[ad_1]
Mọi trẻ em khi ra đời đều mang những nét cá tính rất riêng của mình, và cá tính này chi phối hầu hết các trạng thái và thậm chí quyết định một số các cột mốc quan trọng của cuộc đời bé. Nhưng phải chăng “Cha mẹ sinh con, trời sinh tính”?.
Người Việt có câu: Cha mẹ sinh con trời sinh tính, nghĩa là cha mẹ sinh con người của con, nhưng tính tình của con là do trời cho, chẳng ai làm gì hơn được. Đây là câu nói để diễn tả sự thật là cha mẹ rất khó để dạy con tư duy và hành động như cha mẹ muốn.
Điều này xem là ra đúng, nhưng thực ra là sai. Cha mẹ sinh con, nhưng con phải tạo ra tính tình của con. Trời chẳng thể chịu trách nhiệm cho lười biếng, hay hồ đồ, hay thích gây sự, hay tính tình trẻ con… của chúng ta. Mỗi chúng ta phải chịu trách nhiệm cho tính tình của mình.
Mọi chúng ta đều hiểu được thể dục, thể thao, tài chí, yoga, võ thuật… cần thiết cho cơ thể. Chẳng ai nói “trời sinh cơ thể” theo nghĩa cơ thể được sinh ra thế nào thì chỉ để nguyên thế nấy, chẳng cần phải tập luyện gì cho thể lực cả. Chúng ta biết cơ thể mạnh hay yếu là do ta có chịu luyện tập thể lực hay không.
Tuy nhiên, mỗi đứa trẻ khi sinh ra như một trang giấy trắng, bản thân trẻ chưa hình thành một tính cách rõ rệt. Những nét vẽ đầu tiên lên trang giấy đó có thể sẽ quyết định cả cuộc đời. Môi trường và hoàn cảnh sống cùng với “ tấm gương” của cha mẹ hằng ngày sẽ tác động tích cực và quyết định phần lớn nhân cách, cá tính, tài năng của các “ thành viên “ trong môi trường ấy! Những gì quý bậc cha mẹ làm dù cố che dấu hay không, cũng không thể “ lọt ra “ ngoài đôi mắt của con trẻ!
Một môi trường gia đình bình đẳng, hiểu biết và ấm áp sẽ giúp trẻ phát triển tính cách tốt đẹp của trẻ, khiến trẻ càng thêm thông minh, dũng cảm, vui vẻ và hạnh phúc.
Một môi trường có những người luôn văng tục chửi bậy, không tuân theo các quy tắc hành xử đúng đắn, luôn dùng bạo lực để giải quyết vấn đề thì chắc chắn tính cách của đứa con sẽ dễ dàng trở nên thô bạo, vô lễ và hành xử vô đạo đức.
Vậy nên, tính cách KHÔNG PHẢI do trời sinh đâu cha mẹ ạ!
Mỗi đứa trẻ khi sinh ra như một trang giấy trắng, bản thân trẻ chưa hình thành một tính cách rõ rệt.
Những nét vẽ đầu tiên lên trang giấy đó có thể sẽ quyết định cả cuộc đời.
Vậy nên, môi trường đầu tiên mà mỗi đứa trẻ tiếp xúc – gia đình – sẽ là những ảnh hưởng đầu tiên và quan trọng nhất đối với sự phát triển tâm lý và tính cách của trẻ.
Một môi trường gia đình bình đẳng, hiểu biết và ấm áp sẽ giúp trẻ khắc phục tâm lí nhút nhát, cho trẻ dũng khí và tự tin, thúc đẩy sự phát triển tính cách tốt đẹp của trẻ, khiến trẻ càng thêm thông minh, dũng cảm, nhanh nhạy, đạt được thành công trong sự nghiệp và hạnh phúc trong cuộc đời.
Trẻ hay mè nheo, nhõng nhẽo là biểu hiện trẻ muốn được cha mẹ quan tâm, chú ý đến mình hơn.
– Đặc biệt trẻ càng nhỏ (trẻ dưới 3 tuổi) thì càng hay nhõng nhẽo vì trẻ trong giai đoạn này chưa học được cách làm chủ các cảm xúc tiêu cực hoặc cách thể hiện mong muốn và cảm xúc của mình một cách hợp lý.
– Hơn nữa nhõng nhẽo còn phụ thuộc vào tính của mỗi đứa trẻ, một số trẻ có khuynh hướng nhõng nhẽo nhiều hơn các trẻ khác. Nếu trẻ bị ốm hoặc có quá nhiều tác động lên hệ thần kinh, trẻ cũng dễ cảm thấy khó chịu, khóc, cáu bẳn.
– Tuy nhiên, còn một nguyên nhân phổ biến làm trẻ nhõng nhẽo và hay khóc là do cha mẹ và người thân đã quá chiều chuộng trẻ. Mỗi khi trẻ mè nheo, nhõng nhẽo đều được đáp ứng nên trẻ sử dụng thái độ này như là công cụ để đạt được mong muốn của mình. Và nhõng nhẽo sẽ trở thành thói quen.
– Mọi thành viên trong gia đình cần thống nhất cách dạy con để tránh trường hợp bé nhõng nhẽo hơn với người nào chiều bé.
– Tuy nhiên không nên quát mắng mỗi khi bé nhõng nhẽo, đòi hỏi vô cớ thứ gì, chỉ bảo như thế là không ngoan. Nếu bé vẫn khóc, cũng kiên quyết không đồng tình để tránh tạo tiền lệ.
– Cần thái độ nghiêm khắc ngay từ bây giờ. Khi trẻ khóc mỗi lần mẹ đứng dậy hoặc khi đòi một thứ gì đó mà không được đáp ứng, ba mẹ cần tỏ thái độ nghiêm khắc, không nên luôn luôn chiều theo ý muốn của trẻ. Hãy để cho bé biết bạn sẽ không xem xét đến yêu cầu của con đến khi nào con thôi khóc.
– Và quan trọng nhất lúc này, đừng mềm lòng khi thấy con nhõng nhẽo hoặc lăn ra khóc. Hãy nghiêm khắc và cương quyết với bé. Chỉ một hai lần bé sẽ quen với những nguyên tắc ấy và không còn mè nheo, nhõng nhẽo nữa. Khi đã nói “không” thì đừng thay đổi ý kiến sau đó. Đầu hàng với việc mè nheo chỉ khiến trẻ tiếp tục mà thôi. “Không” nghĩa là “không”, chứ không phải là “có thể”.
– Dành thời gian chơi với bé. Cho dù công việc có bận rộn nhưng hãy cố gắng sắp xếp để chơi và trò chuyện cùng con, những lúc làm việc nhà, lúc tắm cho bé, lúc đi đánh răng hay lúc cho bé ngủ bạn cũng có thể chuyện trò để hiểu bé hơn. Qua đó, ba mẹ sẽ thêm được những kỹ năng để nuôi dạy con tốt hơn.
– Không đánh và bỏ đi khi bé khóc vì sẽ làm bé có cảm giác bị bỏ rơi và càng khóc nhiều hơn, dai hơn. Hãy ở lại và giải quyết dứt diểm từng tình huống với bé để bé không còn cơ hội mè nheo, nhõng nhẽo.
Trong cuộc sống, ba mẹ thích sắp đặt mọi việc cho trẻ, lúc đầu hi vọng thông qua kinh nghiệm của mình dạy dỗ con cái, để trẻ có bước đi đúng đắn.
– Trong mắt cha mẹ, con cái luôn nhỏ bé, yếu đuối, cha mẹ dùng mấy chục năm kinh nghiệm sống của mình giúp con bước đi, giảm khó khăn và thất bại trong cuộc sống cho con.
– Tuy nhiên, đối với trẻ con đôi lúc chúng muốn được tự mình trải nghiệm cuộc sống và xử lí mọi tình huống xảy ra.
– Người Việt ta từ xưa đến nay vẫn có thói quen bảo vệ và che chở con từ khi còn nhỏ, đến khi con trưởng thành vẫn muốn được bảo bọc con. Điều này vô tình lại “hại” con mình, nó không tốt chút nào trong cuộc sống hiện đại ngày nay.
– Để trẻ có cơ hội làm chủ bản thân từ đó gây dựng sự tự tin vào năng lực của bản thân mình cha mẹ hãy tạo cho trẻ cơ hội được bảy tỏ suy nghĩ, làm việc theo chủ kiến.
– Không nên để trẻ nghĩ rằng câu trả lời của cha mẹ lá đáp án duy nhất, cha mẹ nên nâng cao khả năng phân biệt đúng – sai, phải – trái của trẻ.
– Kịp thời giúp đỡ trẻ khi trẻ tỏ ra yếu kém trong việc đưa ra chủ kiến, cha mẹ có thể giúp trẻ phân tích tài liệu, tìm ra điểm tốt, xấu của từng mục, cuối cùng tìm hiểu động cơ chọn lựa của trẻ. Nếu trẻ hàng ngày có chủ kiến, cha mẹ có thể để trẻ tự chọn lựa. Một đứa trẻ không biết từ chối người khác, chỉ biết vâng dạ, thì sẽ không có chủ kiến, vì vậy hãy để trẻ học cách nói “ không” với yêu cầu bất hợp lý của người lớn.
– Đương nhiên, trẻ ở độ tuổi khác nhau sẽ có khả năng tự quyết khác nhau, sự quan tâm của cha mẹ cũn cần có mức độ khác nhau, để tránh những tổn thất không cần thiết trong quá trình trưởng thành của trẻ.
Nhiều người nghĩ rằng việc bé giành giật đồ chơi là biểu hiện của tính tàn bạo, cộc cằn và ích kỷ. Tuy nhiên không phải vậy. Nguyên nhân chính của hành vi đó:
– Trẻ có thực sự thích đồ chơi của mình chưa? Cha mẹ thường có thói quen mua đồ chơi cho trẻ – theo sở thích của bản thân mình chứ đôi khi không phải là do trẻ muốn. Đôi khi cha mẹ mua tùy hứng, thích món đồ này thì mua cho con, con thích món đồ kia tuy nhiên nó có thể không tốt, không đẹp thì lại từ chối. Đó cũng là biểu hiện của kiểm soát cuộc sống của con. Do vậy dù bạn có mua nhiều đồ chơi cho trẻ, thì chúng vẫn thèm chơi những thứ khác.
– Mọi đồ chơi đều như nhau. Cha mẹ mua những thứ đắt tiền, đẹp lộng lẫy. Tuy nhiên đối với trẻ thơ, đồ chơi 10 nghìn cũng giống đồ chơi 100 nghìn và cũng giống như đồ chơi tự làm. Cha mẹ ơi, quan trọng chính là thời gian chất lượng mà cha mẹ ở bên cạnh trẻ.
Mua nhiều đồ chơi cho trẻ, trẻ sẽ cả thèm chóng chán mà thôi.
Người xưa có câu: “Thương cho roi cho vọt”. Vì thương con nên càng phải đánh, càng phải mắng, càng phải nghiêm, có thế sau này con mới nên người.
– Thế nhưng, các bậc phụ huynh có thói quen chửi mắng, quát tháo con, xúc phạm con bằng ngôn từ sẽ ảnh hưởng đến tính cách của đứa trẻ một cách nghiêm trọng.
– Những đứa trẻ thường xuyên bị cha mẹ la mắng thường có biểu hiện cư xử không đúng mực, bé sẽtìm mọi cách che giấu, đổ lỗi, nói dối mỗi khi mắc lỗi vì sợ cha mẹ la mắng.
– Ngoài ra việc la mắng trẻ sẽ khiến trẻ hình thành tâm lí tự vệ là không tin tương cha mẹ nên dù có chuyện gì, trẻ cũng không muốn chia sẻ cùng cha mẹ.
Cha mẹ ơi, cách tốt nhất là tạo ra một môi trường yêu thương để trẻ biết rằng có thể nói chuyện với bạn về bất cứ điều gì và bất cứ lúc nào.
– Một giọng nói bình tĩnh, ôn tồn, ít trách móc, chê bai, sẽ giành được sự hợp tác. Khi con thừa nhận sự thật, hãy công nhận và bỏ qua. Đừng bao giờ làm con xấu hổ trước mặt bạn bè. Kỷ luật chỉ có hiệu quả khi nó khiến con cảm thấy được tôn trọng và chấp nhận, chứ không phải khiển trách và xỉ vả. Thường xuyên khen con mỗi khi chúng làm điều gì đúng cũng sẽ giúp bồi đắp sự thành thật.
Nâng niu, bao bọc con quá mức cũng không tốt. Ngược lại các bậc cha mẹ nên để trẻ trải nghiệm một phần tất yếu của cuộc sống để rút ra kinh nghiệm cho bản thân. Những đứa trẻ được trải qua cảm giác này sẽ có cuộc sống chủ động hơn trong tương lai.
– Tạo lòng tự tin cho trẻ
– Bồi dưỡng tri thức và mở mang tầm nhìn: Trong một nhóm trẻ đang nói chuyện với nhau, thì sẽ có bé thao thao bất tuyệt, có bé lại chỉ ngồi yên lắng nghe mà không hề phát biểu. Có sự khác biệt lớn như vậy giữa các bé, chủ yếu là do mặt tri thức khác nhau. Với những trẻ ít hiểu biết thì rất dễ nảy sinh tâm lý tự ti. Do đó, bố mẹ cần lưu ý giúp trẻ bổ sung kiến thức, mở rộng tầm nhìn và nâng cao năng lực cho trẻ.
– Phát huy sở trường và học cách “bù đắp”: Muốn “đuổi” tâm lý tự ti ở trẻ, bạn nên khéo léo phát hiện được sở trường và ưu thế của con, tạo điều kiện và cơ hội để bé phát huy mặt tích cực này. Đồng thời, giúp trẻ học được cách đối diện với sở đoản của mình một cách lý trí và tìm kiếm những mục tiêu bù đắp khiếm khuyết thích hợp. Từ đó, có thể tạo ra động lực cầu tiến ở trẻ, biến sự tự ti thành động lực để bé phấn đấu. Điều này là then chốt để bạn giúp trẻ khắc phục tâm lý tự ti.
– Xua tan “bóng tối” thất bại trong lòng: Trong cuộc sống, trẻ khó tránh gặp phải khó khăn, thất bại. Những “bóng tối” này chính là mồi lửa sinh ra lòng tự ti. Cho nên, bố mẹ cần kịp thời nhận ra sự thay đổi tâm lý, đưa ra những dẫn dắt giúp trẻ xua tan mầm mống tiêu cực.
– Tôn trọng lòng tự tôn của trẻ: Việc xây dựng lòng tự tôn ở trẻ là vô cùng quan trọng. Lòng tự tôn ở nhiều bé rất mạnh, khi làm sai chuyện gì đó, bản thân sẽ bị tổn thương. Nếu người lớn lại tỏ ra lạnh nhạt hoặc chỉ trích, thậm chí đánh đập, sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng hơn đến lòng tự tôn này. Do vậy, khi trẻ phạm lỗi, điều bạn cần làm là quan tâm, tha thứ và chỉ dẫn, để giúp trẻ không tái phạm.
– Ông cha ta đã có câu “Cha mẹ sinh con, trời sinh tính”. Mỗi đứa trẻ mang một bản sắc riêng, màu sắc cá tính riêng, năng khiếu, sở thích… khác nhau. Những đứa trẻ hay bị bố mẹ so sánh, nhất là trẻ đang ở tuổi dậy thì, là lứa tuổi rất sĩ diện và coi trọng lòng tự tôn của bản thân.
– Nếu cha mẹ trực tiếp so sánh trẻ với anh chị của chúng trước mặt nhiều người, điều này sẽ làm tổn thương lòng tự trọng của con.Từ đó, con sẽ oán hận và ghét cha mẹ và cho rằng cha mẹ coi thường và không yêu thương con bằng anh chị.
– Biểu hiện của sự oán hận là trẻ sẽ chống đối, không nghe lời cha mẹ, trẻ nói dối, không còn yêu quý, muốn nói chuyện, vui chơi thậm chí gây sự với các bạn khác.
– Đặc biệt, điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến nhân cách của trẻ trong tương lai sau này dẫn đến nảy sinh những hành động dại dột.
– Những đứa trẻ không được hưởng tình thương ấm áp đầy đủ từ bố mẹ khi lớn lên thường có nhiều vấn đề về thái độ cư xử, có cảm giác không an toàn và rất khó khăn trong thể hiện cảm xúc, dễ cáu gắt.
– Chúng cũng có xu hướng khép mình với xã hội và luôn thường trực cảm giác lo âu. Cũng chính bởi vậy, chúng chẳng thể dễ dàng thành công trong cuộc sống khi còn vướng bận quá nhiều điều không vui.
– Không ít các ông bố bà mẹ thiếu quan tâm con cái trong cuộc sống bận rộn hiện nay. Trẻ con rất nhạy cảm, chúng sẽ cảm thấy không được tôn trọng, mất niềm tin khi tâm sự với bố mẹ mà chỉ nhận được sự ậm ừ cho qua chuyện.
Chính vì vậy từ đó nó sẽ không bao giờ tâm sự với bố mẹ nữa. Vô hình chúng ta đã tự đẩy mình ra xa khỏi tình yêu thương mà các con dành cho mình.
– Các bậc phụ huynh có xu hướng luôn gò ép con mình phải làm theo những gì mà họ sắp đặt, vẽ ra.
– Họ sẽ sắp xếp sẵn cho con phải-thích môn học gì, phải-ăn cái gì, phải-tập cái gì, phải-thi vào đâu, phải-làm nghề gì, mặc cho con có muốn hay là không. Đơn giản chỉ vì họ muốn thế.
– Họ tin rằng, với kinh nghiệm sống của mình, gò ép con vào khuôn khổ mà họ tự nghĩ ra sẽ là cách tốt nhất để con có thể toàn vẹn phát triển, cũng như giữ gìn được thanh danh cho gia đình.
Như một điều hiển nhiên, những đứa trẻ phải cố gồng mình khớp vào chiếc khuôn không vừa ấy khi đi học sẽ vô cùng chật vật, khó thể hiện bản thân cũng như thiếu sự thỏa mãn trong cuộc sống.
Còn gì tệ hơn khi bạn muốn thứ gì nhưng lại bị ép buộc phải thích một thứ khác?
Không một bậc cha mẹ nào muốn con cái trở thành kẻ bất hiếu, ưa bạo lực. Nhưng thực tế rất nhiều hành vi tưởng như đơn giản của cha mẹ đã vô tình gieo vào lòng con trẻ một “mầm ác”, khiến chúng trở nên khó dạy bảo hơn.
– Đánh mắng con cái. Nếu thường xuyên bị đánh mắng, con trẻ sẽ rất dễ sinh ra ác cảm và tâm lý oán giận với cha mẹ. Sau này con trẻ cũng sẽ “lấy đạo của người trả lại cho người“, chủ động bạo hành người khác.
– Thích khoác lác. Rất nhiều cha mẹ thích khoác lác về tiền bạc, quyền thế trước mặt con trẻ. Như vậy rất dễ khiến cho con cái tiếp thu một loại tư tưởng vụ lợi, khiến chúng lười lao động, càng thích gây chuyện thị phi.
– Hay cằn nhằn. Những lời cằn nhằn, nhiếc móc của cha mẹ dễ khiến con trẻ nảy sinh cảm xúc tiêu cực. Từ trong lòng đứa trẻ cho rằng cha mẹ không đáng được tôn trọng, lâu ngày sẽ sinh ra hành vi chống đối lại cha mẹ.
– Thích bao bọc, chiều chuộng con cái. Bản tính thích ôm đồm và chiều chuộng của cha mẹ vô hình trung đã cướp đi cơ hội lao động và hiếu thuận của con trẻ, khiến tâm lý của trẻ càng lúc càng trở nên lạnh lùng, hờ hững.
Có người mọi việc lớn nhỏ trong nhà, kể cả những việc vụn vặt như: giặt tất, khăn tay, quét nhà, đổ rác… nhất loạt đều không cho trẻ đụng vào mà đều tự mình ôm đồm hết.
Nếu con quá hiếu động
Đừng lo ngại nếu con bạn có những biểu hiện quá hưng phấn, như vận động thường xuyên và không có mục đích, túm lấy và ném các đồ vật, đu đưa chân, vung vẩy tay… Không phải bé có trí tuệ kém hơn so với bạn bè, mà chỉ kém tập trung hơn và nhanh nhẹn hơn. Đó là sự quá hiếu động. Vậy cần ứng xử như thế nào với những trẻ quá hiếu động đây?
Hãy khen ngợi khi trẻ làm được việc tốt, khen ngợi cả khi trẻ làm được những việc rất nhỏ. Bạn hãy nhớ rằng các cô bé, cậu bé này thường không để ý đến những lời nhắc nhở, dặn dò, la mắng của người lớn nhưng lại rất nhạy cảm với những lời khen cho dù rất nhỏ.
Đặt ra cho con “giới hạn hành vi”. Cái gi “được”, cái gì “không được”, cha mẹ “đồng ý” hay “không đồng ý”. Hãy loại trừ những từ “không”, “không được”, “không nên”. Có thể có những khiếm khuyết nhất định nhưng con bạn vẫn phải tuân theo những yêu cầu như những trẻ khác.
Không nên áp đặt cho con những luật lệ quá nghiêm khắc. Hình phạt của bạn phải là hình phạt chứ không phải là mệnh lệnh. Hãy yêu cầu thực hiện mọi quy tắc liên quan đến sự an toàn và sức khoẻ của trẻ, không nên bắt bẻ, hoạnh họe.
Những hành động trêu ngươi, chọc tức của trẻ, đó là cách trẻ làm cho người lớn chú ý đến mình. Nên dành nhiều thời gian chơi với con hơn. Hãy dạy trẻ cách giao tiếp với người khác, nên cư xử như thế nào ở chỗ công cộng, chỗ đông người và những kỹ năng xã hội khác.
Thực hiện nghiêm túc thời gian biểu hàng ngày: ăn uống, chơi, dạo chơi, đi ngủ phải thực hiện theo một thời gian nhất định. Khen ngợi khi con thực hiện đúng.
Nếu như con bạn gặp khó khăn trong học tập, không nên yêu cầu con phải đạt điểm cao trong tất cả các môn học. Có thể đạt điểm tốt ở 2-3 môn cơ bản là đủ.
Nên tránh những chỗ đông người (chợ, siêu thị…) hay kích thích trẻ những cảm xúc, hành động mạnh.
Dạy con tính tự kiềm chế, tự điều chỉnh hành vi của mình. Hãy nhớ rằng, sự bình tĩnh của bạn chính là ví dụ tốt nhất cho con cái.
Tạo điều kiện cho con trẻ giải tỏa bớt những năng lượng dư thừa. Hàng ngày nên tập thể dục ngoài trời có không khí trong lành: dạo chơi, chạy nhảy, tập thể dục, cùng chơi thể thao nhưng đừng làm trẻ quá mệt.
Dạy con hứng thú với công việc nào đó. Trẻ rất cần có cảm tưởng mình có khả năng, thành thạo trong một công việc. Nhiệm vụ của cha mẹ là tìm cho con một công việc nào đó phù hợp để giúp trẻ tin tưởng vào khả năng của mình. Tuy nhiên không nên bắt ép con tham gia học ở nhiều trung tâm khác nhau, đặc biệt là học những môn học hoặc những việc đòi hỏi phải có sự tập trung chú ý và ghi nhớ.
Trước 6 tuổi, con bạn có những biểu hiện hành vi sau đây hay không, có kéo dài trong khoảng thời gian 6 tháng không? Nếu thấy có, bạn hãy tính 1 điểm, nếu không: 0 điểm. Kết quả có khoảng từ 8 điểm trở lên, con bạn cần phải có sự quan tâm đặc biệt đấy.
- Tay chân luôn luôn bận rộn, không yên khi ngồi trên ghế.
- Rất dễ bị những tác động của môi trường xung quanh lôi kéo.
- Rất khó khăn khi phải chờ đợi đến lượt chơi của mình.
- Không suy nghĩ khi trả lời hoặc khi chưa hỏi xong đã vội vàng trả lời.
- Rất khó khăn khi phải thực hiện mệnh lệnh, yêu cầu của người khác.
- Rất khó tập trung chú ý khi chơi hoặc khi giải bài tập.
- Thường hay bỏ dở công việc và chuyển sang việc khác.
- Trong thời gian chơi tỏ ra không yên tâm, thường bị các bạn khác chế giễu.
- Thích nói chuyện một cách quá đáng.
- Khi nói chuyện thường ngắt lời người khác để nói ý kiến của mình.
- Thường có cảm giác như không nghe thấy những gì người khác nói với mình.
- Thường để mất các loại đồ dùng, vật dụng, dụng cụ học tập, sinh hoạt cần thiết.
- Không thèm đếm xỉa gì đến những nguy hiểm xung quanh và những hậu quả đáng tiếc sẽ xảy ra (thích chạy, nhảy trên đường, hay leo trèo…).
Như vậy, con cái sẽ cảm thấy tình thương của cha mẹ đối với mình là lẽ đương nhiên, sự cho đi và hy sinh của cha mẹ đơn giản là nghĩa vụ. Một khi cha mẹ không đáp ứng được yêu cầu của chúng, thì trong tâm của con trẻ sẽ khởi lên tâm oán trách, ích kỷ.
https://www.facebook.com/phanhieutcmiendong/
[ad_2]
Source link