CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ LÃNH ĐẠO

[ad_1]

 

Lãnh đạo là gì? Đó là một câu hỏi được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, thậm chí một số nhà chính trị cũng đề cập đến vấn đề này.

Như vậy, sự lãnh đạo rõ ràng đã trở thành một đề tài quan trọng của các ngành khoa học. Có thể dẫn ra một số định nghĩa về sự lãnh đạo như sau:

(1)”Lãnh đạo là dìu dắt và điều khiển công việc của một tổ chức để đạt được những mục tiêu mong muốn”. (John D. Millet trong cuốn sách Management on the public service)

(2) “Lãnh đạo là tìm hiểu mối quan hệ tương hỗ giữa các cá nhân trong một tổ chức và dùng những động lực để thúc đẩy họ đạt được những mục tiêu mong muốn” (Keith Davis )

(3) “Lãnh đạo là hoạt động ảnh hưởng tới người khác nhằm thực hiện những mục tiêu nhất định, mà những mục tiêu này thoả mãn được những mong muốn của mọi người” (Ordway Tead, 1935).

(4) “Lãnh đạo là sự ảnh hưởng đến quan điểm, thái độ, niềm tin, tình cảm và hành vi của người khác” (Paul E. Spector, 2000).

(5) “Lãnh đạo là sự vận dụng quyền lực, là sự định hướng, dẫn dắt và kiểm tra người khác trong hoạt động quản lí”. (Dictionary of Psychology của J.P. Chaplin, 1968 )

(6) “Lãnh đạo là mối quan hệ về chi phối và phục tùng, tác động và tuân theo trong quan hệ liên nhân cách của nhóm”  (Từ điển Tâm lí học xuất bản tại Matxcơva năm 1990)

(7) “Lãnh đạo là khả năng và ý chí để tập hợp mọi người nhằm tiến tới một mục đích chung là tính cách truyền sự tự tin cho người khác”. (Theo Field Marshall Montgomery )

(8) “ Lãnh đạo dường như là một thứ nghệ thuật khiến người khác có mong muốn làm được những điều thực sự nên làm”. (Theo hiệp hội lãnh đạo quốc tế International Leadership Associates)

(9) “Quản trị là làm đúng mọi việc; lãnh đạo là làm những việc đúng”.( PETER DRUCKER 1909 – 2005)

(10) “Quản lý nghĩa là dẫn dắt, hoàn thành công việc, chịu trách nhiệm và tiến hành. Lãnh đạo là tạo ảnh hưởng, là dẫn dắt định hướng về cách thức, tiến trình, hành động và quan điểm. Sự khác biệt này rất quan trọng”.(WARREN BENNIS)

(11)  “Những nhà lãnh đạo kinh doanh tốt tạo ra tầm nhìn, xác định rõ tầm nhìn, mạnh mẽ nắm lấy tầm nhìn và không ngừng thúc đẩy nó tới khi hoàn thiện” (THOMAS HARDY)

(12) “Nếu những hành động của bạn truyền cảm hứng khiến người khác mơ ước  nhiều hơn, học tập nhiều hơn, làm việc nhiều  hơn và trở thành người tốt hơn bản thân họ hiện tại, thì bạn chính là lãnh đạo” (JOHN QUINCY ADAMS)

(13)Lãnh đạo là nghệ thuật khiến người khác làm điều bạn muốn, bởi vì họ muốn làm điều đó. (Dwight D. Eisenhower)

(14)Vào đầu thế kỷ tới, các nhà lãnh đạo sẽ là người sẽ trao quyền cho những người khác. (Bill Gates)

(15)Lãnh đạo là sự ảnh hưởng, không hơn, không kém (John Maxwell)

 (16) Trong cuốn Từ điển Tâm lí học (Dictionary of Psychology, 1968) của J.P. Chaplin định nghĩa về người lãnh đạo như sau: 1) Là người dẫn dắt, người định hướng và điều khiển hành vi của người khác; 2) Là người có những đặc điểm nổi bật về nhân cách và những phẩm chất khác đảm bảo cho sự lãnh đạo.

