[ad_1]
Mọi em bé khi ra đời đều mang những nét cá tính rất riêng của mình, và cá tính này chi phối hầu hết các trạng thái và thậm chí quyết định một số các cột mốc quan trọng của cuộc đời bé.Trong cùng một gia đình con cái cùng cha mẹ sinh ra nhưng mỗi đứa một tính một nết khác nhau, đứa tính tốt, đứa tính xấu, đứa tính hiền lành, đứa ngang ngược, đứa hiếu thảo lễ phép, đứa thất đức làm những điều trái lương tâm làm lụy phiền đến cha mẹ và gia đình. Rồi có những đứa con cùng một cặp cha mẹ sinh ra, sinh đôi hẳn hỏi, cùng được nuôi dạy như nhau, thế mà mỗi đứa mỗi khuôn mặt, giọng nói và cá tính khác nhau, không ai giống ai, có giống chỉ là hãn hữu, cho nên trong nhân gian mới có câu “Cha mẹ sinh con trời sinh tính”.
Sự thật là các bậc cha mẹ không thể quyết định được tính cách của đứa trẻ mình sinh ra, nhưng không có nghĩa là bố mẹ chẳng thể làm gì với tính cách của con.
“Cha mẹ” cũng phản ánh nền tảng giáo dục gia đình – nếu con người được hấp thụ một nền giáo dục gia đình tốt thì họ có cơ hội trở thành một người hữu ích cao hơn những người khác.
“Trời ” ở đây tạm giới hạn trong phạm vi sự tác động của các mối quan hệ xã hội ngoài gia đình: trường học, bạn bè, các tố chức, các nhóm, môi trường xã hội, các chuẩn mực xã hội… tất cả các yết tố này đều đóng vai trò chi phối tạo nên tính cách của cá nhân
Câu thành ngữ được hiểu theo rất nhiều nghĩa khác nhau. Nếu như hiểu theo nghĩa cha mẹ chỉ sinh con ra còn nhân cách đạo đức là do trời sắp xếp thì không hoàn toàn đúng. Ta cũng có thể hiểu một cách hoàn thiện nhất là nhân cách, tình cách của chúng ta hình thành không chỉ dưới sự dạy dỗ của cha mẹ mà còn được dựa trên yếu tố bên ngoài xã hội tác động vào.
Tính cách (temperament) là cách một đứa trẻ phản ứng với thế giới và với chính mình. Có em bé dễ gần, thoải mái, ai bế cũng được. Có em bé khó tính, hay khóc, hay lạ/ Có em luôn vui vẻ, có bé lại nghiêm túc. Có bé hiếu động, có bé lại thích ngồi yên. Ngay cả những em bé sinh ra trong cùng một gia đình cũng rất khác nhau, thậm chí có tính cách đối ngược. Có những gia đình nuôi đứa con đầu tiên rất dễ dàng, thoải mái, nhưng lại đau đầu với đứa thứ 2, hay ngược lại.
Tính cách con người thường có hai tính cách thế này: Thiên tính (Tính cách tự nhiên – bẩm sinh), và Nhân tính (tính cách hình thành trong quá trình trưởng thành)..
Đối với Thiên tính: Về mặt khoa học thì hình thành do ảnh hưởng bởi các yếu tố sinh hóa trong quá trình hình thành ngay từ lúc còn trong bụng mẹ. Các tố chất sinh hóa (có thể thụ hưởng từ cha mẹ và nguồn dinh dưỡng bổ xung khi mang thai). Hình thành nên các tác động đối với sự hình thành của hệ thống thần kinh). Các biểu hiện: nóng nảy, trầm (hiền), hời hợt..v.v. là biểu hiện của loại tính cách bẩm sinh nhiều nhất.
Đối với Nhân tính: Các tính cánh này là do tác động của môi trường và sự giáo dục mà có. Vì vậy có hiện tượng: Con cái có tính cách giống cha mẹ (ảnh hưởng từ cha mẹ) hoặc khác với cha mẹ (do ảnh hưởng bởi môi trường xã hội).
Khi người ta sinh ra. Thiên tính tuy nóng nảy, nhưng nếu được giáo dục tốt, có thể tự biết kiềm chế và giảm đi sự nóng nảy vốn có.
Ngược lại: Có người, về bản chất thiên tính là trầm (điềm tĩnh), nhưng do môi trường giáo dục hoặc sự tác động xấu của xã hội, có thể làm họ trở nên nóng nảy là do phản ứng mang tính đối kháng tự nhiên.
Câu nói “cha mẹ sinh con, trời sinh tính” không hàm ý xác định Thiên tính và Nhân tính. Mà hàm ý xác định: Sự hình thành ý thức (nhân cách) của con người phụ thuộc vào sự tác động khách quan của môi trường chứ không phụ thuộc hoàn toàn vào tính cách và ảnh hưởng từ cha mẹ. Tuy sự tác động của cha mẹ là một yếu tố rất quan trọng!
Nguyên nhân là do trên thực tế: Con người chịu sự tác động của các yếu tố xã hội (bên ngoài gia đình) nhiều hơn là những tác động của cha mẹ. Cũng vì vậy. Ngành giáo dục mới nói: Giáo dục phải kết hợp cả gia đình và nhà trường là như vậy.
“Cha mẹ sinh con, trời sinh tính” – liệu có hoàn toàn đúng?
Đó là câu nói cửa miệng của ông bà ta mỗi khi có 1 đứa trẻ hơi bướng bỉnh, khác người trong nhà.
Tuy nhiên, mỗi đứa trẻ khi sinh ra như một trang giấy trắng, bản thân trẻ chưa hình thành một tính cách rõ rệt. Những nét vẽ đầu tiên lên trang giấy đó có thể sẽ quyết định cả cuộc đời.
Vậy nên, môi trường đầu tiên mà mỗi đứa trẻ tiếp xúc – gia đình – sẽ là những ảnh hưởng đầu tiên và quan trọng nhất đối với sự phát triển tâm lý và tính cách của trẻ.
Một môi trường gia đình bình đẳng, hiểu biết và ấm áp sẽ giúp trẻ phát triển tính cách tốt đẹp của trẻ, khiến trẻ càng thêm thông minh, dũng cảm, vui vẻ và hạnh phúc.
Một môi trường có những người luôn văng tục chửi bậy, không tuân theo các quy tắc hành xử đúng đắn, luôn dùng bạo lực để giải quyết vấn đề thì chắc chắn tính cách của đứa con sẽ dễ dàng trở nên thô bạo, vô lễ và hành xử vô đạo đức.
Vậy nên, tính cách KHÔNG PHẢI do trời sinh đâu cha mẹ ạ!
Mỗi đứa trẻ khi sinh ra như một trang giấy trắng, bản thân trẻ chưa hình thành một tính cách rõ rệt. Những nét vẽ đầu tiên lên trang giấy đó có thể sẽ quyết định cả cuộc đời.
Vậy nên, môi trường đầu tiên mà mỗi đứa trẻ tiếp xúc – gia đình – sẽ là những ảnh hưởng đầu tiên và quan trọng nhất đối với sự phát triển tâm lý và tính cách của trẻ.
Một môi trường gia đình bình đẳng, hiểu biết và ấm áp sẽ giúp trẻ khắc phục tâm lí nhút nhát, cho trẻ dũng khí và tự tin, thúc đẩy sự phát triển tính cách tốt đẹp của trẻ, khiến trẻ càng thêm thông minh, dũng cảm, nhanh nhạy, đạt được thành công trong sự nghiệp và hạnh phúc trong cuộc đời.
(1)TRẺ HAY MÈ NHEO, NHÕNG NHẼO là biểu hiện trẻ muốn được cha mẹ quan tâm, chú ý đến mình hơn. Các bậc phụ huynh đừng chủ quan khi thấy trẻ mè nheo, nhõng nhẽo hoặc dùng nước mắt làm “vũ khí”, bởi phần lớn thói quen này là do người lớn nuông chiều thái quá.
– Đặc biệt trẻ càng nhỏ (trẻ dưới 3 tuổi) thì càng hay nhõng nhẽo vì trẻ trong giai đoạn này chưa học được cách làm chủ các cảm xúc tiêu cực hoặc cách thể hiện mong muốn và cảm xúc của mình một cách hợp lý.
– Hơn nữa nhõng nhẽo còn phụ thuộc vào tính của mỗi đứa trẻ, một số trẻ có khuynh hướng nhõng nhẽo nhiều hơn các trẻ khác. Nếu trẻ bị ốm hoặc có quá nhiều tác động lên hệ thần kinh, trẻ cũng dễ cảm thấy khó chịu, khóc, cáu bẳn.
– Tuy nhiên, còn một nguyên nhân phổ biến làm trẻ nhõng nhẽo và hay khóc là do cha mẹ và người thân đã quá chiều chuộng trẻ. Mỗi khi trẻ mè nheo, nhõng nhẽo đều được đáp ứng nên trẻ sử dụng thái độ này như là công cụ để đạt được mong muốn của mình. Và nhõng nhẽo sẽ trở thành thói quen.
– Mọi thành viên trong gia đình cần thống nhất cách dạy con để tránh trường hợp bé nhõng nhẽo hơn với người nào chiều bé.
– Tuy nhiên không nên quát mắng mỗi khi bé nhõng nhẽo, đòi hỏi vô cớ thứ gì, chỉ bảo như thế là không ngoan. Nếu bé vẫn khóc, cũng kiên quyết không đồng tình để tránh tạo tiền lệ.
– Cần thái độ nghiêm khắc ngay từ bây giờ. Khi trẻ khóc mỗi lần mẹ đứng dậy hoặc khi đòi một thứ gì đó mà không được đáp ứng, ba mẹ cần tỏ thái độ nghiêm khắc, không nên luôn luôn chiều theo ý muốn của trẻ. Hãy để cho bé biết bạn sẽ không xem xét đến yêu cầu của con đến khi nào con thôi khóc.
– Và quan trọng nhất lúc này, đừng mềm lòng khi thấy con nhõng nhẽo hoặc lăn ra khóc. Hãy nghiêm khắc và cương quyết với bé. Chỉ một hai lần bé sẽ quen với những nguyên tắc ấy và không còn mè nheo, nhõng nhẽo nữa. Khi đã nói “không” thì đừng thay đổi ý kiến sau đó. Đầu hàng với việc mè nheo chỉ khiến trẻ tiếp tục mà thôi. “Không” nghĩa là “không”, chứ không phải là “có thể”.
– Dành thời gian chơi với bé. Cho dù công việc có bận rộn nhưng hãy cố gắng sắp xếp để chơi và trò chuyện cùng con, những lúc làm việc nhà, lúc tắm cho bé, lúc đi đánh răng hay lúc cho bé ngủ bạn cũng có thể chuyện trò để hiểu bé hơn. Qua đó, ba mẹ sẽ thêm được những kỹ năng để nuôi dạy con tốt hơn.
– Không đánh và bỏ đi khi bé khóc vì sẽ làm bé có cảm giác bị bỏ rơi và càng khóc nhiều hơn, dai hơn. Hãy ở lại và giải quyết dứt diểm từng tình huống với bé để bé không còn cơ hội mè nheo, nhõng nhẽo.
Đừng coi bé mè nheo nhõng nhẽo là chuyện nhỏ
Tuỳ theo từng tâm lý mỗi trẻ mà cha mẹ có cách ứng xử hợp lý. Đôi lúc bé khóc, bố mẹ cần ôm bé vỗ về, bé sẽ cảm thấy mình được chia sẻ, yêu thương. Những cũng có khi phải tỏ ra nghiêm khắc vì nếu trẻ hay khóc quá sẽ thành thói quen, người lớn quanh trẻ sẽ mệt mỏi, và khi trưởng thành sẽ trở nên yếu đuối.
Các nhà tâm lý giáo dục cho rằng, phụ huynh nên chiều con đúng cách và có điểm dừng. Trước hết, cần phân biệt được khi nào trẻ nhõng nhẽo, nũng nịu là hợp lý, khi nào không, từ đó có cách xử lý thích hợp. Hãy giáo dục để trẻ có ý thức ngay từ nhỏ, không bỏ mặc trẻ phát triển bột phát. Khi chúng nhõng nhẽo, nũng nịu không đúng lúc, đúng chỗ, cha mẹ phải phân tích để trẻ biết hành động đúng, sai mà có hướng sửa chữa. Với những trường hợp cố tình nhõng nhẽo, cha mẹ phải xử lý dứt khoát.
(2) BÉ Ỉ LẠI, KHÔNG CHỦ ĐỘNG, CÓ THỂ CHA MẸ ĐÃ BAO BỌC TRẺ THÁI QUÁ.
Cha mẹ quan tâm, hết lòng vì con cái là hình ảnh đẹp vốn có lâu nay được ngợi ca của người Việt Nam. Thế nhưng bên cạnh đó, không ít bậc phụ huynh lại bao bọc thái quá, thậm chí làm thay những việc mà lẽ ra phải để các con tự làm, tự quyết định. Nhưng chính sự bảo bọc quá chu toàn này làm nhiều đứa trẻ mất hết khả năng thích nghi, không thể sống mà không có cha mẹ bên cạnh.
Trong cuộc sống, ba mẹ thích sắp đặt mọi việc cho trẻ, lúc đầu hi vọng thông qua kinh nghiệm của mình dạy dỗ con cái, để trẻ có bước đi đúng đắn.
– Trong mắt cha mẹ, con cái luôn nhỏ bé, yếu đuối, cha mẹ dùng mấy chục năm kinh nghiệm sống của mình giúp con bước đi, giảm khó khăn và thất bại trong cuộc sống cho con.
– Tuy nhiên, đối với trẻ con đôi lúc chúng muốn được tự mình trải nghiệm cuộc sống và xử lí mọi tình huống xảy ra.
– Người Việt ta từ xưa đến nay vẫn có thói quen bảo vệ và che chở con từ khi còn nhỏ, đến khi con trưởng thành vẫn muốn được bảo bọc con. Điều này vô tình lại “hại” con mình, nó không tốt chút nào trong cuộc sống hiện đại ngày nay.
– Để trẻ có cơ hội làm chủ bản thân từ đó gây dựng sự tự tin vào năng lực của bản thân mình cha mẹ hãy tạo cho trẻ cơ hội được bảy tỏ suy nghĩ, làm việc theo chủ kiến.
– Không nên để trẻ nghĩ rằng câu trả lời của cha mẹ lá đáp án duy nhất, cha mẹ nên nâng cao khả năng phân biệt đúng – sai, phải – trái của trẻ.
– Kịp thời giúp đỡ trẻ khi trẻ tỏ ra yếu kém trong việc đưa ra chủ kiến, cha mẹ có thể giúp trẻ phân tích tài liệu, tìm ra điểm tốt, xấu của từng mục, cuối cùng tìm hiểu động cơ chọn lựa của trẻ. Nếu trẻ hàng ngày có chủ kiến, cha mẹ có thể để trẻ tự chọn lựa. Một đứa trẻ không biết từ chối người khác, chỉ biết vâng dạ, thì sẽ không có chủ kiến, vì vậy hãy để trẻ học cách nói “ không” với yêu cầu bất hợp lý của người lớn.
– Đương nhiên, trẻ ở độ tuổi khác nhau sẽ có khả năng tự quyết khác nhau, sự quan tâm của cha mẹ cũn cần có mức độ khác nhau, để tránh những tổn thất không cần thiết trong quá trình trưởng thành của trẻ.
Trên thế giới, những cha mẹ như vậy được gọi là “phụ huynh trực thăng”. Thuật ngữ “phụ huynh trực thăng” được “lấy cảm hứng” từ những chiếc máy bay lên thẳng và bắt đầu được sử dụng từ đầu những năm 2000. Không chỉ ở Việt Nam hay gần nước ta là Trung Quốc, theo một vài khảo sát và nghiên cứu, phương pháp nuôi dạy con theo kiểu “cha mẹ trực thăng” cũng khá phổ biến ở Mỹ. Khoảng 38% tân sinh viên đại học và 29% sinh viên khóa trên cho rằng bố mẹ họ thường xuyên hoặc đôi khi can thiệp hay nhân danh con cái mình để giải quyết các vấn đề cho chúng.
PGS Văn Như Cương trăn trở: “Báo chí tán dương bà bán hàng rong kiếm tiền nuôi con học đại học hay ông bố ngủ trong cống đi sửa xe nuôi con thủ khoa… Tôi kính phục những ông bố bà mẹ này tuy nhiên, tôi lại thầm trách những người con. Anh đủ tuổi vào đại học, sức dài vai rộng thì phải làm thế nào để lo cho bố mẹ bớt khổ. Đằng này hai anh vào đại học. Vậy thời gian rỗi làm gì mà để bố mẹ như thế? Tôi nói như vậy để thấy bố mẹ lo cho con quá nhiều, không để con tự lập, cho con làm việc thì có vì con thế nào cũng là cách giáo dục không đúng”.
PGS. TS Huỳnh Văn Sơn (Trưởng khoa Tâm lý học, Trường Đại học Sư phạm TP HCM) phân tích, đừng nghĩ việc cha mẹ bao bọc con cái quá mức là tình thương trọn vẹn mà đó là việc tước đi những cơ hội để con rèn luyện kỹ năng sống, nhân cách và sự trưởng thành nói chung. Hãy giúp trẻ hình thành những kỹ năng cần thiết và bản lĩnh để vào đời, để đối đầu thay vì quá bao bọc, chở che. Điều đó làm cho trẻ cảm thấy mình trưởng thành một cách đúng nghĩa…
”Khi con trẻ vào đời, đi thi, lập gia đình, nghĩa là trẻ cần cuộc sống độc lập. Chúng ta không thể sống giùm trẻ, càng không thể lo mọi thứ cho trẻ để con cái ỷ lại, mè nheo và mất dần sự tự lập cũng như việc chịu trách nhiệm trước cuộc sống. Chính con trẻ biết mình cần gì, muốn gì, thích gì và chung sống với ai là phù hợp. Điều đó sẽ giúp con cái sống đúng nghĩa với hạnh phúc của mình. Con cái cần được tôn trọng. Sự tôn trọng này cũng là thương yêu” – ông Sơn nhấn mạnh.
(3) TRẺ ĐƯỢC MUA ĐỦ THỨ NHƯNG CHÚNG VẪN ĐÒI ĐỒ CHƠI CỦA BẠN CÓ THỂ CHA MẸ ĐÃ KHÔNG CHO BÉ CƠ HỘI LỰA CHỌN THỰC SỰ.
Tuổi thơ của con trẻ gắn liền với trò chơi, thiếu đi việc vui chơi thì tuổi thơ sẽ khuyết tật. Hãy để tuổi thơ của con được lớn lên cùng với đồ chơi và các trò chơi.
Nhiều người nghĩ rằng việc bé giành giật đồ chơi là biểu hiện của tính tàn bạo, cộc cằn và ích kỷ. Tuy nhiên không phải vậy.
Nguyên nhân chính của hành vi đó:
– Trẻ có thực sự thích đồ chơi của mình chưa? Cha mẹ thường có thói quen mua đồ chơi cho trẻ – theo sở thích của bản thân mình chứ đôi khi không phải là do trẻ muốn. Đôi khi cha mẹ mua tùy hứng, thích món đồ này thì mua cho con, con thích món đồ kia tuy nhiên nó có thể không tốt, không đẹp thì lại từ chối. Đó cũng là biểu hiện của kiểm soát cuộc sống của con. Do vậy dù bạn có mua nhiều đồ chơi cho trẻ, thì chúng vẫn thèm chơi những thứ khác.
– Mọi đồ chơi đều như nhau. Cha mẹ mua những thứ đắt tiền, đẹp lộng lẫy. Tuy nhiên đối với trẻ thơ, đồ chơi 10 nghìn cũng giống đồ chơi 100 nghìn và cũng giống như đồ chơi tự làm. Cha mẹ ơi, quan trọng chính là thời gian chất lượng mà cha mẹ ở bên cạnh trẻ. Mua nhiều đồ chơi cho trẻ, trẻ sẽ cả thèm chóng chán mà thôi.
Nhưng mong muốn của cha mẹ đang đi ngược với ham muốn của con trẻ, giống như chuyên gia tâm lý Lê Khanh, tu nghiệp Cộng hòa Pháp, Phụ trách Phòng khám Tâm lý Trẻ em & Gia đình (174 Lê Quang Định, TP. HCM) nhận định: “Đối với phần lớn cha mẹ thì nhiệm vụ chủ yếu của trẻ là học, nhưng hoạt động mà trẻ quan tâm đến nhất lại là chơi. Bạn đừng quá lo lắng, vì trẻ chơi mà học. Khi trẻ vận dụng những giác quan hay từ từ phát triển những kỹ năng vận động thông qua các trò chơi là chúng đang học hỏi.
Tuổi thơ của con trẻ gắn liền với trò chơi, thiếu đi việc vui chơi thì tuổi thơ sẽ khuyết tật. Nếu bạn đến các khu trung tâm điều trị tự kỷ, bạn sẽ thấy thật may mắn cho con mình biết chơi và ham chơi. Ở đó, các bác sĩ ngày đêm kiên nhẫn chỉ để dạy trẻ biết chơi… Khi trẻ vồ lấy trò chơi và mong muốn được chơi với người khác là một dấu hiệu đáng mừng. Hãy để tuổi thơ của con được lớn lên cùng với đồ chơi và các trò chơi. MỐI QUAN TÂM CỦA CÁC BẠN LÀ CHỌN ĐỒ CHƠI, HỌC CÁCH TỔ CHỨC VUI CHƠI CHO BÉ.
(4)TRẺ NÓI DỐI CÓ THỂ CHA MẸ TỪNG PHẢN ỨNG NẶNG NỀ VỚI LỖI LẦM CỦA BÉ.
Người xưa có câu: “Thương cho roi cho vọt”. Vì thương con nên càng phải đánh, càng phải mắng, càng phải nghiêm, có thế sau này con mới nên người.
– Thế nhưng, các bậc phụ huynh có thói quen chửi mắng, quát tháo con, xúc phạm con bằng ngôn từ sẽ ảnh hưởng đến tính cách của đứa trẻ một cách nghiêm trọng.
– Những đứa trẻ thường xuyên bị cha mẹ la mắng thường có biểu hiện cư xử không đúng mực, bé sẽ tìm mọi cách che giấu, đổ lỗi, nói dối mỗi khi mắc lỗi vì sợ cha mẹ la mắng.
– Ngoài ra việc la mắng trẻ sẽ khiến trẻ hình thành tâm lí tự vệ là không tin tương cha mẹ nên dù có chuyện gì, trẻ cũng không muốn chia sẻ cùng cha mẹ.
Cha mẹ ơi, cách tốt nhất là tạo ra một môi trường yêu thương để trẻ biết rằng có thể nói chuyện với bạn về bất cứ điều gì và bất cứ lúc nào.
– Một giọng nói bình tĩnh, ôn tồn, ít trách móc, chê bai, sẽ giành được sự hợp tác. Khi con thừa nhận sự thật, hãy công nhận và bỏ qua. Đừng bao giờ làm con xấu hổ trước mặt bạn bè. Kỷ luật chỉ có hiệu quả khi nó khiến con cảm thấy được tôn trọng và chấp nhận, chứ không phải khiển trách và xỉ vả. Thường xuyên khen con mỗi khi chúng làm điều gì đúng cũng sẽ giúp bồi đắp sự thành thật.
Có rất nhiều lý do khiến trẻ nói dối, nhất là việc cha mẹ cứ hỏi đi hỏi lại một câu, trẻ sẽ lập trình sẵn một kiểu trả lời.
Một là, Trẻ sợ hậu quả
Trẻ nói dối vì chúng biết khi nói thật sẽ phải nhận hình phạt. Cố gắng khuyến khích trẻ nói sự thật, có lẽ việc giảm nhẹ hình phạt để trẻ không sợ là một trong các giải pháp nên làm.
Hai là,Trẻ không muốn làm bạn buồn
Trẻ yêu thương bố mẹ và không muốn bạn buồn. Nếu bạn bớt u sầu với sự thật của con thì trẻ sẽ ít sợ làm bạn tổn thương.
Ba là,Trẻ không nói dối, trẻ tưởng tượng
Đôi khi lỗi lầm này của trẻ bắt đầu từ mong muốn: Trẻ nói với bạn mọi thứ chúng tưởng tượng. Hãy nhẹ nhàng với những lời nói dối như vậy bởi chúng sẽ biến mất theo thời gian khi trẻ lớn lên.
Bốn là, Trẻ nói dối vì chúng không nhớ
Có những tình huống mà trẻ nói dối và tin tưởng vào điều mình nói. Điều này có thể do trẻ quên một số chi tiết.
Đừng trầm trọng hóa những lời nói dối như vậy. Cố gắng kiên nhẫn, giải thích cho trẻ hiểu.
Năm là, Trẻ nghĩ nói dối là lịch sự
Đôi khi trẻ em nghĩ rằng nói dối là đúng: Chúng hạnh phúc khi đeo đôi tất đan của bà nội, dù thực tế chúng đang thất vọng vì món quà đó.
Bạn hãy thử quyết định xem trẻ đang nói dối có phải vì lý do tương tự, từ đó có cách ứng xử với con hợp lý.
Sáu là,Trẻ lập trình sẵn câu trả lời
Trẻ nói dối trong tình huống này là do sai lầm của bạn. Bởi vì bạn hay hỏi những câu giống nhau “Món này có ngon không?”. Trong khi trẻ rõ ràng không thích thức ăn trong đĩa.
Trong trường hợp như vậy, nếu bạn không muốn làm trẻ nói dối, tốt hơn hết là hãy giải quyết vấn đề ngay lập tức: “Thế bây giờ con muốn ăn gì nào, con yêu?”.
Bẩy là, Trẻ sợ bị đổi vai trò
Trẻ em sợ nói sự thật vì chúng chắc rằng chỉ những kẻ phản diện trong các câu chuyện thần tiên mới hành xử như vậy. Vì thế, nếu nói sự thật, chúng sẽ biến thành người phản diện.
Giải thích cho trẻ những người tốt cũng có thể mắc sai lầm. Điều phân biệt người tốt với kẻ xấu là khả năng chịu trách nhiệm về hành động của mình.
Tám là, Người lớn nói dối
Trẻ em học từ chính cha mẹ mình mọi thứ. Nếu sống trong môi trường bao quanh là sự giả dối, đừng đòi hỏi trẻ phải nói sự thật.
Giải pháp là phải thay đổi từ cả hai phía: Bạn cần thành thật hơn với chính mình.
Chín là, Trẻ nghĩ rằng chúng ngốc nghếch
Nếu bạn coi con mình kém thông minh và đổ lỗi cho chúng, trẻ sẽ trở nên tự ti, không muốn học điều tốt, điều đúng. Điều này bao gồm cả việc nói lên sự thật.
Cố gắng giao tiếp với con như những người bạn, giải thích về sự sai trái và đừng khiến trẻ thấy có lỗi với mọi thứ. Bằng cách này trẻ sẽ có mong muốn được trưởng thành và sẽ nhận ra tầm quan trọng của sự thật.
(5) TRẺ TỰ TI CÓ THỂ CHA MẸ TỪNG CHÊ BAI CHÚNG TRƯỚC MẶT NGƯỜI KHÁC.
Sự tự ti trở thành chướng ngại tâm lý thường thấy ở trẻ. Do tự ti nên trẻ hay sợ sệt, nhạy cảm, thiếu tự tin, khiếm khuyết về tính cách. Thế nhưng, nguyên nhân trẻ tự ti thông thường lại là do cha mẹ gây nên.
Nâng niu, bao bọc con quá mức cũng không tốt. Ngược lại các bậc cha mẹ nên để trẻ trải nghiệm một phần tất yếu của cuộc sống để rút ra kinh nghiệm cho bản thân. Những đứa trẻ được trải qua cảm giác này sẽ có cuộc sống chủ động hơn trong tương lai.
– Tạo lòng tự tin cho trẻ
– Bồi dưỡng tri thức và mở mang tầm nhìn: Trong một nhóm trẻ đang nói chuyện với nhau, thì sẽ có bé thao thao bất tuyệt, có bé lại chỉ ngồi yên lắng nghe mà không hề phát biểu. Có sự khác biệt lớn như vậy giữa các bé, chủ yếu là do mặt tri thức khác nhau. Với những trẻ ít hiểu biết thì rất dễ nảy sinh tâm lý tự ti. Do đó, bố mẹ cần lưu ý giúp trẻ bổ sung kiến thức, mở rộng tầm nhìn và nâng cao năng lực cho trẻ.
– Phát huy sở trường và học cách “bù đắp”: Muốn “đuổi” tâm lý tự ti ở trẻ, bạn nên khéo léo phát hiện được sở trường và ưu thế của con, tạo điều kiện và cơ hội để bé phát huy mặt tích cực này. Đồng thời, giúp trẻ học được cách đối diện với sở đoản của mình một cách lý trí và tìm kiếm những mục tiêu bù đắp khiếm khuyết thích hợp. Từ đó, có thể tạo ra động lực cầu tiến ở trẻ, biến sự tự ti thành động lực để bé phấn đấu. Điều này là then chốt để bạn giúp trẻ khắc phục tâm lý tự ti.
– Xua tan “bóng tối” thất bại trong lòng: Trong cuộc sống, trẻ khó tránh gặp phải khó khăn, thất bại. Những “bóng tối” này chính là mồi lửa sinh ra lòng tự ti. Cho nên, bố mẹ cần kịp thời nhận ra sự thay đổi tâm lý, đưa ra những dẫn dắt giúp trẻ xua tan mầm mống tiêu cực.
– Tôn trọng lòng tự tôn của trẻ: Việc xây dựng lòng tự tôn ở trẻ là vô cùng quan trọng. Lòng tự tôn ở nhiều bé rất mạnh, khi làm sai chuyện gì đó, bản thân sẽ bị tổn thương. Nếu người lớn lại tỏ ra lạnh nhạt hoặc chỉ trích, thậm chí đánh đập, sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng hơn đến lòng tự tôn này. Do vậy, khi trẻ phạm lỗi, điều bạn cần làm là quan tâm, tha thứ và chỉ dẫn, để giúp trẻ không tái phạm.
Giúp trẻ thoát khỏi tự ti
Muốn trẻ thoát khỏi tự ti, trở nên tự tin hơn thì cha mẹ cần làm những việc sau đây:
Một là, Bồi dưỡng thói quen đọc sách cho trẻ
Sách là người bạn kiên nhẫn nhất và khiến chúng ta vui vẻ. Đọc sách giúp trẻ tìm được sự an ủi từ những trang sách và giúp trẻ được “khai sáng”, tìm được chính mình, nhìn thế giới bằng một góc độ mới, không còn sợ phải đối mặt, trở nên dũng cảm và tự tin hơn.
Hai là, Giúp trẻ thừa nhận bản thân
Để giúp trẻ thừa nhận bản thân, bước đầu tiên là phải nói với trẻ rằng cần biết chấp nhận chính mình. Có rất nhiều trẻ tự ti là do ngoại hình. Hãy nghiêm túc nói với trẻ rằng bé rất tuyệt, dù cho không có một đôi mắt to nhưng ánh mắt của trẻ rất có thần – mỗi người đều có cái đẹp của riêng mình. Hay đối với những trẻ tự ti mình không thông minh, hãy nói với trẻ rằng trẻ có những tài năng riêng của mình mà đôi khi người khác không có được v.v..
Ba là, Hãy khen trẻ đúng lúc
Cha mẹ hãy khen ngợi con trẻ từ những chuyện nhỏ nhặt nhất.
Khen ngợi không có nghĩa là tâng bốc một cách mù quáng. Khi trò chuyện với con, cha mẹ nên tìm những lý do cụ thể đáng để khen ngợi. Việc khen ngợi, cổ vũ trẻ từ những việc nhỏ nhặt sẽ giúp trẻ tăng sự tự tin vào bản thân mình.
Bốn là, Đừng so sánh
Trẻ tự ti sợ hãi nhất chính là bị cha mẹ so sánh người người khác, việc này sẽ khiến trẻ hình thành suy nghĩ “mình không tốt, mình rất ngốc”. Vì vậy, cha mẹ không nên so sánh con với người khác, bởi ai cũng có ưu – khuyết điểm của mình.
Năm là, Tôn trọng ý kiến của trẻ
Đối diện với những sự lựa chọn, trẻ sẽ có ý kiến của riêng mình. Khi trẻ tự nêu ý kiến, cha mẹ đừng vội xem nhẹ và phủ định, việc này sẽ khiến trẻ mất đi sự tự tin do không được xem trọng. Cha mẹ phải học cách tôn trọng ý kiến của trẻ, nghiêm túc lắng nghe những điều trẻ nói, học cách đối xử bình đẳng với trẻ.
Sáu là,Kiên nhẫn trả lời câu hỏi của con
Đôi khi cha mẹ trở về nhà sau một ngày làm việc bận rộn mà còn bị trẻ đi theo hỏi cái này cái kia, lúc này nhất định không được mất kiên nhẫn.
Trẻ tràn đầy sự tò mò đối với cuộc sống và thế giới xung quanh, nếu bạn không kiên nhẫn lắng nghe, chê trách con làm phiền thì trẻ có thể sẽ sợ nói chuyện với bạn. Đương nhiên là nếu không trả lời được thì phải nói thật với con, động viên trẻ khám phá và tin tưởng vào bản thân.
Bẩy là, Để trẻ phát huy sở trường của mình
Mỗi người đều có sở trường của riêng mình, cha mẹ cần biết được sở trường của con và giúp con phát suy sở trường đó, để trẻ mình thấy sự nổi bật của bản thân. Không nên cứ bắt ép trẻ làm những việc trẻ không giỏi, điều này sẽ khiến trẻ thiếu tự tin.
Tám là, Tích cực dẫn dắt trẻ đối mặt với thất bại
Thất bại luôn rất dễ khiến trẻ bị rơi vào tự ti. Khi trẻ thất bại, cha mẹ phải cổ vũ con, giúp con hiểu rằng: thất bại hay khó khăn không hề đáng sợ. Hãy cùng trẻ phân tích vấn đề, giúp trẻ vượt qua thất bại, tiếp nhận kiến thức, tìm lại sự tự tin.
Cha mẹ là người đồng hành và cũng là người thầy tốt nhất của con trẻ. Cha mẹ muốn trẻ có một tương lai tươi sáng thì phải chịu khó, chịu khổ một chút vì sự phát triển của trẻ. Trong quá trình trưởng thành, trẻ sẽ gặp phải rất nhiều vấn đề, điều này không có gì đáng sợ cả, cha mẹ phải là người dẫn dắt con. Cha mẹ nên bình tĩnh lại, nghiêm túc phân tích, giúp trẻ vượt qua từng khó khăn thử thách trong quá trình trưởng thành. Hãy dùng tình yêu thương, sự kiên nhẫn để xây dựng cho trẻ một ngày mai tốt đẹp.
(6) TRẺ ÍCH KỈ CÓ THỂ CHÚNG THƯỜNG BỊ SO SÁNH VỚI NGƯỜI KHÁC.
Bố mẹ so sánh con mình với “con nhà người ta” không khác gì “đem chim nhốt lồng”, kìm hãm sự sáng tạo của con trẻ.
– Ông cha ta đã có câu “Cha mẹ sinh con, trời sinh tính”. Mỗi đứa trẻ mang một bản sắc riêng, màu sắc cá tính riêng, năng khiếu, sở thích… khác nhau. Những đứa trẻ hay bị bố mẹ so sánh, nhất là trẻ đang ở tuổi dậy thì, là lứa tuổi rất sĩ diện và coi trọng lòng tự tôn của bản thân.
– Nếu cha mẹ trực tiếp so sánh trẻ với anh chị của chúng trước mặt nhiều người, điều này sẽ làm tổn thương lòng tự trọng của con.
Từ đó, con sẽ oán hận và ghét cha mẹ và cho rằng cha mẹ coi thường và không yêu thương con bằng anh chị.
– Biểu hiện của sự oán hận là trẻ sẽ chống đối, không nghe lời cha mẹ, trẻ nói dối, không còn yêu quý, muốn nói chuyện, vui chơi thậm chí gây sự với các bạn khác.
– Đặc biệt, điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến nhân cách của trẻ trong tương lai sau này dẫn đến nảy sinh những hành động dại dột.
Điều quan trọng nhất khi bạn so sánh con bạn với người khác đó nghĩa là bạn đang bốc con bạn vào một chiếc hộp và đậy nó lại. Bạn những tưởng việc mình đem tấm gương của người này, người kia để con mình tỉnh táo noi theo, đó là một việc có ích.
Nhưng không, bố mẹ đã sai lầm, việc này khiến cho con bạn luôn luôn bị nhốt trong chiếc hộp đấy. Đồng thời, việc làm này luôn thể hiện một cái gì đấy được gọi là sự sắp đặt sẵn. Nó khiến cho các con không thể hiện được sự sáng tạo của mình.
Bởi vì mỗi một con người, mỗi một bộ gen trên thế giới này là duy nhất. Pepper chia sẻ khi đi học cô cũng thuộc top cuối của lớp, nhưng không thua kém những người khác, cô cũng tốt nghiệp được tiến sĩ trước 30 tuổi, và cảm thấy bản thân mình vẫn có thể mang lại nhiều giá trị cho chính bản thân mình và xã hội.
Hãy ngừng so sánh con bạn với thành tích học tập của những đứa trẻ khác, ngừng so sánh con bạn với chính bản thân bạn là “Mẹ ngày xưa ở tuổi này mẹ đã như thế này, mẹ đã như thế kia”, “Bố ở tầm tuổi con khổ hơn con rất nhiều nhưng vẫn làm được việc nọ việc kia”… Tất cả những điều đó chẳng thể giúp cho đứa trẻ có kết quả tốt hơn về mặt cảm xúc với bố mẹ hay là về mặt học tập sau này.
Nó chỉ khiến cho đứa trẻ cảm thấy tự ti và dần dần như thế, do những câu chuyện so sánh trong những bữa ăn cơm, trong những buổi tụ họp gia đình, sự tự tin của con trẻ sẽ bị lấn chiếm bởi sự tự ti hay nói đúng hơn là mảnh đất bạn đang gieo trồng, là con bạn, nó chỉ có cỏ mọc chứ hoa không mọc.
Bạn muốn con bạn trở thành một người vĩ đại, điều đầu tiên bạn phải tin con bạn khác biệt và vĩ đại.
