[ad_1]
Kỹ năng lãnh đạo là kỹ năng giúp cho bạn có thể thiết lập và vận hành hệ thống con người trong đội nhóm, hoặc phòng ban linh hoạt. Bạn cần học hỏi và áp dụng kỹ năng lãnh đạo mỗi ngày. Nó sẽ giúp bạn quản lý sản phẩm, hệ thống và nhân viên một cách hợp lý. Đồng thời, bạn sẽ quyết đoán và linh hoạt hơn khi đưa ra một quyết định nào đó về nhân sự, hệ thống hay sản phẩm của mình. Bạn sẽ biết cách trao quyền nhân viên như thế nào, hướng dẫn ra sao để họ có thể làm tốt công việc.
(1)Kỹ năng ra quyết định
Một nhà lãnh đạo giỏi sẽ là người biết ra những quyết định ít sai lầm, giảm thiểu rủi ro thấp nhất có thể cho tổ chức. Với vai trò là người quản lý, việc chủ động đưa ra các quyết định để chỉ đạo và hướng dẫn theo đúng kế hoạch đã định là một kỹ năng rất quan trọng.
Trước hết, bạn cần xác định mục tiêu để định hướng trong quá trình đưa ra quyết định của bạn. Nhanh hay chậm đúng hay sai sẽ ảnh hưởng đến kết quả của kế hoạch. Người đứng đầu luôn phải cân nhắc tất cả những lợi thế và rủi ro và doanh nghiệp đang mắc phải.
Bên cạnh đó, việc đưa ra quyết định còn thể hiện năng lực, trình độ của nhà lãnh đạo. Do đó, để nâng cao kỹ năng này, người quản lý cần nâng cao kiến thức sâu rộng, đưa ra lý luận sắc bén và kinh nghiệm từng trải trong công việc và cuộc sống.
Ra quyết định là khâu mấu chốt trong cách quản lý, kỹ năng lãnh đạo, đó là lúc họ phải lựa chọn giải pháp tối yêu nhất để giải quyết vấn đề hoặc quyết định một kế hoạch gì đó. Việc ra quyết định nhanh hay chậm, đúng hay sai sẽ quyết định kết quả của kế hoạch đó. Vì vậy, khi ra quyết định người lãnh đạo luôn phải cân nhắc đến tất cả những lợi thế và rủi ro phải đối đầu, việc ra quyết định thể hiện năng lực, trình độ của nhà lãnh đạo. Do đó, để có được kỹ năng này, người lãnh đạo phải có kiến thức sâu rộng, lý luận sắc bén và những kinh nghiệm, trải nghiệm trong cuộc sống và công việc.
Ra quyết định và những kĩ năng lãnh đạo cần có.Việc đưa ra quyết định có hiệu quả là một trong những kỹ năng quan trọng nhất của các doanh nhân, nhưng trên thực tế ít người chú trọng rèn luyện cho mình kỹ năng này. Chín yếu tố dưới đây sẽ giúp bạn trong việc đưa ra được những quyết định đúng đắn nhất vào bất kỳ thời điểm nào và góp phần để bạn công việc của mình.
Thực hiện. Hãy tập trung vào việc thực hiện quyết định của bạn. Khi đã bắt tay vào thực hiện một công việc nào đó thì thường xuất hiện tâm trạng lo lắng, điều đó không có nghĩa là bạn đã đưa ra một quyết định sai lầm, mà đó chỉ là trạng thái tâm lý thường thấy mỗi khi chúng ta đối diện với khó khăn. Đánh giá và học hỏi từ chính những công việc mà bạn đã làm. Tích góp kinh nghiệm từ những công việc mà bạn đang làm hoặc chưa làm rồi cùng trao đổi với những người khác. Nếu phát hiện ra điều gì mới thì bạn cần thay đổi lại kế hoạch của mình, hãy trở về với lời khuyên thứ 3 và cùng với những kiến thức mới đó để sửa lại kế hoạch của mình!
Ra quyết định cần có: Xác định các vấn đề cần được giải quyết.Nắm bắt nhanh triển vọng mới.Cân nhắc các phương án để giải quyết vấn đề. Phân tích từng phương án mà mình lựa chọn. Chấp nhận những thất bại mà bạn đã gặp phải.Ra quyết định.Lập kế hoạch khả thi.Công bố quyết định.
(2)Kỹ năng giải quyết vấn đề
Người lãnh đạo không thể làm ngơ hay đùn đẩy trách nhiệm cho người khác khi có những vấn đề hóc búa hoặc những vấn đề phát sinh trong tập thể của mình. Để làm được này, người lãnh đạo cần phải là người thật sự công bằng và nhanh nhạy nắm bắt thời cơ thuận lợi để vấn đề được giải quyết tốt nhất. Không chậm chạp nhưng cũng đừng quá vội vàng, nếu không chính bạn sẽ đẩy sự việc thêm phức tập và có thể khiến nhân viên hiểu nhầm bạn là người thiếu năng lực, không xứng đáng với vị trí lãnh đạo mà mọi người tin tưởng giao cho.
Thực hành kỹ năng giải quyết vấn đề theo các bước sau đây: tìm hiểu vấn đề, xác định vấn đề đang xảy ra là gì, tìm hiểu nguyên nhân, xác định vấn đề xảy ra nghiêm trọng ở mức độ nào. Sau đó bạn cần tìm kiếm và đưa ra các giải pháp khác nhau cho vấn đề, lựa chọn giải pháp tối ưu nhất. Nếu bạn là một nhà lãnh đạo giỏi, các bước giải quyết vấn đề sẽ được bạn thực hiện một cách khéo léo và mang lại hiệu quả cao nhất.
(3)Kỹ năng lập kế hoạch
Bạn cần học cách lập kế hoạch chiến lược, triển khai, thực hiện và theo dõi các kế hoạch từ đầu tới cuối. Người lãnh đạo giỏi là người có thể đưa ra mọi quyết định nhanh chóng và chính xác. Nếu bạn không biết cách lập kế hoạch, những dự án, công việc thực hiện sẽ dễ mắc sai lầm, khó cứu vãn.
Học kỹ năng lập kế hoạch sẽ giúp bạn đưa ra được các kế hoạch hợp lý, đồng thời bố trí công việc cho từng nhân viên theo đúng năng lực. Với kỹ năng lập kế hoạch, bạn có thể giúp định hướng mục tiêu cho nhân viên, truyền tải thông tin chính xác tới cấp trên. Song song với kỹ năng lập kế hoạch, lãnh đạo cần phải biết cách ứng dụng các công cụ hỗ trợ lập kế hoạch, giúp thực thi nhanh hơn, đồng thời giải quyết mọi vấn đề nhanh chóng và linh hoạt.
(4) Kỹ năng quyết đoán và tự tin
Trong nhiều trường hợp, kỹ năng quyết đoán rất quan trọng. Nó sẽ giúp chúng ta ứng phó linh hoạt, vượt qua khó khăn và thay đổi kịp thời để chớp lấy thời cơ. Thiếu tự tin, không quyết đoán thì cho dù có kiến thức, có tầm nhìn, có được thông tin chăng nữa thì sự do dự cũng sẽ làm lỡ mất cơ hội.
Quyết đoán là sự cân bằng giữa rụt rè-thận trọng (thái độ phục tùng) và năng nổ-hiếu thắng (thái độ gây hấn). Để tạo ra sự cân bằng này không có nghĩa là phải tỏ ra gay gắt, liều lĩnh mà cũng không lo lắng, do dự, chờ đợi nơi người khác. Tính quyết đoán, nói đơn giản là đạt tới những gì mình muốn, những điều mình xứng đáng có được mà không vi phạm trắng trợn quyền lợi của người khác, là một cách để bạn có thể đứng trên quan điểm của mình và không để bị chi phối bởi những người có thể lợi dụng bạn. Đồng thời quyết đoán là tôn trọng cảm xúc và ý kiến người khác.
Quyết đoán không phải là làm bừa mà là dám nghĩ, dám làm. Một việc gì nếu bạn dám hành động, hành động có suy nghĩ, chủ động và kiên quyết thì tại sao thành công lại không thể đến. Những người quyết đoán thường là những người tự tin và biết mình cần gì ở cuộc sống. Họ cũng theo đuổi những gì họ muốn với tất cả nhiệt huyết và lòng quyết tâm. Họ thường là những người thành công trên hầu hết mọi phương diện của cuộc sống, đặc biệt khi có cạnh tranh.
Bạn có gặp khó khăn khi nói “không” trong lúc bạn muốn nói “có”? Bạn có khuynh hướng chiều theo ý kiến của người khác bởi vì bạn ngại không thể nói lên điều bạn muốn nói. Nếu điều này xảy ra ở bạn thì bạn cần tìm cách làm mình thêm quyết đoán hơn. Bạn có thể luyện tập tính quyết đoán bằng cách phát huy tính linh hoạt, thái độ tiếp nhận và cách ứng xử của bạn đối với các sự việc cũng như đối với người khác trong giao tiếp.
Một vài khía cạnh trong cuộc sống, bạn cần đến kỹ năng quyết đoán :
– Trong các cuộc họp là tình huống lý tưởng để bạn thể hiện sự quyết đoán của mình. Đó có thể là cơ hội cho bạn tỏa sáng và trình diễn những điểm nổi trội nhất. Tận dụng các cuộc họp để chia sẻ ý tưởng sáng tạo và giải pháp cho các vấn đề sẽ giúp bạn chứng minh khả năng lãnh đạo của mình, thậm chí hỏi một câu hỏi đúng trong cuộc họp cũng có thể cần đến sự quyết đoán.
– Một cách khác giúp bạn thêm quyết đoán trong cuộc sống là luôn tự chủ. Nếu đồng nghiệp của bạn khiến bạn bực mình, khó chịu, họ luôn muốn vượt trội trên bạn và sai khiến bạn. Bạn hãy tỏ ra quyết đoán để xác định những giới hạn giúp bạn đối phó lại với các đồng nghiệp đó. Bạn hãy tự chủ, giữ bình tĩnh tối đa khi đối mặt với những tình huống kịch tính. Bạn càng tự chủ bao nhiêu thì bạn càng quyết đoán bấy nhiêu. Và chỉ khi bạn tự chủ, bạn mới có thể quyết đoán được. Hãy giữ sự sáng suốt và đừng để người khác chọc giận mình.
– Học cách nói “không” khi bạn bị quá tải, khi không thể giúp, khi không muốn. Nói “không” là dạng thức khó thể hiện nhất của tính quyết đoán.
– Tính quyết đoán có thể giúp bạn kiếm được nhiều tiền hơn trong công viêc của mình. Có nhiều người chịu thiệt thòi chỉ vì họ không đủ quyết đoán để thỏa thuận mức lương hay thẳng thắn đề nghị tăng thu nhập cho mình, họ gặp rất nhiều khó khăn để thể hiện sự quyết đoán khi phải đề cập đến chuyện tiền bạc. Nếu bạn cứ chờ đợi sếp chú ý tới những đóng góp của bạn và sẽ đề nghị cho bạn một mức lương cao hơn, thì sự chờ đợi đó có lẽ chỉ là niềm hy vọng …kéo dài. Bạn phải quyết đoán đến gặp sếp một cách tự tin và đề nghị tăng lương. Bạn có thể ghi ra giấy mong muốn tăng lương kèm theo bản tóm tắt các thành tích bạn đạt được, sau đó sắp xếp một cuộc gặp và thẳng thắn trình bày điều mà bạn xứng đáng có được.
Bạn có thể tự kiểm soát mình, tự tin, không nóng nảy và hãy luôn như thế!
Khi có những xung đột trong cuộc sống, sự linh động có thể là một giải pháp hiệu quả để giải quyết vấn đề giữa hai hay nhiều người. Tính quyết đoán không chỉ đem lại lợi ích cho sự nghiệp mà còn cho cả cuộc sống của bạn, để bạn luôn cảm thấy hài lòng về bản thân và công việc. Hiểu biết và nhận ra tính quyết đoán của mình là một phương cách then chốt trong việc giúp bạn phát huy các kỹ năng giao tiếp, ảnh hưởng của bạn đối với người khác và sự quyết định cần thiết khi giải quyết vấn đề trong cuộc sống.
Tóm lại:Tự tin và quyết đoán là hai điều mà kỹ năng lãnh đạo cần trau dồi thường xuyên. Khi đứng trước khó khăn, thử thách của công ty người lãnh đạo chính là thuyền trưởng chèo lái con thuyền, con thuyền có cập bến an toàn hay không hoàn toàn phụ thuộc vào người thuyền trưởng đó. Do vậy, nếu không tự tin và quyết đoán trước những cơ hội có thể con thuyền sẽ bị nhấn chìm hay đúng hơn là công ty sẽ bị đẩy xuống vực thẳm.
(5) Kỹ năng thấu hiệu chính mình và thấu hiểu đối tác
Thấu hiểu chính mình sẽ giúp cho người lãnh đạo làm chủ được bản thân, biết được mục tiêu của mình từ đó sẽ có kế hoạch, chiến lược cụ thể để đạt được mục tiêu. Tuy nhiên, nếu chỉ hiểu được bản thân mà không hiểu được đối tác thì người lãnh đạo sẽ không thể làm được những điều mình muốn. Vì vậy việc thấu hiểu đối tác cũng là nghệ thuật của những nhà lãnh đạo giỏi. Một nhà lãnh đạo hiểu được mình, hiểu được người thì làm việc gì cũng dễ dàng và thành công.
(6)Kỹ năng giao việc
Người lãnh đạo nghĩa là bạn phải có kỹ năng quản lý và giao việc cho nhân viên. Nếu bạn để mặc cấp dưới muốn làm gì thì làm hay ngồi chơi cho hết giờ nghĩa là bạn không có năng lực của một nhà lãnh đạo. Nhưng làm thế nào để giao đúng người, đúng việc không phải dễ, điều đó đòi hỏi bạn phải có kỹ năng, đó là kỹ năng giao việc.
Để làm được điều này bạn phải thật sự là một lãnh đạo luôn sâu sát với nhân viên của mình, biết được năng lực, sở trường của họ. Khi đó bạn sẽ dễ dàng giao việc mà không lo sợ họ không làm được hoặc quá sức của họ.
Người lãnh đạo là người phải có kỹ năng quản lý nhân viên và giao việc tốt. Nếu bạn không biết cách quản lý nhân viên thì bạn không có năng lực của nhà lãnh đạo. Vậy làm thế nào để giao đúng việc, đúng người? Đó là một kỹ năng không hề dễ dàng.
Để làm điều này thật tốt thì một nhà lãnh đạo phải luôn quan sát và thấu hiểu nhân viên của mình. Biết được năng lực, sở trường của họ, khi đó bạn sẽ dễ dàng giao việc mà không cần phải lo sợ họ không làm được hoặc quá sức của họ.
(7)Kỹ năng gây ảnh hưởng
Các nhà lãnh đạo chuyên nghiệp phải gây ảnh hưởng để mọi người tự nguyện ủng hộ mình.
Các nhà lãnh đạo xuất sắc thường tìm kiếm những cam kết tận tâm hơn là dựa vào mệnh lệnh và sự phục tùng. Họ gây dựng lòng khát khao ủng hộ trong số những người đi theo họ hơn là ra lệnh cho cấp dưới tuân thủ các yêu cầu. Họ khích lệ nhiều hơn là yêu cầu. Ở bất kỳ cấp độ nào, những người đưa ra một định hướng sẽ trở thành nhà lãnh đạo khi những người khác tự nguyện đi theo.
Các nhà lãnh đạo xuất sắc sẽ xây dựng cơ sở để tạo ra những điều kiện cần thiết nhằm giành được cam kết của người ủng hộ. Họ gây ảnh hưởng lên người khác và lôi kéo họ đi theo một phương hướng hành động nhất định. Họ hiểu bối cảnh chung tác động như thế nào đến những nỗ lực thu thu hút người ủng hộ họ. Họ tạo ra một môi trường mang tính động viên, khích lệ nhằm đầy mạnh và tăng cường các cam kết của người ủng hộ.
(8)Kỹ năng tạo động lực
Kỹ năng tạo động lực là một kỹ năng vô cùng quan trọng và thiết yếu đối với mỗi người, đặc biệt là những người làm công tác quản lý, lãnh đạo vì phải luôn tìm ra cách để giúp cho các nhân viên có thêm những động lực để vượt qua những khó khăn, áp lực của công việc, cuộc sống để hướng đến với mục tiêu với một nỗ lực cao nhất. Muốn đạt được điều này thì những người quản lý, lãnh đạo phải chú ý đến những điều sau :
Sự dịch chuyển
Cuộc sống của mỗi người luôn là một sự dịch chuyển, bắt đầu từ vấn đề tâm thức. Rất nhiều người đã làm việc như một lối mòn từ ngày này sang ngày khác và phản ứng với công việc như một nghĩa vụ phải hoàn thành. Chính điều này đã dẫn đến tâm thức bị tê liệt nên mất dần đi sự chủ động. Vì vậy, muốn bản thân nhân viên có thêm động lực thì đầu tiên chúng ta phải dịch chuyển về mặt tư duy để thay đổi nhận thức của họ từ đó tác động đến hành vi giúp mỗi người cải thiện các kết quả theo chiều hướng tốt hơn
Ôn luyện
Không phải lúc nào chúng ta cũng giữ cho mình một động lực đủ mạnh. Cuộc sống luôn bị chi phối bởi nhiều khía cạnh từ tài chính, gia đình, bạn bè, xã hội….dẫn đến mức độ động lực của chúng ta thường xuyên lên xuống như một nhịp điệu tự nhiên. Có những ngày chúng ta tràn trề động lực khi bắt đầu một ngày mới nhưng cũng không ít ngày chúng ta cảm thấy vật vã, mệt mỏi đến mức không muốn bước ra khỏi giường. Chính điều này đòi hỏi chúng ta phải không ngừng ôn luyện thường xuyên các cách thức tạo động lực cho nhân viên để tạo thành một thói quen tích cực trong tổ chức, giúp mỗi cá nhân luôn giữ được sự chủ động mà không bị ảnh hưởng nhiều từ các yếu tố xung quanh
Năng lượng
Cuộc sống chúng ta là một trường năng lượng. Dù muốn hay không thì xung quanh chúng ta vẫn luôn có một nguồn năng lượng dồi dào của vũ trụ. Tuy nhiên nếu không biết cách chúng ta sẽ tiếp nhận những năng lượng tiêu cực làm tinh thần luôn bị chao đảo, thiếu sự sáng suốt trong suy nghĩ và hành động. Hãy giúp cho mọi người tổ chức luôn giữ được thái độ lạc quan, tích cực trong mỗi công việc mình đang thực hiện. Muốn vậy, chúng ta cần cảm nhận được ý nghĩa từ mỗi hành động chúng ta tương tác với cuộc sống và công việc. Và khi thật sự có năng lượng thì mỗi chúng ta sẽ lan toả nguồn năng lượng đến môi trường xung quanh khiến cho những con người bên cạnh mình cũng sẽ được cộng hưởng tạo thành những nguồn năng lượng lớn hơn
Giá trị
Để mỗi nhân viên cảm nhận được động lực thì chúng ta giúp họ thấy những gì họ đang thực hiện tạo ra được nhiều giá trị cho chính mình, mọi người và tổ chức. Khi có giá trị thì mỗi người sẽ có cảm giác xứng đáng hơn, tự hào hơn. Điều này tiếp tục khiến mỗi người thăng hoa khi giá trị tạo ra ngày càng lớn trong tương lai. Hơn nữa khi tạo ra được giá trị thì mỗi cá nhân sẽ được mọi người xung quanh công nhận và ủng hộ. Chính điều này gián tiếp giúp cho mọi người có cơ hội được khẳng định được vai trò của mình trong một tổ chức
Lý tưởng
Một người chỉ có thể đồng hành cùng với tổ chức khi họ nhận ra được lý tưởng mà người lãnh đạo, quản lý đang hướng tới. Và khi có lý tưởng cao đẹp thì mọi người sẽ hết mình phụng sự cho điều đó. Đồng thời mọi người sẽ hiểu rõ được sứ mệnh của mình với những ước mơ và hoài bão mà họ đang chung tay góp sức để dựng xây.
Ủng hộ
Động lực sẽ xuất hiện khi những quan điểm và ý kiến đóng góp đều được sự ủng hộ của mọi người trong tổ chức. Vì vậy, các nhà quản lý lãnh đạo hãy luôn thể hiện sự quan tâm, chú ý đến những đề xuất và sẵn sàng thể hiện sự ủng hộ trước những sáng kiến của nhân viên. Nếu điều này không được thực hiện đúng cách sẽ dẫn đến sự thất vọng, hụt hẫng của mọi người, từ đó làm cho môi trường làm việc bị triệt tiêu sự sáng tạo do mọi người không tin vào khả năng của họ khi liên tục bị từ chối và chê bai
Cân bằng
Mỗi người chỉ có thể có động lực khi các khía cạnh của cuộc sống luôn được cân bằng. Nhiều nhân viên quá tập trung vào công việc trong một thời gian dài nên dẫn đến sự mệt mỏi, stress….Điều này làm giảm đáng kể động lực của họ. Vì vậy, hãy giúp cho mỗi nhân viên luôn giữ được sự hài hoà trong cả công việc và cuộc sống từ đó giúp mỗi người có thời gian tự làm mới mình nhằm tái tạo lại nguồn động lực vốn có để đáp ứng tốt cho các công việc tiếp theo trong tương lai
(9) Kỹ năng truyền cảm hứng
“Truyền cảm hứng” là một cụm từ quen thuộc mà chỉ cần chưa đầy 1 giây tìm kiếm trên Google, bạn có thể tìm ra hơn 2 triệu kết quả. Truyền cảm hứng không phải công việc cụ thể, hay một thước đo bắt buộc phải có ở một nhà lãnh đạo. Tuy nhiên, nếu một nhà lãnh đạo không biết cách truyền cảm hứng, thì đó chưa hẳn là một nhà lãnh đạo tài năng.
Nhà lãnh đạo nhiệm vụ truyền đạt mục tiêu, định hướng chiến lược của tổ chức và gắn các nhân viên của mình với các mục tiêu chung, nhà lãnh đạo sẽ trở thành người dẫn đường chỉ lối, chèo lái các nhân viên đi theo tầm nhìn chiến lược đúng đắn của mình. Nhưng song hành với đó, lãnh đạo còn là cả một quá trình động viên, quan tâm, tác động đến nhân viên. Và điều này chính là truyền cảm hứng.
Vậy truyền cảm hứng là gì? Hiểu một cách đơn giản, truyền cảm hứng là tạo ra sự hứng khởi và năng lượng cho người khác. Đây là một “trách nhiệm” đặc biệt đối với một người lãnh đạo, là việc làm thiết yếu để nâng cao tinh thần lao động, cùng nhân viên tiến bước trên con đường mục tiêu chung của tổ chức.