(17)”Người lãnh đạo là thành viên của nhóm có quyền đưa ra những quyết định trong những tình huống cần thiết. Nói cách khác, người lãnh đạo là cá nhân có quyền lực, đóng vai trò trung tâm trong tổ chức hoạt động chung và điều chỉnh các mối quan hệ tương hỗ của tổ chức”. (Từ điển Tâm lí học (1990) do các nhà tâm lí học Xô viết biên soạn)

(18) “Lãnh đạo là tổ hợp về sự tương tác giữa cá nhân và nhóm. Trong nhóm, hành vi của cá nhân bị quy định và chịu ảnh hưởng của những người khác. Có một số người ảnh hưởng đến người khi nhiều hơn, họ có thể tác động tích cực hoặc tiêu cực đến người khác, có thể gọi họ là những người lãnh đạo. Sự ảnh hưởng này có thể nẩy sinh thông qua những quan hệ liên nhân cách hoặc có thể phụ thuộc vào cấu trúc quan hệ mà ở đó một số cá nhân sử dụng quyền lực hoặc trách nhiệm để tác động đến người khác” (International Encyclopedia of Psychology, 1996 )

 

(19) Một nhà lãnh đạo giỏi không phải do bẩm sinh mà nhờ rèn luyện. Nếu bạn có đủ khát vọng và ý chí, bạn hoàn toàn có thể trở thành một nhà lãnh đạo tài giỏi. Các nhà lãnh đạo này là người biết tận dụng và phát triển kĩ năng của mình thông qua quá trình tự học hỏi, giáo dục, đào tạo và tích lũy kinh nghiệm không ngừng (Jago, 1982).

(20) Lãnh đạo là một quá trình mà một người ảnh hưởng đến những người khác để thực hiện một mục tiêu nào đó, đồng thời hướng tổ chức tới sự gắn kết chặt chẽ.Ngoài ra, người ta cũng thường định nghĩa lãnh đạo là một quá trình theo đó một cá nhân ảnh hưởng đến một nhóm các cá nhân khác để đạt được một mục tiêu chung – Northouse (2007, trang 3).

(21) Ngay cả quân đội Mỹ cũng đã nghiên cứu vai trò lãnh đạo khá kĩ lưỡng. Một trong những định nghĩa mà họ đưa ra về lãnh đạo đó là: Lãnh đạo là một quá trình mà một người lính ảnh hưởng đến những người lính khác để hoàn thành một nhiệm vụ (U.S. Army, 1983).

Trên đây chỉ là một số định nghĩa trong rất nhiều định nghĩa về sự lãnh đạo. Phân tích các định nghĩa này cho phép ta đưa ra một định nghĩa có tính khái quát hơn về sự lãnh đạo:

Lãnh đạo là quá trình sử dụng và phối hợp hoạt động của các cá nhân trong tổ chức bằng cách gây ảnh hưởng về cách thức tiến trình  hoạt động có mục tiêu trong một tổ chức, và dẫn dắt hành vi của cá nhân hay nhóm người nhằm hướng tới mục đích của tổ chức.

Với định nghĩa trên về sự lãnh đạo, ta thấy có một số khía cạnh cần chú ý sau:

Thứ nhất, lãnh đạo là quá trình ảnh hưởng của người lãnh đạo đến những người  dưới quyền.

Thứ hai, bản chất của sự lãnh đạo là sự ảnh hưởng và tác động có mục đích để đạt được những mục tiêu của tổ chức đề ra, cũng như nhằm thoả mãn mọi mong muốn của những người dưới quyền.

Tổng hợp tài liệu tham khảo  INTERNET.

https://www.facebook.com/phanhieutcmiendong

http://aitech.edu.vn/hungngmd@gmail.com

VIỆN CÔNG NGHỆ QUẢN TRỊ Á CHÂU – TS. NGUYỄN VĂN HÙNG

 


[ad_2]
Source link

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *