CƠ SỞ DỮ LIỆU CỦA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

[ad_1]

 

A. PHẦN LÝ LUẬN

Description: Image result for CƠ SỞ DỮ LIỆU CỦA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬCơ sở dữ liệu là tập hợp những dữ liệu có liên quan với nhau, cùng phục vụ các nhu cầu của nhiều người sử dụng theo Dr Sdgar Frank Codd đề xuât năm 1970. Cơ sở dữ liệu là một hệ thống các thông tin có cấu trúc được lưu trữ trên các thiết bị lưu trữ thông tin thứ cấp như: băng từ, đĩa từ… để có thể thỏa mãn yêu cầu khai thác thông tin, đồng thời với nhiều người sử dụng hay nhiều chương trình ứng dụng với nhiều mục đích khác nhau. Nghiên cứu về cơ sở dữ liệu thương mại điện tử được chia làm hai phần: Phần đầu, xác định các yếu tố liên quan đến dữ liệu và cơ sở dữ liệu; phần tiếp theo, thảo luận về vấn đề dữ liệu được coi là một nguồn lực của doanh nghiệp; phần cuối cùng, so sánh sự khác nhau giữa các loại cơ sở dữ liệu: cơ sở dữ liệu liên hệ (relational database) ; cơ sở dữ liệu đa chiều (multidimensional database), data warehouse, cơ sở dữ liệu dạng văn bản ; cơ sở dữ liệu dạng siêu văn bản.

1. Khái niệm và các loại dữ liệu điện tử

Khái niệm dữ liệu điện tử.

Dữ liệu điện tử là tất cả các mục thông tin, văn bản, hình ảnh, âm thanh hoặc sự kết hợp giữa chúng được lưu giữ bằng các phương tiện điện tử.

Các loại dữ liệu:

– Dữ liệu điện tử số và khoản mục xác định trước (Predefined data items) bao gồm số liệu và khoản mục theo thứ tự bảng chữ cái, mà nghĩa và cách hình thành (fomlat) được xác định rõ; sau đó được sử dụng để kiểm soát việc tính toán và giao dịch bằng các số liệu Ví dụ: số thẻ tín dụng, ngày giao dịch, khối lượng mua hàng, số ID của người bán hàng là dạng dữ liệu được xác định trước. Hầu hết các dữ liệu sử dụng giao dịch trong kinh doanh thuộc loại dữ liệu này.

Văn bản (text)

Dạng dữ liệu theo kiểu chữ, số, và các đặc điểm khác có nghĩa, nhưng không phụ thuộc vào một mẫu xác định trước hoặc định nghĩa của từng dạng. Ví dụ: xử lý văn bản sử dụng cho dạng văn bản mà không cần dựa vào nghĩa định trước. Nghĩa của văn bản được xác định bằng việc đọc dữ liệu và dịch nghĩa.

Hình ảnh (image)

Dữ liệu được trình bày dưới dạng tranh, ảnh, có thể là ảnh chụp và cũng có thể là ảnh vẽ tay, đồ thị được vẽ từ các con số. Hình ảnh có thể được cất trữ, sửa và chuyển giống như cách chuyển văn bản. Các cách sửa hình ảnh có thể là thay đổi kích cỡ của đối tượng, đổi nền sáng tối, thay đổi hướng hoặc chuyển một phần của ảnh này sang ảnh khác.

Âm thanh (Audio)

Thông điệp giọng nói là một dạng dữ liệu âm thanh rất phổ biến trong kinh doanh. Nghĩa của dữ liệu dạng âm thanh được xác định bằng cách nghe giọng nói và dịch nghĩa.

Video

Dạng dữ liệu này kết hợp giữa hình ảnh và âm thanh. Nghĩa của dạng dữ liệu này được xác định bằng xem và nghe.

Các loại dữ liệu này có những ưu điểm và nhược điểm khác nhau. Dạng dữ liệu được xác định theo chuẩn mực trước có tác dụng cung cấp mã, ngắn gọn nhưng thiếu nội dung văn bản, hình ảnh...

Hệ thống thông tin kinh doanh truyền thống chỉ bao gồm các loại dữ liệu dưới dạng văn bản và các mục thông tin đã xác định (predefmed data items). Những công nghệ hiện đại gần đây cho phép xử lý hình ảnh, âm thanh bằng việc sử dụng kỹ thuật số hóa, truyền thông điệp nói và hội nghị trực tuyến (video conference)

2. Khái niệm cơ sở dữ liệu

Dữ liệu được lưu trữ trên máy tính được gọi là cơ sở dữ liệu. Cơ sở dữ liệu là một hệ thống dữ liệu điện tử có cấu trúc, được kiểm soát và truy cập thông qua máy tính dựa vào những mối quan hệ giữa các dữ liệu về kinh doanh, tình huống và vấn đề đã được định nghĩa trước.

Cơ sở dữ liệu có thể bao hàm cả 5 loại dữ liệu. Tài liệu được lưu trữ ở các nơi cất trữ hồ sơ không được gọi là cơ sở dữ liệu. Web cũng không phải là cơ sở dữ liệu vì nó thiếu hệ thống mối quan hệ giữa các dạng dữ liệu.

Cơ sở dữ liệu có thể được đặt thành nhiều mẫu khác nhau và được sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau. Ví dụ: cơ sở dữ liệu về tồn kho đơn đặt hàng; hóa đơn vận chuyển, khách hàng và người lao động.

Tệp (Files)

Tệp là một mẫu đơn giản nhất của tổ chức dữ liệu được sử dụng trong quá trình xử lý dữ liệu kinh doanh. File là một loạt các bản ghi, có cùng một trường theo một thứ tự và mẫu. Bản ghi (record) là một tập hợp các trường cùng liên quan đến một lĩnh vực cụ thể, con người hoặc sự kiện. Trường dữ liệu (Field) là một nhóm các đặc điểm có một giá trị được định trước. Key là một trường duy nhất dùng để nhận dạng cá nhân, sự vật hoặc hiện tượng mà bản ghi mô tả.

Bảng 4.1: Ví dụ về bản ghi (record)


Số thẻ cá nhân

Tên

Họ

Địa chỉ

Thành phố

Mã vùng

 

Số thẻ cá nhân: Là Key vì giúp phân biệt giữa hai người có cùng tên.

Mỗi một bản ghi bao hàm nhiều trường dữ liệu như số thẻ cá nhân, tên, ngày sinh…

Mô phỏng dữ liệu (data modeling): là quá trình xác định dữ liệu nào được xác định và sử dụng trong hệ thống thông tin và dữ liệu này sẽ được tổ chức như thế nào. Công cụ căn bản nhất cho mô phỏng dữ liệu đó là sơ đồ quan hệ thực thể.

3. Các loại cơ sở dữ liệu

3.1. Cơ sở dữ liệu liên hệ

Cơ sở dữ liệu liên hệ là một mô hình biểu hiện sự lôgic giữa các dữ liệu được sử dụng phổ biến trong hệ thống thông tin hiện đại. Nó cung cấp cách thức dễ dàng nhất để kết hợp và tính toán dữ liệu trong nhiều tệp khác nhau trong cơ sở dữ liệu. Cơ sở dữ liệu liên hệ là cơ sở dữ liệu bao hàm các bảng hai chiều, trong đó một hoặc nhiều trường chính trong mỗi bảng được kết hợp với trường tương ứng ở bảng khác.

3.2. Cơ sở dữ liệu đa chiều

Cơ sở dữ liệu liên hệ có yếu điểm khi gặp phải tình huống phân tích dữ liệu phức tạp. Trong rất nhiều tình huống dữ liệu giao dịch thu thập được trong cơ sở dữ liệu liên hệ (hoặc loại cơ sở dữ liệu khác) được tải về theo ngày hoặc tuần nhưng tách biệt so với cơ sở dữ liệu trước đây được thiết kế để phân tích dữ liệu. Cơ sở dữ liệu sử dụng dùng để phân tích dữ liệu thường được gọi là cơ sở dữ liệu đa chiều, bao gồm các tiệp đơn, toàn bộ thông tin trong một cột được xem như là các chiều dữ liệu khác nhau. Tác dụng của lưu trữ dữ liệu dưới dạng này làm cho việc tính toán và tóm tắt dữ liệu hiệu quả hơn.

3.3. Kho cơ sở dữ liệu

Data Warehouse là sự kết hợp của cơ sở dữ liệu với phần mềm được thiết kế để phục vụ cho phân tích kinh doanh và hỗ trợ việc ra quyết định quản lý, hơn là việc cung cấp thông tin giao dịch kinh doanh liên tục. Dữ liệu được lưu trữ trong data warehouse được tải về theo chu kỳ từ cơ sở dữ liệu giao dịch, tạo ra các cơ sở dữ liệu riêng biệt, những cơ sở dữ liệu thường xuyên được lưu trữ trên các máy tính khác nhau và sử dụng các phần mềm xử lý dữ liệu khác nhau.

     3.4. Cơ sở dữ liệu văn bản và hình ảnh

Cơ sở dữ liệu văn bản đang trở thành một công cụ tìm kiếm quan trọng và nhanh chóng trong việc hỗ trợ tìm thông tin trong văn bản và máy tính giúp xử lý hình ảnh hiệu quả nhất. Cơ sở dữ liệu văn bản là một loạt các cơ sở dữ liệu được lưu trữ trên máy tính để người sử dụng có thể lấy văn bản đơn lẻ và thông tin. Người sử dụng có thể sử dụng từ cụ thể hoặc nhóm từ để tìm kiếm thông tin trong một văn bản.

Cơ sở dữ liệu dạng văn bản có thể bao hàm các tài liệu độc lập với nhau và được sắp xếp theo từng nhóm. Tuy nhiên, khả năng liên kết bất kỳ điểm nào trong tài liệu này tới một tài liệu khác có liên quan đều có thể thực hiện được trong bất kỳ tình huống nào. Tài liệu siêu văn bản là tài liệu trực tuyến, bao hàm các cụm từ hoặc biểu tượng mà người sử dụng có thể bấm vào đó để chuyển sang phần tài liệu có liên quan trong cùng văn bản hoặc tới các tập tài liệu khác có liên quan.

Cơ sở dữ liệu hình ảnh là cơ sở dữ liệu lưu trữ hình ảnh và mô tả về hình ảnh hơn là dữ liệu được xác định trước hoặc văn bản. Cơ sở dữ liệu hình ảnh ngày càng trở lên quan trọng, vì các hình ảnh đồ họa vi tính hóa ngày càng được sử dụng thông dụng hơn. Ví dụ, công ty thiết kế hệ thống catalog yêu cầu lưu trữ hình ảnh vào cơ sở dữ liệu nhằm phục vụ việc cập nhật cơ sở dữ liệu dễ dàng.

 

3.5. Cơ sở dữ liệu đa phương tiện và Web

Web không được coi là cơ sở dữ liệu vì nội dung của nó không được định nghĩa trước và không được kiểm soát. Tuy nhiên, đây là ví dụ về cơ sở dữ liệu đa phương tiện, dạng cơ sở dữ liệu sử dụng liên kết siêu văn bản để tổ chức dữ liệu; dữ liệu có thể là sự kết hợp giữa văn bản chữ, hình ảnh, tệp dữ liệu, âm thanh, băng video và chương trình máy tính. Để cơ sở dữ liệu dạng siêu văn bản thực hiện được, cần thiết phải nhận ra từng loại dữ liệu, truy cập các dữ liệu đó khi cần thiết và thể hiện chúng một cách phù hợp. Mặc dù Web không được coi là cơ sở dữ liệu, nhưng cách thiết kế Web đáp ứng được yêu cầu này. Từng tài liệu riêng biệt được coi là một trang Web (Webpage). Một Webpage là một tài liệu siêu văn bản được truy cập trực tiếp thông qua Internet. Thông tin trên Webpage được truyền tới máy tính của người sử dụng theo một dạng định sẵn được gọi là ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản (HTML). Đây là một chuẩn để giúp cho Web có thể xem được dễ dàng từ các loại máy tính khác nhau.

4. Hệ thống quản lý cơ sớ dữ liệu (DBMSS)

Hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu (DBMS) là một tập hợp các chương trình sử dụng để định nghĩa cơ sở dữ liệu, thực hiện giao dịch cập nhật dữ liệu, lấy dữ liệu từ cơ sở dữ liệu và thiết lập cơ sở dữ liệu một cách hiệu quả. Một vài hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu cho các máy tính cá nhân có thể được sử dụng trực tiếp bởi người sử dụng cuối cùng để thiết lập một hệ thống thông tin nhỏ, trong khi các hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu khác phức tạp hơn và yêu cầu chương trình chuyên nghiệp. Hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu bao hàm cả các ngôn ngữ hỏi, một dạng ngôn ngữ được sử dụng cho phép người sử dụng cuối cùng lấy được dữ liệu. Hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu giúp dữ liệu trở thành nguồn lực và điều phối hoạt động của chương trình, do đó làm cho truy cập dữ liệu có thể tin cậy và mạnh.

5. Cơ sở dữ liệu khách hàng

Cơ sở dữ liệu khách hàng là một cơ sở dữ liệu về khách hàng hoặc những khách hàng tương lai được sử dụng cho mục đích marketing, như: tăng khả năng bán hàng, tăng lượng bán hàng hoặc duy trì quan hệ khách hàng. Marketing bằng việc sử dụng cơ sở dữ liệu là quá trình xây dựng, duy trì và sử dụng cơ sở dữ liệu khách hàng và các cơ sở dữ liệu khác (sản phẩm, nhà cung cấp, người bán hàng) cho mục đích giao dịch và trao đổi.

 

Description: Image result for CƠ SỞ DỮ LIỆU CỦA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬCông ty sử dụng cơ sở dữ liệu khách hàng cho các mục đích: Nhận biết khách hàng tiềm năng (rất nhiều công ty tăng khả năng bán hàng dựa vào quảng cáo sản phẩm hoặc chào hàng). Phản hồi đối với chiến dịch quảng cáo thông thường dựa vào một số thông điệp (như khách hàng gọi điện thoại). Cơ sở dữ liệu được xây dựng dựa vào các lần phản hồi như vậy. Công ty chọn lọc từ cơ sở dữ liệu để nhận diện những khách hàng tiềm năng và sau đó liên lạc với họ bằng thư, điện thoại để nhằm biến họ thành khách hàng của công ty.

Xác định chương trình chào hàng đặc biệt cho một số đối tượng khách hàng. Công ty đưa ra một số các chỉ tiêu mô tả về khách hàng mục tiêu lý tưởng cho từng đợt chào hàng cụ thể. Trên cơ sở dữ liệu công ty tìm kiếm những khách hàng đạt các tiêu chuẩn đã đề ra.

Để tăng cường uy tín khách hàng, công ty cần thu hút sự quan tâm và tự nguyện của khách hàng đối với sản phẩm của công ty thông qua việc ghi nhớ sở thích của khách hàng, gửi quà, tặng phiếu giảm giá và các tài liệu với nhiều thông tin thú vị.

Nhằm duy trì khách hàng, công ty có thể cài đặt các chương trình email tự động nhằm gửi bưu thiếp chúc mừng sinh nhật, chúc mừng nhân các dịp lễ, tết, nhắc nhở khách hàng về việc mua hàng vào dịp lễ Noel hoặc tết dương lịch, tết nguyên đán, hoặc các dịp khuyến mại cho khách hàng đã được ghi lại trong cơ sở dữ liệu.

B. PHẦN ỨNG DỤNG

 

Kho dữ liệu & Thương mại điện tử

Phân Tích Nhu Cầu & Thị Trường

Lịch sử mua hàng/kiểu mua hàng của những khách hàng thường xuyên là gì ?

Loại khách hàng nào chi tiền nhiều nhất ?

                   Phương thức chi trả nào thông dụng nhất ? Phụ thuộc vào kích thước món hàng ? Hay phụ thuộc vào mức kinh tế xã hội ?

Mười sản phẩm tiêu biểu mà khách hàng mua chung với sản phẩm X là gì ?

· Những sản phẩm nào cũng được mua khi khách hàng mua một trong năm sản phẩm bán chạy tiêu biểu ?

Những sản phẩm nào chưa được khách mua trực tuyến kể từ X ngày trước ?

                   Ở khu vực nào thì doanh số bán hàng đạt cao nhất ? 

                     …..

 

 Đổi Trả Hàng

Sản phẩm X có thường xuyên bị trả lại không ?

Khách hàng có thường xuyên đòi hoàn lại tiền không và họ có thường xuyên muốn đổi lấy một sản phẩm khác không ?

Năm sản phẩm tiêu biểu nào thường bị khách hàng trả lại sau khi mua ?

Những khách hàng mà than phiền hoặc trổi trả hàng thì sau này có mua hàng nữa không ?

Và những khách hàng đó có lặp đi lặp lại chuyện đổi trả hàng không ?

 Thiết Kế Website & Phân Tích Điều Hướng

Thời gian nào trong ngày thì lượng truy cập cao nhất ?

Thời gian nào trong ngày thì lượng mua hàng cao nhất ?

Loại mẫu điều hướng nào làm cho doanh thu nhiều nhất?

Dịch Vụ Khách Hàng

Năm ý kiến phàn nàn tiêu biểu về sản phẩm hoặc dịch vụ là gì ?

Có phải những e-mail thông báo về những sản phẩm mới hoặc giảm giá đến với những khách hàng quen có làm tăng doanh thu không ?

Có bao nhiêu người ngay lập tức “hủy nhận thư” khi một e-mail thông báo được gửi đến ?

Doanh số có giảm sau khi chúng ta yêu cầu người dùng đăng ký không ?

Nhà Kho

Những địa điểm nào bổ sung thêm lợi nhuận cho những địa điểm nào ?

Thời gian chờ của một đơn hàng là bao lâu, ví dụ : thời gian, khi một sản phẩm hết hàng, kể từ khi một khách hàng đặt hàng cho đến khi sản phẩm đó được mua lại về kho và giao cho khách ?

Chúng ta có đủ hàng trong kho đối với một mặt hàng cụ thể nào đó để đáp ứng cho những nhu cầu sắp đến không ?

Khuyến Mãi

Sau mỗi lần khuyến mãi giảm giá 10%, doanh số bán hàng tăng trưởng như thế nào ?

Với quy mô như thế nào thì một khuyến mãi mới tác động đến doanh thu của sản phẩm đó ?

Có phải những khuyến mãi mua hàng kiểu như “thời gian khuyến mãi có hạn” mới tăng doanh thu ?

Những khuyến mãi dựa vào việc mua số lượng nhiều một sản phẩm có làm tăng doanh thu ?

Có phải những khuyến mãi đặc biệt cho khách hàng thân làm tăng doanh thu ?

                   Có sự tương quan nào giữa khuyến mãi và doanh thu phát triển không ?

 Giao Hàng

Có bất kỳ thay đổi nào trong phương thức giao hàng vào các thời điểm khác nhau trong năm không ? chẳng hạn như trước những ngày lễ lớn không ?

Khoản thời gian trung bình giữa ngày đặt hàng và ngày giao hàng là bao lâu ? Và có khác nhau đối với từng sản phẩm không ?

Những phương thức giao hàng được yêu cầu cho mỗi danh mục sản phẩm và khu vực là gì ?

 

Theo Financial Times đã bình luận đầy ngụ ý rằng cuộc cạnh tranh trên thị trường thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam là một “cuộc chiến ngầm của các doanh nghiệp Trung Quốc.”

             Ba “gã khổng lồ” công nghệ Trung Quốc đằng sau ba sàn TMĐT hàng đầu Việt Nam

Không khó để điểm mặt những cái tên dẫn đầu trên thị trường TMĐT Việt Nam tại thời điểm hiện tại: mô hình B2C (Doanh nghiệp – Người tiêu dùng) có Lazada, Tiki, Adayroi, Thegioididong; C2C (Người tiêu dùng – Người tiêu dùng) có Shopee, Sendo.

Trong đó, Lazada có 51% cổ phần của tập đoàn Alibaba của tỷ phú Jack Ma và đến tháng 6/2017, Alibaba đã đầu tư thêm 1 tỷ USD để sở hữu 83% cổ phần công ty này.

Vừa qua, Lazada Việt Nam đã bổ nhiệm tổng giám đốc mới là người Trung Quốc.

Đầu tháng 1/2018, JD.com – tập đoàn thương mại điện tử khổng lồ của Trung Quốc, đối thủ của Alibaba, đã đầu tư một khoản trị giá 44 triệu USD vào Tiki.vn, trở thành cổ đông lớn nhất của công ty bán lẻ trực tuyến Tiki.

Trong khi đó, Shopee là công ty con của SEA – công ty thương mại điện tử của Singapore. Ngoài Shopee, SEA còn sở hữu một vài công ty lớn khác của Việt Nam là Foody, VnPay và Giaohangtietkiem.

Điều đáng nói là SEA có cổ đông lớn nhất là tập đoàn Tencent (Trung Quốc) với 40% cổ phần.

 

Description: Image result for CƠ SỞ DỮ LIỆU CỦA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trích trong sách Thương mại điện tử – Cẩm nang TS Nguyễn Văn Hùng

https://www.facebook.com/phanhieutcmiendong

http://aitech.edu.vn/hungngmd@gmail.com

VIỆN CÔNG NGHỆ QUẢN TRỊ Á CHÂU – TS. NGUYỄN VĂN HÙNG

https://saigonhitech.vn/website-thuong-mai-dien-tu-30-22.html

 


[ad_2]
Source link

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *