Các Kỹ năng giao tiếp trong kinh doanh

[ad_1]

TÓM TẮT CHƯƠNG 2

 

Bất kì một hoạt động nào cũng cần có một số kĩ năng, kĩ xảo nhất định, không biết cách làm, không tự động hóa được một số thao tác hoạt động nhất định sẽ kém hiệu quả. Hoạt động giao tiếp là “một hệ thống những quá trình có mục đích và động cơ trong hoạt động tập thể, thực hiện các quan hệ xã hội và nhân cách, các quan hệ tâm lí và sử dụng những phương tiện đặc thù, mà trước hết là ngôn ngữ”.

Theo A.A. Lêonchiev kĩ năng giao tiếp là khả năng nhận thức nhanh chóng những biểu hiện bên ngoài và những biểu hiện tâm lí bên trong của đối tượng và bản thân chủ thể giao tiếp; là khả năng sử dụng hợp lí các phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ, biết cách tổ chức điều chỉnh, điều khiển quá trình giao tiếp nhằm đạt mục đích giao tiếp.

Các kĩ năng giao tiếp có vai trò rất quan trọng đối với tất cả chúng ta. “Sự thành công của một người chỉ có 25% phải dựa vào kĩ thuật chuyên ngành, còn 75% phải dựa vào những quan hệ giao tiếp và tài năng xử thế của người ấy”. Mỗi con người chúng ta không thể sống khi bị tách rời khỏi cộng đồng, chính vì lẽ đó năng lực giao tiếp giữa người và người chính là năng lực xây dựng những cầu nối. Khi chúng ta giao tiếp với người khác, chúng ta phải xây dựng được cầu nối quan hệ tích cực để tạo ra một môi trường sống, học tập hữu ích cho cả hai bên đó chính là mục tiêu quan trọng nhất.

Các quy tắc, chuẩn mực giao tiếp, cách đối nhân xử thế ở đời rất đa dạng phong phú. Tuy nhiên, có một số nguyên tắc, chuẩn mực phổ biến trong giao tiếp xã hội như: xử thế lịch sự, luôn quan tâm đến người khác, ý thức bản thân luôn ở trong tư thế chuẩn bị sẵn sàng có thái độ trân trọng chính mình, biết điều và tự tin, điều chỉnh phong cách giao tiếp phù hợp với phong cách mà đối tác ưa thích nhất. Xử lí mọi việc phải thấu tình đạt lí, luôn giữ chữ tín trong cuộc sống, xây dựng niềm tin bằng cách thể hiện tính nhất quán trong lời nói và việc làm, xây dựng những cầu nối cảm thông và hợp tác, dựa trên sự tin cậy lẫn nhau và những mối quan tâm hay sở thích giống nhau.

Chúng ta cần biết đặt mình vào vị trí của đối tác giao tiếp để cư xử cho đúng mực; điều gì mình không muốn hoặc không làm được thì cũng không bắt người khác phải làm; dùng cách nói tế nhị, có lý, có tình, tránh dùng cách nói vỗ mặt sỗ sàng; tránh chạm vào lòng tự ái của người khác, khiến người ta phải buồn lòng đau khổ; tránh dùng cách nói mỉa mai cay độc; lúc cần thiết biết dùng cách nói triết lý để giảm bớt nỗi bất hạnh của người khác. Làm được những điều như vậy thì có nghĩa là chúng ta đã có kỹ năng hòa nhập với mọi người.

Tóm lại, muốn có được kỹ năng giao tiếp tốt đòi hỏi phải có khát vọng rèn luyện kỹ năng, áp dụng vào mọi hoàn cảnh mới có thể cải thiện tốt kỹ năng giao tiếp, có thể làm thay đổi cuộc đời của bạn.

 

 


[ad_2]
Source link

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *