[ad_1]
E-marketing (Online marketing, Digital marketing hay Internet marketing), hay tiếp thị qua mạng, tiếp thị trực tuyến (Marketing trực tuyến) là hoạt động cho sản phẩm và dịch vụ thông qua mạng kết nối toàn cầu internet. Sự xuất hiện của internet đã đem lại nhiều lợi ích từ chi phí thấp để truyền tải thông tin và truyền thông (media) đến số lượng lớn đối tượng tiếp nhận, thông điệp được truyền tải dưới nhiều hình thức khác nhau, như: văn bản, hình ảnh, âm thanh, phim, trò chơi… Với bản chất tương tác của marketing trực tuyến, đối tượng nhận thông điệp có thể phản hồi ngay tức khắc hay giao tiếp trực tiếp với đối tượng gửi thông điệp. Đây là một lợi thế lớn của marketing trực tuyến so với các loại hình khác.
Các hình thức marketing trực tuyến
Marketing trực tuyến là việc sử dụng internet làm phương tiện cho các hoạt động marketing và truyền thông. Marketing trực tuyến là việc thực thi các hoạt động quảng bá sản phẩm và dịch vụ, trong đó sử dụng các kênh phân phối trực tuyến – định hướng theo cơ sở dữ liệu – nhằm tiếp cận đến khách hàng đúng thời điểm, thích hợp, cá nhân hóa và chi phí hợp lý. Marketing trực tuyến là việc quản lý và thực hiện các hoạt động marketing, trong đó sử dụng các phương tiện điện tử, như: website, email, phương tiện không dây kết hợp với các dữ liệu số về đặc điểm và hành vi của khách hàng.
Search engine điều khiển robot đi thu thập thông tin trên mạng thông qua các siêu liên kết (hyperlink). Khi robot phát hiện ra một site mới, nó gởi tài liệu (web page) về cho server chính để tạo cơ sở dữ liệu chỉ mục phục vụ cho nhu cầu tìm kiếm thông tin.
Search Engine trên internet hay các công cụ tìm kiếm là các site đặc biệt trên web, được thiết kế để giúp mọi người tìm kiếm thông tin được lưu trên các site khác nhau.
SEM là dịch và hiểu theo nghĩa tiếng Việt là phương pháp tiếp thị thông qua các công cụ tìm kiếm. SEM là một hình thức Internet Marketing và là một phương pháp marketing nhằm tăng sự hiện diện của bạn hay doanh nghiệp, tổ chức thông qua công cụ tìm kiếm.
SEO (Search Engine Optimization): Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm. Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm là một tập hợp các phương pháp nhằm nâng cao thứ hạng của một website trong các trang kết quả của các công cụ tìm kiếm. Các phương pháp đó bao gồm việc tối ưu hóa website (tác động mã nguồn HTML và nội dung website) và xây dựng các liên kết đến trang để các công cụ tìm kiếm chọn lựa trang web phù hợp nhất phục vụ người tìm kiếm trên internet ứng với một từ khóa cụ thể được người dùng truy vấn.
Website là một cửa hàng ảo với hàng hoá và dịch vụ có thể được giới thiệu và rao bán trên thị trường toàn cầu. Cửa hàng đó mở cửa 24 giờ/7 ngày một tuần, trong cả 365 ngày trong năm, cho phép khách hàng của bạn tìm kiếm thông tin, xem, mua sản phẩm và dịch vụ của bạn bất cứ lúc nào họ muốn.
“Email marketing là một hình thức marketing trực tiếp trong đó sử dụng thư điện tử như một phương tiện giao tiếp khách hàng’’(định nghĩa của Google về Email marketing). Trong ý nghĩa rộng nhất của nó, thuật ngữ này thường được dùng để chỉ việc gửi email với mục đích tăng cường mối quan hệ của một doanh nghiệp với khách hàng mới hiện có và xây dựng lòng tin, sự tin tưởng để khuyến khích lòng trung thành bền vững của khách hàng và tăng việc kinh doanh lặp lại.
Hiệp hội Marketing Mỹ (AMA) đã đưa ra định nghĩa về Mobile marketing theo hướng tiếp cận này như sau: “Mobile marketing là việc sử dụng các phương tiện không dây làm công cụ chuyển tải nội dung và nhận lại các phản hồi trực tiếp trong các chương trình truyền thông hỗn hợp”. Hiểu một cách đơn giản, đó là sử dụng các kênh thông tin di động làm phương tiện phục vụ cho hoạt động marketing.
Affiiliate Network
Đây là nơi trung gian giữa cộng tác viên và nhà sản xuất. Nhà sản xuất sẽ đăng sản phẩm cần quảng bá còn các cộng tác viên sẽ tìm sản phẩm mà mình muốn tham gia tiếp thị.
Affiliate Network đóng vai trò cung cấp nền tảng kỹ thuật như link quảng bá, banner, theo dõi và đánh giá hiệu quả của việc tiếp thị cũng như giải quyết tranh chấp và thanh toán hoa hồng. Một số Affiliate Network nổi tiếng trên thế giới có thể kể đến là: Amazon, Google, Clickbank…
Article marketing
Article marketing hay gọi là tiếp thị thông qua các bài báo, bài viết liên quan đến ngành công nghiệp hoặc dịch vụ tương ứng. Những bài viết thường chứa tài liệu tham khảo, giới thiệu dịch vụ, thông tin liên lạc của tác giả hoặc doanh nghiệp. Những bài viết này đều chứa đựng giá trị nội dung cao, đáng tin cậy và có thể được xuất bản miễn phí. Những bài viết này phần nhiều có sự tham khảo từ các nguồn khác nhau và được đăng trên nhiều trang web khác nhau.
Blog marketing
Blog là một hiện tượng xã hội không ngừng biến hoá. Và bản thân internet cũng thay đổi với tốc độ chóng mặt. Vì thế việc đặt ra một định nghĩa đúng đắn về blog quả là không tưởng. Blog, gọi tắt của từ weblog (tiếng Anh, “nhật ký web”), là một dạng nhật ký trực tuyến, bùng nổ từ cuối thập niên 90 của thế kỷ XX.
Các blogger (người viết blog), có thể là cá nhân hoặc nhóm, đưa thông tin lên mạng với mọi chủ đề; thông thường có liên quan tới kinh nghiệm hoặc ý kiến cá nhân, chủ yếu cung cấp thông tin đề cập tới những chủ đề chọn lọc, không giống như các báo truyền thống. Được phần mềm hỗ trợ, dễ sử dụng, blog phổ biến rất nhanh và ai cũng có thể dễ dàng tạo ra một blog cho mình.
Video trực tuyến
YouTube là một trang web chia sẻ video nơi người dùng có thể tải lên, xem và chia sẻ các video clip (YouTube do 3 nhân viên cũ của PayPal tạo nên vào giữa tháng 2 năm 2005). Dịch vụ đặt tại San Bruno sử dụng công nghệ Adobe Flash để hiển thị nhiều nội dung video khác nhau, bao gồm những đoạn phim, đoạn chương trình ti vi và video nhạc, cũng như những phim nghiệp dư như video blogging và những đoạn video gốc chưa qua xử lý.
Viral Marketing (Marketing lan truyền)
Viral marketing là gì? Nó được định nghĩa dựa trên nguyên tắc lan truyền thông tin, cũng tương tự như cách thức virus lan truyền từ người này sang người khác với tốc độ cấp số nhân.
Giống như cách thức lan truyền của một con virus. Hình thức quảng cáo này bắt đầu từ giả thuyết một khách hàng luôn kể cho người khác nghe về sản phẩm hoặc dich vụ của bạn mà khách hàng cảm thấy hài lòng khi sử dụng.
Social Networks (Mạng xã hội)
Mạng xã hội hay gọi là mạng xã hội ảo (Tiếng Anh: Social Network) là dịch vụ nối kết các thành viên cùng sở thích trên internet kết nối và chia sẻ với nhau với nhiều mục đích khác nhau không phân biệt không gian và thời gian. Mạng xã hội có những tính năng như chat, e-mail, phim ảnh, voice chat, chia sẻ files, blog, và xã luận. Mạng xã hội thay đổi hoàn toàn cách cư dân mạng liên kết với nhau và trở thành một phần tất yếu hằng ngày cho hàng trăm triệu thành viên trên khắp thế giới.
7.2. CÁC HÌNH THỨC MARKETING TRỰC TUYẾN
Marketing trực tuyến là việc thực thi các hoạt động quảng bá sản phẩm và dịch vụ, trong đó sử dụng các kênh phân phối trực tuyến – định hướng theo cơ sở dữ liệu – nhằm tiếp cận đến khách hàng đúng thời điểm, thích hợp, cá nhân hóa và chi phí hợp lý. Marketing trực tuyến là việc quản lý và thực hiện các hoạt động marketing, trong đó sử dụng các phương tiện điện tử, như: website, email, phương tiện không dây kết hợp với các dữ liệu số về đặc điểm và hành vi của khách hàng.
7.2.1. Search engine marketing
Tìm kiếm và chia sẻ là hai hành vi phổ biến nhất của người dùng Internet, hơn 90% người dùng Internet sử dụng công cụ tìm kiếm, do vậy tiếp thị qua công cụ này sẽ rất hiệu quả. Tuy nhiên tại Việt Nam nhiều người làm marketing chưa sử dụng thành thạo được hình thức tiếp thị này.
7.2.1.1. Cơ chế hoạt động của công cụ tìm kiếm
7.2.1.1.1. Công cụ tìm kiếm (search tool)
Để kiếm một cụm từ, đề tài, bài viết, hay dữ liệu thì người dùng chỉ cần gõ vào đó các từ hay cụm từ liên quan. Cụm từ này được gọi là từ khoá (keyword).
Một số công cụ tìm kiếm có khả năng truy tìm một lần nhiều cụm từ hay tìm các cụm từ thoả mãn các điều kiện khác nhau. Trong trường hợp này thì hỗ trợ thường được tăng cường bởi các phép toán. Chẳng hạn, người ta có thể kiếm các bài viết phải có mặt hai cụm từ cùng một lúc qua phép toán lôgic AND (còn được biết là phép toán lôgic +) sẽ đưa ra kết quả gồm cả hai từ khoá được nhập vào. Tìm kiếm sử dụng toán tử AND sẽ đưa ra ít kết quả hơn so với toán tử OR. Toán tử OR sẽ đưa ra kết quả gồm một hoặc nhiều hơn hai từ khoá được nhập vào. Toán tử NOT sẽ đưa ra kết quả chứa từ khoá trước NOT. Các kết quả chứa từ khoá sau NOT sẽ được loại trừ. Toán tử NEAR sẽ đưa ra kết quả gần với nội dung từ khoá được nhập vào.
7.2.1.1.2. Từ khóa và các phương pháp lựa chọn từ khóa hiệu quả
Phương pháp xác định từ khóa (keywords) để SEO hiệu quả
Xác định đầu tiên của bạn cần hướng đến tất nhiên sẽ là các từ khóa (keywords). Bạn cần xác định từ khóa cho website của mình và đặt nó vào các vị trí quan trọng của website như: tiêu đề, nhấn mạnh trong nội dung, đường dẫn url, và tên hình ảnh. Thẻ title và các thẻ header là nơi đặt từ khóa tốt nhất cho website của bạn.
Xác định từ khóa chủ đạo
Các từ khóa chủ đạo mang tính cạnh tranh cao. Do đó, nếu như từ khóa chủ đạo của bạn có tính cạnh tranh quá cao, thì sau khi xác định từ khóa chủ đạo, bước tiếp theo của bạn là cần xác định từ khóa phụ. Bạn cần phải xác định từ khóa phụ, bởi vì một khi bạn chưa thật sự am hiểu nhiều về SEO sẽ làm cho bạn khó khăn và tốn thời gian hơn để thu được kết quả đối với từ khóa chủ đạo.
Xác định từ khóa phụ
Sau khi từ khóa chủ đạo đã được xác định, việc tiếp theo của bạn là xác định từ khóa phụ cho nó. Cách xác định từ khóa phụ có 2 cách, như sau:
Một là, từ khóa phụ bao gồm từ khóa chủ đạo
Loại từ khóa phụ bao hàm từ khóa chủ đạo sẽ là các từ khóa phụ thông thường có những cụm từ bao gồm từ khóa chính. Ví dụ, lấy từ thiết kế web làm từ khóa chủ đạo. Lúc này, từ khóa phụ sẽ có thể là: thiết kế web miễn phí, thiết kế web gía rẻ, thiết kế web bất động sản, tư vấn thiết kế web, các xu hướng thiết kế web…
Hai là, từ khóa phụ được tách ra từ khóa chính
Đây là loại từ khóa được tách ra từ các từ khóa chính. Điển hình với từ thiết kế web thì sẽ có từ khóa phụ bao gồm: thiết kế và web. Đặc biệt, loại từ khóa phụ này lại có tính cạnh tranh thông thường còn cao hơn cả từ khóa chính, bởi vì số lượng từ trong keywords ít hơn. Nói đến “thông thường” có nghĩa là không phải lúc nào từ khóa có lượng từ ít hơn thì cạnh tranh cao hơn.
Tuy nhiên, vì sao bạn lại cần phải xác định từ khóa phụ dạng thứ hai này, trong khi thông thường nó lại có tính cạnh tranh cao hơn cả từ khóa chủ đạo. Đó là bởi vì việc tách ra như vậy có thể sẽ tạo thêm cho bạn nhiều lựa chọn hơn để hướng đến mục đích cuối cùng là từ khóa chủ đạo. Đối với việc tách từ khóa như trên, sẽ có thêm hai lựa chọn nữa là từ thiết kế và web. Từ hai lựa chọn mới này, bạn lại tiếp tục sinh ra những từ khóa phụ cho nó, như: thiết kế logo, thiết kế banner, thiết kế đồ họa…
Sau khi đã có danh sách các từ khóa được xác định, bạn cần phân tích và so sánh tìm hiểu cân đối giữa từ khóa nào được tìm nhiều nhất, từ khóa nào có tính cạnh tranh cao để có lựa chọn hiệu quả nhất cho mình. Bạn có thể dùng Google Keywords Tool để biết được các thông số cần thiết và đưa ra thứ tự ưu tiên cho công việc bạn cần làm. Ngoài ra, công cụ này cũng có thể hỗ trợ bạn trong quá trình xác định các từ khóa phụ từ những gợi ý được đưa ra.
7.2.1.1.3. SEO: Tối ưu hóa trang web cho công cụ tìm kiếm (Search Engine Optimization)
Cách thức làm thế nào để một website nằm đầu danh sách kết quả tìm kiếm mặc nhiên.
– Đối với các doanh nghiệp kinh doanh trên internet, cuộc chiến giành vị trí cao trên bảng xếp hạng của các công cụ tìm kiếm là điều vô cùng quan trọng. Giả sử bạn là 1 trong 100 triệu trang web trên thế giới.Vậy bạn làm thế nào để trang web của mình có thể dễ dàng được tìm thấy? Yếu tố quan trọng là thông qua các công cụ tìm kiếm, hiện chiếm đến 60% các đường dẫn đến các trang thông tin quan trọng.
– SEO – Search Engine Optimisation (Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm) là một quá trình làm nội dung trang web dễ dàng được các công cụ tìm kiếm tìm thấy, và hiển thị. Hầu hết người dùng Internet sử dụng các công cụ tìm kiếm hàng ngày và có thể chỉ nhìn vào trang đầu tiên của kết quả tìm kiếm. Vì thế, nếu như một khách hàng đang tìm kiếm trang web của bạn, và bạn vô tình bị xếp ở trang thứ hai của kết quả tìm kiếm, sẽ ít có khả năng khách hàng ghé thăm trang của bạn.
– Google sử dụng hơn 200 đánh giá nội dung các website để quyết định thứ tự của kết quả tìm kiếm và những thuật toán chính xác này là một bí mật – điều tương tự cũng xảy ra đối với các công cụ tìm kiếm của Yahoo hay Microsoft. Tuy nhiên, những tiêu chuẩn được tách biệt giữa các yếu tố nằm trên trang web như văn bản thực tế và nội dung, cùng yếu tố nằm ngoài trang web, bao gồm số lượng các đường link từ bên ngoài đến các website đó.
– Google công khai các hướng dẫn SEO của mình. Đầu tiên, hãy chắc chắn rằng trang web của bạn được công cụ tìm kiếm biết đến, điều này có nghĩa là có một “con nhện” tự động bò trên nội dung trang web của bạn và đưa nó vào trong bản đồ. Từ đó, việc tối ưu hóa phụ thuộc vào việc kết hợp giữa cộng tác viên và kỹ thuật. Về cơ bản đặc biệt là tiêu đề cần phải mô tả được nội dung, sử dụng những từ khóa mà khách hàng thường sử dụng. Một số trang web có thể cố gắng để “lừa” Google, hoặc bằng cách tải các trang web với quá nhiều các từ khoá không liên quan, hoặc thông qua các trang trung gian có các đường link mà không mang nội dung nào cả.
– Bạn có thể trả tiền cho các trang web tài trợ (sponsor link), nhưng đây là cách khá tốn kém để có được khách hàng, đặc biệt nếu như trang web của bạn có rất nhiều khách hàng ghé thăm. SEO tập trung vào việc tác động đến danh sách kết quả tìm kiếm có hệ thống. Bạn có thể trả tiền cho một chuyên gia SEO để họ khuyên mình làm thế nào để tăng thứ hạng, nhưng bạn không thể trực tiếp trả tiền cho Google để được xuất hiện ở thứ hạng cao.
7.2.2. Website (web display advertising)
Website là tập hợp của rất nhiều trang web – một loại siêu văn bản (tập tin dạng HTML hoặc XHTML) trình bày thông tin trên mạng internet – tại một địa chỉ nhất định để người xem có thể truy cập vào xem. Trang web đầu tiên người xem truy cập từ tên miền, thường được gọi là trang chủ (homepage); người xem có thể xem các trang khác, thông qua các siêu liên kết (hyperlinks).
Website là một cửa hàng ảo với hàng hoá và dịch vụ có thể được giới thiệu và rao bán trên thị trường toàn cầu. Cửa hàng đó mở cửa 24 giờ/7 ngày một tuần, trong cả 365 ngày trong năm, cho phép khách hàng của bạn tìm kiếm thông tin, xem, mua sản phẩm và dịch vụ của bạn bất cứ lúc nào họ muốn.
7.2.2.2. Các yêu cầu tối thiểu của Webiste
Trong thực tiễn, để thành lập và hoạt động một doanh nghiệp phải đáp ứng được tối thiểu 3 yếu tố căn bản sau:
– Tên doanh nghiệp;
– Trụ sở hoạt động của doanh nghiệp;
– Các yếu tố vật chất kỹ thuật, máy móc và con người.
Nếu như tạm coi Website như 1 doanh nghiệp trong thực tiễn, thì để thiết lập và đưa vào hoạt động 1 Website cũng phải đáp ứng được tối thiểu 3 yếu tố cơ bản như doanh nghiệp là:
– Tên Website (hay còn gọi là tên miền ảo hoặc Domain name) tương ứng với tên doanh nghiệp trong đời thường;
– Web Hosting (hay còn gọi là nơi lưu giữ trên máy chủ Internet) tương ứng với Trụ sở doanh nghiệp trong đời thường;
– Các trang Web tương ứng với yếu tố vật chất kỹ thuật, máy móc của doanh nghiệp trong đời thường và con người để quản lý và vận hành Website đó.
7.2.2.3. Những lợi ích thiết thực khi có website
Có nhiều cách để doanh nghiệp của bạn có thể có lợi từ việc có một website riêng. Đây là một vài khía cạnh quan trọng:
– Quảng cáo không giới hạn. Nếu bạn đã từng, đang quảng cáo trên các loại báo, ấn phẩm, đài phát thanh hay truyền hình, chắc bạn hiểu rõ chi phí đó lớn như thế nào. Nhưng (Doanh nghiệp của bạn sẽ được chú ý đến) với khoảng 150 triệu người truy cập internet thường xuyên, doanh nghiệp của bạn sẽ nhanh chóng được biết đến mà không mất nhiều chi phí cho quảng cáo, khách hàng có thể truy cập thông tin về doanh nghiệp hoặc tổ chức của bạn bất cứ lúc nào và từ bất cứ nơi đâu, chỉ với một chiếc máy tính nối mạng internet.
– Cơ hội liên kết và hợp tác kinh doanh trên mạng rất lớn, với phạm vi quốc tế. Website của bạn là tấm danh thiếp mà bạn có thể dùng được ở bất cứ nơi đâu trên thế giới này để khuếch trương việc làm ăn. Chẳng hạn, một tổ chức từ thiện có thể huy động các nguồn tài trợ rất hiệu quả thông qua website khi giới thiệu và cung cấp thông tin về hoạt động của tổ chức mình với toàn thế giới.
– Các ứng dụng cho web được sử dụng ngày càng phổ biến giúp bạn làm được nhiều việc hơn với website của bạn. Ví dụ, một nhà chế tạo có thể thường xuyên tiến hành mời thầu trên website của mình với các thông tin được cập nhật hàng ngày, và như vậy khả năng tìm được đối tác / nhà cung cấp tốt là vô cùng lớn, không hạn chế phạm vi lãnh thổ, với chi phí không đáng kể.
– Website cho phép dễ dàng có thông tin phản hồi từ phía khách hàng. Khách hàng có thể điền vào mẫu phản hồi thiết kế đơn giản và nói cho bạn điều họ nghĩ về sản phẩm và dịch vụ của bạn. Website cho phép trả lời ngay lập tức các câu hỏi hay thắc mắc của khách hàng. Nếu bạn phải trả lời quá nhiều lần cùng một câu hỏi về sản phẩm và dịch vụ, hay về doanh nghiệp của bạn nói chung, bạn có thể lập thêm trang trả lời các câu hỏi thường gặp.
– Việc kinh doanh mở cửa 24/24 giờ. Điều này có nghĩa bạn không phải đóng cửa vào ngày lễ, tết… Dù bạn ở đâu đi nữa, thì tất cả mọi người cũng đều có thể xem hàng hóa của bạn. Khi một ai đó muốn biết về thời gian, địa điểm, phương hướng, hay bất cứ thông tin nào về công ty của bạn; họ có thể nhận được những thông tin này mà hoàn toàn không làm phiền tới bạn.
– Chi phí nhân viên thấp. Khi bạn có một website, bạn có thể chào bán sản phẩm dịch vụ của mình mà không cần thuê thêm nhân công. Đồng thời, bạn sẽ không phải chi thêm một khoản tiền nào vào việc bồi thường, cũng như bảo hiểm cho nhân viên mới mà vẫn duy trì được doanh số bán hàng và dịch vụ.
– Xây dựng một hình ảnh tốt đẹp về công ty. Internet là phương tiện hữu hiệu nhất để có thể tạo lập bất kỳ hình ảnh thương hiệu nào. Yêu cầu đơn giản là chỉ cần thiết kế một website chuyên nghiệp, thêm nội dung giúp đỡ khách hàng và ngay lập tức công ty của bạn bắt đầu có hình ảnh của mình. Cho dù công ty của bạn nhỏ như thế nào cũng không thành vấn đề, chỉ cần có khát vọng lớn, bạn có thể xây dựng hình ảnh công ty bạn như là một tập đoàn lớn trên internet.
– Tiết kiệm được bưu phí và chi phí in ấn. Hãy nghĩ xem bạn phải gửi bao nhiêu tấm card cho khách hàng để họ biết về việc bán hàng của bạn. Tất cả có thể được giảm thiểu bằng cách đưa các thông tin bán hàng vào website. Mỗi khách hàng tới thăm, bạn có thể thu thập địa chỉ email của khách hàng, giữ liên hệ với họ về những sự kiện đặc biệt trong gian hàng của bạn thông qua email.
– Cải tiến hệ thống liên lạc. Bạn có thể liên hệ với nhân viên, nhà cung cấp của bạn thông qua website. Mọi thay đổi đều có hiệu lực ngay khi bạn gửi cho họ trên website, và bất kỳ ai cũng xem được những thông tin cập nhật mà không phải liên lạc trực tiếp với bạn. Dịch vụ khách hàng hoàn hảo, chính là niềm mơ uớc của bất kỳ doanh nghiệp nào. Các chủ doanh nghiệp không muốn mất thời gian vào việc giải thích cho khách hàng về cách sử dụng sản phẩm, cách lắp đặt, xử lý sự cố, lau chùi, di chuyển, đổi sản phẩm hay bất kỳ điều gì phải làm đối với sản phẩm đã được mua. Với một website, chỉ cần đặt ra tất cả các tình huống, tạo câu hỏi và trả lời sẵn, khách hàng của bạn có thể tìm kiếm mọi thông tin hỗ trợ mà không phải làm phiền tới bạn.
– Đồng hành trên mạng với đối thủ cạnh tranh. Bạn phải nghĩ rằng internet giống như cuốn “Danh bạ điện thoại”. Càng ngày càng có nhiều người sử dụng website để tìm kiếm thông tin, mua sản phẩm, dịch vụ. Nếu bạn không ở đó, đối thủ cạnh tranh của bạn sẽ ở đó. Nếu bạn không nằm trong “Danh bạ điện thoại”, thì làm sao khách hàng có thể tìm thấy bạn? Các nhà cung cấp thông tin, các công cụ tìm kiếm sẽ không còn miễn phí trong thời gian tới. Khi lượng thông tin của họ đã khá đầy đủ, họ không cần bạn nữa, mà lúc này bạn lại phải cần tới họ vì họ có rất nhiều người đến để tìm kiếm thông tin.
7.2.2.4. Nguyên tắc của internet marketing
Những nguyên tắc của internet marketing là tập hợp tất cả các quy tắc phải tuân theo trong quá trình triển khai thiết kế website.
Nguyên tắc thứ nhất: tối ưu hóa các công cụ tìm kiếm
Một trong những công việc quan trọng của Internet marketing là Search Engine Optimization (SEO) – Tối ưu hóa website cho các công cụ tìm kiếm. Bản chất của công việc này là thiết kế website theo đúng các chuẩn mực mà các search engine đặt ra. Nhưng có một số nhà cung cấp dịch vụ lại cố tình tìm cách đánh lừa các cỗ máy tìm kiếm nhằm nâng cao vị trí của mình trong bảng danh sách kết quả hoặc làm tăng Ranking Alexa. Việc làm này phản ánh sự hiểu biết nửa vời của những người thực hiện công việc và sự vô trách nhiệm của các nhà cung cấp dịch vụ đối với khách hàng. Bởi lẽ, đằng sau sự tăng lên nhanh chóng đó, là việc bị đánh tụt hạng và thật khó để có thể “ngóc đầu lên được”.
Nguyên tắc thứ hai: phát triển giá trị nội tại
Nội dung website chính là yếu tố quan trọng nhất để khách hàng trung thành với website của bạn. Cũng tương tự, bạn phải không ngừng tự hoàn thiện và nâng cao giá trị của công ty, của website bằng chất lượng sản phẩm, dịch vụ và sự chăm sóc khách hàng.
Nguyên tắc thứ ba: xác định thị trường mục tiêu
Việc của internet marketing là phải xác định rõ, đâu là đối tượng khách hàng chính của mình? và tiếp thị đúng vào đối tượng đó. Công việc này sẽ rút ngắn thời gian, chi phí và tăng hiệu quả thực hiện công việc internet marketing của doanh nghiệp.
Cùng với sự phát triển của internet đã làm thay đổi thói quen của người tiêu dùng, song song với các phương tiện truyền thông truyền thống, như ti vi, radio, báo & tạp chí, thư từ…; các doanh nghiệp ngày nay đã nhanh chóng ứng dụng hình thức marketing trực tuyến vào việc giới thiệu sản phẩm, xúc tiến bán hàng. Marketing trực tuyến cho phép bán hàng và tìm hiểu về một khách hàng cụ thể đã được nhập vào cơ sở dữ liệu, nhằm thiết lập mối quan hệ thường xuyên và đầy đủ với khách hàng. Trong marketing trực tuyến, thì hình thức email marketing là phương tiện quảng cáo được sử dụng nhiều nhất hiện nay.
7.2.3.1. Khái niệm email marketing
Marketing bằng email là một hình thức mà người marketing sử dụng email, sách điện tử hay catalogue điện tử để gửi thông tin đến cho khách hàng, thúc đẩy và thúc đẩy khách hàng quyết định thực hiện việc mua các sản phẩm của họ.
Email marketing là một phương pháp tiếp thị, quảng bá, chăm sóc khách hàng thông qua công cụ email, trong môi trường internet hoặc mạng di động. Email marketing có hai dạng:
– Gửi email quảng cáo có sự đồng ý của người nhận (OPT-IN). Là một hình thức email marketing hợp pháp do có sự đồng ý của người nhận email. Thông điệp thường được gửi theo định kỳ và được gọi là bản tin điện tử (newsletter). Email marketing cho phép hay được sự cho phép của người nhận (Solicited Commercial Email), đây là hình thức hiệu quả nhất.
– Gửi email quảng cáo không có sự đồng ý của người nhận (SPAM). Đây là hình thức email marketing phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, nó chỉ hợp pháp khi tuân thủ đầy đủ các yêu cầu về điều luật chống SPAM (một trong những yêu cầu chính, đó là người nhận email có quyền từ chối không nhận email nữa, bằng cách click lên liên kết ngừng nhận email – có chức năng để người nhận yêu cầu ngừng nhận tin Unsubscribe). Email marketing không được sự cho phép của người nhận (Unsolicited Email Marketing hay Unsolicited Commercial Email – UCE) còn gọi là Spam. Hình thức này đôi khi bị cho là SPAM vì thông điệp gửi đi không đúng với yêu cầu của người nhận.
7.2.3.2. Sự khác biệt giữa email marketing và SPAM là gì?
Nghị định số 90/2008/NĐ – CP của chính phủ về chống thư rác, SPAM được đã giải thích như sau: Thư rác (SPAM) là thư điện tử, tin nhắn được gửi đến người nhận mà người nhận đó không mong muốn hoặc không có trách nhiệm phải tiếp nhận theo quy định của pháp luật. Thư rác trong nghị định này bao gồm thư điện tử rác và tin nhắn rác. Ngoài ra, nghị định cũng đã nêu ra các nguyên tắc trong gửi thư điện tử, tin nhắn quảng cáo, đó là:
– Tổ chức, cá nhân (ngoại trừ nhà cung cấp dịch vụ quảng cáo) chỉ được phép gửi thư điện tử quảng cáo, tin nhắn quảng cáo khi có sự đồng ý trước đó của người nhận.
– Nhà cung cấp dịch vụ quảng cáo chỉ được phép gửi thư điện tử quảng cáo, tin nhắn quảng cáo cho đến khi người nhận từ chối việc tiếp tục nhận thư điện tử quảng cáo, tin nhắn quảng cáo. Bên cạnh những quy định cơ bản của pháp luật, khi phân biệt giữa email marketing và SPAM, cần chú ý thêm những yếu tố chính về: Permission (sự cho phép của người nhận), From (địa chỉ người gửi), To (địa chỉ người nhận), Subject (chủ đề), Content (nội dung), Design (thiết kế), List (danh sách), Time (lần gửi), Thông tin người gửi,… (Trích dẫn thông tin từ nghị định số 90/2008/NĐ-CP) của chính phủ.
7.2.3.3. Lợi ích của Email Marketing
Email marketing là một trong những phương thức tốt nhất để giao tiếp tích cực, chủ động và thường xuyên. Đây là một phương thức cực kỳ tiết kiệm chi phí trong việc giao tiếp với các khách hàng tiềm năng và các khách hàng hiện tại. Không quan trọng là bạn đang hoạt động trong loại hình kinh doanh nào hay trong lĩnh vực nào, email marketing có thể sẽ có tác động tích cực lên doanh số bán hàng của bạn.
7.2.3.4. Cấu trúc chung trong mẫu email marketing
Mong muốn lớn nhất của một marketer khi sử dụng Email marketing là thiết kế được một email chuyên nghiệp, làm hài lòng người nhận mail. Hơn hết, email đó có thể chèn thêm những thông tin khác khi cần thiết. Để đạt được kết quả tốt từ các chương trình Email marketing, bạn cần hiểu rõ những cách thức tạo nên một mẫu email nhằm tối ưu hóa sự tương tác giữa chúng và người nhận trong khi vẫn giữ được hình ảnh thương hiệu.
[ad_2]
Source link