Chính vì vai trò định hướng của mình, một nhà lãnh đạo tài ba nhất định sẽ là người truyền cảm hứng xuất sắc. Truyền cảm hứng thực sự là nhân tốquan trọng đối với người lãnh đạo, dù là trong quá khứ, hiện tại hay tương lai. “Lãnh đạo là khiến người khác trở nên tốt hơn như là kết quả cho sự hiện diện của bạn và chắc chắn rằng tác động đó vẫn kéo dài kể cả khi bạn vắng mặt”, trích lời Sheryl Sandberg – nữ giám đốc điều hành tài năng của Facebook. Không chỉ riêng bà Sheryl, có vô vàn những nhà lãnh đạo thành công trên thế giới công nhận vai trò của việc truyền cảm hứng tới các nhân viên của mình.
Truyền cảm hứng cho người khác thực sự là một nghệ thuật, và hơn bao giờ hết, các nhà lãnh đạo phải rành môn nghệ thuật đó. Truyền cảm hứng để mọi người cùng thay đổi, để vươn lên, để tiến bộ, đó là công việc mà các nhà lãnh đạo khéo léo luôn làm tốt mỗi ngày. Sau đây là 5 cách mà chúng tôi đã đúc kết, thu thập được để giúp một nhà lãnh đạo truyền cảm hứng tới người khác một cách nhanh nhất:
Luôn thể hiện sự đam mê, nhiệt tình trong công việc
Chỉ khi bạn có đam mê với việc mình làm, bạn mới có thể lan tỏa bầu nhiệt huyết đó tới mọi người xung quanh.
Có khả năng thuyết phục người khác
Biết cách thuyết phục người khác để họ giao phó trách nhiệm cho mình, cũng như tin tưởng và làm theo định hướng chiến lược của bản thân là một khả năng cần thiết của người đứng đầu.
Cùng làm việc với mọi người
Khi một nhà lãnh đạo cùng làm việc, giao tiếp với các nhân viên, cấp dưới của họ sẽ cảm thấy được chia sẻ bớt gánh nặng và được tôn trọng.
Xây dựng tinh thần lạc quan
Chỉ có tinh thần lạc quan của người “sếp” mới có thể đem lại sự hứng khởi trong công việc và niềm tin vững chãi khi đối mặt với khó khăn cho nhân viên của họ.
Khuyến khích, phát triển những tài năng
Có câu: “Một anh thợ khéo bằng mười anh thợ vụng”, việc mài giũa những nhân tài cũng là một cách gián tiếp để nhà lãnh đạo truyền cảm hứng. Họ sẽ là những tấm gương sáng trong công việc để mọi người noi theo.
“Không có tổ chức kém, chỉ có nhà lãnh đạo không biết truyền cảm hứng”. Hãy học cách truyền cảm hứng cho người khác, trước tiên bằng cách tự truyền cảm hứng cho mình. “Đam mê dẫn tới đam mê”, hãy lan rộng cảm hứng làm việc của bản thân tới người khác để không trở thành một nhà lãnh đạo tồi.
(10)Kỹ năng trao quyền cho nhân viên
Lãnh đạo là người có thể phát hiện ra nhân tài. Những nhân viên dưới quyền của bạn là “bạn đồng hành” của bạn, giúp hoàn thành mục tiêu nhanh chóng. Họ có thể là những người giúp bổ sung những khuyết điểm của bạn. Hãy học cách phân quyền và trao quyền công việc cho nhân viên một cách hợp lý.
Kỹ năng trao quyền cho nhân viên sẽ giúp bạn giảm bớt lượng công việc của bạn. Đồng thời bạn trao cho nhân viên cơ hội và thách thức, để thực hiện công việc xuất sắc.
(11)Kỹ năng giao tiếp
Kỹ năng giao tiếp là kỹ năng ảnh hưởng không nhỏ tới sự thành công của công ty. Đây cũng là kỹ năng giói hỗ trợ bạn truyền đạt thông tin một cách hiệu quả. Nó giúp lãnh đạo có thể định hướng, khuyến khích, động viên, thuyết phục nhân viên cũng như đối tác hiệu quả nhất.
Kỹ năng giao tiếp là một tập hợp những qui tắc, nghệ thuật , cách ứng xử , đối đáp được đúc rút qua kinh nghiệm thực tế hằng ngày giúp mọi người giao tiếp hiệu quả thuyết phục hơn khi áp dụng thuần thục kỹ năng giao tiếp. Có thể nói kỹ năng giao tiếp đã được nâng lên thành nghệ thuật giao tiếp bởi trong bộ kỹ năng này có rất nhiều kỹ năng nhỏ khác như kỹ năng lắng nghe, kỹ năng thấu hiểu, kỹ năng sử dụng ngôn ngữ cơ thể, kỹ năng sử dụng ngôn từ, âm điệu… Để có được kỹ năng giao tiếp tốt đòi hỏi người sử dụng phải thực hành thường xuyên, áp dụng vào mọi hoàn cảnh mới có thể cải thiện tốt kỹ năng giao tiếp của mình.
Trong công sở nếu có được kỹ năng giao tiếp tốt mọi quan hệ với bạn bè, đồng nghiệp trở nên gần gũi hơn. Cơ hội thăng tiến cũng rộng mở hơn với người có kỹ năng giao tiếp tốt. Người làm kinh doanh luôn cần một kỹ năng giao tiếp tốt để mở rộng quan hệ khách hàng, đối tác.
(12) Kỹ năng quản trị sự thay đổi
Thị trường ngày càng cạnh tranh gay gắt và khốc liệt, do vậy, việc thay đổi trong tổ chức để thích nghi với thị trường là một trong những câu hỏi mà mọi doanh nghiệp cần phải tìm ra câu trả lời. Dù muốn hay không, luôn có một chân lý “chỉ có một điều duy nhất không thay đổi, đó là sự thay đổi”. Doanh nghiệp nào sớm tìm ra và thay đổi phù hợp trước đối thủ cạnh tranh thì sẽ chiếm giữ vị thế tiên phong và có cơ hội dẫn dắt thị trường.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy, để đạt được các kết quả mong đợi từ sự thay đổi trong tổ chức lại là một việc không hề đơn giản. Đặc biệt, với các Tổ chức hoặc những Bộ phận vốn đã có nhiều năm hoạt động thì lại càng gặp nhiều khó khăn hơn trong việc thay đổi những lề lối cũ.
Có thể nói, mấu chốt thành công quan trọng của một doanh nghiệp là phải: Thay đổi cách nghĩ, khám phá ra những công cụ và phương pháp để tìm ra chúng và biến chúng thành hiện thực. Và để làm được điều đó, “quản lý sự thay đổi” thường là không đủ, doanh nghiệp cần phải thực hiện cả việc “lãnh đạo sự thay đổi”.
Mỗi người sẽ phản ứng với thay đổi theo nhiều cách khác nhau. Nhân viên thường đánh giá lãnh đạo qua cách họ quản trị sự thay đổi, đặc biệt là đối với các biến động xấu.
(13) Kiến thức chuyên môn/nghề nghiệp
Có hai khối kiến thức mà mỗi nhà lãnh đạo cần phải có. Một là kiến thức/kỹ năng chuyên môn cụ thể về nghề nghiệp. Hai là kiến thức tổng quát về doanh nghiệp, ngành, các hoạt động liên quan, kiến thức về môi trường kinh doanh, pháp lý, chính trị, kinh tế và xã hội, các kiến thức về môi trường kinh doanh quốc tế và các xu hướng phát triển chủ đạo. Cần lưu ý kiến thức là khái niệm động, nó luôn thay đổi, do đó nhà quản lý phải liên tục cập nhật và chủ động trong tích lũy kiến thức.
Tổng hợp tài liệu tham khảo INTERNET.
https://www.facebook.com/phanhieutcmiendong
http://hocvalamsaigon.com
VIỆN CÔNG NGHỆ QUẢN TRỊ Á CHÂU – TS. NGUYỄN VĂN HÙNG
[ad_2]
Source link