Chương 2 CÁC KỸ NĂNG GIAO TIẾP

[ad_1]

LỜI NÓI ĐẦU

     Cách mạng 4.0 được nhắc đến trong vài năm trở lại đây và hiện là một trong những từ khóa đang được “truy lùng” ráo riết nhất theo thống kê của Google Trends. Chúng ta đang đứng tại 1 trong 4 cột mốc quan trọng của nhân loại. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra từ những năm 2000 gọi là cuộc cách mạng số, là xu hướng hiện thời trong việc tự động hóa và trao đổi dữ liệu trong công nghệ sản xuất. Thông qua các công nghệ như Internet vạn vật (IoT), trí tuệ nhân tạo (AI), thực tế ảo (VR), tương tác thực tại ảo (AR), mạng xã hội, điện toán đám mây, di động, phân tích dữ liệu lớn (SMAC)… để chuyển hóa toàn bộ thế giới thực thành thế giới số. Cụm từ “cách mạng công nghiệp” hàm chứa sự thay đổi lớn lao, không chỉ biến đổi kinh tế mà cả văn hóa, xã hội một cách toàn diện. Sự xuất hiện của các nền tảng toàn cầu trong một thế giới phẳng và các mô hình kinh doanh mới dẫn tới hình thức tổ chức và văn hoá phát triển của các doanh nghiệp cũng sẽ phải được xem xét lại. Trong đó, mỗi công dân có thể trở thành một doanh nghiệp số. Mọi doanh nghiệp đều trở thành doanh nghiệp số. Mọi lãnh đạo trở thành lãnh đạo số. Mọi chính phủ trở thành chính phủ số.

      Cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ thay đổi hoàn toàn cách sống, cách làm việc, cách giao tiếp, và cách thức chúng ta phát triển sự nghiệp, trau dồi kỹ năng, gặp gỡ mọi người, củng cố các mối quan hệ thậm chí là thay đổi cả hệ giá trị của con người. Chính vì lẽ đó, xã hội càng văn minh, tiến bộ thì nhu cầu trong giao tiếp của con người càng cao. Vì thế, nhu cầu giao tiếp ngày nay không chỉ là nhu cầu khách quan của sự tồn tại mà còn là yêu cầu cấp bách của sự phát triển, kinh tế xã hội; của các quốc gia và toàn thế giới.

       Giao tiếp là một hiện tượng tất yếu trong đời sống xã hội, con người tồn tại trong xã hội không thể không tương tác xã hội với nhau. Tương tác xã hội chính là một hình thức cơ bản của giao tiếp. Giao tiếp là mối quan hệ tương tác giữa khách thể và chủ thể với các hình thức phong phú, đa dạng ở nhiều cấp độ khác nhau, cũng thường xuyên biến đổi và phát triển. Các nguyên tắc trong giao tiếp là chìa khóa vàng mở ra những mối quan hệ nhằm mục đích nâng cao hiệu quả hoạt động giao tiếp. Vấn đề cơ bản nhất là chúng ta phải biết vận dụng các nguyên tắc đó vào trong những trường hợp cụ thể một cách linh hoạt và chính xác thì mới hy vọng thành công. Điều này phụ thuộc rất nhiều vào thái độ, kiến thức và kỹ năng của chúng ta khi giao tiếp. Hơn nữa, giao tiếp ứng xử trong kinh doanh còn gắn với mục tiêu và kết quả mà chủ thể mong đợi. Do đó, để đạt kết quả trong giao tiếp cần phải tuân thủ tính khoa học và cao hơn nữa là tính nghệ thuật trong giao tiếp ứng xử. Chính vì vậy, các trường đại học và cao đẳng không ngừng hoàn thiện nội dung chương trình các môn học, trong đó có môn Giao tiếp kinh doanh. Nhằm đáp ứng yêu cầu đó, tập thể tác giả do Tiến sĩ Nguyễn Văn Hùng làm chủ biên, đã nghiên cứu biên soạn tập sách Kỹ năng giao tiếp kinh doanh gồm 3 tập với 21 chương sẽ cung cấp kiến thức tương đối toàn diện trong lĩnh vực giao tiếp kinh doanh.

 

  • Tập 1: Kỹ năng giao tiếp cơ bản
  • Tập 2: Kỹ năng giao tiếp trong kinh doanh
  • Tập 3: Kỹ năng giao tiếp trong kinh doanh

      Để hoàn thành tập sách “Kỹ năng giao tiếp kinh doanh”, chúng tôi đã kế thừa nhiều công trình của các nhà nghiên cứu đi trước và đương thời trong lĩnh vực Đắc nhân tâm cũng như nhiều tổ chức, cá nhân, tham gia đóng góp, bổ sung… Chúng tôi trân trọng cám ơn các nhà nghiên cứu có tài liệu sử dụng trong cuốn “Kỹ năng giao tiếp kinh doanh” này.

      Dù đã cố gắng rất nhiều trong quá trình biên soạn nhưng chúng tôi cũng không sao tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Vì thế chúng tôi rất mong nhận được các ý kiến đóng góp, bổ sung của quý bạn đọc để “Kỹ năng giao tiếp kinh doanh” này được hoàn chỉnh hơn trong những lần tái bản sau.

    Rất mong cuốn sách trở thành tài liệu hữu ích cho các bạn đọc trong học tập và tham khảo. Hy vọng tài liệu này sẽ giúp bạn thay đổi cuộc đời mình theo hướng tích cực, nhằm đạt được thành công trong cuộc sống.


Chúc các bạn thành công!

Email:hungngmd@gmail.com

      Chương 2

CÁC KỸ NĂNG GIAO TIẾP

 

  • Thói quen là gì?
  • Bảy bước hình thành một thói quen mới
  • Tám thói quen để thành công
  • Kỹ năng giao tiếp cơ bản
  • Kỹ năng giao tiếp trong kinh doanh

 

Đường đi ngàn dặm, bắt đầu từ bước đầu tiên.

~ LÃO TỬ

Một thói quen tốt sẽ giúp ích bạn suốt đời, còn một thói quen xấu sẽ giống như bóng ma quẩn quanh làm hỏng mọi chuyện của bạn.

~ LỜI KHUYÊN CỦA HARVARD

Thói quen có sức mạnh to lớn, nó làm chủ cuộc đời mỗi người. Chính vì vậy, từ nhỏ chúng ta đã phải tạo cho con cái có những thói quen tốt thông qua những bài học thích hợp.

~ BACON 

Chúng ta không nên chìm đắm trong những thói hư tật xấu, cho dù bạn không muốn cũng phải rèn cho mình có thói quen tốt.

~ AESOP

Thói quen tốt càng nhiều thì bạn càng dễ sống, khả năng chống lại sự dụ dỗ càng mạnh.

~WILLIAM JAMES’

Thói quen đang ngày ngày biến cuộc sống của chúng ta thành một hóa thạch đã được định hình, tâm hồn của chúng ta đang mất tự do, trở thành nô lệ của dòng thời gian lặng lẽ.

~LEV TONSTOI

Chúng ta không những học hỏi những người có thói quen tốt mà cần phải mô phỏng theo họ.

~ARISTOPHANES’

 Thói quen là một loạt những hành vi thâm căn cố đế do học hỏi mà có và được liên tục củng cố bởi các yếu tố môi trường, cảm xúc và tâm lý. Nó dựa trên nguyên tắc khoái lạc của con người là chỉ muốn có niềm vui và tuyệt đối tránh khó khăn, đau khổ.

                                                              ~JOHN F. TRISTANY 

Mỗi năm vứt bỏ một thói quen xấu, rồi sẽ đến lúc khiến ngay cả người tồi tệ nhất cũng trở nên tốt đẹp.

~ BENJAMIN FRANKLIN

Xiềng xích của thói quen thường quá yếu khiến ta không cảm nhận được cho tới khi chúng quá mạnh để ta có thể thoát ra.

~ SAMUEL JOHNSON

Chiến thắng là một thói quen. Không may, thất bại cũng thế.

~ VINCE LOMBARDI

 Thói quen xấu nên loại bỏ ngay ngày hôm nay hơn là đợi tới ngày mai. Cách tốt nhất để loại bỏ thói quen là hãy thẳng tay ném nó đi.

~ LEO AIKMAN

 

Nên tập thói quen tìm sự thật trong các việc nhỏ nếu không sẽ bị lừa trong các việc lớn.

 ~ VONTAIRE 

Thói quen là một bản tính thứ hai.
~ CICERO

 Điều bất hạnh ở cõi đời này là chúng ta từ bỏ thói quen tốt dễ dàng hơn là loại bỏ thói quen xấu.

~ SOMERST MAUGHAM

 

Thói quen không phải là việc mà chúng ta làm chỉ một lần vào một thời điểm nào đó để định hình cuộc sống, mà là việc chúng ta làm mãi mãi.

~ ANTHONY ROBBIN

 

Một thói quen nhỏ là hành vi tích cực rất nhỏ mà bạn buộc bản thân phải làm mỗi ngày. Nó quá nhỏ để thất bại nhưng lại mạnh mẽ không thể lường trước và là một chiến lược góp phần hình thành nên thói quen ưu việt.

~ STEPHEN GUISE

 Không có người đàn ông nào đủ sức  thể chi phối người khác mà không nhận được sự đồng ý của người đó.

                                                                                                                                                          ~  ABRAHAM LINCOLN

Đôi khi lý trí vượt qua cảm xúc nhưng lại lùi bước trước những thói quen.

~ KHUYẾT DANH

 

 

 

TÓM TẮT CHƯƠNG 2

 

Bất kì một hoạt động nào cũng cần có một số kĩ năng, kĩ xảo nhất định, không biết cách làm, không tự động hóa được một số thao tác hoạt động nhất định sẽ kém hiệu quả. Hoạt động giao tiếp là “một hệ thống những quá trình có mục đích và động cơ trong hoạt động tập thể, thực hiện các quan hệ xã hội và nhân cách, các quan hệ tâm lí và sử dụng những phương tiện đặc thù, mà trước hết là ngôn ngữ”.

Theo A.A. Lêonchiev kĩ năng giao tiếp là khả năng nhận thức nhanh chóng những biểu hiện bên ngoài và những biểu hiện tâm lí bên trong của đối tượng và bản thân chủ thể giao tiếp; là khả năng sử dụng hợp lí các phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ, biết cách tổ chức điều chỉnh, điều khiển quá trình giao tiếp nhằm đạt mục đích giao tiếp.

Các kĩ năng giao tiếp có vai trò rất quan trọng đối với tất cả chúng ta. “Sự thành công của một người chỉ có 25% phải dựa vào kĩ thuật chuyên ngành, còn 75% phải dựa vào những quan hệ giao tiếp và tài năng xử thế của người ấy”. Mỗi con người chúng ta không thể sống khi bị tách rời khỏi cộng đồng, chính vì lẽ đó năng lực giao tiếp giữa người và người chính là năng lực xây dựng những cầu nối. Khi chúng ta giao tiếp với người khác, chúng ta phải xây dựng được cầu nối quan hệ tích cực để tạo ra một môi trường sống, học tập hữu ích cho cả hai bên đó chính là mục tiêu quan trọng nhất.

 

Các quy tắc, chuẩn mực giao tiếp, cách đối nhân xử thế ở đời rất đa dạng phong phú. Tuy nhiên, có một số nguyên tắc, chuẩn mực phổ biến trong giao tiếp xã hội như: xử thế lịch sự, luôn quan tâm đến người khác, ý thức bản thân luôn ở trong tư thế chuẩn bị sẵn sàng có thái độ trân trọng chính mình, biết điều và tự tin, điều chỉnh phong cách giao tiếp phù hợp với phong cách mà đối tác ưa thích nhất. Xử lí mọi việc phải thấu tình đạt lí, luôn giữ chữ tín trong cuộc sống, xây dựng niềm tin bằng cách thể hiện tính nhất quán trong lời nói và việc làm, xây dựng những cầu nối cảm thông và hợp tác, dựa trên sự tin cậy lẫn nhau và những mối quan tâm hay sở thích giống nhau.

Chúng ta cần biết đặt mình vào vị trí của đối tác giao tiếp để cư xử cho đúng mực; điều gì mình không muốn hoặc không làm được thì cũng không bắt người khác phải làm; dùng cách nói tế nhị, có lý, có tình, tránh dùng cách nói vỗ mặt sỗ sàng; tránh chạm vào lòng tự ái của người khác, khiến người ta phải buồn lòng đau khổ; tránh dùng cách nói mỉa mai cay độc; lúc cần thiết biết dùng cách nói triết lý để giảm bớt nỗi bất hạnh của người khác. Làm được những điều như vậy thì có nghĩa là chúng ta đã có kỹ năng hòa nhập với mọi người.

Tóm lại, muốn có được kỹ năng giao tiếp tốt đòi hỏi phải có khát vọng rèn luyện kỹ năng, áp dụng vào mọi hoàn cảnh mới có thể cải thiện tốt kỹ năng giao tiếp, có thể làm thay đổi cuộc đời của bạn.

 

 

CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN

  1. Thói quen là gì? Kỹ năng là gì?
  2. Một nhà sư phạm vĩ đại từng nói: “Thói quen cũng giống như dây thừng. Hàng ngày chúng ta bện từng sợi nhỏ và bện càng nhiều thì sợi dây thừng càng khó đứt”. Giải thích câu nói trên.
  3. Tại sao thói quen phải có 3 yếu tố: Tri thức – kỹ năng – khát vọng?
  4. Hãy trình bày 8 thói quen để thành đạt trong cuộc sống và cho ví dụ minh họa.

 

 

 

 

 


[ad_2]
Source link

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *