[ad_1]
Trong một tổ chức, khi nhà quản trị có đủ năng lực cũng như những phẩm chất cần thiết đã nêu, nhà quản trị nhất thiết phải hiểu được tâm lý của nhân viên cũng như những nhu cầu họ đòi hỏi từ tổ chức, từ nhà quản trị. Nhà quản trị phải chọn những cách thức quản trị phù hợp, khuyến khích thích hợp để làm họ phấn khởi, từ đó tăng năng suất làm việc. Nếu thực hiện được điều đó thì nhà quản trị đã thành công.
Quản lý và tận dụng tối đa các nguồn lực của doanh nghiệp là cách để doanh nghiệp sẵn sàng ứng phó với mọi thay đổi của môi trường kinh doanh.
CÁC PHƯƠNG PHÁP HÀNH CHÍNH
- Các phương pháp hành chính là sự tác động trực tiếp của chủ doanh nghiệp lên tập thể người
- Có khả năng xác lập kỷ cương làm việc trong DN và giải quyết vấn đề 1 cách nhanh chóng
- Tác động về mặt tổ chức và tác động điều chỉnh hành động của đối tượng quản trị
- Đòi hỏi nhà quản trị DN phải có quyết định dứt khoát rõ ràng, dễ hiểu, có địa chỉ người thực hiện, loại trừ khả năng giải thích khác nhau đối với các nhiệm vụ được giao
- Tác động hành chính có hiệu lực ngay khi ban hành và chỉ có người có thẩm quyền mới có quyền thay đổi quyết định
Cần nắm vững 2 yêu cầu sau đây:
+ Người ra quyết định phải có căn cứ khoa học, được luận chứng đầy đủ về mặt kinh tế và tính toán đến các lợi ích kinh tế, hiểu rõ tình hình thực tế và có đủ thông tin cần thiết để ra quyết định.
+ Phải gắn chặt quyền hạn và trách nhiệm của người ra quyết định.
– Phương pháp hành chính là công cụ rất cần thiết đối với các nhà quản trị.
- Cần phân biệt các phương pháp hành chính với kiểu quan liêu do sử dụng các kỷ luật hành chính, sử dụng mệnh lệnh hành chính thiếu cơ sở khoa học do yếu tố chủ quan.
CÁC PHƯƠNG PHÁP KINH TẾ
– Các phương pháp kinh tế tác động vào đối tượng quản lý thông qua các lợi ích kinh tế, để cho đối tượng bị quản trị tự lựa chọn phương án hoạt động có hiệu quả nhất trong phạm vi hoạt động của họ.
– Vận dụng các phạm trù kinh tế, các đòn bẩy kích thích kinh tế, các đinh mức kinh tế, kỹ thuật. Đó thực chất là vận dụng các quy luật kinh tế.
– Tạo động lực thúc đẩy con người tích cực làm việc
– Tạo điều kiện để kết hợp và phát huy đúng đắn lợi ích của cá nhân với lợi ích của tập thể, lợi ích của DN.
– Tác động lên đối tượng quản trị không bằng cưỡng chế hành chính mà bằng lợi ích.
– Sử dụng pp kinh tế nên theo định hướng sau:
+ Định hướng phát triển DN bằng các mục tiêu, nhiệm vụ phù hợp
+ Sử dụng các định mức kinh tế, các biện pháp đòn bẩy, kích thích kinh tế để lôi cuốn, thu hút, khuyến khích các cá nhân
+ Bằng chế độ thưởng phạt vật chất và phân công trách nhiệm cho các cá nhân, bộ phận để xác lâp kỷ cương trong DN
Xu hướng mở rộng áp dụng phương pháp kinh tế, cần chú ý:
+ Hoàn thiện hệ thống các đòn bẩy kinh tế, nâng cao năng lực vận dụng các quan hệ hàng hóa – tiền tệ, quan hệ thị trường.
+ Phải thực hiện phân cấp đúng đắn giữa các cấp quản trị
+ Đòi hỏi nhà quản trị có một trình độ năng lực về nhiều mặt.
CÁC PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC
– Các phương pháp giáo dục tác động vào nhận thức và tình cảm của người lao động nhằm nâng cao tính tự giác và nhiệt tình lao động của họ trong việc hoàn thành nhiệm vụ.
– Tác động vào con người không chỉ có hành chính, kinh tế mà còn có tác động tinh thần, tâm lý xã hội.
– Dựa trên các quy luật tâm lý. Đặc trưng của phương pháp này là tính thuyết phục, tức là làm cho người lao động phân biệt phải trái, đúng sai, lợi hại, đẹp xấu, thiện ác để từ đó nâng cao tính tự giác và gắn bó với DN.
– Sử dụng với các phương pháp khác một cách uyển chuyển, linh hoạt, vừa nhẹ nhàng, vừa sâu sát đến từng người lao động, có tác dụng giáo dục một cách rộng rãi trong doanh nghiệp.
Trong thực tế, mỗi nhà lãnh đạo thường có những cách riêng khi quản lý các nhân viên của mình. Tuy nhiên, mỗi phương pháp lãnh đạo nói trên đều có những ưu và nhược điểm, do vậy cần phải biết phối hợp để lãnh đạo hợp lý trong từng giai đoạn, từng trường hợp. Khi lựa chọn phương pháp lãnh đạo nào, các nhà quản lý cần cân nhắc dựa trên nhiều yếu tố cùng một lúc, chẳng hạn như thời gian cho phép, kiểu nhiệm vụ, mức độ áp lực công việc, trình độ nhân viên, mối quan hệ trong đội nhóm, ai là người nắm được thông tin… Tuy nhiên, các lãnh đạo giỏi là những người phối hợp và sử dụng linh hoạt cả 3 phương pháp lãnh đạo nói trên một cách hợp lý trong những trường hợp cụ thể.
Tổng hợp tài liệu tham khảo INTERNET.
https://www.facebook.com/phanhieutcmiendong
VIỆN CÔNG NGHỆ QUẢN TRỊ Á CHÂU – TS. NGUYỄN VĂN HÙNG
[ad_2]
Source link