng đơn giản, nhưng đừng hiểu nhầm nhé, sự đơn giản này mang lại hiệu quả rất cao nếu bạn hiểu và thực hiện đúng.
Bạn hãy tưởng tượng bánh xe cuộc đời là một vòng tròn được chia đều thành 6-8 khía cạnh quan trọng trong cuộc sống của bạn. Nó có thể là:
- Gia đình
Sức khỏe
- Sự nghiệp
- Tình yêu
- Vật chất
- Mối quan hệ xã hội
- Sở thích
- Đồng tâm hợp lực
- Cống hiến xã hội và phát triển bản thân
- Tinh thần và tâm linh
- Những trọng tâm khác
1. GIA ĐÌNH
Gia đình là một cộng đồng người sống chung và gắn bó với nhau bởi các mối quan hệ tình cảm, quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng và/hoặc quan hệ giáo dục.
Trong quan niệm của Friedrich Engels, gia đình không chỉ dựa trên nền tảng cơ bản nhất là nền sản xuất vật chất, mà còn dựa trên cơ sở tình yêu. Trong xã hội thông tin, gia đình hạt nhân – kiểu gia đình phổ biến của xã hội tư bản – vẫn tồn tại nhưng không còn là kiểu gia đình thống trị. Ngoài nó, còn có những hình thức tổ chức gia đình mới. Sự phát triển của công nghệ thông tin đang tác động mạnh mẽ, cả tích cực lẫn tiêu cực, đến đời sống gia đình. Để bảo vệ sự bền vững của gia đình trong xã hội hiện đại, nhân loại, một mặt, phải phấn đấu xây dựng một nền tảng kinh tế ngày càng tốt hơn, mặt khác, phải bảo tồn và phát huy giá trị tích cực của những nhân tố phi vật chất, đặc biệt là truyền thống văn hóa của mỗi dân tộc trên lĩnh vực này.
Cuộc đời mỗi con người, ai cũng từng trải qua những ngày tháng trẻ trung sôi nổi, đầy hoài bão và ước mơ; chúng ta đi khắp thế gian cùng bạn bè, đồng đội, cùng người mình thương. Đi thật xa để trở về bởi dù có đến nơi đâu, ở nhà, bố mẹ vẫn ngày trông ngóng tin tức từ người con thân thương với biết bao lo lắng khôn nguôi. Bởi thế, nhà thơ Chế Lan Viên đã từng khẳng định trong bài thơ con cò: “Con dù lớn vẫn là con của mẹ. Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con”.
Gia đình hạt nhân vợ chồng nằm trong quan hệ bình đẳng với nhau là hình thức gia đình tiên tiến hiện nay. Nó được xây dựng trên tinh thần thương yêu, trên quan hệ tình cảm vững chắc và trên một tổ chức ổn định. Tình yêu bắt đầu ở nhà; tình yêu sống trong nhà, và đó là vì sao thế giới hôm nay lại nhiều khổ đau và bất hạnh đến như thế… Vì con người ngày nay dường như ai cũng quá vội vã, lo lắng muốn đạt được những bước tiến xa hơn trong công việc, có của cải nhiều hơn, và đại loại như thế, đến nỗi con cái có quá ít thời gian để gần gũi với cha mẹ mình. Cha mẹ chúng có quá ít thời gian dành cho nhau, và hòa bình thế giới bị chia cắt bắt đầu từ mái ấm. (Mẹ Teresa nhận được giải Nobel Hòa bình năm 1979).
Bạn nên kính trọng và tin yêu bố mẹ, nhưng việc đặt trọng tâm vào bố mẹ và sống chỉ để làm vui lòng các bậc phụ mẫu hơn là sống vì mình chưa chắc đã tốt. Nên hãy suy xét lại, nếu bạn đồng ý đặt ba mẹ làm trọng tâm cuộc sống của mình, tức là mọi hành động, việc làm của bạn đều hướng về họ, vì họ. Cuộc sống của bạn có tốt đẹp không khi bạn thi vào một trường đại học, học một ngành không hề yêu thích, chỉ vì đó là điều ba mẹ bạn muốn? Bạn có hạnh phúc không khi từ bỏ cô người yêu ngàn năm của mình để lấy một người con gái vừa đẹp người, vừa đẹp nết mà ba mẹ bạn chọn trong khi bạn không hề có chút tình cảm nào với cô ta? Gia đình bạn liệu có ổn, vợ bạn liệu có vui khi bạn không có tiếng nói nào mà mọi chuyện nhất nhất tuân theo sự sắp đặt của cha mẹ? Thế nên, mặc dù mới nghe thì đây có vẻ như là một lời khuyên tốt nhưng thực tế lại không tốt chút nào. Để cho người khác làm chủ cuộc sống của bạn không phải là điều nên làm, dù cho đó là cha mẹ của bạn đi nữa.
Vì vậy, hãy bắt đầu sống cuộc sống riêng của mình theo những nguyên tắc của bản thân. Hãy lắng nghe và thấu hiểu đến suy nghĩ và ý muốn của bố mẹ nhưng bạn phải tự chịu trách nhiệm về đời mình, và hãy cố gắng làm bản thân vui lòng trước khi làm vừa lòng người khác.
Nhưng trong cuộc sống này, bạn hãy đặt gia đình là điều quan trọng nhất. Đôi lúc chúng ta không được hài lòng lắm về gia đình của mình đúng không? Hãy luôn nhớ rằng, dù bạn là ai, bạn làm gì, bạn có tài giỏi đến đâu thì cha mẹ và người thân là tài sản quý giá nhất trên đời mà bạn có. Bạn có thể kiếm hàng tỷ đồng nhưng bạn sẽ không kiếm đâu ra những người yêu thương bạn như cha mẹ đâu! “Tiền chỉ là ảo ảnh thôi. Dù con có là tỉ phú thì con vẫn sẽ không được tôn trọng nếu không biết tôn trọng cha mình”- phim “Người phán xử“. Bởi vì, chỉ có bố mẹ mới yêu mình vô điều kiện, những người khác có điều kiện mới yêu mình. Vậy nên, đừng đánh mất tài sản vô giá này! Đúng vậy, câu nói để đời trong phim “Người phán xử“: “Gia đình là cái tồn tại duy nhất. Còn những cái khác, có hay không, không quan trọng“.
Bởi vì, gia đình là thành phần quan trọng nhất trong cuộc đời mỗi người. Nơi đây là nơi hình thành cho bạn tính cách, suy nghĩ, hành vi và con người của bạn về sau này. Một người được nuôi dạy trong một gia đình hạnh phúc sẽ khác rất nhiều so với một người không được nuôi dạy bởi gia đình.
2. SỨC KHỎE
Sức khỏe là trạng thái thoải mái toàn diện về thể chất, tinh thần và xã hội và không phải chỉ bao gồm có tình trạng không có bệnh hay thương tật (theo Tổ chức Y tế Thế giới)
Sức khỏe là chìa khóa cho cuộc sống hạnh phúc và thành công. Do đó, sức khỏe cần được quan tâm, chăm sóc một cách toàn diện.
Tiến sĩ Mark Hyman là Giám đốc Y khoa tại Trung tâm Y tế Chức năng Cleveland Clinic, đồng thời là tác giả của nhiều tác phẩm bán chạy nhất của New York Times. Với niềm tin rằng tất cả chúng ta đều xứng đáng có một cuộc sống khỏe mạnh, ông đã nghiên cứu cách giải quyết nguyên nhân gốc rễ của bệnh mãn tính bằng cách khai thác sức mạnh Y học chức năng để chăm sóc sức khỏe.
Mới đây, Tiến sĩ đã đưa ra hình ảnh “bánh xe hạnh phúc”, vạch ra tám lĩnh vực cần thiết cho sức khỏe thể chất và tinh thần. Sức khỏe là vấn đề liên quan trực tiếp đến chất lượng cuộc sống và công việc của chúng ta. Do đó, nó cần được chăm sóc ở nhiều cấp độ và đa phương diện. Hy vọng những khái niệm được tiến sĩ gợi ý dưới đây sẽ giúp bạn có cuộc sống hạnh phúc và khỏe mạnh hơn.
Chăm sóc sức khỏe cảm xúc Tiến sĩ Mark cho biết vượt qua rào cản cảm xúc có thể thay đổi cuộc đời bạn. Khi xuất hiện cảm xúc tiêu cực, thay vì tìm cách đối mặt, chúng ta lại có xu hướng lãng tránh nó. Song, chúng ta càng che đậy nỗi buồn, nó sẽ càng lớn dần hơn và từ từ gặm nhấm tâm trí của chúng ta. Chưa hết, thói quen này còn dẫn đến các căn bệnh về thể chất khác như đau dạ dày do căng thẳng quá độ, trầm cảm…Có nhiều cách để bước qua giai đoạn căng thẳng như tập hít thở sâu, hướng bản thân đến suy nghĩ tích cực, chia sẻ với người thân về nỗi lo lắng của bạn. Bạn cần ghi nhớ rằng cảm xúc tiêu cực hiện tại chỉ là vấn đề tạm thời. Nếu bạn đủ tỉnh táo và kiên nhẫn, bạn sẽ nhanh chóng vượt qua thôi.
Sức khỏe: Bạn có được sức khỏe, bạn sẽ thực hiện được tất cả mọi mục tiêu trong cuộc đời. Hãy quan tâm đến sức khỏe của chính mình và để não bộ tha hồ phát triển bạn nhé.
“Có sức khoẻ thì ta có hàng triệu ước mơ, nhưng khi không có sức khoẻ, ta chỉ có một ước mơ, đó là sức khoẻ”. Vậy, sức khoẻ hiện tại của bạn đang như thế nào? Bạn có tập thể dục và có chế độ ăn uống hợp lý, bạn có đi khám sức khoẻ theo định kỳ? Hay bạn vẫn chủ quan, để rồi như nhiều người Việt hiện tại: Tuổi trẻ thì dùng sức khoẻ để kiếm tiền, về già rồi lại dùng tiền đi mua sức khoẻ?
Sức khỏe cảm xúc
Cảm xúc là một hình thức trải nghiệm cơ bản của con người về thái độ của chính mình đối với sự vật, hiện tượng của hiện thực khách quan, với người khác và với bản thân. … Cảm xúc như là sự rung động về một mặt nhất định của con người đối với các hiện tượng nào đó của hiện thực.
Tiến sĩ Mark cho biết vượt qua rào cản cảm xúc có thể thay đổi cuộc đời bạn. Khi xuất hiện cảm xúc tiêu cực, thay vì tìm cách đối mặt, chúng ta lại có xu hướng lãng tránh nó. Song, chúng ta càng che đậy nỗi buồn, nó sẽ càng lớn dần hơn và từ từ gặm nhấm tâm trí của chúng ta. Chưa hết, thói quen này còn dẫn đến các căn bệnh về thể chất khác như đau dạ dày do căng thẳng quá độ, trầm cảm…Bạn cần ghi nhớ rằng cảm xúc tiêu cực hiện tại chỉ là vấn đề tạm thời. Nếu bạn đủ tỉnh táo và kiên nhẫn, bạn sẽ nhanh chóng vượt qua thôi.
Vận động
Bên cạnh ăn uống lành mạnh, vận động là một phần không thể thiếu để có sức khỏe tốt, cơ thể dẻo dai. Ngày nay, có nhiều xu hướng luyện tập từ các động tác thể dục dụng cụ sôi động, bài tập cardio đốt cháy năng lượng đến hình thức tập luyện chậm như yoga, thiền. Dù chọn phương pháp nào, tất cả đều mang lại cho bạn rất nhiều lợi ích như giảm huyết áp, giảm lượng cholesterol trong máu, hạn chế các bệnh về xương khớp… Khoa học cũng cho thấy vận động có thể hỗ trợ sức khỏe trí não thông qua việc giải tỏa căng thẳng, áp lực. Mark luôn khuyến khích bệnh nhân giữ thói quen luyện tập hoạt động họ yêu thích để tâm trí cởi mở và đón nhận những điều mới mẻ.
3. SỰ NGHIỆP
Sự nghiệp: “Hãy theo đuổi đam mê, thành công sẽ theo đuổi bạn”. Có cho mình mục tiêu, kế hoạch cụ thể và hãy tận lực theo đuổi mục tiêu của mình. Hãy gieo cho mình những hạt giống tốt, những hạt giống chắc chắn sẽ nở hoa đẹp.
Đây có lẽ là khía cạnh nhiều người quan tâm nhất của “bánh xe cuộc đời”. Với rất nhiều người, thành công trong công việc chính la đạt được những gì mình mong muốn. Muốn làm ông chủ thì trước hết phải làm công, muốn thành đạt thì phải trải qua những khó khăn, vất vả và không ngừng học hỏi. Bạn đừng đợi đến khi có một nghề nghiệp có thu nhập cao, chức vụ quan trọng… thì bạn mới hài lòng, còn chưa đạt đến đó thì chúng ta lo lắng. Bạn hãy lập cho mình một lộ trình phát triển sự nghiệp, và đầu tư thời gian, công sức, tiền của để thực hiện nó. Hạnh phúc là trên cả chặng đường đi, chứ hạnh phúc không chỉ là đích đến!