Pepper cũng đã từng rơi vào chính trường hợp này nên cô hiểu rõ những đứa trẻ muốn gì. Năm cô học lớp 9, cô đã từng rất căng thẳng đến mức suýt chút nữa đã không cứu được bản thân mình. May mắn thay, cô uống nhầm thuốc tiêu của ông nội chứ không phải thuốc ngủ.
Bởi cô bị nhiều người lớn đem ra so sánh với một vài anh chị họ học giỏi hơn. Tuy nhiên, họ không biết là cô cũng là một người thông minh, chẳng qua không chịu học nên thành tích mãi cứ lẹt đẹt như thế. Cô đã căng thẳng đến nỗi bỏ học, cô giáo phải tìm đến nhà hỏi lí do tại sao.
Tối đó, ông nội có nói với cô rằng: “Con có hai lựa chọn, con chết ở đây hoặc là con sống vinh quang ở một nơi nào khác?”. Bởi cô thấy mình thử chết một lần nhưng không thành công nên cô quyết định phải sống vinh quang ở một nơi khác. Câu nói đó của ông nội khiến cô bừng tỉnh. Mình không chết thì mình phải vùng dậy chiến đấu, không thể sống như một đứa chết rồi như vậy.
Con trẻ ở tầm tuổi đó luôn tin mình là duy nhất, mình là thông minh, mình là khác người. Những niềm tin đó chẳng có gì là sai và các em nên giữ những niềm tin ấy cho bản thân mình.
Nhưng nếu bố mẹ cứ mãi than phiền và so sánh con mình với bản thân mình ngày xưa hay so sánh con mình với con nhà người ta thì tức là bố mẹ đang tước bỏ đi niềm tin của con: trẻ phải tin nó khác người thì sau này nó mới tạo ra những sản phẩm khác người, trẻ phải tin nó đặc biệt thì nó mới tìm thấy những thứ đặc biệt. Để nó trong một môi trường như thế thì sự sáng tạo sẽ có điều kiện phát huy.
Con cái gặp áp lực sẽ không biết cách xử lí, và bởi mặc cảm nên sẽ càng không dám chia sẻ với bố mẹ. Áp lực, căng thẳng có thể sẽ khiến con trẻ nghĩ đến những chuyện tiêu cực hoặc trở nên trầm cảm. “Lợn lành” có thể thành “lợn què”, tốt hơn hết bố mẹ nên tin tưởng con và trò chuyện với con nhiều hơn.
Nhân loại đã từng có Thomas Edison, một người mà thầy cô giáo đã phải trao trả tận nhà vì nghĩ rằng học sinh này không thể theo học được. Nhưng vì tình yêu lớn, niềm tin lớn đặt ở con nên mẹ của Edison đã dành nhiều gian để bên con, dạy dỗ con. Và cuối cùng, một Thomas Edison vĩ đại được người đời truyền danh qua bao nhiêu thế hệ, bao nhiêu thế kỉ,
Một lần cuối cô muốn nhắn nhủ tới các bậc phụ huynh khác là: “Thế hệ bố mẹ khác với thế hệ con cái. Bởi vì con bạn là bộ gen duy nhất và nó rất đặc biệt nên hãy tôn trọng con cái và ngừng so sánh con mình với bất kì ai, thậm chí là với bản thân bố mẹ.”
(7) TRẺ HAY GÀO THÉT CÓ THỂ CHÚNG THIẾU SỰ CHÚ Ý
Làm sao để con từ bỏ thói quen la hét? Lớn tiếng với bé để bé hạ giọng không phải là cách hay,vì nó khiến bé càng muốn la hét và ai hét to hơn người đó sẽ thắng. Cách tốt nhất là bạn nên tránh xa những tình huống khiến bé muốn la hét và làm bé chuyển chú ý sang chuyện khác.
– Những đứa trẻ không được hưởng tình thương ấm áp đầy đủ từ bố mẹ khi lớn lên thường có nhiều vấn đề về thái độ cư xử, có cảm giác không an toàn và rất khó khăn trong thể hiện cảm xúc, dễ cáu gắt.
– Chúng cũng có xu hướng khép mình với xã hội và luôn thường trực cảm giác lo âu. Cũng chính bởi vậy, chúng chẳng thể dễ dàng thành công trong cuộc sống khi còn vướng bận quá nhiều điều không vui.
– Không ít các ông bố bà mẹ thiếu quan tâm con cái trong cuộc sống bận rộn hiện nay. Trẻ con rất nhạy cảm, chúng sẽ cảm thấy không được tôn trọng, mất niềm tin khi tâm sự với bố mẹ mà chỉ nhận được sự ậm ừ cho qua chuyện.
Chính vì vậy từ đó nó sẽ không bao giờ tâm sự với bố mẹ nữa. Vô hình chúng ta đã tự đẩy mình ra xa khỏi tình yêu thương mà các con dành cho mình.
Mách các mẹ cách ứng phó với trẻ hay la hét
Cho bé vui chơi thoải mái bên ngoài
Nếu bạn đưa bé đi chơi trên phố, bạn thử tránh xa những địa điểm cần yên tĩnh như nhà hàng hay cửa tiệm; thay vào đó, bạn đưa bé đến những nơi rộng rãi như công viên, vườn hoa. Ở đây, bé sẽ được thoải mái la hét mà bạn không cảm thấy bối rối với người xung quanh.
Nếu bé la hét để gây chú ý, hãy để ý xem bé có điều gì không ổn không.
Chơi trò chơi
Tìm một địa điểm rộng rãi; tiếp đến, bạn thử thỏa mãn nhu cầu được hét của bé bằng cách: “Con có thể kêu lên nếu con muốn”. Sau đó, bạn tiếp tục thách thức bé: “Bây giờ, mẹ con mình thi xem ai nói thầm giỏi nhất”, rồi bạn khum bàn tay vào vành tai bé, thì thầm. Cách này khiến bé thấy rằng, việc la hét giống như một trò chơi nhưng hiệu quả sẽ nằm bên trong đó; chẳng hạn, khi bé gây ồn ào ở khu vực cần yên tĩnh, bạn thử nói với bé: “Con đừng bắt chước giọng của sư tử thế. Con thử bắt chước âm thanh của một chú mèo cho mẹ xem nào”.
Dạy bé kiểm soát âm thanh
Khi bé hét to lên vì vui sướng, bạn không nên trỉ chích hay quát mắng bé. Nếu sự la hét này vượt quá ngưỡng, bạn nên giữ giọng thấp, bình tĩnh nhắc nhở bé: “Con hét như thế làm mẹ đau đầu đấy”. Đôi khi chỉ cần những lời nhắc nhở nhẹ nhàng cũng khiến bé phải suy nghĩ lại hành động của mình sẽ ảnh hưởng đến người xung quanh như thế nào.
Khiến bé bận rộn
Đưa cho bé một món đồ chơi hoặc đồ ăn trước khi bé kịp la hét. Nếu bạn chờ đến khi bé hét lên mới đưa bánh cho bé, bé sẽ hiểu nhầm thông điệp rằng, nếu muốn có thứ gì, bé chỉ việc “cao giọng” để cha mẹ đáp ứng. Khi bé quá bận rộn với việc nhai kẹo hoặc xử lý món đồ chơi, bé sẽ không còn thời gian rảnh rỗi để la hét.
Phớt lờ bé
Phần lớn cha mẹ cảm thấy ngại ngùng khi các bé la hét ở nơi đông người. Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo cách của một người mẹ: “Bé gái hơn 2 tuổi nhà tôi lúc nào cũng la hét như ‘nở phổi’. Chẳng có lý do gì đặc biệt, chỉ là vì bé muốn được hét lên thật to. Tôi đã nhắc nhở, thậm chí quát mắng bé mà tình hình cũng không được cải thiện. Tùy từng trường hợp, tôi có cách xử trí với bé khác nhau: Nếu đó là nhà thờ hoặc một nhà hàng yên tĩnh, tôi sẽ đưa bé ra ngoài trong ít phút. Nếu đó là cửa hàng rộng, tôi sẽ kệ cho bé la hét. Khi các bé khác đi qua và nhìn bé với ánh mắt tò mò, bé sẽ lập tức ngừng hành vi của mình” – đó là lời chia sẻ của một bà mẹ.
Những điều không nên làm
Không nên để con hò hét thỏa thích tới lạc cả giọng và mệt mỏi rã rời, rồi mới quay ra mắng mỏ phê bình trẻ.
Những câu mệnh lệnh kiểu như “Đừng làm ồn!”, “Im lặng nào!” không có tác dụng gì cả. Nếu trẻ đang trong trạng thái phấn khích, cho dù bạn có nhắc đi nhắc lại nhiều lần yêu cầu của mình, con bạn cũng vẫn cho rằng chưa cần để ý tới lời bố mẹ ngay lập tức.
Thử theo dõi lời nói của mình: nếu trong vòng nửa tiếng bạn phải nhắc đi nhắc lại những câu mệnh lệnh trên ít nhất ba lần, nghĩa là đã đến lúc phải thay đổi “chiến lược” với bé.
(8) TRẺ KHÔNG QUAN TÂM TỚI NGƯỜI KHÁC CÓ THỂ CHA MẸ BỎ QUÊN CẢM XÚC CỦA TRẺ
– Các bậc phụ huynh có xu hướng luôn gò ép con mình phải làm theo những gì mà họ sắp đặt, vẽ ra.
– Họ sẽ sắp xếp sẵn cho con phải-thích môn học gì, phải-ăn cái gì, phải-tập cái gì, phải-thi vào đâu, phải-làm nghề gì, mặc cho con có muốn hay là không. Đơn giản chỉ vì họ muốn thế.
– Họ tin rằng, với kinh nghiệm sống của mình, gò ép con vào khuôn khổ mà họ tự nghĩ ra sẽ là cách tốt nhất để con có thể toàn vẹn phát triển, cũng như giữ gìn được thanh danh cho gia đình.
Như một điều hiển nhiên, những đứa trẻ phải cố gồng mình khớp vào chiếc khuôn không vừa ấy khi đi học sẽ vô cùng chật vật, khó thể hiện bản thân cũng như thiếu sự thỏa mãn trong cuộc sống.
Còn gì tệ hơn khi bạn muốn thứ gì nhưng lại bị ép buộc phải thích một thứ khác?
(9) TRẺ TRỞ NÊN BẤT LỊCH SỰ CÓ THỂ CHÚNG HỌC TỪ NGƯỜI XUNG QUANH
Không một bậc cha mẹ nào muốn con cái trở thành kẻ bất hiếu, ưa bạo lực. Nhưng thực tế rất nhiều hành vi tưởng như đơn giản của cha mẹ đã vô tình gieo vào lòng con trẻ một “mầm ác”, khiến chúng trở nên khó dạy bảo hơn.
– Đánh mắng con cái
Nếu thường xuyên bị đánh mắng, con trẻ sẽ rất dễ sinh ra ác cảm và tâm lý oán giận với cha mẹ. Sau này con trẻ cũng sẽ “lấy đạo của người trả lại cho người“, chủ động bạo hành người khác.
– Thích khoác lác
Rất nhiều cha mẹ thích khoác lác về tiền bạc, quyền thế trước mặt con trẻ. Như vậy rất dễ khiến cho con cái tiếp thu một loại tư tưởng vụ lợi, khiến chúng lười lao động, càng thích gây chuyện thị phi.
– Hay cằn nhằn
Những lời cằn nhằn, nhiếc móc của cha mẹ dễ khiến con trẻ nảy sinh cảm xúc tiêu cực. Từ trong lòng đứa trẻ cho rằng cha mẹ không đáng được tôn trọng, lâu ngày sẽ sinh ra hành vi chống đối lại cha mẹ.
– Thích bao bọc, chiều chuộng con cái
Bản tính thích ôm đồm và chiều chuộng của cha mẹ vô hình trung đã cướp đi cơ hội lao động và hiếu thuận của con trẻ, khiến tâm lý của trẻ càng lúc càng trở nên lạnh lùng, hờ hững.
Như vậy, con cái sẽ cảm thấy tình thương của cha mẹ đối với mình là lẽ đương nhiên, sự cho đi và hy sinh của cha mẹ đơn giản là nghĩa vụ. Một khi cha mẹ không đáp ứng được yêu cầu của chúng, thì trong tâm của con trẻ sẽ khởi lên tâm oán trách, ích kỷ.
Nhiều phụ huynh thường bỏ qua những tình huống mà trẻ mắc phải khi giao tiếp với những người xung quanh, vì nghĩ chúng còn nhỏ chưa hiểu biết.
Nhưng không bao giờ là quá sớm để dạy trẻ biết cư xử có văn hóa. Việc giáo dục trẻ lễ phép, lịch sự và ứng xử đúng mực với người khác ngay từ nhỏ sẽ giúp con bạn phát triển và hoàn thiện về nhân cách.
Buồn phiền vì con thiếu lịch sự
[ad_2]
Source link