ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ SƠ SINH (0

[ad_1]

 

Gần đây công trình nghiên cứu trẻ em trước tuổi đến trường của Phó Tiến Sĩ Phạm Mai Chi – Viện nghiên cứu trẻ em khẳng định:

 “Sự phát triển trí tuệ của con người đạt được ở giai đoạn bào thai đến 4 tuổi là 50%, từ 4-8 tuổi đạt được 30% và tiếp tục hoàn thiện đến tuổi trưởng thành nhưng tốc độ chậm dần”.

Điều đó để nhấn mạnh tầm quan trọng của giáo dục tiền học đường ( tức là giáo dục Mầm non) có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của đứa trẻ.

Giáo dục Mầm non là khâu đầu tiên của quá trình giáo dục thường xuyên cho mọi người, nhằm giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, là giai đoạn đầu tiên của việc hình thành và phát triển nhân cách con người và chuẩn bị cho trẻ vào lớp một.

+Sự thành đạt của trẻ ở lứa tuổi này nó có ý nghĩa quyết định đến sự hình thành và phát triển suốt đời của trẻ. +Do đó giáo dục Mầm non có vị trí đặc biệt quan trọng trong toàn bộ sự nghiệp giáo dục con người.

Trẻ dưới 5 tuổi – lứa tuổi được coi là thời kỳ “vàng”, cửa sổ của các cơ hội giáo dục khai mở tiềm năng. “Thời kỳ vàng ngọc của cuộc đời”

Bởi vậy, các nhà trẻ, trường mẫu giáo cần được tổ chức sao cho gần giống cuộc sống gia đình, ở đó Ngôi trường là nhà, cô giáo là mẹ, các cháu là con

ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ SƠ SINH (0 – 2 THÁNG)

 Những đặc điểm phát triển của độ tuổi.

Trẻ sơ sinh non nớt và bất lực hơn cả những con vật non. Đứa trẻ chỉ có một số phản xạ không điều kiện để thích nghi với môi trường bên ngoài và có những chức năng khác nhau.

 Tất cả các phản xạ đó do trung tâm thần kinh ở não tuỷ và ở dưới vỏ não điều chỉnh (bộ não của em bé mới sinh nặng khoảng 400g = ¼  não người lớn), võ bán cầu đại não chưa hình thành đầy đủ, tế bào thần kinh chưa có các nhánh, đường dẫn truyền chưa được bao bọc bằng các vỏ miêlin bảo vệ.

Điều đó làm cho hưng phấn lan toả rộng và sự hình thành những phản xạ có điều kiện gặp nhiều khó khăn. Do đó, phản xạ không điều kiện là phản xạ chủ yếu của trẻ sơ sinh.

Phản xạ không điều kiện là phản xạ bẩm sinh được truyền từ thế hệ này sang thế hệ kia. Phản xạ không điều kiện đảm bảo mối liên hệ thường xuyên giữa cơ thể và môi trường, nó giúp cho cơ thể thích ứng với môi trường không thay đổi, là cơ sở sinh lý bản năng của người và động vật.

 

Khi trẻ ra đời, trẻ cất “tiếng khóc” – đây là dấu hiệu đầu tiên của xúc cảm con người; Những vận động vặn mình, chân tay khua vụng về hỗn loạn, miệng phát ra những âm thanh nhỏ… Tất cả những tín hiệu này có cơ sở sinh lý là phản xạ không điều kiện. Khi một đứa trẻ vừa chào đời, cả bố mẹ và bác sỹ đều trông chờ tiếng khóc đầu tiên của bé.

Bạn đã quá quen thuộc với câu nói: ngày bạn chào đời là ngày duy nhất bố mẹ cười khi thấy bạn khóc?

Đứa bé khóc nhưng những người xung quanh lại cười vì đó là dấu hiệu giúp mọi người thở phào nhẹ nhõm vì biết rằng phổi của bé hoạt động bình thường và khỏe mạnh. Lần đầu tiên gào khóc cũng được xem như lần đầu tiên kiểm tra hai lá phổi nhỏ của một đứa trẻ.

  • Khi còn trong bụng mẹ, trẻ lấy oxygen vào cơ thể qua nhau thai – cuống rốn, nhưng vào thời điểm rời tử cung của mẹ, bé phải tự lực cánh sinh.
  •  Bản năng tự nhiên khiến chúng ta buộc phải thở nếu không thì sẽ chết. Vậy nên bé làm điều duy nhất có thể làm là khóc thật to để phổi được nạp đầy không khí.
  • Đó là lý do tại sao không lâu sau khi đứa trẻ ra đời, bác sỹ sẽ đánh giá khả năng thích ứng với thế giới ngoài tử cung qua tiếng khóc của bé.
  • Tất nhiên, có những đứa trẻ có thể cần được giúp đỡ để cất được tiếng khóc đầu đời.
  • Khi ra đời trẻ đã có những cơ chế di truyền có sẵn: Hệ thống thần kinh đã sẵn sàng thích nghi với điều kiện bên ngoài, những hệ thống cơ bản của cơ thể như: Hô hấp, tuần hoàn, tiêu hoá…bắt đầu khởi động.
  •  Những ngày đầu tiên các phản xạ tự vệ được thực hiện như: Trẻ co người lại khi bị chạm vào da, nheo mắt khi có ánh sáng trước mặt bé. Phản xạ tự vệ có chức năng hạn chế bớt tác động của những kích thích.
  • Khi ra đời trẻ đã có những cơ chế di truyền có sẵn: Hệ thống thần kinh đã sẵn sàng thích nghi với điều kiện bên ngoài, những hệ thống cơ bản của cơ thể như: Hô hấp, tuần hoàn, tiêu hoá…bắt đầu khởi động.
  •  Những ngày đầu tiên các phản xạ tự vệ được thực hiện như: Trẻ co người lại khi bị chạm vào da, nheo mắt khi có ánh sáng trước mặt bé. Phản xạ tự vệ có chức năng hạn chế bớt tác động của những kích thích.
  • Tuy nhiên, chỉ có cơ quan phân tích thị giác là có những phản xạ định hướng như vậy vào những ngày đầu sau khi sinh. Các giác quan khác (thính giác, xúc giác đều hoạt động bằng các phản xạ tự vệ là chính, biểu hiện ra bằng tiếng khóc, sự vùng vẫy tay chân, sự rùng mình, hay sự quay đầu khỏi nguồn kích thích...)
  • Thực chất, phản xạ định hướng không phải là bẩm sinh mà nó được nẩy sinh trên cơ sở những phản xạ tự vệ bẩm sinh, nhờ có kích thích từ bên ngoài. Phản xạ định hướng là cơ sở ban đầu của hoạt động tìm tòi của trẻ.
  • Có thể quan sát thấy một số phản xạ bẩm sinh khác: Phản xạ mút – trẻ bắt đầu mút bất cứ vật gì đưa vào mồm; phản xạ nắm – đụng vào bàn tay trẻ, trẻ sẽ nắm lại; đụng vào bàn chân – trẻ sẽ rùng mình; phản xạ về nhiệt độ, phản xạ thở
  • Mới sinh ra em bé cựa quậy, ưỡn người tứ chi duỗi ra, co lại, cơ bắp co thắt theo phản xạ. Dần dần qua kinh nghiệm, các vận động được phối hợp, kết lại thành hệ thống, để thăm dò vùng mới.
  • Quá trình tiến từ tiếp cảm gần đến tiếp cảm xa đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển. Thông qua quan hệ mẹ – con, em bé vừa bú vừa nhìn mẹ. Hai cảm giác ở miệng và mắt được kết hợp lại.

Theo N. I Kranôgôtxki trẻ sơ sinh có 6 phản xạ không điều kiện:

 1, Phản xạ con ngươi mắt (co giãn đồng tử dưới tác động của cường độ ánh sáng khác nhau như: Nheo mắt khi có ánh sáng).

2, Phản xạ mút, bú.

3, Phản xạ Babinxki: Ngón chân cái uốn lên khi mặt da bàn chân bị kích thích.

4, Phản xạ Rôbinsơnxki: Khi chạm một vật nào đó vào bàn tay, trẻ nắm chặt ngay.

5, Phản xạ định hướng : Loại phản xạ này có ý nghĩa lớn trong quá trình phát triển tâm lý ở trẻ. Từ định hướng âm thanh (tai) đến định hướng bằng thị giác… Nhờ có loại phản xạ này mà trẻ lĩnh hội được những thông tin cần thiết giúp trẻ thích ứng với môi trường sống.

6, Phản xạ tự vệ: Hắt hơi, nháy mắt, co người lại khi gặp vật kích thích có hại

  • Như vậy, ngay trong những ngày đầu tiên của cuộc sống, trẻ đã được trang bị một số phản xạ không điều kiện. Phần lớn các phản xạ bẩm sinh này giúp trẻ thích ứng với điều sống mới.
  • Đây là thời kỳ duy nhất trong đời sống con người mà những hành vi bản năng được biểu hiện dưới dạng thuần tuý để thoả mãn nhu cầu cơ thể. Nhưng sự thoả mãn nhu cầu này không thể tạo ra sự phát triển tâm lý mà chỉ có thể bảo đảm cho sự sống còn của đứa trẻ.
  • Các nghiên cứu tâm lý đã xác nhận rằng, khi mới sinh ra đứa trẻ hầu như bất lực không tự phát triển được nhưng lại có khả năng vô tận có thể tiếp nhận các kinh nghiệm và hành vi đặc biệt của con người.
  •  Bộ não của trẻ sơ sinh nặng khoảng 400gr (1/4 não người lớn), số lượng tế bào thần kinh lúc lọt lòng đã đầy đủ, nhưng các sợi dây thần kinh chưa được myêlin hoá, còn phải nhiễm chất myêlin mới hoạt động được.

 Sự myêlin hoá ấy tiến đến đâu thì giác quan và vận động mới phát triển đến đó. Sự hoàn thiện thần kinh là tiền đề của sự phát triển

  • Phát triển thần kinh trẻ em cũng được đông đảo nhân dân ta chú ý tới.. Ta có câu  “ Ba tháng biết lẫy. Sáu tháng biết bò, Chín tháng lò dò chạy đi “,   hoặc thường có câu hỏi thăm:  “ cháu bé biết làm gì rồi ?” .., hoặc có người quan sát bé: Khi nào biết nhìn theo.. khi nào biết cười,… khi nào biết nói…
  • Sự phát triển quan trọng nhất là sự myêlin-hoá các cấu tạo, tổ chức ở thần kinh và những biến đổi ở vỏ não… Myêlin-hoá có liên quan tới sự chín muồi trưởng thành của hệ thần kinh.  Myêlin hoá bắt đầu từ tháng thứ tư của phôi,  sớm nhất là bắt đầu từ các sợi rễ sau và rễ trước của tủy sống..
  • Đặc biệt, đường dẫn truyền xuống – bó tháp được myêlin hoá từ tháng thứ sáu tới tháng thứ mười và tới 1- 4 tuổi mới hoàn chỉnh.  (Điều này rất quan trọng trong việc  thăm khám thần kinh ở trẻ nhỏ – trẻ còn bú )
  • Tóm lại, cấu trúc hệ thần kinh của trẻ em mầm non mầm non còn chưa hoàn thiện. Vì vậy, cần chú ý chăm sóc về dinh dưỡng ngay từ trong thời kỳ thai nhi để giúp hệ thần kinh trẻ phát triển được tốt. (Trích HỘI THẦN KINH HỌC VIỆT NAM, 78 Đường Giải Phóng , Đống Đa , Hà Nội, 098.244.9802 (PGS.TS. Nguyễn Chương)
  • Đặc điểm nổi bật của sự phát triển của trẻ sơ sinh là hoạt động của các cơ quan phân tích được hình thành nhanh hơn những cử động của cơ thể.
  • Hoạt động của cơ quan phân tích thị giác thính giác phát triển nhanh nhất, vì thế phản xạ định hướng và những liên hệ phản xạ có điều kiện hình thành dần.
  •  Ngay trong 10 ngày đầu trẻ có thể có phản xạ thay đổi vị trí bú, trong 2 tháng đầu tiên có thể hình thành những phản xạ có điều kiện khác từ các cơ quan phân tích.
  • Đến tháng thứ hai, trạng thái thức ngủ của trẻ được phân hoá dần, có tính chất tích cực và có nội dung hơn.
  • Trẻ bắt đầu phân biệt người lớn như người trung gian khi nó tiếp xúc với thế giới xung quanh.
  • Dần dần ở trẻ hình thành phản ứng xúc cảm- vận động chuyên biệt khi người lớn xuất hiện. Phản ứng đó được gọi là  “phức cảm hớn hở”. Phản ứng này xuất hiện được coi là kết thúc thời kỳ sơ sinh để chuyển sang thời kỳ hài nhi.
  • Tóm lại:Trẻ sơ sinh tính từ lúc lọt lòng mẹ cho đến 1; 2 tháng. Đứa trẻ lọt lòng mới ra đời còn bất lực hơn những con vật con của đại đa số động vật. Bé mới chỉ có một số phản xạ không điều kiện để thích nghi với môi trường bên ngoài.
  • Trong đó, có những phản xạ điều chỉnh diễn biến những chức năng sinh lý khác nhau như: phản xạ bú, phản xạ tự vệ và phản xạ định hướng
  • Đến tháng thứ 2 và 3, bé xuất hiện hình thức phản ứng đặc biệt với người lớn. Dần dần, bé hình thành phản ứng xúc cảm như vui khi mẹ bế, khóc thét khi người lạ bế…Phản ứng đó gọi là phức cảm hớn hở, được biểu hiện bằng những cử động như rối rít chân tay khi nhìn thấy mẹ. Bé tập trung nhìn vào mặt người cúi xuống với nó và cười với người đó.
  • Khi bé xuất hiện “phức cảm hớn hở” được xem là kết thúc thời kỳ sơ sinh và bắt đầu tuổi hài nhi.
  • Do vậy, khi bé bắt đầu muốn cọ quậy, mẹ có thể nắm tay bé, mỉm cười và ôm bé vào lòng, ê a vài câu cho bé nghe vì bé chỉ nhìn và cảm nhận được người khác ở phạm vi 30cm nên những cử chỉ, hành vi của mẹ sẽ được bé chú ý.
  •  Đây là khoảnh khắc giúp bé phát triển những cảm xúc tích cực và tình thương với mẹ sau này.(theo bác sĩ chuyên khoa tâm thần – tâm lý Phan Thiệu Xuân Giang, giảng viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia TP.HCM )

Cẩm nang phát triển bé 2 tháng tuổi

Giai đoạn 4 tuần tuổi có thể phát ra những âm thanh ríu rít, lảnh lót hay bi bô để thể hiện cảm xúc. Một số bé con bắt đầu biết thét la và cười. Mẹ nên đáp lại và trò chuyện với bé – đây là cách giúp trí não bé nhận thức và phát triển tốt

Khi bé bước qua tháng tuổi thứ 2, đây là giai đoạn rất quan trọng, lúc này các giác quan của bé gần như đã nhận thức được mọi thứ tác động xung quanh từ mẹ, đồ vật, ý thức muốn, cần, không thích căn bản được hình thành và thể hiện cụ thể qua từng chi tiết vận động và âm thanh bé làm.

1/ Trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg?

Cân nặng bé 2 tháng tuổi từ 4,3 đến 6,0 Kilôgam, cao 55,5 – 60,7 đối với bé trai. 4,0 đến 5,4 kilôgam, cao 54,5 – 59, 2 đối với bé gái là đạt chuẩn.

Tuy nhiên, điều này không quan trọng, điều quan trọng là em bé phát triển khỏe mạnh so với trọng lượng khi em chào đời.

2/ Trẻ 2 tháng tuổi ngủ bao nhiêu tiếng?

Hãy quan sát những hình thức ngủ khác nhau của bé trong tháng này. Bé có thể ngủ bất cứ đâu và trung bình mỗi giấc ngủ kéo dài từ 1-3 tiếng. Thông thường bé sẽ có dấu hiệu buồn ngủ khoảng 30 phút đến một giờ sau khi ăn và đây là thời điểm thích hợp đặt bé vào võng hoặc nôi ru cho bé ngủ. Tổng thời gian ngủ trong 1 ngày có thể thay đổi nhưng trung bình ngủ khoảng từ 9-18 giờ được coi là bình thường ở độ tuổi này.

Có thể bé sẽ cần cho bú cả ban đêm, nhưng vì ở những tuần này bé ngủ nhiều nên mỗi lần cho bú như thế có thể cách nhau 5-6 tiếng. Đây cũng là cơ hội để bạn có thể được ngủ bù lấy lại sức sau những tuần đầu mệt mỏi.Con của bạn có thể sẽ có những biểu hiện đòi ăn nhiều hơn khi bước vào tháng này. Hãy chiều theo ý bé và cho bé ăn khi nào bé muốn. Nếu bạn cho bé 2 tháng tuổi bú sữa mẹ, tốt hơn bạn nên cho bé thay phiên bú đều cả 2 bên bầu ngực thay vì chỉ một bên.

3/ Bé 2 tháng tuổi biết làm những gì?

  • Bé bắt đầu thể hiện nhiều loại cảm xúc hơn bao gồm: hài lòng, mong đợi và không hài lòng.
  • Bây giờ, bé bắt đầu biết đến sự dỗ dành của những giọng nói thân quen và việc ẵm bồng.- Bắt đầu cười với người khác
  • Cố gắng nhìn gương mặt của bố, mẹ
  • Chú ý tới khuôn mặt người
  • Bắt đầu dõi mắt theo những vật chuyển động và nhận ra người ở khoảng cách nhất định
  • Bắt đầu thể hiện cảm xúc khi buồn chán (khóc, quấy)

Mẹ có thể làm gì để giúp bé phát triển?

 

Cẩm nang phát triển bé 2 tháng tuổi

  • Description: Cẩm nang phát triển bé 2 tháng tuổiÂu yếm, nói chuyện, và chơi với bé trong lúc cho bé ăn, thay đồ và tắm cho bé.
  • Giúp bé học cách trấn an bản thân. Không vấn đề gì nếu bé mút tay mình
  • Hãy bắt đầu tạo thời gian biểu và thực hiện đều đặn cho bé, bao gồm cả việc luyện cho bé ngủ đêm nhiều hơn ban ngày.
  • Làm quen với những điều bé thích và không thích có thể giúp bạn cảm thấy dễ chịu và tự tin hơn.
  • Luôn tỏ ra hào hứng và cười khi bé ú ớ phát ra âm thanh.
  • Thỉnh thoảng bạn hãy bắt chước những âm thanh của bé, nhưng cũng hãy dùng cả những âm tiết rõ ràng của bạn.
  • Hãy lưu tâm đến những tiếng khóc khác nhau của bé bạn sẽ học được cách phân biệt được khi nào bé cần gì.
  • Nói chuyện, đọc sách, và hát cho bé nghe.
  • Chơi ú òa với bé. Giúp bé cùng chơi ú òa
  • Đặt một chiếc gương an toàn vào trong cũi hoặc giường của bé để bé có thể nhìn được mình trong gương.
  • Cùng xem tranh với bé và nói cho bé nghe về bức tranh
  • Cho bé nằm sấp khi bé thức dậy và đặt đồ chơi cạnh bé

Cơ thể trẻ 2 tháng có thể cảm nhận được gì?

Trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi có khả năng chú ý đến những sự việc diễn ra xung quanh mình và khả năng kiểm soát cơ thể của bé cũng tốt hơn. Vào khoảng 6 tuần tuổi, bé sẽ bắt đầu đáp ứng lại tình cảm của mẹ bằng những nụ cười và tính cách riêng của bé cũng bắt đầu bộc lộ rõ nét. Tùy vào từng giai đoạn mà bà mẹ có cách chăm sóc trẻ đúng cách.

 

Cẩm nang phát triển bé 2 tháng tuổi

1. Tầm nhìn của bé

  • Description: Cẩm nang phát triển bé 2 tháng tuổiLúc này mắt bé đã mở to, tầm nhìn cũng được xa hơn giai đoạn bé mới chào đời. Bé thường chăm chú vào những đồ vật nhỏ treo gần mặt. Bé cũng có phản xạ đưa tay ra tóm lấy những đồ chơi này.
  • Bé có thể nhận biết được hai màu sắc cơ bản là đen và trắng. Tuy nhiên để bé phát triển tốt vùng thị giác, bạn nên chọn những loại đồ chơi nhiều màu sắc
  • Ngoài ra, bạn có thể chọn những món đồ chơi dễ cầm nắm và phát ra nhiều âm thanh khác nhau, cho bé tìm nơi phát ra âm thanh để luyện tập thính giác cho bé.
  • Để phát triển thị giác cho bé được tốt nhất, bạn nên treo những đồ chơi có dây treo và phát ra âm thanh trên đầu giường có thể hấp dẫn sự chú ý của bé. Những món đồ chơi này vừa luyện tập thị giác, vừa luyện tập thính giác cho bé.
  • Ngoài việc treo đồ chơi, bạn cũng có thể treo những hình vẽ trên đầu giường hoặc dán lên tường để bé xem nhằm luyện tập thị lực cho bé.

2. Hoạt động của bé

  • Giai đoạn này, bé của bạn không còn chịu nằm yên ngủ nữa, nhiều bé thường có thói quen nắm tròn bàn tay lại trong thời gian dài. Thi thoảng, bé có thể xòe rộng các ngón tay và tóm chặt một vật gì đó ở gần, thậm chí là tóc hay áo của bạn.
  • Ngoài ra, bé có sở thích cho tay vào miệng.
  • Bây giờ, nếu bạn đưa cho bé một món đồ nhẹ, bé cũng có thể nhấc, nâng vật đó lên được.
  • Bạn có thể cho bé chơi những món đồ chơi nhỏ có thể nhiều màu sắc, cho bé tập khả năng cầm, nắm và phát triển thị lực cho bé
  • Khả năng di chuyển của bé bắt đầu cải thiện, bé có khả năng làm những việc như: di chuyển từ bên này sang bên kia, di chuyển cánh tay và chân và nâng đầu lên khi ngồi trên bụng. 

3. Âm thanh

  • Bé của bạn lúc này đã biết chóp chép miệng hay phát ra những âm thanh chưa rõ nghĩa như “ê..ê”, “a..a”, “ou..ou”… Bé cũng rất thích “hóng chuyện” và tỏ ra đặc biệt chăm chú nhìn cử động miệng của bạn. Bé có xu hướng lặp đi lặp lại những âm thanh quen thuộc đó hàng ngày.
  • Vì thế, bạn hãy nói chuyện nhiều hơn với bé, kể chuyện cho bé nghe hay là hát cho bé nghe, bé của bạn sẽ thích lắm đấy.

4. Thính giác

Khi bé đạt được hai tháng, bé bắt đầu nhận ra tiếng nói như tiếng nói của cha mẹ mình, bé sẽ quay đầu sang hướng âm thanh đến và bé có thể sợ hãi nếu nghe tiếng ồn lớn. Giai đoạn này với bé, cơ quan thính giác đang trong quá trình hoàn thiện, vì vậy bé chỉ nghe được những âm thanh ở gần.

Bé đã biết phản xạ với tiếng nói hoặc âm thanh. Bé sẽ lắng nghe chăm chú và có thể có phản ứng đáp lại. Nếu mẹ nhận thấy rằng con không thể làm được việc này, mẹ nên cân nhắc đưa bé đến bác sĩ để kiểm tra thính lực.

Nguồn – TH – Newborn-baby

 

 


[ad_2]
Source link

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *