[ad_1]
NỘI DUNG:
1.Tại sao xuất hiện trầm cảm sau sinh
2.Triệu chứng của trầm cảm sau sinh
I.TẠI SAO XUẤT HIỆN TRẦM CẢM SAU SINH
Nguyên nhân gây ra chứng trầm cảm sau sinh rất phức tạp, vẫn chưa có định nghĩa rõ ràng, nhưng thường có thể chi thành ba phương diện là nhân tố về sinh lý, thể chất và tâm lý xã hội.
Về mặt sinh lý, trong quá trình từ khi mang thai đến khi sinh, hoocmone thay đổi khá mạnh, nếu hoocmone nữ và thể vàng sẽ tăng lên trong giai đoạn mang thai nhưng sau khi sinh sẽ giảm rất nhanh. Vì thế sự giảm xuống nhanh như vậy có thể là nguyên nhân chủ yếu tạo ra chứng trầm cảm. Ngoài ra cũng có nghiên cứu cho rằng hoocmone vỏ thượng thận và hoocmone tuyến giáp giảm đi cũng là nguyên nhân có thể gây ra chứng trầm cảm
Về thể chất, những sản phụ trước kia có chứng trầm cảm sẽ mắc chứng trầm cảm sau sinh cao từ ba đến năm lần so với người bình thường. Ngoài ra sản phụ tuổi còn ít, sản phụ có tiền sử bệnh căng thẳng, lo lắng hoặc những sản phụ có tiền sử bệnh về tâm lý cũng rất dễ xuất hiện hiện tượng trầm cảm sau sinh.
Về mặt tâm lý xã hội, do việc chăm sóc em bé sau khi sinh khá tốn công sức, em bé ngủ nghỉ và bú sữa không theo thời gian cố định nên mẹ mệt mỏi, hay bị mất ngủ và cơ thể suy nhược. Khi sức khỏe và tinh thần bị suy nhược trong thời gian dài, sự căng thẳng, lo lắng, trầm cảm theo đó xuất hiện. Đó cũng là nguyên nhân quan trọng gây ra triệu chứng trầm cảm sau sinh.
Vấn đề tâm lý thích ứng được tạo ra do sự thay đổi thói quen sinh hoạt cũng là một trong những nguyên nhân gây ra trầm cảm sau sinh. Chẳng hạn sự thay đổi về vai trò: sản phụ trong thời gian mang thai đang là đối tượng được chăm sóc, lại chuyển thành vai trò người mẹ sau khi sinh và cảm thấy áp lực rất lớn. Đặc biệt là với những người lần đầu làm mẹ, đối mặt với rất nhiều vấn đề của em bé, sản phụ không biết làm sao cho tốt.
Khi đó, nếu không có sự giúp đỡ từ bên ngoài để duy trì vai trò của sản phụ là đối tượng được chăm sóc thì sản phụ dễ nảy sinh tâm lý cô lập và thất vọng vô cùng. Còn có một số tâm lý dự cảm cá nhân, như em bé có phải là niềm mong đợi của sản phụ và gia đình không, sức khỏe em bé, sự thay đổi của gia đình sau khi em bé ra đời, sự tăng cân và chuyển đổi công việc sau khi sinh, đều là các nhân tố thường gặp có ảnh hưởng đến tâm lý của sản phụ.
II.TRIỆU CHỨNG CỦA TRẦM CẢM SAU SINH
Triệu chứng thường gặp của trầm cảm sau sinh xuất hiện sau khi sinh 1 tuần là tâm trạng không vui, dễ kích động, dễ cáu gắt, buồn tủi, khóc vô cớ, thậm chí có trường hợp thay đổi tâm lý quá lớn, sẽ dẫn đến cảm giác lo lắng sợ sệt. Nếu được quan tâm kịp thời, chứng trầm cảm thường mất đi sau 1 tuần.
Còn “trầm cảm sau sinh” xuất hiện muộn hơn, ngoài những triệu chứng như hụt hẫng tâm lý, còn có các triệu chứng như thể trạng yếu, uể oải không muốn làm gì, nhu cầu ăn giảm, mất ngủ… Những điều này cần được gia đình sản phụ chú ý. Những triệu chứng này sẽ xuất hiện cả ngày, nếu không có trị liệu thích hợp có thể sẽ kéo dài từ sáu đến chín tháng.
LÀM CÁCH NÀO ĐỂ ĐIỀU TRỊ CHỨNG TRẦM CẢM SAU SINH
Nhận thức của gia đình với chứng trầm cảm sau sinh là rất quan trọng. Nếu có thể phòng chống trước và sớm phát hiện, phối hợp trao đổi lúc thích hợp, đặc biệt là giao lưu về mặt tình cảm sẽ giảm thiểu triệu chứng trầm cảm.
Khi sản phụ và gia đình nhận thấy có những tình cảm tâm lý bất thường vượt quá 1 tuần, thì hãy nhờ đến sự trợ giúp của bác sĩ. Điều này rất quan trọng không chỉ ảnh hưởng tới mẹ mà còn tác động không tốt đến sự phát triển của em bé.
Do người mẹ đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của em bé, nhất là trong giai đoạn đầu khi em bé sinh ra là bắt đầu cảm nhận các thông tin như ngôn ngữ, hành động và tình cảm của người mẹ, nên sự ổn định tình cảm của người mẹ rất quan trọng.
Trị liệu có thể tiến hành từ tư vấn đến điều trị bằng thuốc. Qua tư vấn, sản phụ và chồng cũng như các thành viên trong gia đình có thể nhận thức nhiều hơn về chứng trầm cảm sau sinh, phát hiện nguyên nhân có thể ảnh hưởng đến trầm cảm sau sinh, cùng sản phụ đối diện và giải quyết các vấn đề này.
Trị liệu bằng thuốc là phương pháp khá hiệu quả và rất nhanh chóng. Hiện nay người ra thường dùng thuốc chống trầm cảm và chống lo lắng, thuốc này rất an toàn và ít tác dụng phụ. Nhưng phải chú ý rằng có một số loại thuốc sẽ tiết ra theo sữa. Để tránh truyền thuốc cho em bé, nếu sản phụ cho con bú thì phải trao đổi chi tiết với Bác sĩ. Có những người thắc mắc, liệu những người mắc chứng trầm cảm sau sinh có phải là người bị tâm thần nặng không? Thực tế là không phải, trạng thái tâm sinh lý của người mẹ ảnh hưởng đến em bé rất nhiều nên người mẹ cần nhanh chóng phục hồi trạng thái tâm sinh lý, như thế mới có thể tạo ra môi trường tốt nhất cho em bé phát triển.
www.sihospital.com.vn/tai-sao-xuat-hien-tram-cam-sau-sinh/
Để tránh trầm cảm sau sinh, người mẹ cần dành thời gian riêng cho bản thân và được chồng chia sẻ, lắng nghe.
Trầm cảm sau sinh, nỗi đau của người phụ nữ
Trầm cảm sau sinh là rối loạn tâm thần phổ biến, ảnh hưởng đến cả phụ nữ mới làm mẹ, đã sinh nở nhiều lần hay nhận con nuôi. Khi mắc bệnh, người mẹ không kiểm soát được cảm xúc nên thường khóc không rõ nguyên nhân và lên cơn hoảng sợ. Họ gặp khó khăn trong việc chăm sóc đứa trẻ, khó chịu bực bội vì sự có mặt của con, sợ làm con đau hoặc oán giận cả gia đình rồi lại thấy tội lỗi vì chính những cảm xúc tiêu cực ấy.
Theo thạc sĩ tâm lý Ngô Thị Thu Huyền, Trung tâm Toán Tư duy và Kỹ năng xã hội IXL, trầm cảm sau sinh thường được chẩn đoán muộn khi người mẹ đã chịu đựng trầm uất tinh thần nặng nề. Họ phán xét chính mình về tình trạng đang trải qua, không biết tại sao lại cảm thấy bất lực vào giai đoạn mà đáng lẽ phải hạnh phúc với con. Sợ bị phê bình, người mẹ càng che giấu, không dám chia sẻ với ai.
Hiện nay, không loại văcxin nào có thể phòng ngừa trầm cảm sau sinh. Tuy nhiên, thạc sĩ Huyền cho biết không phải vì thế mà người mẹ cùng gia đình hoàn toàn bất lực. Để hạn chế nguy cơ trầm cảm sau sinh, nên chuẩn bị kế hoạch sinh nở, chăm sóc con kỹ lưỡng từ trước ngày lâm bồn. Dù không chắc chắn sẽ xóa bỏ tận cùng nguy cơ, điều này giảm tác động tàn phá của trầm cảm sau sinh và giúp chị em nhanh chóng vượt qua.
Bên cạnh đó, bà Huyền đưa ra một số lời khuyên cho các bà mẹ:
– Không cô lập bản thân, hãy nói cho xung quanh biết về tình huống của mình.
– Khám bác sĩ hay một nhà chuyên môn về sức khỏe mà bạn tin cậy.
– Có chế độ dinh dưỡng cân bằng, lành mạnh.
– Thiết lập các mạng lưới hỗ trợ ngay khi dự định mang bầu và đón nhận sự giúp đỡ từ bên ngoài.
– Hiểu về sự thay đổi cảm xúc thai kỳ, chấp nhận sự có mặt của chứng trầm cảm sau sinh.
– Không tự tạo áp lực, chấp nhận bản thân không phải là người mẹ hoàn hảo.
– Tận dụng lúc con ngủ để nghỉ ngơi, hồi sức.
Ảnh: solusisehatku.com.
|
Chung ý kiến bà Huyền, ông Phạm Lê Hoàng Minh, thạc sĩ tâm lý, điều phối dự án Viet Psychotherapy khẳng định trầm cảm sau sinh hoàn toàn phòng ngừa được nếu có sự tham gia của cả người mẹ lẫn gia đình mà đặc biệt là chồng.
Về phía người mẹ, cần để ý quan tâm chăm sóc bản thân, tìm lại thú vui sở thích trước đây, học cách nhận diện và nói ra trạng thái cảm xúc. Không nên lúc nào cũng dính với con mà dành thời gian riêng cho bản thân mình.
Về phía người chồng, nên chủ động chia sẻ cảm xúc, trò chuyện riêng với vợ. Lưu ý hạn chế khuyên bảo vì phụ nữ cần được yêu hơn là được hiểu, cần được lắng nghe hơn là tìm giải pháp. Bên cạnh đó, hai vợ chồng cùng san sẻ trách nhiệm chăm sóc con.
Nếu nghi ngờ trầm cảm sau sinh, người vợ hoặc người chồng không nên chần chừ mà hãy nhanh chóng nhờ tới sự trợ giúp của chuyên gia tâm lý. Các phương pháp điều trị trầm cảm sau sinh bao gồm trị liệu tâm lý, mạng lưới hỗ trợ xã hội, trợ giúp gia đình và thuốc chống trầm cảm. Trị liệu tâm lý được xem là lựa chọn ưu tiên đối với những người phụ nữ muốn tránh việc sử dụng thuốc trong thời gian cho con bú.
Minh Nguyên
IV. TRẦM CẢM Ở PHỤ NỮ SAU SINH CÓ CHỮA ĐƯỢC KHÔNG?
Tâm lý phụ nữ sau sinh bị ảnh hưởng, kết hợp nhiều yếu tố tác động gây nên chứng trầm cảm sau sinh. Nếu không được phát hiện và có phương pháp điều trị tâm lý đúng cách thì chứng trầm cảm sau sinh có thể gây ra những hậu quả đáng tiếc và nguy hiểm đến tính mạng của cả mẹ và con. Vậy trầm cảm có chữa được không và bằng cách nào?
1. Nguyên nhân gây trầm cảm sau sinh là gì?
Hiện nay vẫn chưa thể kết luận nguyên nhân chính nào dẫn đến tình trạng trầm cảm sau sinh ở phụ nữ. Bởi đây là dấu hiệu tâm lý, ở mỗi người sẽ do nguyên nhân khác nhau và có những người bị, có người không. Chứng này là sự kết hợp nhiều yếu tố, từ tinh thần, thể chất, tâm lý…gây nên.
Ở phụ nữ sau sinh, nồng độ hormone trong cơ thể có sự thay đổi nhanh chóng, kéo theo nhiều sự thay đổi khác trong não bộ, sự thay đổi tâm trạng. Kết hợp với đó là tình trạng mẹ sau sinh thường rơi vào tình trạng thiếu ngủ, không được nghỉ ngơi đủ sức, liên tục phải đối mặt với sự mệt mỏi, kiệt sức. Tất cả kết hợp tạo thành nguyên nhân gây nên chứng trầm cảm sau sinh.
Các vấn đề về tâm lý thay đổi như sự thay đổi về trách triệm bản thân với con cái, gia đình, không nhận được sự quan tâm của người thân và gia đình… gây ra rối loạn cảm xúc, áp lực, không điều khiển được cảm xúc và hành động của bản thân. Một số trường hợp rơi vào trầm uất, ảnh hưởng đến sức khỏe nghiêm trọng.
Có nhiều nguyên nhân gây trầm cảm sau sinh
2. Triệu chứng trầm cảm sau sinh
Phụ nữ sau sinh nếu có các biểu hiện sau cần nghĩ ngay đến tình trạng trầm cảm sau sinh:
- Tâm trạng cảm thấy buồn, thậm chí không biết lý do vì sao buồn, vô vọng, trống rỗng, hay thấy quá tải về mọi thứ xung quanh
- Khóc thường xuyên, khóc nhiều hơn bình thường, thậm chí không biết lý do vì sao lại khóc
- Luôn cảm thấy lo sợ, sợ hãi
- Buồn phiền, cáu kỉnh, bồn chồn
- Rơi vào trạng thái mất ngủ, không thể yên tâm ngủ say, hoặc ngủ quá nhiều
- Khó khăn khi tập trung, mất tập trung, khó đưa ra các quyết định
- Giận dữ, mất kiểm soát
- Không quan tâm đến bản thân, thấy không còn các sở thích như ngày xưa
- Đau đớn về cả thể chất và tinh thần, nhức đầu, đau dạ dày, đau cơ, mệt mỏi
- Ăn quá ít, không muốn ăn, có trường hợp lại ăn rất nhiều
- Ngại tiếp xúc với người khác, xa lánh người thân, bạn bè, thậm chí không muốn gần gũi với con
- Không tin tưởng khả năng có thể che chở, bảo vệ và nuôi dưỡng cho con
- Xuất hiện các ý nghĩ làm hại bản thân và con
3. Trầm cảm có chữa được không?
Trầm cảm sau sinh gây ra những hậu quả rất nặng nề cho sức khỏe, tâm lý của mẹ và con. Vậytrầm cảm có chữa được không?
Điều trị trầm cảm sau sinh hoàn toàn có thể có kết quả tốt nếu thực hiện điều trị sớm. Các chuyên gia sức khỏe tâm lý có thể giúp mẹ sau sinh có hướng điều trị trầm cảm phù hợp và đúng đắn nhất. Trong đó có thể đề cập đến một số phương pháp như:
3.1. Tham vấn tâm lý
Mẹ trầm cảm sau sinh sẽ được nói chuyện riêng với chuyên gia sức khỏe tâm thần hoặc nhà tâm lý học…Các bác sĩ có thể sử dụng liệu pháp hành vi nhận thức tức là giúp người bệnh nhận ra và thay đổi những suy nghĩ tiêu cực và hành vi của mình một cách dần dần; hoặc liệu pháp tương tác nghĩa là giúp mọi người xung quanh hiểu được và hỗ trợ người bệnh điều trị hiệu quả.
Điều trị trầm cảm sau sinh hoàn toàn có thể có kết quả tốt nếu thực hiện điều trị sớm
3.2. Thư giãn nhiều hơn
Kết hợp các biện pháp trị liệu như tập thể dục hàng ngày, thư giãn, thực hiện các sở thích, cho tiếp xúc với mọi người nhiều hơn… sẽ mang lại hiệu quả điều trị trầm cảm sau sinh tốt hơn.
3.3. Sử dụng thuốc
Sử dụng thuốc điều trị trầm cảm sau sinh cũng là một trong những cách hiệu quả để điều trị bệnh. Thuốc chống trầm cảm có tác dụng ức chế lên não bộ, điều chỉnh tâm trạng. Tuy nhiên việc dùng thuốc chống trầm cảm cần được xem xét và theo đúng chỉ định của bác sĩ. Thuốc chống trầm cảm sau sinh thường được các bác sĩ sử dụng kết hợp với các liệu pháp điều trị tư vấn và hỗ trợ khác để mang lại hiệu quả tốt nhất.
3.4. Cho con bú nhiều hơn
Mẹ trầm cảm sau sinh nên cho con bú thường xuyên để hỗ trợ điều trị trầm cảm sau sinh hiệu quả. Tuy nhiên trong quá trình điều trị cần dùng đến thuốc phải dừng cho con bú thì mẹ nên dừng cho con bú để đảm bảo an toàn và sức khỏe cho con.
Có thể nói, trầm cảm sau sinh có chữa được không phù thuộc rất nhiều vào thời điểm phát hiện bệnh. Do đó hãy dành sự quan tâm đặc biệt đến phụ nữ sau sinh để hạn chế nguy cơ trầm cảm và những hậu quả không đáng có.
V.VƯỢT QUA TRẦM CẢM SAU SINH: NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT.
1. Triệu chứng nhận biết trầm cảm sau sinh
Để có biện pháp khắc phục trầm cảm sau sinh hiệu quả, người mẹ cần nhận biết sớm các triệu chứng của bệnh. Sau khi sinh con, phụ nữ cần đặc biệt lưu ý nếu thấy xuất hiện những triệu chứng như:
- Buồn chán, vô vọng, trống rỗng, luôn cảm thấy áp lực về mọi thứ mà không biết nguyên nhân do đâu.
- Sợ hãi, lo âu.
- Dễ cáu gắt, bồn chồn, phiền muộn.
- Mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều, dễ tỉnh giấc khi đang ngủ, ngủ không sâu giấc.
- Dễ giận dữ, nóng nảy, mất kiểm soát.
- Không thể tập trung và khó đưa ra quyết định.
- Không còn những sở thích như ngày xưa, bỏ bê bản thân.
- Thường xuyên đau đầu, đau dạ dày, mệt mỏi, đau nhức cơ, tinh thần sa sút.
- Ăn rất ít hoặc ăn nhiều bất thường.
- Xa lánh, ngại tiếp xúc với người thân, bạn bè.
- Không muốn gần gũi, tiếp xúc với con.
- Xuất hiện suy nghĩ không đủ khả năng làm mẹ, không thể che chở, nuôi dưỡng và bảo vệ con.
- Thường xuất hiện những suy nghĩ tự làm hại đến bản thân và con.
Những triệu chứng của trầm cảm sau sinh thường dễ bị bỏ qua do tâm lý chủ quan, coi thường. Do đó, bản thân và gia đình cần chú ý quan sát nhận biết các triệu chứng để có cách vượt qua trầm cảm sau sinh hiệu quả.
2. Các biện pháp khắc phục trầm cảm sau sinh
Nhận thức về trầm cảm sau sinh rất quan trọng để có thể phòng tránh và điều trị bệnh hiệu quả. Phát hiện bệnh sớm sẽ giúp người bệnh có cách vượt qua trầm cảm sau sinh tốt nhất. Đặc biệt, lúc này người bệnh rất cần sự quan tâm từ người chồng, bạn bè và gia đình. Khi nhận thấy các triệu chứng kéo dài quá 1 tuần, hãy nhờ đến sự can thiệp của bác sĩ. Dưới đây là một số cách vượt qua trầm cảm sau sinh hiệu quả mà bà mẹ cần lưu ý:
- Điều trị bằng thuốc
Nếu đang nghĩ rằng bản thân đang mắc chứng trầm cảm sau sinh cần đi thăm khám càng sớm càng tốt. Trường hợp không thể đến bệnh viện, có thể mời bác sĩ đến điều trị tại nhà. Để có cách khắc phục trầm cảm sau sinh hiệu quả nhất, người mẹ cần thông báo đầy đủ và chính xác những triệu chứng của bệnh. Tùy vào tình trạng bệnh cụ thể bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc an thần, thuốc chống trầm cảm phù hợp.
Khi sử dụng thuốc chống trầm cảm, phụ nữ có thể xuất hiện những tác dụng phụ như buồn ngủ, khô miệng. Nếu đã dùng thuốc theo đúng chỉ định mà không thấy hiệu quả hoặc các triệu chứng bệnh nặng hơn, cần thông báo với bác sĩ để được tăng liều lượng hoặc đổi loại thuốc khác.
Mẹ sau sinh có thể dùng thuốc hỗ trợ dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ
Tư vấn tâm lý
Tư vấn tâm lý cũng là cách vượt qua trầm cảm sau sinh hiệu quả. Nếu trầm cảm dạng nhẹ thì chỉ cần tư vấn tâm lý thông thường cũng có thể vượt qua được bệnh. Trường hợp bệnh nặng, cần kết hợp giữa điều trị bằng thuốc và tư vấn tâm lý.
- Hiểu rõ vai trò của bản thân
Điều quan trọng nhất trong các cách khắc phục trầm cảm sau sinh là bạn cần nhận thức rõ vai trò của bản thân, luôn tin tưởng bản thân sẽ tốt hơn. Đặc biệt, cần kiên trì áp dụng các cách khắc phục trầm cảm sau sinh trong thời gian dài mới mang lại kết quả tích cực .
Nghỉ ngơi, thư giãn, giữ tâm trạng vui vẻ, thoải mái sẽ giúp giảm tình trạng bệnh. Ngoài ra, người mẹ cần tránh thức khuya, ăn uống khoa học, đủ chất để duy trì sức khỏe tốt nhất. Không cố ép bản thân làm những điều không thích hoặc gây khó chịu cho bản thân.
Học cách thư giãn sẽ giúp cải thiện tinh thần và tình trạng bệnh
- Tranh thủ khi con ngủ
Thay vì tranh thủ con ngủ, người mẹ sẽ đi làm việc nhà thì người mẹ cũng nên ngủ khi con đã ngủ, đây là lời khuyên của các chuyên gia. Sinh hoạt cùng giờ giấc với con sẽ giúp mẹ tránh nguy cơ bị trầm cảm. Đây cũng là một trong những nguyên tắc khi nuôi con bằng sữa mẹ.
- Tập thể dục nhẹ nhàng
Các bài tập thể dục sẽ giúp người mẹ cải thiện sức khỏe và tạo hưng phấn tinh thần sau sinh đồng thời đẩy lùi nguy cơ mắc bệnh trầm cảm.
- Vai trò của người thân trong gia đình
Sự động viên của bạn bè, người thân và đặc biệt là người chồng sẽ tác động rất lớn đến tình trạng bệnh. Hãy thể hiện sự quan tâm, chia sẻ, gần gũi với thai phụ việc điều trị bệnh hiệu quả nhất.
Thay vì giữ các thói quen cũ, cố gắng làm mọi thứ “đúng giờ” như trước khi sinh con thì hãy linh động làm mọi thứ dựa theo điều kiện của mẹ, như vậy người mẹ sẽ không cảm thấy không quá áp lực và mệt mỏi khi có con cũng như phòng ngừa hội chứng trầm cảm sau sinh.
Phòng khám Tâm lý – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City chính thức đi vào hoạt động từ tháng 4/2019, có chức năng khám, tư vấn và điều trị ngoại trú các vấn đề tâm lý và sức khỏe tâm thần. Với trang thiết bị hiện đại, Phòng khám Tâm Lý Vinmec hiện đang hợp tác với các giáo sư, chuyên gia giàu kinh nghiệm:
- ThS. Bác sĩ Nguyễn Văn Phi có kinh nghiệm 7 năm làm việc với các vị trí là giảng viên bộ môn Tâm thần – Đại học Y Hà Nội, Bác sĩ tâm thần tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội & Bệnh viện Lão Khoa Trung Ương.
- ThS. Bác sĩ Phạm Thành Luân với 5 năm kinh nghiệm nghiên cứu, khám chữa các bệnh thuộc chuyên khoa Tâm thần, được đào tạo tại các trường Đại học uy tín, thực hành chuyên sâu về chuyên môn tại Cộng Hòa Pháp.
- ThS. Bác sĩ Nguyễn Trọng Hiến với 6 năm là giảng viên Bộ môn Tâm thần – Trường Đại học Y Hà Nội và Bệnh viện Lão khoa Trung ương, cùng với kinh nghiệm nghiên cứu, khám chữa các bệnh thuộc chuyên khoa Tâm thần như: Rối loạn cảm xúc, các rối loạn liên quan stress và rối loạn dạng cơ thể, các rối loạn phát triển ở trẻ em, thanh thiếu niên & thời kỳ sinh đẻ….
Cùng với việc kết hợp triển khai các trắc nghiệm tâm lý, liệu pháp tâm lý chuyên sâu phục vụ công tác chẩn đoán và điều trị, nhằm mang lại hiệu quả khám chữa bệnh tốt nhất.
Khách hàng có thể trực tiếp đến Vinmec Times City để thăm khám hoặc liên hệ hotline 0243 9743 556 để được hỗ trợ.
9 phương pháp phòng tránh bệnh trầm cảm sau sinh hiệu quả
Có tới 80% các bà mẹ đều có những thay đổi tâm trạng nặng sau sinh. Nhưng nếu không thoát ra được các rối loạn tâm trạng đó, các bà mẹ sẽ phải đối mặc với nguy cơ bị trầm cảm nặng sau sinh. Những cách phòng tránh mà chuyên gia Hello Doctor đưa sau đây sẽ giúp ích được cho bạn.
Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:
✍ HCM: Bác sĩ Tuân, Bs Trụ, Bs Uyên -Bênh viện Tâm Thần
✍ HN: Viện Tâm Thần Bạch Mai – Đại Học Y Hà Nội.
Bạn cần dựa trên các triệu chứng của bệnh trầm cảm sau sinh để nhận biết xem mình có đang mắc bệnh hay không. Tuy nhiên phòng bệnh hơn chữa bệnh, bạn nên thử ngay các phương pháp sau đây khi thấy mình có những biến đổi tâm lý sau sinh.
Các phương pháp phòng tránh bệnh trầm cảm sau sinh
1. Hãy nói ra những lo lắng, cảm xúc của bạn
Ngoài việc nói chuyện với bác sĩ về các triệu chứng đau khổ mà bạn đang trải qua, cách tốt nhất để ngăn ngừa trầm cảm sau sinh là chia sẻ cảm xúc với những người thân.
Tất cả các bà mẹ mới đều phải điều chỉnh để kiểm soát cuộc sống mới của họ. Một số phụ nữ thấy điều này áp đảo, dẫn đến lo lắng và trầm cảm. Do đó, hãy tâm sự với người thân, bạn bè về các cảm giác bất lực, căng thẳng của mình. Điều này không chỉ giúp bạn thoát khỏi cảm giác u uất, mà còn có thể nhận được sự cảm thông và hỗ trợ từ những người yêu thương.
2. Học cách thư giãn
Nhiều nghiên cứu đã cho thấy rằng trẻ sơ sinh gắn kết tốt hơn với các bà mẹ bình tĩnh. Những bà mẹ mới nên dành ít nhất 15 phút mỗi ngày để thư giãn – dù bằng cách thở sâu, ngồi thiền, hay ngâm mình trong bồn tắm.
Điều này sẽ giúp các bà mẹ lấy lại cân bằng sau ngày dài mệt nhọc. Đồng thời, thư giãn sẽ giúp họ dịu đi cảm giác tủi thân do các suy nghĩ tiêu cực như: mất hết thời gian cho bản, tâm trạng lo âu căng thẳng do việc chăm sóc trẻ…mang lại.
3. Hãy nghĩ làm mẹ như là nghề nghiệp
Tiến sĩ Rosenthal, chuyên gia về tâm lý phụ nữ nói rằng : “Tôi thường nói với các cặp vợ chồng rằng: Làm cha mẹ là một công việc, nhưng nó không phải là công việc từ 9h sáng đến 5h chiều, mà đó là công việc 24 giờ một ngày”.
Hầu hết phụ nữ cho rằng những tháng đầu tiên của một công việc mới sẽ rất căng thẳng. Nhưng họ thường không hề nghĩ rằng những tháng đầu khi trẻ vừa mới ra đời cũng căng thẳng không kém. Denise Madison, mẹ của cặp song sinh, New York, cho biết cô đã trở nên hạnh phúc hơn nhiều khi cô bắt đầu tự nhủ: “Chăm sóc em bé của tôi là công việc của tôi”.
4. Không nên quá kỳ vọng để trở thành người mẹ hoàn hảo
Hãy yên tâm, mỗi người mẹ đều có thể kể cho bạn nghe những câu chuyện dở khóc dở cười như: rời khỏi nhà với chiếc áo mặc ngược, ngủ quên và không hề đổi tã giấy cho em bé của mình suốt đêm.
Thường các phụ nữ mắc trầm cảm sau sinh là những người cầu toàn. Joyce A. Venis, một y tá tâm thần và đồng thời chủ tịch của Tổ chức Trầm cảm Sau Sinh, New Jersey, cho biết. “Họ cảm thấy có lỗi nếu họ không thể làm mọi thứ đúng và cho rằng người khác đều làm tốt hơn mình”, cô nói.
“Do đó, họ đặt ra những kỳ vọng không thực tế đối với mình.” Hãy nhớ rằng, mục tiêu của bạn không phải là để trở thành một người mẹ lý tưởng mà là một người mẹ hạnh phúc.
5. Nhờ sự hỗ trợ của người thân
Đừng cố gắng ôm đồm hết mọi thứ, bạn không phải là nữ siêu nhân. Hãy nói thẳng với mẹ hoặc chồng bạn, họ sẽ rất vui vẻ và hoàn toàn đồng ý đấy.
6. Ngủ khi con bạn ngủ
Mọi người đều nghe câu thần chú cổ điển này rất nhiều lần. Nhưng nhiều phụ nữ không thực sự chú ý đến lời khuyên này. Thậm chí, họ còn sử dụng thời gian này như là cơ hội để làm việc khác.
Tuy nhiên, theo một nghiên cứu của Tiến sĩ Michael O’Hara, Đại học Iowa, các bà mẹ bù đủ giấc ngủ sẽ không cảm thấy chán nản và có nhiều năng lượng hơn.
7. Đối đầu với nỗi sợ hãi của bạn
Trò chuyện với chồng của bạn, trong đó mỗi người liệt kê ba điều làm bạn lo sợ về việc làm cha mẹ. Các cặp vợ chồng mới làm cha mẹ lần đầu đều có những nỗi sợ nhất định như:
- Lo lắng về tài chính, tiền nuôi con..
- Lo lắng về trách nhiệm: Liệu tôi có phải người mẹ tốt? Liệu tôi có phải là người cha tốt?
- Ám ảnh quá khứ: Liệu gia đình nhỏ của tôi có rơi vào những chuyện buồn trước kia mà gia đình cha mẹ tôi đã trải qua?. Các chuyên gia tâm lý thấy rằng, các cá nhân có các sang chấn tâm lý lúc nhỏ như: bị bỏ rơi, cha mẹ ly thân, bị xâm hại tình dục, phá sản… là những người có nhiều nỗi sợ khi có con. Điều này khiến họ có nguy cơ cao mắc Trầm cảm sau sinh và rối loạn lo âu.
8. Hãy linh hoạt
Hãy trở nên linh hoạt. Các thói quen lúc xưa sẽ bị thay đổi nhiều hoặc không còn phù hợp khi bạn có em bé. Thay vì hoảng sợ, bạn nên linh hoạt và thích nghi với thời gian biểu mới.
9. Tham gia câu lạc bộ hay hội nhóm các bà mẹ mới
Tham gia vào nhóm các bà mẹ mới sẽ là một ý kiến hoàn hảo. Họ không chỉ giúp loại bỏ bạn cảm giác cô độc, mà còn có thể gợi ý cho bạn các mẹo chăm sóc trẻ.
Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy không thể kiểm soát được những cảm xúc của mình thì tốt nhất bạn nên đi khám bác sĩ để có phương án khắc phục kịp thời. Bạn có thể tham khảo các phương pháp điều trị bệnh trầm cảm sau sinh tại bài viết “Điều trị bệnh trầm cảm sau sinh“.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo thêm một số cách để khắc phục những biến đổi trong tâm lý sau sinh:
[ad_2]
Source link