Đặt trọng tâm vào việc học hành rất cần thiết cho tương lai của chúng ta và phải là ưu tiên hàng đầu. Mỗi chúng ta được nuôi sống nhờ vào một công việc nào đó. Để thực hiện tốt công việc, ta cần phải học hỏi, rèn luyện chuyên môn. Do đó, quá trình sống cũng giúp ta ngày càng nâng cao khả năng chuyên môn của mình, và điều đó trở thành một giá trị trong đời sống của ta. Khả năng chuyên môn cao có thể giúp ta đạt được một số giá trị tương ứng khác, nhờ đó mà ngày càng hoàn thiện hơn nữa chất lượng cuộc sống.
Khả năng chuyên môn là một giá trị ta có được qua sự nỗ lực học hỏi và rèn luyện. Bởi vì,“Thiên tài chỉ có một phần trăm bẩm sinh và chín mươi chín phần trăm còn lại là mồ hôi nước mắt”-Thomas Alva Edison. Trong mỗi con người đều có một thiên tài ngự trị và chính việc chấp nhận hay bác bỏ chân lý này sẽ dẫn dắt bạn đi đến đỉnh cao của sự thông thái hay mãi mãi là kẻ tầm thường. Giá trị đó đóng góp trực tiếp vào cuộc sống, mang lại lợi ích cho bản thân và mọi người xung quanh ta. Mặt khác, khả năng chuyên môn cũng giúp ta khẳng định phần đóng góp của bản thân mình cho cộng đồng xã hội và qua đó giúp ta cảm thấy đời sống trở nên có ý nghĩa hơn. Thông qua công việc, chúng ta luôn tự mình đề ra những mục tiêu xây dựng hay học hỏi nào đó để theo đuổi, và chính điều đó sẽ là động lực thúc đẩy ta trong công việc cũng như mang lại cho ta niềm vui sống. Nói chính xác hơn, chỉ khi nào ta tạo ra được niềm say mê trong công việc thì ta mới có thể có một cuộc sống thật sự hạnh phúc.
Một khía cạnh khác, có những người có vẻ may mắn sở hữu những tài sản khổng lồ, được những người bên cạnh bao bọc che chở… và tưởng chừng như chẳng cần đến công việc nào cả, họ không cần phải làm việc. Bạn có muốn trở thành những người như vậy không? Theo tôi thì không! Làm việc giúp chúng ta phát triển tư duy, giúp chúng ta thấy mình hữu ích, giúp chúng ta có những mối quan hệ và những cơ hội cọ xát, học hỏi. Nếu không có công việc, chúng ta làm gì rồi cũng sẽ chán, và sẽ có nhiều thời gian để suy nghĩ, lo lắng những điều không đáng có.
Bạn muốn được cống hiến cho sự nghiệp với chức danh gì? Hãy viết xuống đây những mục tiêu bạn mong muốn có được trong năm 2020 nhé!
(4)Tình yêu:
Đặt trọng tâm vào tình yêu. Mặc dù được cảnh báo yêu là khổ như một nguyên tắc bất di bất dịch, nhưng hầu hết ai cũng chấp nhận khổ để có được cảm giác yêu, Xuân Diệu đã từng lên tiếng: “Làm sao sống được mà không yêu/Không nhớ không thương một kẻ nào”. Shakespeare đã đúng khi cho Romeo nói với Juliet rằng: “Trước sắc đẹp của em, mặt trời sẽ ngưng mọc, tinh tú sẽ lu mờ và thần Công lý sẽ bẻ gãy lưỡi gươm thiêng liêng mà quỳ dưới chân em”. Sống mà không yêu thương thì sự sống đâu còn ý nghĩa gì nữa. Đời sống còn nhiều thứ khác có thể làm cho ta khổ chứ đâu chỉ có tình yêu. Thi hào Nguyễn Du đã diễn tả tâm trạng này rất hay trong đoạn thơ:
“Đã mang lấy một chữ tình.
Khư khư mình buộc lấy mình vào trong.
Vậy nên những chốn thong dong.
Ở không yên ổn ngồi không vững vàng.
Ma đưa lối quỷ đưa đường.
Lại tìm những chốn đoạn trường mà đi”.
Khi cảm xúc yêu mãnh liệt thì không còn tự chủ, mọi nhận thức hay cảm xúc đều vượt tầm kiểm soát. Nguyễn Du đã để hai người sa vào mê hồn trận, bằng một câu thơ mà từ cách dùng chữ cho đến tiết tấu và âm điệu đã xóa nhòa biên giới giữa thực và mộng: “Chập chờn cơn tỉnh cơn mê” (165). Nhưng rồi giờ từ biệt cũng phải đến. Bao bồi hồi lưu luyến lúc chia tay đã thể hiện lên dáng dấp của Kiều: “Bóng tà như dục cơn buồn, Khách đà lên ngựa người còn nghé theo.” (162-63).
Điều kỳ diệu của tình yêu “Giây phút mà bạn có được trong tim mình một cảm giác kỳ lạ mang tên Tình yêu và cảm nhận chiều sâu, sự lung linh, ngất ngây của nó thì chính lúc ấy bạn đã nhận ra rằng thế giới xung quanh bạn đã thay đổi”. Bởi vì ở đâu có tình yêu, ở đó có sự sống. Tình yêu là liều thuốc kỳ diệu chữa trị mọi vết thương của người cho lẫn người nhận.
Điều tốt và đẹp nhất trên thế giới này không thể nhìn được bằng mắt hoặc nghe được bằng tai, mà chỉ có thể cảm nhận được bằng trái tim. Yêu là xúc cảm. Những câu hỏi tại sao yêu nhau thường không có câu trả lời thỏa đáng. Yêu chỉ vì yêu thôi. Vì thấy tim mình hạnh phúc, cuộc sống vui vẻ và yêu đời hơn. Mỗi ngày trong em là nỗi nhớ anh da diết. Nỗi nhớ xâu xé tim can, nỗi nhớ miên man day dứt nỗi đau. Anh còn nợ em ánh trăng vàng lặng thầm soi lối, mĩm cười nhìn anh vụng về lần đầu ghé đóa môi em, hai trái tim hòa nhịp rung ngân bối rối trong chiếc hôn dịu say ngơ ngác vội vàng.Tình yêu như thế cũng chỉ là sự trao đổi cảm xúc. Nhà tâm lý học John Money đã cho thấy sự khác nhau cơ bản giữa dục vọng và tình yêu, “Tình yêu tồn tại ở phía trên thắt lưng. Dục vọng luôn ở phía dưới”.
SỰ KHÁC BIỆT: THÍCH, THƯƠNG, YÊU VÀ YÊU THƯƠNG.
Thích là tình cảm khởi đầu cho một mối quan hệ, nhưng để thật sự yêu một người, chúng ta cần sự trải nghiệm, gắn bó qua thời gian. Có bao giờ bạn tự hỏi mối quan hệ của mình là tình yêu hay chỉ là một cơn “say nắng” nhất thời?
Nếu bạn vẫn đang thắc mắc mình đang yêu hay thích người đó, nếu bạn vẫn còn thắc mắc đến khi nào mình sẽ yêu họ thì hãy điểm qua những biểu hiện sau đây:
Đầu tiên, hãy nói về “thích”. Thích có hai loại : Thích từ tận trong lòng và thích nhất thời.
“Thích từ tận trong lòng”, đúng với tên gọi của nó, chính là thứ tình cảm bắt nguồn từ trái tim, một cách chân thật thích một người nào đó. Nhưng thích từ tận trong lòng không có nghĩa là “thương” hay “yêu”. Thích chỉ dừng lại ở mép ngoài trong vùng đất của tình yêu, nghĩa là muốn đến được “yêu”, bạn phải vượt qua “thương” nữa . “Thích” bắt nguồn từ việc bạn bị ấn tượng bởi một hành động, một cử chỉ hay có thể là về ngoại hình của bất kì ai đó. Vậy là, từ cái gọi là ngưỡng mộ, bạn luôn để mắt đến từng bước chân của người đó. Cho tới khi nó trở thành một thói quen, bạn đột nhiên nhận ra là mình đã không thể thôi nghĩ đến người đó, không thể thôi nhung nhớ, rồi thì bạn nghĩ là mình đã “yêu”. Cái này khiến cho rất nhiều người nhầm lẫn. Hãy bình tĩnh và suy nghĩ lại, bạn thật ra đang “thích” hay đang yêu. Để thử nghiệm cho chuyện này, bạn hãy thử nhắm mắt lại ngay lúc này, nếu thứ mà bạn nhìn thấy đầu tiên chính là gương mặt của người đó, thứ mà bạn nghĩ đến đầu tiên chính là nụ cười của người đó, và thứ mà bạn muốn nghe thấy nhất bây giờ chính là giọng nói của người đó. Tất nhiên, bạn đang thích người đó từ tận đáy lòng, không phải là yêu. Nói cách khác, bạn đang thích người đó từ tận đáy lòng, không phải là yêu.
“Thích nhất thời” bắt nguồn từ những suy nghĩ thoáng qua. Thích nhất thời rất phổ biến nếu bạn ở độ tuổi từ 11 – 23. Khi bất chợt gặp một người nào đó có ngoại hình bắt mắt, có những hành động lôi cuốn, hoặc một ai đó cho bạn cảm giác nể phục, vậy là bạn thích người đó. Thêm vào đó, thích nhất thời đôi lúc cũng tự nhiên chuyển biến thành thích kiểu trẻ con. Người thích nhất thời cũng có những biểu hiện tương tự như người thích từ tận đáy lòng, nhưng đối với loại “thích” thứ hai này, người đang thích nhất thời thường hay có những mơ mộng xa vời. Nếu bạn có cảm xúc mình rất muốn có người đó, hoặc sẵn sàng làm tất cả để có người đó bên cạnh, bạn chính thực là đang thích nhất thời đấy.Thích nhất thời là kiểu trẻ con…giống như một đứa trẻ rất thích một món đồ chơi đẹp, luôn ganh tỵ với bất cứ ai có nó mà không phài là mình, cực kì không vui khi người khác chạm tay vào nó. Đứa trẻ đó sẽ làm tất cả những gì mà có thể nó chưa từng làm trước kia chỉ để có món đồ chơi đó. Sau bao nhiêu nỗ lực, cuối cùng đứa trẻ cũng đã có được thứ mà nó muốn. Tuy nhiên, khi đã có thứ đó trên tay rồi, nó lại quăng đi một cách vô thức, và bất chợt nhận ra rằng nó không cần thứ đó nữa. Khi ấy là lúc kì hạn của thích nhất thời kết thúc. Nhưng nên nhớ là đừng nên để sự bối rối lấn áp tất cả tâm trí bạn.
Đôi lúc bạn nghĩ rằng, mình đã thực sự trao tình cảm cho đối phương, nhưng liệu điều đó có thực sự xuất phát từ trái tim, từ sự yêu thương thật lòng? Ranh giới giữa thích và yêu thực sự mong manh, cho nên hãy suy nghĩ thật kĩ trước khi đưa ra quyết định để chọn được nửa kia phù hợp để cùng ta đi đến cuối cuộc đời.
THƯƠNG
Thương khác thích ờ chỗ là tình cảm của bạn đặt vào người đó sẽ sâu hơn. Và, điều kì lạ là bạn không hề hay biết mình đã chuyền từ “thích” sang “thương” tự lúc nào. Vì giai đoạn này âm thầm, lặng lẽ đến nỗi có lẽ chưa người nào nhận ra được mình đang “thương” người ta sau một thời gian “thích”.
Thương được chia làm 3 loại: Thương cảm, thương hại, và “thương trong yêu”.
“Thương cảm” chính là tình thương giữa người và người quan tâm lo lắng lẫn nhau. Kiểu thương cảm này thường diễn ra trong những mối quan hệ giữa hai người bạn khác giới với nhau. Nghĩa là từ quan hệ bạn bè, một trong hai người đột nhiên cảm thấy rằng hình như mình đã yêu người ta rồi. Người này sẽ cảm thấy tự nhiên hay cười một mình khi nghĩ đến người kia, hay nhớ nhung người ta, mơ ước được ở bên người ta lâu hơn, và thường gặp nhất là triệu chứng “cảm thấy cuộc đời toàn màu hồng” lúc bên cạnh người ta.
“Thương hại” thì ai cũng biết. Thương hại là dạng thương xót tình cảnh của một ai đó. Tính thương hại này dễ khiến cho bạn nổi máu anh hùng, muốn che chở và bảo bọc cho người ta, rồi từ lúc nào không biết, tự nhiên bạn muốn ở bên cạnh che cho người ta…cả đời.
“Thương trong yêu”. Thương trong yêu, đó là khi bạn khóc vì một người nào đó mà không muốn người đó biết là mình đã khóc, đó là lúc bạn cố gắng gượng cười dù cho trong lòng bạn có đau như cắt, và luôn luôn rộng lòng tha thứ dù cho người ta có làm tổn thương mình quá nhiều. Tuy nhiên, bản thân bạn tự nguyện chấp nhận chịu đau. Khác với yêu, “thương trong yêu” còn có một sự so đo giữa người và người. Nghĩa là, bạn vẫn luôn hoài nghi về tình cảm của người đó dành cho mình. Và, vì loại thương này quá gần với yêu, cho nên đôi lúc nó lẫn cả tình “yêu” luôn, bạn không còn phân biệt nổi nữa. Nhưng có điều, “thương trong yêu” chưa gọi là yêu, nên bạn còn có thể rút lại được. “Thương trong yêu” được xem là điểm cơ bản trong tình yêu, khi còn người ta còn có lý trí.
YÊU
Khi thích, tính sở hữu của bạn rất mạnh, phải có cho bằng được thứ mà mình thích thì mới thấy hài lòng. Còn khi bạn khi yêu chính là mong muốn cho người ta được hạnh phúc. Dù cho có phải cố gượng cười chúc mừng cho hạnh phúc, đề rối sau đó một mình khóc lặng khi cánh cửa sau lưng được đóng lại, bạn vẫn sẽ thấy vui. Vui nhưng lại nhói đau ở ngực. Bạn vui vì người mà bạn yêu đã tìm được hạnh phúc, và bạn khóc vì mình đã không có may mắn trở thành người mang đến cho người mình yêu hạnh phúc đó, mà phải nhờ vào một người khác. Ngạc nhiên chưa? Yêu là ngớ ngẩn, là ngốc nghếch như vậy đó, nhưng đó mới đích thực là yêu.
Tình đầu một thời cứ ngỡ một đời.Tôi chỉ muốn nói, tôi yêu em từ lâu
khi vẫn tấm bé, chưa một lần biết sầu
Đôi mắt dẫn lối, cho tôi yêu đậm. “Tình yêu như thoáng mây trôi như trong Mắt biếc: Giọt buồn trong veo của tình đầu đơn phương khuấy động tâm hồn những “đứa trẻ trưởng thành”. Tình yêu trong đơn phương và thầm lặng. Yêu là không bao giờ ép buộc người mình yêu làm một điều khiến cho người đó không vui. Dù muốn hay không, bạn cũng luôn hy vọng rằng mình là người có lỗi, thay vì người đó. Chính vì vậy, trên đời này có một người, dù thời gian anh ấy thuộc về bạn hoàn toàn ngắn ngủi, nhưng khi muốn quên đi, bạn phải dùng đến thời gian là cả cuộc đời. Ốc sên vác trên mình chiếc vỏ nặng nề, lê từng bước, từng bước về phía trước. Dù gian khổ thế nào nó cũng không muốn từ bỏ, bởi chiếc vỏ ấy đã gắn chặt với cuộc đời nó. Mỗi người chúng ta đều là một phần cuộc sống của một người nào đó, ở tận sâu trong trái tim, không thể tách rời. Và, tính chiếm hữu của tình yêu còn mạnh hơn cả thích nữa. Yêu là không có nhún nhượng. Khi đã xác định bản thân mình đã yêu một ai đó thì nhất định phải có người đó bên mình. Bạn sẽ thấy bản thân mình chấp nhận làm tất cả, kể cả những chuyện đồi bại nhất, chỉ để có được người mà mình yêu. Yêu trong mù quáng – bạn chỉ nhìn thấy mỗi người ấy trong mắt mình mà thôi. Bạn mặc cho người ta nói sao về bạn, nói sao về tình yêu của bạn, bạn chỉ biết rằng nếu từ bỏ tình yêu này thì cuộc đời bạn, những tháng ngày sau này không biết phải nên sống như thế nào. Và, vì quá cuồng nhiệt trong tình yêu, dù biết đang làm tổn thương người mình yêu, bạn cũng không muốn dừng lại. Bởi vì, “Tình yêu xuất phát từ trái tim, không thể khống chế được”.
Yêu đồng nghĩa với đau. Càng yêu nhiều thì càng dễ bị tổn thương, càng phải khóc nhiều. Yêu là không thể nào quên được. Bởi vì, con người 80% hoạt động trong vô thức mà ký ức thường neo lại trong ký ức con người “Ký ức là liều thuốc đắng giày vò người ta, nhưng nếu không có ký ức thì cuộc đời sẽ rất vô vị”. Chính vì vậy, “Mỗi một phụ nữ đều đặc biệt chú tâm đến hai mối tình không tồn tại, một là mối tình đầu của mình, hai là mối tình đầu của bạn trai.” Nỗi đau có thể diễn tả được không phải là nỗi đau thật sự.Tình yêu có thể bắt đầu lại từ đầu cũng không phải là tình yêu thật sự. Cả hai chúng ta đã phản bội nhau, làm tổn thương đến nhau nhưng chưa bao giờ từ bỏ nhau. Như chúng đã biết, khoa học kỹ thuật đã phát triển như vậy, dường như tất cả các ngõ ngách trên thế giới này, cho dù là nơi xa xôi bên kia đại dương, cũng có thể được vệ tinh GPS tìm thấy. Nhưng có những thứ, rõ ràng là ở ngay bên cạnh, lại không có cách nào tìm được nó.
Khi yêu, người ta sẽ không nghĩ nhiều đến khuyết điểm của đối phương nữa. Cho nên, ngoại hình, tuổi tác, và giới tính, nhiều khi cũng không là mối trở ngại nữa. Yêu là cho đi rất nhiều, nhưng không hề mong sẽ nhận lại tất cả. Khi đã yêu và được yêu, xin bạn hãy trân trọng thứ tình cảm thiêng liêng này, đừng bao giờ để mất nó. Bởi vì càng yêu sâu đậm thì sẽ càng dễ bị mất nhau vì một lý do tác động bên ngoài hay bên trong nào đó. Chính vì thế “Tình yêu rất khó được tìm thấy. Và, khi đã tìm được rồi, xin hãy gắng nâng niu, trân quý, và giữ lấy nó, không phải chỉ cho mỗi riêng mình, mà còn cho cả người mình yêu nữa.”
YÊU THƯƠNG
Tình yêu, hay ái tình, là một loạt các cảm xúc, trạng thái tâm lý, và thái độ khác nhau dao động từ tình cảm cá nhân đến niềm vui sướng. Tình yêu thường là một cảm xúc thu hút mạnh mẽ và nhu cầu muốn được ràng buộc gắn bó. Tình yêu thường là một cảm xúc thu hút mạnh mẽ và nhu cầu muốn được ràng buộc gắn bó. Nó cũng có thể là một đức tính đại diện cho lòng tốt của con người, sự nhân từ, và sự thông cảm – “mối quan tâm trung thành và vị tha hướng tới người khác”. Nó cũng có thể mô tả các hành động nhân văn và thông cảm đối với người khác, chính bản thân mình.
Tuy vậy, tình yêu đích thực phải chứa đựng tình thương, phải có thái độ muốn hiến tặng và chia sớt để nâng đỡ cuộc đời của nhau. Nhưng đây cũng chính là lý do cốt lõi tạo ra khái niệm TRÁCH NHIỆM tình yêu, từ đó dẫn đến việc xây dựng nên LÒNG TRUNG THÀNH và SỰ CHUNG THỦY của con người. Có thể ta đã từng lầm tưởng tình yêu là cung bậc cao hơn tình thương. Hóa ra, tình yêu nghiêng về phía hưởng thụ còn tình thương lại nghiêng về phía trách nhiệm. Hàn Mặc Tử đã từng than thở: “Người đi một nửa hồn tôi chết/Một nửa hồn kia bỗng dại khờ”. Tình yêu muôn đời là có thật, bí quyết là ta phải luôn tỉnh táo để nhận ra mình và hiểu được người mình thương. Thế nhưng mà, giận thì giận mà thương thì thương và có giận thì giận trong giây lát nhưng yêu thương lại gắn suốt cả đời. Dao năng mài thì sắc, người năng chào thì quen: “Sự xa cách đối với tình yêu giống như gió với lửa, gió sẽ dập tắt những tia lửa nhỏ, nhưng lại đốt cháy, bùng nổ những tia lửa lớn” (Ngạn ngữ Nga).
Tình yêu đẹp như thế, quan trọng như thế nhưng nếu bạn quá quan trọng tình yêu, có thể lí trí bạn sẽ mất kiểm soát dẫn đến những hành vi sai lệnh. Đừng khóc bởi những gì đã qua, hãy cười cho những điều đang chờ phía trước. “Bạn có thể thất vọng nếu thất bại, nhưng bạn sẽ sụp đổ đến tận cùng nếu từ bỏ mọi ước mơ” – Miguel de Unamuno.
XEM TIÊP PHẦN 2
Tổng hợp tài liệu tham khảo INTERNET.
https://www.facebook.com/phanhieutcmiendong
VIỆN CÔNG NGHỆ QUẢN TRỊ Á CHÂU – TS. NGUYỄN VĂN HÙNG
[ad_2]
Source link