CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI ĐỘNG LỰC (ĐỘNG CƠ) LÀM VIỆC CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG

[ad_1]

       Quản lí về bản chất là quản lí con người và tập thể những con người. Để hoạt động quản lí có hiệu quả, thì người lãnh đạo nhất thiết phải hiểu biết đối tượng mà mình tác động vào – con người, tập thể người, tức là hiểu biết các thuộc tính tâm lí quan trọng của họ.

 

      Người lãnh đạo với chức năng là người thu phục, lôi cuốn và tập hợp các thành viên để thực hiện các mục tiêu của tổ chức cần nắm được một số đặc điểm tâm lí cơ bản sau của những người thừa hành.

     Trong giai đoan hiện nay nguồn nhân lực của tổ chức đóng vai trò hết sức quan trọng, đó là nhân tố quyết định nên sự thành bại trong kinh doanh của tổ chức. Vấn đề tạo động lực trong lao động là một trong những nội dung quan trọng của công tác quản trị nhân sự trong doanh nghiệp, nó thúc đẩy người lao động hăng say làm viậc nâng cao nắng suất lao động.

       Động lực lao động được thể hiện thông qua những công việc cụ thể mà mỗi người lao động đang đảm nhiệm và trong thai độ của họ đối với tổ chức. điều này có nghĩa không có động lực lao động chung cho mọi lao động. Mỗi người lao động đảm nhiệm những công việc khác nhau có thể có những động lực khác nhau để làm việc tích cực hơn. Động lực lao động được gắn liền với một công việc, một tổ chức và một môi trường làm việc cụ thể.

       Động lực lao động không hoàn toàn phụ thuộc vào những đặc điểm tính cách cá nhân nó có thể thay đổi thường xuyên phụ thuộc vào các yếu tố khách quan trong công việc. Tại thời điểm này một lao động có thể có động lực làm việc rất cao nhưng vào một thời điểm khác động lực lao động chưa chắc đã còn trong họ.

     Động lực lao động mang tính tự nguyện phụ thuộc chính vao bản thân người lao động, người lao động thường chủ động làm việc hăng say khi họ không cảm thấy có một sức ép hay áp lực nào trong công việc. Khi được làm việc một cách chủ động tự nguyện thì họ có thể đạt được năng suất lao động tốt nhất

      Động lực lao động đóng vai trò quan trọng trong sự tăng năng suất lao động khi các điều kiện đầu vào khác không đổi. Động lực lao động như một sức mạnh vô hình từ bên trong con người thúc đẩy họ lao động hăng say hơn. Tuy nhiên động lực lao động chỉ là nguồn gốc để tăng năng suất lao dộng chứ không phải là điều kiện để tăng năng suất lao động bởi vì điều này còn phụ thuộc vào trình độ, kỹ năng của người lao động, vào trình độ khoa học công nghệ của dây chuyền sản xuất.

     Để có được động lực cho người lao động làm việc thì phải tìm cách tạo ra được động lực đó. Như vậy “Tạo động lực trong lao động là hệ thống các chính sách, các biện pháp các thủ thuật quản lý tác động đến người lao động nhằm làm cho người lao động có được động lực để làm việc”.

      Mục tiêu phát triển cá nhân: đây là mục tiêu mà người lao động mong muốn tự lam hoàn thiện mình thông qua các hoạt động đào tạo, phát triển, các hoạt động văn hóa xã hội. Mục tiêu này được nâng cao, chú trọng hơn khi người lao động đã có đủ thu nhập để đảm bảo cuộc sống.

      Mục tiêu thỏa mãn các hoạt động xã hội là nhu cầu được tham gia vao các hoạt động xã hội để tự khẳng định mình. Khi hai mục tiêu trên đã được đáp ứng nhu cầu thỏa mãn các hoạt động xã hội được người lao động chú trong quan tam hơn.

      Như vậy tạo động lực lao động chính là sử dụng những biện pháp kích thích người lao động làm việc bằng cách tạo cho họ cơ hội thực hiện được những mục tiêu của mình.

    Khái niệm động cơ (động lực)

Động cơ là cái thúc đẩy hành động, gắn liền với việc thoả mãn nhu cầu bên trong và bên ngoài có khả năng khơi dậy tính tích cực của chủ thể.

Động cơ là nguyên nhân, là cơ sở của sự lựa chọn hành động của các cá nhân và nhóm trong tổ chức. Động cơ của con người gắn liền với nhu cầu và được hình thành từ nhu cầu. Khi nhu cầu gặp đối tượng và có điều kiện thoả mãn thì trở thành động cơ của chủ thể.

CÁC HỌC THUYẾT VỀ ĐỘNG CƠ LÀM VIỆC

Description: Kết quả hình ảnh cho Học thuyết về thứ bậc cá»­a nhu cầuTrong Tâm lí học tổ chức và lao động đã có một số học thuyết nghiên cứu về động cơ làm việc của con người. Có thể nêu ra một số học thuyết sau.

 Các học thuyết về động cơ làm việc

Trong Tâm lí học tổ chức và lao động đã có một số học thuyết nghiên cứu về động cơ làm việc của con người. Có thể nêu ra một số học thuyết sau.

 

Học thuyết tồn tại, quan hệ thân thiết và phát triển (E R G -Existence, Relatedness, Growth)

Description: Kết quả hình ảnh cho Học thuyết tồn tại, quan hệ thân thiết và phát triển (E R G)Clayton Alderfer giáo sư Đại học Yale đã tiến hành sắp xếp lại nghiên cứu của A. Maslow và đưa ra kết luận của mình. Ông cho ràng hành động của con người bắt nguồn từ nhu cầu – cũng giống như các nhà nghiên cứu khác – song theo ông con người cùng một lúc theo đuổi việc thỏa mãn ba nhu cầu cơ bản là nhu cầu tồn tại, nhu cầu quan hệ và nhu cầu phát triển.

 

 

 

Học thuyết hai yếu tố

 

Description: http://i1137.photobucket.com/albums/n518/nguyenhang_pham/y1_zpsacd8775a.jpgHọc thuyết hai yếu tố ho Herzberg đưa ta năm 1968 dựa trên quan điểm cho rằng động cơ làm việc của con người được xuất phát từ chính công việc, chứ không xuất phát từ những phần thưởng hoặc các điều kiện làm việc.

Như vậy, trong học thuyết hai yếu tố của mình, Herzberg đánh giá cao các yếu tố động cơ (các nhu cầu tâm lí) của con người trong tổ chức. Nó là cơ sở chính để tạo động lực làm việc của các cá nhân.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Học thuyết kỳ vọng của Victor Vrom

Description: Lý thuyết kỳ vọng Kỳ vọng E->P triển vọng rằng những nỗ lá»±c sẽ dẫn đến những hành động mong muốn Ho á  trị (giá trị cá»§a đầ...Học thuyết kỳ vọng của Victor Vrom nhấn mạnh mối quan hệ nhận thức. Theo học thuyết này một sự nỗ lực nhất định sẽ dẫn tới một thành tích nhất định và thành tích đó sẽ dẫn tới một kết quả hoặc phần thưởng như mong muốn. Chính vì thế theo ông các nhà quản lý cần phải làm cho người lao động hiểu được mối quan hệ trực tiếp giữa nỗ lực- thành tích, thành tích- kết quả/ phần thưởng.

 

 

       Qua các học thuyết cơ bản về tạo động lực, ta có thể nhìn nhận được những yếu tố của tạo động lực làm việc. Những yếu tố này chính là những nhân tố ảnh hưởng tới động lực làm việc của người lao động. Vận dụng các học thuyết trên, một vài nghiên cứu đã chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến tạo động lực và cách thức tạo động lực theo nhiều quan điểm khác nhau.

        Sau khi tìm hiểu nhiều nghiên cứu về tạo động lực làm việc đối với người lao động, có thể nhận thấy rằng học thuyết hai nhân tố của Herzberg và học thuyết nhu cầu của Maslow là một trong những học thuyết được sử dụng rất phổ biến hiện nay.

       Nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng tới động lực làm việc sẽ cung cấp thông tin cho các nhà quản lý xác định được yếu tố nào tác động mạnh đến động lực làm việc của người lao động, tạo tiền đề xây dựng cơ chế khuyến khích cho người lao động nhằm tăng hiệu quả quản trị nhân lực trong doanh nghiệp.

 

Tổng hợp tài liệu tham khảo  INTERNET.

https://www.facebook.com/phanhieutcmiendong

http://aitech.edu.vn/; hungngmd@gmail.com

 

VIỆN CÔNG NGHỆ QUẢN TRỊ Á CHÂU – TS. NGUYỄN VĂN HÙNG

 


[ad_2]
Source link

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *