[ad_1]
Khái niệm “ê kíp“ được sử dụng khá phổ biến trong đời sống xã hội hiện nay. Đối với khoa học lãnh đạo, ê kíp lãnh đạo là những người trực tiếp tham gia vào hoạt động lãnh đạo, điều hành hệ thống, có sự gắn bó với nhau về mặt tâm lý, đồng thuận về quan điểm để cùng tiến hành một công việc chung. Như vậy, việc xác định các mô hình ê kíp lãnh đạo có thể dựa vào một số tiêu chí như động cơ hoạt động, quan hệ giữa các thành viên. Theo động cơ hoạt động ta có ê kíp lãnh đạo chân chính, ê kíp lãnh đạo tiêu cực. Theo tính chất của mối quan hệ giữa các thành viên ta có ê kíp lãnh đạo theo kiểu bạn bè, ê kíp lãnh đạo theo quan hệ huyết thống và ê kíp lãnh đạo theo quan hệ bạn bè và huyết thống.
Ê kíp lãnh đạo chân chính
Ê kíp này được hình thành và tồn tại trên cơ sở của một động cơ chân chính. Sự tương hợp tâm lí và phối hợp hành động giữa các thành viên của ê kíp dựa trên cơ sở hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau. Hành động của mỗi thành viên và của cả ê kíp phù hợp với các chuẩn mực luật pháp và các chuẩn mực đạo đức của xã hội.
Sự phối hợp hoạt động của các thành viên trong ê kíp đồng bộ, nhịp nhàng. Mỗi người làm việc với tinh thần tự giác và có trách nhiệm cao. Đây là mô hình ê kíp lãnh đạo mà chúng ta cần xây dựng trong các tổ chức.
Ê kíp lãnh đạo tiêu cực
Ê kíp loại này thường biểu hiện dưới dạng “cánh hữu, “bè phái”… Những người lãnh đạo ở đây thường “dối trên, lừa dưới”, kết bè, kết cánh, đầu cơ trục lợi. Do vậy, tham nhũng là hành vi tiêu biểu của ê kíp loại này. Động cơ làm việc và hành động của các thành viên trong ê kíp lãnh đạo loại này thường trái với các chuẩn mực xã hội. Các tổ chức có tồn tại ê kíp lãnh đạo loại này thường không phát triển, người lao động luôn bất bình, mâu thuẫn với những người lãnh đạo. Những người lãnh đạo tổ chức thường không tập hợp, thuyết phục được những người thừa hành.
Ê kíp lãnh đạo theo quan hệ bạn bè
Ê kíp lãnh đạo này được xây dựng trên cơ sở của quan hệ bạn bè. Giữa các thành viên của ê kíp có.những quan hệ gắn bó, có những hiểu biết và thông cảm với nhau. Do vậy, giữa các thành viên trong ê kíp có sự tương hợp tâm lí và phối hợp hành động ở mức độ cao.
Ê kíp loại này có thể là một ê kíp lãnh đạo tích cực, cũng có thể là một ê kíp lãnh đạo tiêu cực tuỳ thuộc vào động cơ hoạt động của ê kíp.
Nhiều doanh nghiệp đã hoạt động rất hiệu quả, đảm bảo cho người lao động có thu nhập tốt: đóng góp cho sự phát triển kinh tế của đất nước.
. Ê kíp lãnh đạo theo quan hệ huyết thống
Đặc trưng của ê kíp lãnh đạo loại này là các thành viên trong ê kíp đều là người của dòng họ hay một gia đình. Dẫn chứng điển hình về loại ê kíp này là chế độ vua chúa của xã hội phong kiến trước đây, cũng như ở một số quốc gia hiện nay. Ở các nước, nhiều tập đoàn kinh tế lớn là của một gia đình, dòng họ. Những người trong gia đình nắm giữ các vị trí quản lí chủ chốt của tập đoàn, chi phối toàn bộ mọi hoạt động của tập đoàn.
Đối với mô hình ê kíp lãnh đạo này sự tương hợp tâm lí và phối hợp hành động bị chi phối rất lớn của lợi ích gia đình và dòng họ. Bảo vệ lợi ích của gia đình để nó phát triển lên là định hướng quan trọng của các thành viên trong ê kíp lãnh đạo.
Việc giữ gìn và phát triển lợi ích của gia đình, dòng họ đồng thời cũng là đảm bảo lợi ích cá nhân của các những thành viên trong ê kíp. Tất nhiên hoạt động của công ti phải dựa trên các quy định của luật pháp nhà nước.
Tóm lại:
Mục tiêu của ê kíp lãnh đạo mạnh phải phù hợp với lợi ích của hệ thống, mang tính chính nghĩa, phù hợp với lợi ích và tiến bộ xã hội. Ở cấp vĩ mô, một ê kíp lãnh đạo mạnh, ngoài người đứng đầu có tâm, có tầm thì đòi hỏi đội ngũ cán bộ dưới quyền phải là những chuyên gia đầu ngành về hoạch định đường lối, chiến lược chính sách, chuyên gia về tổ chức thực hiện, thành thạo chuyên môn, có khả năng phán đoán dự báo chính xác tình hình… Ngược lại, một ê kíp lãnh đạo yếu là ê kíp mà người đứng đầu có nhân cách đạo đức kém, nhiều thủ đoạn mưu lợi cá nhân, thích lựa chọn cán bộ dưới quyền đưa vào ê kíp của mình là những người thân quen, cùng phe cánh, cùng bảo vệ lợi ích nhóm.
Lựa chọn được người đứng đầu có tâm, có tầm, xây dựng một ê kíp lãnh đạo mạnh vì sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh thì giải pháp tăng cường sự minh bạch, dân chủ thực sự trong đánh giá, lựa chọn cán bộ luôn là giải pháp đúng đắn hàng đầu. Mọi ứng viên khi đáp ứng đủ tiêu chí đều có quyền tham gia cạnh tranh công bằng và có điều kiện thể hiện tài năng của mình trước tập thể, trước nhân dân. Và điều quan trọng nhất là hãy để chính nhân dân và những cá nhân trong tập thể ấy lựa chọn trực tiếp người thủ lĩnh của mình. Một khi đã chọn được người đứng đầu thực sự là thủ lĩnh thì kết quả tất yếu sẽ xây dựng được một ê kíp lãnh đạo mạnh, đủ sức gánh vác mọi trọng trách được giao.
Tổng hợp tài liệu tham khảo INTERNET.
https://www.facebook.com/phanhieutcmiendong
[ad_2]
Source link