[ad_1]
” Học mà chơi, chơi mà học”. Học theo nghĩa là chơi theo một trình tự hành động gần giống như học, bởi lẽ việc thiết kế ” Học mà chơi” thể hiện. Nội dung học vừa nhẹ nhàng, vừa hấp dẫn trẻ, đối tượng của “tiết học ” là những kiến thức rất cụ thể, trực quan sinh động.
Các trình tự học tập diễn ra giống với tiết học, nhưng không nghiêm ngặt, căng thẳng như tiết học. Những chức năng tâm lý diễn ra trong ” tiết học ” giống như tiết học ở lớp một, học sinh phải chú ý nghe cô hướng dẫn, giảng giải, phải sử dụng các hình thức nhớ, các thao tác tư duy diễn ra theo yêu cầu của tiết học. Quan hệ bạn bè trong khi ” Học mà chơi ” cũng được thiết lập gần như quan hệ bạn bè ở lớp một, quan hệ cô và trẻ cũng tương tự như cô giáo và học sinh ở lớp một nghĩa là cô có thể đứng “giảng bài” nhưng cũng có thể ngồi cùng trẻ để giải thích, phân tích chứng minh. Các “tiết” học âm nhạc, nghệ thuật tạo hình… đã khơi dậy hứng thú học tập thật sự đối với trẻ.
Trẻ tập làm quen với các tiết học để lĩnh hội những tri thức đơn giản gần gũi đối với trẻ, nhưng là tiền đề để trẻ vào lớp một. Trẻ dần dần nhận thức được nhiệm vụ học tập, bổn phận, trách nhiệm của học sinh phải làm gì cho cô giáo vui lòng, bạn bè yêu mến.
ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN TÂM LÝ CỦA TRÉ MẪU GIÁO LỚN (5-6 TUỔI)
1.Hoạt động học tập của trẻ mẫu giáo lớn
2. Sự phát triển chú ý của mẫu giáo lớn
3. Sự phát triển ngôn ngữ của mẫu giáo lớn
4. Sự phát triển các quá trình nhận thức
5. Sự phát triển xúc cảm, tình cảm và ý chí 6. Sự xác định bản ngã của mẫu giáo lớn
7. Trò chơi và giao tiếp của trẻ mẫu giáo
8. Bước ngoặt 6 tuổi và sự chuẩn bị về mặt tâm lý cho trẻ vào lớp 1
ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN TÂM LÝ CỦA TRÉ MẪU GIÁO LỚN (5-6 TUỔI)
1. Hoạt động học tập của trẻ mẫu giáo lớn:
+Học tập ở mẫu giáo lớn vẫn là ” Học mà chơi, chơi mà học”. Học theo nghĩa là chơi theo một trình tự hành động gần giống như học, bởi lẽ việc thiết kế ” Học mà chơi” thể hiện:
+Nội dung học vừa nhẹ nhàng, vừa hấp dẫn trẻ, đối tượng của “tiết học ” là những kiến thức rất cụ thể, trực quan sinh động.
+ Các trình tự học tập diễn ra giống với tiết học, nhưng không nghiêm ngặt, căng thẳng như tiết học.
+Nhưng tiết học vẫn đủ các bước lên lớp như: tổ chức lớp, tiến hành tiết dạy (nêu câu hỏi đặt vấn đề, giảng giải khái niệm), kết thúc tiết dạy bằng cách cho trẻ nhắc lại những khái niệm đã học ( củng cố bài)…
+Những chức năng tâm lý diễn ra trong ” tiết học ” giống như tiết học ở lớp một, học sinh phải chú ý (chú ý điều kiện tâm lý của hoạt động có ý thức)nghe cô hướng dẫn, giảng giải, phải sử dụng các hình thức nhớ, các thao tác tư duy diễn ra theo yêu cầu của tiết học.
+Ý thức được huy động đến mức tối đa để hiểu bài.
+ Quan hệ bạn bè trong khi ” Học mà chơi ” cũng được thiết lập gần như quan hệ bạn bè ở lớp một, quan hệ cô và trẻ cũng tương tự như cô giáo và học sinh ở lớp một nghĩa là cô có thể đứng “giảng bài” nhưng cũng có thể ngồi cùng trẻ để giải thích, phân tích chứng minh.
+ Ngôn ngữ của cô vừa mạch lạc, rõ ràng vừa diễn cảm, đặc biệt ở môn truyện, thơ… lại kèm cả tranh, ảnh…
+Các “tiết” học âm nhạc, nghệ thuật tạo hình… đã khơi dậy hứng thú học tập thật sự đối với trẻ.
Âm nhạc có nhiều tác dụng tốt cho cơ thể, trí não, tâm trạng và tinh thần. Với trẻ em, âm nhạc càng đặc biệt quan trọng bởi trẻ đang trong thời kỳ phát triển và cần được làm cho thấm nhuần dần những giá trị tốt đẹp.
Tóm lại: Trẻ tập làm quen với các tiết học để lĩnh hội những tri thức đơn giản gần gũi đối với trẻ, nhưng là tiền đề để trẻ vào lớp một. Trẻ dần dần nhận thức được nhiệm vụ học tập, bổn phận, trách nhiệm của học sinh phải làm gì cho cô giáo vui lòng, bạn bè yêu mến.
2. SỰ PHÁT TRIỂN CHÚ Ý CỦA TRẺ MẪU GIÁO LỚN:
+Nhiều phẩm chất chú ý của trẻ đã được phát triển, trẻ biết hướng ý thức của mình vào các đối tượng cần cho vui chơi, học tập hoặc lao động tự phục vụ.
+Trẻ có khả năng chú ý có chủ định từ 37 – 51 phút, đối tượng chú ý hấp dẫn, nhiều thay đổi, kích thích được sự tò mò, ham hiểu biết của trẻ.
+Trẻ có thể phân phối được chú ý vào 2,3 đối tượng cùng một lúc, tuy nhiên thời gian phân phối chú ý chưa bền vững, dễ dao động.
Phát triển khả năng chú ý của trẻ thông qua các hoạt động chơi
Đối với những trò chơi trẻ thích mà có lợi cho sự phát triển của trẻ thì cha mẹ cần khuyến khích, vì nó rất tốt cho việc bồi dưỡng khả năng chú ý của trẻ.
Ngược lại, nếu trẻ thích những trò chơi có ảnh hưởng không tốt thì cha mẹ cần hướng cho trẻ sang chơi các trò chơi có lợi khác, ban đầu bố mẹ có thể chơi cùng trẻ, giải thích cho trẻ luật chơi và những sáng tạo trong trò chơi để trẻ hứng thú và dần dần thích chơi trò chơi này.
Dạy khả năng suy đoán cho trẻ có thể thông qua những trò chơi như lấy các con vật bằng bông đóng vai là các bạn: gấu, khỉ, cún. Ba bạn ấy có một bạn làm vỡ cốc của mẹ, mẹ hỏi lần lượt từng bạn trả lời mẹ, con hãy lắng nghe xem bạn nào nói dối mẹ nhé!
Trong giai đoạn này, khả năng chú ý của trẻ tập trung vào các hình ảnh mới mẻ sinh động, vì thế cha mẹ cần kết hợp các hình ảnh trực quan trong khi dạy trẻ học
+Di chuyển chú ý của trẻ nhanh, nếu sự hướng dẫn di chuyển tốt. Sự phân tán chú ý ở trẻ còn mạnh, nhiều khi trẻ không tự chủ được do xung lực bản năng chi phối.
+ Do vậy cần thay đổi đồ chơi, trò chơi hấp dẫn hơn.
+Ở giai đoạn này ý nghĩa của âm thanh làm cho trẻ đã chú ý nhiều. Từ âm thanh bên ngoài, trẻ biết chú ý tập trung vào sự suy nghĩ, cảm xúc bên trong óc trẻ.
+Cần luyện tập các phẩm chất chú ý cho trẻ qua các trò chơi và các tiết học.
+Tóm lại, trẻ nhỏ nhận thức của trẻ chủ yếu là không chủ động, khả năng tập trung chú ý không cao.
+ Sau 3 tuổi, khối lượng chú ý của bé tăng lên và bắt đầu hình thành chú ý có chủ định.
+Để giúp trẻ phát triển khả năng tập trung, người lớn nên lôi cuốn các em vào những dạng hoạt động mới và dùng những phương tiện nhất định để tổ chức sự chú ý của trẻ.
+Cuối tuổi mẫu giáo, trí nhớ có chủ định hình thành và phát triển mạnh. Trẻ có thể học hát, múa để biểu diễn trong ngày lễ hoặc nhớ những món đồ mẹ dặn đi mua ở cửa hàng
CÁC NGUYÊN TẮC GIÚP TRẺ NÂNG CAO CHÚ Ý VÀO VIỆC HỌC
1. Hãy cảm thông với trẻ: đừng vội mắng chúng. Bạn nên nhớ khả năng tập trung của trẻ không cao, vì vậy đừng bắt trẻ phải ngồi học suốt 1giờ liền,mà nên chia ra ít nhất 2 -3 đợt học. Mỗi đợt kéo dài từ 15 – 20 phút, sau đó sẽ để cho trẻ nghỉ ( chơi 1 trò chơi nhỏ khoản 5 phút ) Trẻ có thể uống nước, đứng lên đi lại một chút rồi mới bắt đầu vào đợt học thứ 2 – thứ 3.
2. Giảm mọi âm thanh (nhạc, tivi…) có thể làm cho trẻ mất tập trung. Khi đến giờ bé ngồi vào bàn học hoặc làm một việc gì cần sự tập trung thì hãy tắt hay vặn nhỏ nhạc hoặc tivi đi.
3. Ngồi cùng với trẻ: kết quả nghiên cứu cho thấy rằng một đứa bé ngồi học lâu hơn nếu có cha hoặc mẹ ngồi bên cạnh. Trẻ sẽ tập trung vào học lâu hơn vì bé cảm thấy yên lòng, thoải mái và dễ chịu khi có bạn ở bên cạnh với điều kiện bạn không phê bình hay lên án các hành vi kém tập trung của trẻ, mà chỉ khuyến khích trẻ.
4. Tạo góc học tập yên tĩnh: trẻ không thể tập trung nếu nơi bé ngồi học quá ồn ào hoặc bừa bãi. Tập sách phải luôn được sắp xếp gọn gàng, bút viết phải bỏ vào hộp, dẹp hết sách báo cũ…
5. Đặt mục tiêu sao cho bé có thể đạt được: Bạn nên bắt đầu bằng một mục tiêu vừa phải. Hãy để trẻ giải quyết hay học các bài học dễ trước. Thiết lập khoảng thời gian thích hợp với trẻ, lúc đầu chỉ là 10 -15 phút, qua tuần sau có thể tăng lên 20 phút và vài tuần sau có thể lên đến 30 phút ( Cho một buổi học kéo dài 1 giờ )
6. Dần dần tăng thời gian trẻ cần phải tập trung cho hoạt động của mình: một khi trẻ đã đạt được sự tập trung trong khoảng thời gian bạn đề ra, hãy kéo dài thêm 30 giây nữa vào tối hôm sau.
7. Thời gian học và chơi phải xen kẽ với nhau: Lúc trẻ chơi là lúc thư giãn và sau đó trẻ có thể tập trung tốt hơn. Cho trẻ chơi một khoảng thời gian thích hợp rồi nhắc nhở trẻ quay trở lại bàn học, tập trung làm và học cho hết bài.
8. Quan sát: có đôi khi trẻ có thể tập trung học lâu hơn thời gian bạn quy định, nếu vậy thì hãy tìm hiểu động lực nào giúp trẻ tập trung trong thời gian lâu như vậy? Trẻ thích làm bài tập này, trẻ thích ngồi học ở đây hoặc vì nguyên nhân nào khác?
9. Trao cho trẻ quyền làm chủ trong một số hoạt động: Khuyến khích trẻ tự chủ động làm mọi việc của chúng và thực hành kỹ năng tập trung. Chia sẻ kinh nghiệm với giáo viên và cùng nhau tìm ra biện pháp tốt nhất để giúp trẻ tập trung tốt, học tốt.
3.SỰ PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CỦA TRẺ TUỔI MẪU GIÁO LỚN:
+Trẻ sử dụng thành thạo tiếng mẹ đẻ theo các hướng:
+Nắm vững ngữ âm và ngữ điệu khi sử dụng tiếng mẹ đẻ: Trẻ biết đọc diễn cảm, biết dùng điệu bộ bổ sung cho ngôn ngữ nói.
+Vốn từ và cơ cấu ngữ pháp phát triển.
+Các tính chất ngôn ngữ thường gặp ở trẻ 5 – 6 tuổi là:
+Ngôn ngữ giải thích, trẻ có nhu cầu nhận sự giải thích và cũng thích giải thích cho các bạn.
+Ngôn ngữ tình huống (hoàn cảnh) do giao tiếp với người xung quanh bằng những thông tin mà trẻ trực tiếp tri giác được trong khung cảnh.
+Tính mạch lạc rõ ràng: do vốn từ của trẻ chiếm 50% là danh từ, nên câu nói của trẻ thường ngắn gọn, rõ ràng.
+Tính địa phương trong ngôn ngữ nền văn hoá của địa phương, cộng đồng thể hiện rõ trong ngôn ngữ của trẻ ( nói ngọng, nói mất dấu …)
+Tính cá nhân bộc lộ rõ sắc thái khác nhau, đặc biệt ở chức năng ngôn ngữ biểu cảm
+Việc sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp ở trẻ phụ thuộc vào sự gương mẫu về lời nói của người lớn.
Bằng cách nối những câu ngắn lại với nhau, trẻ sẽ nói được nhiều câu phức tạp hơn và đặt câu theo nhiều cách khác nhau.
Ví dụ trẻ có thể nói “Con chó đuổi con mèo” hoặc “Con mèo bị con chó đuổi”.
Khi nói những câu dài, đôi khi trẻ sẽ gặp vấn đề về trật tự trong câu và quên mất dùng từ nối câu. Ví dụ trẻ sẽ nói lại câu “Đưa vé cho ông kia, ông ta sẽ xé nó, và sau đó chúng ta có thể vào xem phim” thành “Chúng ta vào xem phim, đưa vé cho ông kia”
Càng về cuối tuổi mẫu giáo, trẻ nói chuyện sẽ càng mạch lạc hơn, cấu trúc ngữ pháp sẽ đầy đủ hơn. Khi giao tiếp hay kể chuyện, trẻ biết sử dụng ngữ điệu khác nhau để thích hợp với từng ngữ cảnh.
Đây là thời điểm quan trọng để cha mẹ có thể theo dõi sự phát triển của trẻ bằng cách thường xuyên giao tiếp với con, khuyến khích con tập nói, tập kể chuyện nhiều hơn để phát triển hoàn thiện khả năng ngôn ngữ.
4. SỰ PHÁT TRIỂN CÁC QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC CỦA TRẺ MẪU GIÁO LỚN:
+Các hiện tượng tâm lý như tri giác, trí nhớ, tưởng tượng về cơ bản là sự nối tiếp sự phát triển ở lứa tuổi từ 4 – 5 tuổi nhưng chất lượng mới hơn.
Thể hiện ở:
+Mức độ phong phú của các kiểu loại
+Mức độ chủ định các quá trình tâm lý rõ ràng hơn, có ý thức hơn.
+Tính mục đích hình thành và phát triển ở mức độ cao hơn.
+Độ nhạy cảm của các giác quan được tinh nhạy hơn.
+ Khả năng kiềm chế các phản ứng tâm lý được phát triển.
+Ở đây chúng ta chỉ đề cập tới quá trình tâm lý phát triển mạnh mẽ và đặc trưng nhất, đó là tư duy.
+Sự phát triển tư duy ở độ tuổi này mạnh mẽ về kiểu loại, các thao tác và thiết lập nhanh chóng các mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng, thông tin giữa mới và cũ, gần và xa…
+Đặc tính chung của sự phát triển tư duy:
+Trẻ đã biết phân tích tổng hợp không chỉ dừng lại ở đồ vật, hình ảnh mà ngay cả từ ngữ.
+Tư duy của trẻ dần dần mất đi tính duy kỷ, tiến dần đến khách quan, hiện thực hơn.
+Dần dần trẻ phân biệt được thực và hư.
+Đã có tư duy trừu tượng với các con số, không gian, thời gian, quan hệ xã hội…
+Ý thức rõ về những ý nghĩ, tình cảm của mình, trách nhiệm đối với hành vi.
+Các phẩm chất của tư duy đã bộc lộ đủ về cấu tạo và chức năng hoạt động của nó như tính mục đích, độc lập sáng tạo, tính linh hoạt, độ mềm dẻo…
+Ở trẻ 5 – 6 tuổi phát triển cả 3 loại tư duy, tư duy hành động trực quan vẫn chiếm ưu thế. Tuy nhiên do nhiệm vụ hoạt động mà cả loại tư duy trực quan – hình tượng , tư duy trừu tượng được phát triển ở trẻ. Loại tư duy này giúp trẻ đến gần với hiện thực khách quan.
Khi lên 4 tuổi, bé bắt đầu trải qua một bước ngoặt cơ bản về tư duy. Đó là việc chuyển từ tư duy hành động định hướng bên ngoài thành những hành động định hướng bên trong não, chuyển từ kiểu tư duy bằng tay (tư duy hành động trực quan) của thời kỳ ấu nhi sang tư duy trực quan – hình tượng (hình ảnh).
Đặc điểm của kiểu tư duy trực quan – hình tượng là việc giải quyết nhiệm vụ đặt ra không chỉ được thực hiện bằng phép thử bên ngoài với các vật thật nữa.
Thay vào đó, các em biết thực hiện cả phép thử ngầm trong óc dựa vào hình ảnh, biểu tượng về đồ vật hay về hành động với đồ vật mà trẻ đã làm hay nhìn thấy người khác làm.
Trò chơi: cho trẻ mẫu giáo khối hình gồm: tròn, tam giác, vuông, hình bình hành, ngôi sao, và năm lỗ trống tương ứng với năm hình. Sau đó yêu cầu bé xếp các hình vào các lỗ cho phù hợp. Trò chơi này giúp trẻ phát triển tư duy trực quan – hình tượng.
Sở dĩ tư duy trực quan – hình tượng phát triển là do trẻ hành động lặp lại với đồ vật nhiều lần, dần dần nhập tâm thành biểu tượng trong đầu.
Trong trò chơi đóng vai, trẻ biết dùng vật này thay thế cho vật khác và hành động với vật thay thế y như vật thật. Đó là hành động mang tính ký hiệu tượng trưng, hành động rút gọn, là cơ sở để phát triển tư duy trực quan – hình tượng.
Ở đầu thời kỳ mẫu giáo, tư duy của các em mang tính trực quan – hình tượng nên trẻ khó giải được bài toán dưới hình thức trừu tượng, ví dụ khó giải bài toán 2+3 nếu không được nhìn sự vật cụ thể (hai quả táo, hai bông hoa…).
Giữa thời kỳ mẫu giáo, trẻ phát triển mạnh khả năng ký hiệu hóa, từ đó xuất hiện kiểu tư duy trực quan sơ đồ. Thực chất, nó vẫn thuộc kiểu tư duy trực quan – hình tượng nhưng khái quát hơn và là một bước trung gian để chuyển sang tư duy trừu tượng.
5. SỰ PHÁT TRIỂN XÚC CẢM, TÌNH CẢM VÀ Ý CHÍ CỦA TRẺ MẪU GIÁO LỚN:
a. Sự phát triển xúc cảm và tình cảm:
+Ở lứa tuổi này trẻ xuất hiện tình cảm bạn bè.
+Đời sống xúc cảm, tình cảm ổn định hơn so với trẻ 4 – 5 tuổi, mức độ phong phú, phức tạp tăng dần theo các mối quan hệ giao tiếp với những người xung quanh.
+Các sắc thái xúc cảm con người trong quan hệ với các loại lứa tuổi khác nhau, vị trí xã hội khác nhau, được hình thành như: Tình cảm mẹ con, ông bà, anh chị em, tình cảm với cô giáo, với người thân, người lạ…
+Tuy nhiên đời sống xúc cảm của trẻ còn dễ dao động, mang tính chất tình huống.
+Tình cảm trí tuệ của trẻ phát triển, mỗi nhận thức mới đều kích thích niềm vui, hứng thú, sự say mê thích thú của trẻ; tính tò mò ham hiểu biết, làm nảy sinh nhiều xúc cảm tích cực; trong vui chơi, học tập, lao động tự phục vụ nhiều thành công thất bại củng cố sự phát triển tình cảm trí tuệ ở trẻ.
+Tình cảm đạo đức qua vui chơi giao tiếp với mọi người; do các thói quen nếp sống tốt được gia đình, các lớp mẫu giáo xây dựng cho trẻ… Trẻ ý thức được nhiều hành vi tốt đẹp cần thực hiện để vui lòng mọi người.
+Tình cảm thẩm mỹ, qua các tiết học nghệ thuật tạo hình, âm nhạc, tìm hiểu môi trường xung quanh… Cùng với những nhận thức về cái đẹp tự nhiên, hài hoà về bố cục, sắp xếp trong gia đình và lớp học
+Trẻ ý thức rõ nét về cái đẹp cái xấu theo chuẩn ( theo chuẩn của bé dần dần phù hợp với đánh giá của những người xung quanh ) xúc cảm thẩm mỹ, óc thẩm mỹ phát triển. TƯ DUY VÀ CẢM XÚC CỦA TRẺ MẪU GIÁO QUA TRANH VẼ PHÁT TRIỂN
b.Sự phát triển ý chí:
+Do có khả năng làm chủ được hành vi, được người lớn giao cho nhiều việc nhỏ… Trẻ dần đã xác định rõ mục đích của hành động với sự cố gắng hoàn thành nhiệm vụ.
+Trẻ muốn chơi trò chơi, trẻ muốn được nghe kể chuyện nhiều hơn nhưng không được cô giáo đáp ứng, phải chuyển trò chơi mà trẻ không thích.
+Tính mục đích càng ngày càng được trẻ ý thức và cố gắng hoàn thành công việc.
+Tính kế hoạch xuất hiện, trẻ biết sắp xếp “công việc” vui chơi và phải quét nhà, nhặt rau để khi mẹ về là mọi việc phải xong cho mẹ hài lòng.
+Tinh thần trách nhiệm bản thân dần dần được hình thành ở trẻ.
+Sự phát triển ý chí mạnh hay yếu tuỳ thuộc phần lớn vào sự giáo dục, các biện pháp giáo dục của cha mẹ, cô giáo và những người lớn xung quanh.
6. SỰ XÁC ĐỊNH Ý THỨC BẢN NGÃ
+Tiền đề của ý thức bản ngã là việc tự tách mình ra khỏi người khác đã được hình thành từ cuối tuổi ấu nhi.
+Tuy nhiên phải trải qua một quá trình phát triển thì ý thức bản ngã của trẻ mới được xác định rõ ràng.
+Đến cuối tuổi mẫu giáo (5-6 tuổi), trẻ mới hiểu được mình như thế nào, có những phẩm chất gì, những người xung quanh đối xử với mình ra sao, và tại sao mình có hành động này hay hành động khác…
+Ý thức bản ngã được thể hiện rõ nhất trong sự tự đánh giá về thành công và thất bại của mình.
+Để đánh giá bản thân một cách đúng đắn, đầu tiên đứa trẻ phải học cách đánh giá người khác và nghe những người xung quanh đánh giá mình như thế nào.
+Thoạt đầu sự đánh giá của trẻ về người khác còn phụ thuộc nhiều vào thái độ của nó đối với người này. Chẳng hạn mọi đứa trẻ đều đánh giá mẹ mình bao giờ cũng
+Cuối tuổi mẫu giáo lớn, trẻ nắm được kỹ năng so sánh mình với người khác, điều này là cơ sở để tự đánh giá một cách đúng đắn hơn và cũng là cơ sở để noi gương những người tốt, việc tốt.
+Ở tuổi mẫu giáo lớn, sự tự ý thức còn được biểu hiện rõ trong sự phát triển giới tính của trẻ. Trẻ không những nhận ra mình là trai hay gái mà còn biết nếu mình là trai hay gái thì hành vi này phải thể hiện như thế nào cho phù hợp với giới tính của mình.
Trẻ đã xuất hiện ý thức về nhận biết giới tính
Bé gái ở lứa tuổi này ý thức được rằng mình là gái, sau sẽ trở thành một người như mẹ. Từ đó, bé gái lấy hình tượng người mẹ để làm mẫu chỉ dẫn cho mình, học cách đối xử và học cách nội trợ của mẹ.
Bé trai cũng ý thức được rằng sau này lớn lên sẽ là trai. Vì thế mà từng động tác, cử chỉ bé đều cố gắng làm giống như bố.
Tình cảm quyến luyến đặc biệt của con trẻ đối với cha mẹ thời kỳ này là sự phát triển bình thường về tâm lý.
Tình cảm ấy không chỉ giúp trẻ phát triển lành mạnh về tinh thần và tình cảm mà còn là cơ sở cho những quan hệ đúng đắn đối với người khác giới sau này của chúng
+Ý thức bản ngã được xác định rõ ràng giúp trẻ điều khiển và điều chỉnh hành vi của mình dần dần phù hợp với những chuẩn mực, những quy tắc xã hội, từ đó hành vi của trẻ mang tính xã hội.
+Ý thức bản ngã được xác định rõ ràng còn cho phép trẻ thực hiện các hành động có chủ tâm hơn. Nhờ đó các quá trình tâm lý mang tính chủ định rõ rệt.
7. TRÒ CHƠI VÀ GIAO TIẾP CỦA TRẺ MẪU GIÁO
- Phát triển lĩnh vực nhu cầu động cơ trong quá trình trẻ chơi
- Phòng ngừa tính vị kỷ trung tâm về nhận thức và tình cảm khi nhận đóng vai nào đó, trẻ thường chú đến đặc điểm hành vi, quan điểm của vai ấy
- Phát triển tính chủ định trong hành vi khi chơi, trẻ hướng tới các chuẩn mực của vai đóng
- Phát triển các hành động tư duy trong trò chơi đóng vai, ý đồ của biểu tượng được hình thành, năng lực và khả năng sáng tạo của trẻ phát triển
+Từ lâu, các nhà khoa học đã quan tâm nghiên cứu giao tiếp của trẻ và vai trò của giao tiếp trong sự phát triển tâm lý.
+Họ đã chứng minh một cách thực tế ý nghĩa của trò chơi có chủ đề đối với sự hình thành thói quen và các hình thức mới của giao tiếp.
+Trò chơi sắm vai theo chủ đề là hoạt động chủ đạo ở lứa tuổi mẫu giáo, mà giao tiếp trở thành một phần và là điều kiện của trò chơi.
a.Phát triển lĩnh vực nhu cầu động cơ trong quá trình trẻ chơi
+Trong quá trình trẻ chơi, xuất hiện sự sắp xếp thứ bậc phụ thuộc của các động cơ, nơi mà các động cơ xã hội có ý nghĩa quan trọng đối với đứa trẻ hơn là động cơ cá nhân (xuất hiện sự phụ thuộc của các động cơ).
+Trẻ mẫu giáo không thể tham gia một cách thực tế vào hoạt động sản xuất của người lớn, và vì vậy, nảy sinh nhu cầu tái tạo lại thế giới của người lớn trong hình thức vui chơi.
+ Đứa trẻ muốn tự lái ô tô, tự nấu ăn, tự bán hàng…và tự thực hiện điều đó trong chính hoạt động vui chơi.
+Trong trò chơi, tình huống tưởng tượng được hình thành. Đồ chơi được sử dụng chính là mẫu sao chép những đồ vật thật và những đồ vật tượng trưng, mà nhờ các dấu hiệu chức năng, cho phép thay thế các đồ vật thật. Cái chính là trẻ tái tạo lại các mối quan hệ của người lớn.
b.Phòng ngừa tính vị kỷ trung tâm về nhận thức và tình cảm khi nhận đóng vai nào đó, trẻ thường chú đến đặc điểm hành vi, quan điểm của vai ấy.
+ Đứa trẻ cố gắng thống nhất hành động của mình (vai mình đóng) với hành động của vai chơi khác (do bạn cùng chơi đóng). +Điều đó giúp trẻ định hướng trong các mối quan hệ lẫn nhau giữa mọi người, tạo điều kiện phát triển tính tự ý thức, tự đánh giá của trẻ mẫu giáo.
+Đồ chơi trẻ em, Đồ chơi thông minh, Đồ chơi cho bé, Đồ chơi sáng tạo, Đồ chơi vận động, đồ chơi giải trí, đồ chơi giáo dục, …
+Trong những điều kiện giao tiếp chơi và giao tiếp thực với bạn cùng tuổi, trẻ dần dần nhận thấy cần phải áp dụng các chuẩn mực hành vi đã lĩnh hội vào thực tiễn, ứng dụng những chuẩn mực đạo đức và quy tắc hành vi vào những tình huống cụ thể khác nhau.
c. Phát triển tính chủ định trong hành vi khi chơi, trẻ hướng tới các chuẩn mực của vai đóng.
+Khi tái hiện lại các tình huống điển hình của các mối quan hệ qua lại của mọi người trong xã hội.
+Đứa trẻ buộc ý muốn riêng của mình phục tùng mục đích chung, hành động của mình theo các chuẩn mực xã hội.
+Điều đó giúp trẻ lĩnh hội được các chuẩn mực đạo đức và quy tắc hành vi.
+Cùng với người lớn các bạn cùng tuổi cũng trở thành những người điều chỉnh trò chơi sắm vai theo chủ đề và trò chơi có luật.Trẻ tự phân vai, theo dõi việc thực hiện quy tắc chơi, bổ sung chủ đề chơi bằng nội dung tương ứng. ..
d. Phát triển các hành động tư duy trong trò chơi đóng vai, ý đồ của biểu tượng được hình thành, năng lực và khả năng sáng tạo của trẻ phát triển.
+Sự hình thành trò chơi sắm vai của trẻ mẫu giáo cho phép tái hiện lại phạm vi thực tiễn rộng lớn hơn dưới hình thức hành động trực quan tích cực.
+Trong trò chơi đứa trẻ và các bạn cùng chơi bằng các hành động và thao tác với các đồ chơi tái tạo lại một cách tích cực lao động và sinh hoạt của người lớn xung quanh, tái tạo những biến cố và mối quan hệ của họ trong cuộc sống…
+Điều kiện xã hội của trò chơi sắm vai theo chủ đề được thực hiện theo hai mặt: tính xã hội của các động cơ, tính xã hội của cấu trúc
+Đứa trẻ mẫu giáo bắt chước những người thân như sao chép kiểu cách của họ, rút ra từ người lớn sự đánh giá mọi người, đánh giá những sự kiện và đồ vật.
+Tất cả những điều đó được đưa vào hoạt động vui chơi, vào trong giao tiếp với bạn cùng tuổi, hình thành các phẩm chất cá nhân của trẻ.
+Cha mẹ khuyến khích trẻ tham gia hoạt động vui chơi có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển nhân cách của đứa trẻ.
+Nếu cha mẹ có khuynh hướng cho trẻ tham gia vào hoạt động học tập ngay thì dễ nảy sinh xung đột bên trong nhân cách của trẻ.
+Ở trẻ xuất hiện cảm giác có lỗi thể hiện trong phản ứng sợ hãi, uể oải, thụ động… có thể tạo cảm giác tư ti.
+ Các mối quan hệ với bạn cùng tuổi vì trò chơi, vì mối quan hệ vai chơi đã thể hiện sự ảnh hưởng cơ bản đến sự hình thành nhân cách của trẻ, tạo điều kiện phát triển các phẩm chất nhân cách như sự giúp đỡ lẫn hau, tính nhường nhịn, tính vị tha…
+Các mối quan hệ vì trò chơi có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển nhân cách của trẻ, đối với viêc lĩnh hội các chuẩn mực đạo đức đơn giản của trẻ.
8. BƯỚC NGOẶT 6 TUỔI VÀ SỰ CHUẨN BỊ VỀ MẶT TÂM LÝ CHO TRẺ VÀO HỌC LỚP 1:
+Thời điểm lúc trẻ tròn 6 tuổi là một bước ngoặt quan trọng của trẻ em. Ở độ tuổi này là thời kỳ trẻ đang tiến vào bước ngoặt đó với sự biến đổi của hoạt động chủ đạo.
+ Hoạt động vui chơi vốn giữ vị trí chủ đạo trong trong suốt thời kỳ mẫu giáo, nhưng vào cuối tuổi này không còn giữ nguyên dạng hoàn chỉnh của nó, những yếu tố của hoạt động học tập bắt đầu nảy sinh.
+Cuối giai đoạn mẫu giáo lớn, trẻ đã có những tiền đề cần thiết của sự chín muồi đến trường về các mặt tâm sinh lý, nhận thức, trí tuệ ngôn ngữ và tâm thế để trẻ có thể thích nghi bước đầu với điều kiện học tập ở lớp 1.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TRÒ CHƠI VÀ GIAO TIẾP CỦA TRẺ MẪU GIÁO
TS. LÊ XUÂN HỒNG
Trường Cao đẳng Sư phạm Mẫu giáo Trung ương 3
Từ lâu, các nhà khoa học đã quan tâm nghiên cứu giao tiếp của trẻ và vai trò của giao tiếp trong sự phát triển tâm lý. Họ đã chứng minh một cách thực tế ý nghĩa của trò chơi có chủ đề đối với sự hình thành thói quen và các hình thức mới của giao tiếp. E.E.Krasova đã chú ý đến sự cần thiết của trò chơi có luật đối với sự hoàn thiện các quá trình tâm lý và sư phát triển lĩnh vực tình cảm ý chí của học sinh phổ thông tương lai.
Trò chơi sắm vai theo chủ đề là hoạt động chủ đạo ở lứa tuổi mẫu giáo, mà giao tiếp trở thành một phần và là điều kiện của trò chơi. Ở lứa tuổi này, thế giới bên trong của đứa trẻ được hình thành ổn định (nhưng chưa trọn vẹn ) , tạo nền tảng ban đầu và tạo khả năng tiếp tục phát triển và hoàn thiện nhân cách của đứa trẻ.
Trò chơi sắm vai và các dạng khác khác nhau của hoạt động có sản phẩm (cắt, xé dán, nặn,vẽ…) vả các hình thức đầu tiên của hoạt động lao động và học tập tạo điều kiện cho sự hình thành, phát triển và hoàn thiện nhân cách của trẻ. Nhờ trò chơi , nhân cách của trẻ được hoàn thiện thông qua sự phát triển các phẩm chất nhân cách sau:
1. Phát triển lĩnh vực nhu cầu động cơ
Trong quá trình trẻ chơi, xuất hiện sự sắp xếp thứ bậc phụ thuộc của các động cơ, nơi mà các động cơ xã hội có ý nghĩa quan trọng đối với đứa trẻ hơn là động cơ cá nhân( xuất hiện sự phụ thuộc của các động cơ).
Trẻ mẫu giáo không thể tham gia một cách thực tế vào hoạt động sản xuất của người lớn, và vì vậy, nảy sinh nhu cầu tái tạo lại thế giới của người lớn trong hình thức vui chơi. Đứa trẻ muốn tự lái ô tô, tự nấu ăn, tự bán hàng…và tự thực hiện điều đó trong chính hoạt động vui chơi.
Trong trò chơi, tình huống tưởng tượng được hình thành. Đồ chơi được sử dụng chính là mẫu sao chép những đồ vật thật và những đồ vật tượng trưng, mà nhờ các dấu hiệu chức năng, cho phép thay thế các đồ vật thật. Cái chính là trẻ tái tạo lại các mối quan hệ của người lớn. Tất cả những điều đó hướng đứa trẻ vào cuộc sống xã hội, tạo điều kiện để trẻ trở thành người tham gia vào cuộc sống sau này.
2. Phòng ngừa tính vị kỷ trung tâm về nhận thức và tình cảm
Khi nhận đóng vai nào đó, trẻ thường chú đến đặc điểm hành vi, quan điểm của vai ấy. Đứa trẻ cố gắng thống nhất hành động của mình (vai mình đóng) với hành động của vai chơi khác (do bạn cùng chơi đóng). Điều đó giúp trẻ định hướng trong các mối quan hệ lẫn nhau giữa mọi người, tạo điều kiện phát triển tính tự ý thức, tự đánh giá của trẻ mẫu giáo.
Trong những điều kiện giao tiếp chơi và giao tiếp thực với bạn cùng tuổi, trẻ dần dần nhận thấy cần phải áp dụng các chuẩn mực hành vi đã lĩnh hội vào thực tiễn, ứng dụng những chuẩn mực đạo đức và quy tắc hành vi vào những tình huống cụ thể khác nhau. Trong hoạt động chơi của trẻ không ngừng nảy sinh những tình huống đòi hỏi có sự thống nhất hành động, đòi hỏi sự biểu hiện mối quan hệ thiện chí với bạn cùng chơi., đòi hỏi biết từ bỏ những ham muốn riêng của mình vì mục đích chung. trong những tình huống như thế không phải lúc nào trẻ cũng có những phương thức hành vi cần thiết. Giữa trẻ thường xuất hiện những xung đột khi mà mỗi đứa trẻ bảo vệ quyền lợi của mình mà không tính đến quyền lợi của bạn cùng chơi. Các xung đột có thể kéo dài và sâu sắc do những tấm gương giao tiếp trong gia đình mà đứa trẻ lĩnh hội được. Dư luận xã hội, sự đánh giá lẫn nhau của trẻ trong nhóm bạn bè dần dần được hình thành và ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển nhân cách của đứa trẻ. Đặc biệt là sự đánh giá của nhóm bạn cùng tuổi ở lứa tuổi mẫu giáo lớn. Đứa trẻ thường cố gắng tự kềm chế hành vi của mình khi có sự phản đối của bạn cùng tuổi, hướng tới xứng đáng với mối quan hệ tốt của họ.
Mỗi đứa trẻ có vị trí nhất định trong nhóm, được biểu hiện trong mối quan hệ của bạn cùng tuổi với nó, Mức độ được yêu mến mà đứa trẻ có được phụ thuộc vào nhiều yếu tố: sự hiểu biết của trẻ, sự phát triển trí tuệ, đặc điểm hành vi, kỹ năng xác lập các mối quan hệ với mọi người xung quanh và cả vào vẻ ngoài của trẻ…
Bạn cùng tuổi liên kết với nhau trong trò chơi, phần lớn có tính tới các mối quan hệ và cảm tính riêng, nhưng đôi khi có những vai trò trong trò chơi mà không có ai muốn thực hiện, đứa trẻ rơi vài tình trạng không được lòng bạn
3. Phát triển tính chủ định trong hành vi
Khi chơi, trẻ hướng tới các chuẩn mực của vai đóng. Khi tái hiện lại các tình huống điển hình của các mối quan hệ qua lại của mọi người trong xã hội. đứa trẻ buộc ý muốn riêng của mình phục tùng mục đích chung, hành động của mình theo các chuẩn mực xã hội. Điều đó giúp trẻ lĩnh hội được các chuẩn mực đạo đức và quy tắc hành vi. Cùng với người lớn các bạn cùng tuổi cũng trở thành những người điều chỉnh trò chơi sắm vai theo chủ đề và trò chơi có luật. Trẻ tự phân vai, theo dõi việc thực hiện quy tắc chơi, bổ sung chủ đề chơi bằng nội dung tương ứng. .. Ở độ tuổi này các mối quan hệ lẫn nhau với bạn cùng tuổi trong một số trường hợp trở nên quan trọng đối với trẻ hơn là mối quan hệ qua lại với người lớn. Trẻ mẫu giáo có khuynh hướng tin tưởng vững chắc vào các phẩm chất tốt của mình trong tập thể bạn cùng tuổi.
Những hành động và các mối quan hệ lẫn nhau mà trẻ đóng vai tương ứng cho phép trẻ làm quen với những động cơ hành vi nhất định, với những cử chỉ, những xúc cảm của người lớn, nhưng trẻ chưa lĩnh hội vững chắc những điều đó. Trò chơi không chỉ giáo dục trẻ về mặt nội dung mà cả về cách thể hiện. Trong quá trình quam hệ lẫn nhau qua thoả thuận về lý do chơi, về nội dung chơi, phản ánh vai chơi, đồ chơi… trẻ học cách cân nhắc đến nhu cầu của bạn, đồng cảm với bạn, nhường nhịn bạn, đóng góp cho việc chung.
4. Phát triển các hành động tư duy
Trong trò chơi đóng vai, ý đồ của biểu tượng được hình thành, năng lực và khả năng sáng tạo của trẻ phát triển.
Sự hình thành trò chơi sắm vai của trẻ mẫu giáo cho phép tái hiện lại phạm vi thực tiễn rộng lớn hơn dưới hình thức hành động trực quan tích cực. Trong trò chơi đứa trẻ và các bạn cùng chơi bằng các hành động và thao tác với các đồ chơi tái tạo lại một cách tích cực lao động và sinh hoạt của người lớn xung quanh, tái tạo những biến cố và mối quan hệ của họ trong cuộc sống…
Theo quan điểm của D.B. Enkanhin thì trò chơi mang tính xã hội cả về nội dung, nguồn gốc và sự phát sinh, có nghĩa là nó nảy sinh từ điều kiện sống của đứa trẻ trong xã hội.
Điều kiện xã hội của trò chơi sắm vai theo chủ đề được thực hiện theo hai mặt: tính xã hội của các động cơ, tính xã hội của cấu trúc.
Tính xã hội của cấu trúc và phương thức thực hiện hoạt động vui chơi được L.X. Vygoski nhấn mạnh qua vai trò của ký hiệu ngôn ngữ trong trò chơi, ý nghĩa quan trọng của chúng đối với các chức năng tâm lý đặc trưng loài người đó là tư duy ngôn ngữ, là sự điều chỉnh có ý thức hành động…
Trẻ mẫu giáo khi xâm nhập vào tập thể bạn cùng tuổi do tích luỹ được những quy tắc, những chuẩn mực hành vi, những giá trị đạo đức nhất định nhờ sự ảnh hưởng của cha mẹ và người lớn. Đứa trẻ mẫu giáo bắt chước những người thân như bắt chước kiểu cách của họ, rút ra từ người lớn sự đánh giá mọi người, đánh giá những sự kiện và đồ vật. Tất cả những điều đó được đưa vào hoạt động vui chơi, vào trong giao tiếp với bạn cùng tuổi, hình thành các phẩm chất cá nhân của trẻ.
Dực vào nội dung, chủ đề chơi được trẻ ưa thích, đặc điểm ngôn ngữ của nó có thể xác định dạng giao tiếp của đứa trẻ, xác định hứng thú của nó và các mối quan hệ trong gia đình.
Cha mẹ khuyến khích trẻ tham gia hoạt động vui chơi có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển nhân cách của đứa trẻ. Nếu cha mẹ có khuynh hướng cho trẻ tham gia vào hoạt động học tập ngay thì dễ nảy sinh xung đột bên trong nhân cách của trẻ. Ở trẻ xuất hiện cảm giác có lỗi thể hiện trong những phản ứng sợ hãi, uể oải, thụ động… có thể tạo cảm giác tư ti.
Các mối quan hệ với bạn cùng tuổi vì trò chơi, vì mối quan hệ vai chơi đã thể hiện sự ảnh hưởng cơ bản đến sự hình thành nhân cách của trẻ, tạo điều kiện phát triển các phẩm chất nhân cách như sự giúp đỡ lẫn hau, tính nhường nhịn, tính vị tha…Các mối quan hệ vì trò chơi có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển nhân cách của trẻ, đối với viêc lĩnh hội các chuẩn mực đạo đức đơn giản của trẻ. Chính trong trò chơi hình thành và biểu lộ một cách thực tế những chuẩn mực và quy tắc hành vi trẻ đã được lĩnh hội. Tất cả những điều đó tạo nên cơ sở phát triển đạo đức của trẻ, hình thành lỹ năng giao tiếp trong tập thể bạn cùng tuổi.
Tạp chí Giáo dục số 132 kỳ 2-2/2006
[ad_2]
Source link