GIẢI MÃ 7 NỤ CƯỜI ĐƯỢC XEM LÀ CƠ BẢN CỦA CON NGƯỜI

[ad_1]

  Cười là một phản xạ tự nhiên của con người mà từ khi sinh ra ta đã biết cười, cười là cảm xúc mà chỉ con người mới có, cười thể hiện khi chúng ta vui vẻ, hạnh phúc, khi cuộc sống có nhiều điều thú vị, hài hước. Theo Rabelais, một đại văn hào Pháp ở thế kỷ XVI đã từng viết: “Tiếng cười là đặc trưng của con người, là một yếu tố của sức khoẻ, một phương pháp trị bệnh”.

Nụ cười có rất nhiều ý nghĩa tùy vào lúc ta nở nụ cười và nó cũng có rất nhiều cách cười ẩn chứa những ý nghĩa khác nhau. Nụ cười là một món quà vô giá, đã tiếp cho con người thêm niềm tin, sức mạnh và nghị lực để vươn lên trong cuộc sống và  nó cũng là niềm hạnh phúc của mỗi người. Nụ cười giúp mọi người gần gũi, thân thiện và hòa hợp với nhau hơn.

Ý nghĩa của nụ cười là thể hiện sự lạc quan, yêu đời: Theo những nghiên cứu của các nhà tâm lý học, tính lạc quan thường đi chung với hòa hợp và dễ tha thứ. Thực tế này là do cơ chế đối lập 2 mặt giữa 2 bán cầu não trái và phải. Những cảm xúc lạc quan, thoải mái, hòa hợp, dễ tha thứ đều bị chi phối bởi cùng một bán cầu não trái. Người nào có bán cầu não trái hoạt động nhiều hơn sẽ dễ có những cảm xúc tích cực, dễ lạc quan tha thứ. Ngược lại nếu có bán cầu não bên phải chiếm ưu thế hơn sẽ dễ bị tác động bởi những cảm xúc tiêu cực như sợ hải, thù hận hoặc lo lắng căng thẳng.

 

 

 

 

 Ai cũng biết, cười sẽ khiến tâm trạng vui vẻ sảng khoái, nhưng ngoài ra nó còn đem lại nhiều lợi ích khác cho sức khỏe mà ít người biết đến. Theo tạp chí Discovery, cười sẽ làm tăng chức năng hệ miễn dịch, điều hòa huyết áp, kích thích hoạt động của các cơ quan nội tạng, và giảm đau. Nghiên cứu của Giáo sư Buchowski, người Anh, cho biết cười gia tăng tốc độ đốt mỡ. Cười từ 10 đến 15 phút có thể tiêu thụ thêm 20% calori so với người bình thường. Cười còn làm gia tăng sự tiết mật, tăng sự co bóp của dạ dày và ruột, nên cũng ảnh hưởng tốt đến tiêu hóa và bài tiết. 

 Nụ cười vui vẻ có khả năng mạnh mẽ hơn cả thông điệp phát ra từ ánh mắt hay cái va chạm của đôi tay. Nhà văn Mark Twain từng nói: “Loài người chỉ có một thứ vũ khí thực sự hiệu quả, đó là nụ cười”. Nụ cười có khả năng đồng bộ hóa cả cơ thể và tâm trí, duy trì mối tương quan hòa hợp lẫn nhau. Nếu một bên thay đổi chất lượng trong suy nghĩ, một bên sẽ cảm thấy thay đổi trong hành vi của cơ thể. Ngược lại, nếu một bên có mang lại sự thay đổi trong hành vi của cơ thể thì bên kia sẽ thay đổi trạng thái tinh thần.

 Nụ cười là thứ ngôn ngữ không lời. Nụ cười là sợi dây móc nối yêu thương. Nụ cười thật sự là một quyền lực của phái đẹp. Nhưng, làm thế nào để luôn có được nụ cười đúng nghĩa? Không phải nụ cười “phòng thủ”, nụ cười “tiếp thị” hay nụ cười “công nghiệp”, nụ cười đúng nghĩa là nụ cười chân thành, không giới hạn. Đó là khi tiếng cười có thể bật ra và cảm xúc được hoàn toàn. Theo quan điểm của đạo Phật, ta chỉ có thể thật sự cười khi đã biết buông bỏ mọi ưu tư, phiền muộn, hờn giận trong tâm. Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã dạy: “Không phải nụ cười nào cũng có được từ niềm vui, nhưng chắc chắn niềm vui sẽ có được nhờ nụ cười”. Nụ cười là thứ mà nếu ta khư khư ôm lấy, nó sẽ chẳng có giá trị gì, nhưng nếu ta biết dùng một cách rộng rãi, nó sẽ mang lại nhiều điều tuyệt vời ngoài sức tưởng tượng.

Nụ cười là phương tiện giao tiếp phi ngôn từ biểu lộ tình cảm, thái độ của mình. Cười là một trong những hình thức diễn đạt cảm xúc tinh tế nhất của con người. Nụ cười là một trong những tính năng làm cho con người trở nên hấp dẫn. Đó là thứ mỹ phẩm rẻ nhất và duy nhất có khả năng làm khuôn mặt bạn bừng sáng. Sức mạnh của nụ cười là không thể kể hết. Nụ cười hiền hậu của người mẹ giúp con bừng tỉnh sau cơn u mê lạc lối. Nụ cười của người bạn thân thiện bỗng dưng sẽ giúp người còn lại tìm thấy niềm tin vào cuộc sống. Nụ cười của người con gái khi đã tha thứ cho người con trai sẽ làm ấm lại cơ thể run rẩy trong mưa,… Nói cách khác, có rất nhiều kiểu cười, mỗi kiểu cười nói lên rất nhiều thái độ của các chủ thể và khách thể giao tiếp. Cười mỉm, cười to, cười thành tiếng, cười nhếch mép đều biểu lộ tình cảm và thái độ của các đối tượng giao tiếp và làm tăng thêm ý nghĩa, nội dung của câu chuyện. Khi chúng ta cười, nét mặt chúng ta tràn ngập niềm hân hoan tình thân mến. Một nụ cười niềm nở tự đáy lòng có thể thay cho lời nói: “Tôi thật sự quý mến anh!”, “Tôi thật sự rất vui khi gặp bạn”. Vì nụ cười quan trọng nên có một danh ngôn dành cho người đang yêu thế này: “Hãy yêu người nào có thể làm bạn luôn mỉm cười và chỉ có nụ cười mới có thể xua đi những góc khuất tăm tối trong tâm hồn”.

Nụ cười là cách biểu lộ thái độ, tình cảm tự nhiên, bẩm sinh nhất của con người. Trong chào hỏi, nụ cười là tín hiệu muốn bộc lộ, thiết lập hay duy trì quan hệ thân thiện. Trong hoàn cảnh nhất định, để chào một đối tượng giao tiếp, chỉ nụ cười là đủ (đó là khi người bề trên, người lớn tuổi hơn, có vị thế cao hơn chào đáp lễ người nhỏ tuổi hơn…), nụ cười có thể đi kèm với bắt tay và lời chào.

Những ai biết mỉm cười đều có thiên hướng biết cách quản lý, bán hàng hiệu quả, tạo ra hạnh phúc và nuôi dạy con cái nên người. Người Trung Hoa có câu nổi tiếng: “Nếu không có nụ cười tươi tắn thì đừng mở hiệu buôn”. Nụ cười là sứ giả thiện chí của bạn truyền đi những thông điệp không lời hơn hẳn bất kỳ câu nói nào. Nụ cười làm bừng sáng cuộc đời của tất cả những ai nhìn thấy nó. Và không phải ngẫu nhiên một nhà thơ viết: “Khi cười, gương mặt chúng ta nở hoa”. Đừng quên mỉm cười trong cuộc sống. Nụ cười của bạn mang lại hạnh phúc cho người xung quanh và do đó cũng mang lại hạnh phúc cho chính bản thân. Hãy mỉm cười với nhau – dù đó là người bạn chưa quen biết. Bởi vì, các nhà khoa học đã chứng minh rằng bạn càng mỉm cười nhiều thì những người khác càng có nhiều phản ứng tích cực với bạn đồng thời có sức cuốn hút hấp dẫn. Chính vậy, đừng chạy theo vẻ bề ngoài hào nhoáng, nó có thể phai nhạt theo thời gian.

 

Trên tivi và tạp chí, chúng ta thường thấy một số người nổi tiếng khi mỉm cười mím chặt môi, mép hơi nhếch ra sau, không để lộ chiếc răng nào, cả đôi môi thành một đường thẳng. Hàm ý của nụ cười mỉm này là: “Tôi không tán thành ý kiến của anh lắm, trong thâm tâm tôi có cách nghĩ thật sự mà anh không biết, tôi cũng không muốn nói với anh”. Ví dụ, nhiều người khi đứng trước đối tượng tìm hiểu không ưng ý hoặc vị lãnh đạo mà bản thân không muốn thừa nhận.

Một số phóng viên từng nói, khi phỏng vấn người thành công và phát hiện có thói quen, đó là khi hỏi về vấn đề chi tiết liên quan thành công, họ luôn mỉm cười môi một thoáng rất nhanh. Sở dĩ họ biểu hiện như vậy là vì không muốn công bố rộng rãi chi tiết liên quan đến thành công cho bàn dân thiên hạ, họ có ý từ chối những vấn đề như vậy.

Đừng chạy theo tiền bạc, một ngày kia cũng sẽ mất đi.

Hãy chạy theo người nào đó làm bạn mỉm cười, bởi chỉ có nụ cười là tồn tại mãi mãi. Nếu cuộc sống không thích mỉm cười với bạn, bạn hãy mỉm cười và nhìn thẳng vào nó.

Con người có thể thể hiện chính mình hoặc biểu lộ cảm xúc, biểu lộ cái tôi thông qua sự biểu cảm ở khuôn mặt. Những trạng thái khác nhau biểu cảm trên khuôn mặt sẽ giúp bản thân mình tự tin hơn và dễ thành công hơn trong giao tiếp. Khi trong lòng thấy vui, khuôn mặt bạn trông thật rạng rỡ, các cơ trên mặt của bạn giãn căng.

Ngược lại khi bạn buồn bực, trong lòng nặng trĩu thì các cơ trên khuôn mặt bạn cũng bị trùng xuống cho dù bạn có cố tình giấu đi tâm trạng đó nhưng ngôn ngữ không lời trên khôn mặt bạn lại cho thấy tất cả. Nụ cười được xem là một trang sức trong lúc giao tiếp. Cười là dấu hiệu có tác động rất mạnh giúp truyền tải sự vui vẻ, thân thiện, nhiệt tình và thích thú. Cười thường dễ lây từ người này sang người khác và khiến cho việc giao tiếp được thuận lợi hơn.

Nhìn chung, người có tính cách hướng ngoại rất hay cười. Do tính tình hòa đồng, cởi mở nên họ dễ cười theo người khác và đó là nụ cười chân thật. Nếu người khác đang gặp chuyện buồn, họ sẽ an ủi với vẻ mặt không quá sầu muộn. Người có tính cách hướng nội ít khi cười, tiếng cười của họ thường nhỏ, có vẻ thiếu sức sống, thiếu tự tin – dường như họ đã nhìn thấy và thấu hiểu điều gì đó trong cuộc đời..

Cười là một trong những hình thức diễn đạt cảm xúc tinh tế nhất của con người. Các nhà nghiên cứu đã liệt kê ra hàng chục kiểu cười khác nhau: cười rụt rè, cười nhếch mép, cười rạng rỡ, cười hăm dọa, cười thanh thản, cười khêu gợi… Nhà tâm lý học Paul Ekman đã liệt kê ra 19 kiểu cười khác nhau, trong đó có những kiểu cười mang dấu ấn của sự sợ hãi, những nụ cười của sự khinh thường hoặc những kiểu cười nhếch mép, mỉa mai và những nụ cười gượng. Nói tóm lại, cười là một dạng ngôn ngữ khác với lời nói, một phương tiện để chúng ta bộc lộ ra những gì mà chúng ta “không nói ra bằng lời”. Nụ cười từ đó sẽ mở ra nhiều phạm vi giao tiếp rộng lớn.

Mỗi một kiểu cười của con người đều có liên quan đến những bộ phận cơ khác nhau, nhằm tạo ra những nét riêng biệt đặc trưng của từng kiểu cười mà nhìn vào, ai cũng hiểu thông điệp của loại ngôn ngữ không lời này. Cười là một trong những hình thức diễn đạt cảm xúc tinh tế nhất của con người. Các nhà nghiên cứu đã liệt kê ra các kiểu cười khác nhau: cười vui vẻ , cười chào đón, cười đồng thuận, cười quyến rũ, cười phòng thủ, cười táo bạo, cười gượng… Sau đây giải mã  7 nụ cười được xem là cơ bản của con người.

 

 (1) Cười vui vẻ  là nụ cười “Vui mừng”

Nụ cười đẹp nhất, có lẽ là nụ cười vui mừng và hạnh phúc, đó là nụ cười của bà mẹ khi thấy con mình khôn lớn thành đạt, là nụ cười của cô gái mãn nguyện khi đã đậu Đại học thỏa bao hy vọng và công sức, là nụ cười của ông cụ ăn xin khi tìm được một hộp bánh trong đống đồ bỏ đi, là nụ cười của những phạm nhân trong ngày ân xá, là nụ cười của cô bán hàng đã bán hết hàng trong một ngày mệt mỏi, là nụ cười của những đứa con mong mẹ đi chợ về để có được tấm bánh tấm quà. Nụ cười vui vẻ là yếu tố có khả năng truyền cảm hứng mạnh mẽ nhất, hơn cả thông điệp phát ra từ ánh mắt hay cái va chạm của đôi tay. Đó là nụ cười làm tan biến bầu không khí căng thẳng do áp lực công việc nơi công sở, nụ cười hiền dịu của người vợ, người mẹ với chồng con bên bữa cơm gia đình đầm ấm, nụ cười chia sẻ niềm hạnh phúc của đứa con vừa thi đậu với điểm cao, nụ cười khi gặp lại một người mình thương yêu, nụ cười cảm ơn của cô gái được nhường chỗ trên xe bus…Nói cách khác, đây là kiểu cười thể hiện sự vui mừng.

 Một tràng cười rạng rỡ khi quá vui mừng sẽ khiến cơ thể phải “huy động” nhiều đến hệ cơ của vành mí mắt, nhất là cơ gò má. Bộ phận cơ này sẽ được kích hoạt một cách tự động từ trung khu thần kinh não bộ khi chúng ta có được những cảm giác khoan khoái dễ chịu. Kiểu cười vui vẻ là kiểu cười “thật thà”, khi niềm vui từ bên trong nó tràn ra bên ngoài bằng nụ cười, nên rất tự nhiên, rất dễ thương và người đối diện rất dễ dàng nhận ra, đồng cảm và vui lây với kiểu cười này. Do đó, không thể nào nhầm lẫn được giữa một nụ cười hạnh phúc viên mãn và một nụ cười ngượng nghịu bất đắc dĩ.

(2) Cười chào đón  là một nụ cười “Tiếp thị”

Nụ cười chào đón hay nụ cười lịch sự có tính chất vừa gần gũi vừa tạo khoảng cách. Khi bắt gặp nụ cười này, chúng ta sẽ cảm thấy vui sướng và tin cậy, ngay cả khi người đối thoại không có quan hệ thân hữu gì với chúng ta. Cười chào đón là  một kiểu cười xã giao, cảm xúc đặt vào nụ cười này không nhiều, vì hầu hết ta cười kiểu này với người không có quan hệ thân thiết nào, thậm chí ta và họ không hề quen biết nhau. Những người làm công tác tiếp xúc khách hành thường sử dụng kiểu cười này để câu khách, mà thật sự nó có tác dụng. Trong một dãy các cửa hiệu bán cùng các loại sản phẩm như nhau, ta vẫn thích ghé vào cửa hiệu nào có cô bán hàng cười tươi hơn là cửa hiệu có cô bán hàng không biết cười. Một người bạn tôi kể lại rằng: “Tôi luôn nhớ đến nụ cười của cô bé bán cafe ở quán Khoảng Lặng, khi thỉnh thoảng tôi ghé qua uống. Nụ cười đó luôn làm tôi vui”. “Tôi nhớ mãi nụ cười hiền của bà cụ bán rau đầu ngõ, ngày nào đi qua gặp bà tôi cũng đều mua một bó”. Tính chất của nụ cười này là không cần biết chúng ta là ai, nhưng lại “đánh” vào phần tình cảm tổng quát trong con người chúng ta. “Một nụ cười thành tâm sẽ khơi dậy trong chúng ta một phản xạ bẩm sinh rất nhạy cảm, hướng chúng ta đến điều thiện.

Thế nhưng, đừng quá lạm dụng kiểu cười này mà thành phản cảm, một khi đã phản cảm thì cũng phản tác dụng, phản chủ luôn! Một nụ cười tiếp thị, công nghiệp quá chỉ là một sự giãn cơ trên khuôn mặt chứ không hề biểu cảm gì đó. Trên tất cả, nụ cười tiếp thị ấy cần mang đến thông điệp của sự thân mật, nhiệt tình trong giao tiếp và chân thành trong công việc mới có thể níu chân khách hàng lâu dài. Nên nhớ rằng “một nụ cười thành tâm sẽ khơi dậy trong chúng ta một phản xạ bẩm sinh rất nhạy cảm, hướng chúng ta đến điều thiện”, đức Đạt Lai Lạt Ma nhấn mạnh như vậy trong quyển Ancient Wisdom, Modern World: Ethics for the new Millennium.

(3) Cười đồng thuận  là nụ cười “Lôi kéo”

 Nụ cười đồng thuận diễn tả đối tượng cũng thuộc về một vấn đề hay một hoàn cảnh chung giống như chúng ta và ủng hộ quan điểm, cách thể hiện của người ấy. Nụ cười đồng thuận như một chất xúc tác cho người ta sức mạnh, như một ngôn ngữ không lời tán thưởng về những gì họ nói và làm. Khi ta nở nụ cười đồng thuận, ta biểu lộ thái độ của mình, đó là sự đồng thanh nhất trí với một vài cá nhân nào đó mà chúng ta có cảm giác như họ nói thay suy nghĩ của mình, họ làm thay việc mình muốn làm mà chưa có cơ hội hoặc điều kiện để làm.

Kiểu cười đồng thuận biểu lộ cảm xúc hỉ hả, thỏa mãn khi có cảm giác mình được hiểu,  mình được chấp nhận trong cộng đồng và quan trọng hơn nữa là mình có đồng minh. Tại sao kiểu cười đồng thuận có thể không tốt? Nếu đồng thuận cái xấu, cái không lợi ích mà tán thưởng, khuyến khích. Chẳng hạn, nếu mình có cách phản ứng đập đồ mỗi khi nóng giận. Khi chứng kiến ai có cách phản ứng tương tự, ta cười đồng thuận, nghĩ “sao mà giống tôi thế”. Nếu tôi vào trong tình huống đó, tôi cũng chỉ có thể phản ứng như thế mà thôi.

 Nếu đồng thuận với những cái hay, cái đẹp, ta có cơ hội phát triển những yếu tố này mạnh mẽ hơn, đồng thời khuyến khích người khác tiếp tục thực hiện những điều đẹp như thế. Chẳng hạn, nếu là người có tính khí khẳng khái, không luồn cúi, bợ đỡ và đồng thuận với người có cùng quan điểm sống bằng nụ cười đồng thuận như thế.

Nụ cười này biểu lộ một sự đồng thanh nhất trí với một vài cá nhân nào đó mà chúng ta chọn. Nhiếp ảnh gia người Đài Loan Steven, 25 tuổi giải thích: “Tôi luôn thích chộp lấy những khoảnh khắc cao trào của những ánh mắt và những nụ cười đồng thuận, cho dù đó là biểu hiện của những người mà tôi tình cờ bắt gặp ngoài đường phố”.

(4) Cười quyến rũ  là một nụ cười “Cưa cẩm”

 Nụ cười quyến rũ còn có tác dụng như một lời ngầm hứa rằng, bạn có thể yên tâm đặt niềm tin vào tôi. Kiểu cười đó vừa mang tính bảo đảm vừa mang tính bảo vệ, tuy sự thật không hẳn như vậy. Một khi bị cuốn hút bởi một nụ cười quyến rũ, ta tự động trấn an mình và tự nguyện đặt niềm tin vào người đó, rằng mình có thể đến với người này, gắn bó với người này, hợp tác với người này, rằng người có nụ cười như thế có thể che chở, bảo vệ ta… Tại Pháp, phụ nữ đánh giá cao nhất một người nam luôn có những nụ cười vui vẻ (37%), trước cả sức quyến rũ của ánh mắt (13%). Nụ cười đó vừa mang tính bảo đảm vừa mang tính bảo vệ. Claire, chuyên viên nghiên cứu tranh ảnh 38 tuổi đã đính hôn, kể lại: “Đôi lúc, khi không biết làm gì để tôi hài lòng thì anh ấy liền nở một nụ cười dịu dàng và khá ranh mãnh. Tôi liền cảm thấy bị xiêu lòng và hoàn toàn tin tưởng”.

Vì sức mạnh của kiểu cười quyến rũ, nhiều người ranh mãnh mô phỏng kiểu cười này để lợi dụng niềm tin của người khác. Tất cả các hình thức lừa đảo, từ việc lừa tình, lừa tiền, lừa uy tín danh dự đều có thể dùng chiêu thức cười quyến rũ! Có thể bạn không tin, nhưng chính kiểu cười quyến rũ là cách để tạo mối quan hệ dễ dàng nhất. Có được mối quan hệ rồi, thì mới có thể làm tiếp những bước khác trên đường lừa đảo.

(5) Cười phòng thủ là một nụ cười “Tự vệ”

 Cười phòng thủ là cười để gây thiện cảm với người đối diện mà ta chưa hề quen biết hoặc biết không nhiều. Cười để gửi thông điệp: tôi không muốn có kẻ chống đối. Cười để cầu “dĩ hòa vi quý”. Đây là một “con át chủ bài” được tung ra với tâm lý tự trấn an, đồng thời nhằm vô hiệu hóa đối phương, làm triệt tiêu đi những xung động tấn công mà người đối diện có thể có khi chúng ta nhìn họ, gặp họ và tiếp xúc với họ. Đây là một “tuyệt chiêu” được tung ra nhằm vô hiệu hóa đối phương, làm triệt tiêu đi những xung động tấn công mà người đối diện có thể có khi chúng ta nhìn họ. Đây được xem là một dấu hiệu hòa bình mà chúng ta chia sẻ với tất cả mọi nền văn minh trên thế giới. Như Emmanuelle, 25 tuổi, thú nhận: “Khi tôi bước vào một căn phòng mà trong đó tôi không quen với một người nào cả, tự nhiên tôi mỉm cười như để tự trấn an mình”.

(6) Cười táo bạo  là một nụ cười “Củng cố niềm tin”

 Việc học được cách nở một nụ cười nhằm giữ cho chúng ta luôn có những thái độ và dáng vẻ tích cực là bước đầu đưa chúng ta đến những thành công trong cuộc sống. Bác sĩ tim mạch Elisabeth, 48 tuổi, thổ lộ: “Tôi luôn phải tập cười và tập nói trước đám đông. Điều đó sẽ khiến tôi có thêm nhiều tự tin”. Một nụ cười như vậy sẽ giúp chúng ta kiểm soát được mình tốt hơn khi bị stress, giúp chúng ta đối diện tốt hơn với những thay đổi trong cuộc sống, để chúng ta có được một thái độ bình an và thanh thản hơn.

 Trong thực tế tiếng cười và óc hài hước cho thấy một mối quan hệ nhân quả. Chúng đồng nhất và không thể tách rời. Hay nói cách khác, thỉnh thoảng hài hước là nguyên nhân – thiên về trí óc và nhận thức, trong khi hệ quả là tiếng cười – thiên về hiện tượng vật lý.

(7) Cười gượng – là một nụ cười “Phạt”

 Một nụ cười gượng vẫn có thể nở trên môi chúng ta khi chúng ta vừa mới phạm phải một hành động vụng về nào đó hoặc khi chúng ta thẹn thùng, xấu hổ hoặc biểu thị một tâm lý rối loạn. Nói cách khác, là một nụ cười có vẻ miễn cưỡng giả tạo, vì trong lòng không vui, không cảm thấy đáng cười mà vẫn cố cười để vừa lòng người đối diện hoặc nụ cười có vẻ ngượng ngùng, vì trong lòng cảm thấy có điều xấu hổ vì tội lỗi của mình nhưng phải cười theo mọi người.

 

Chuyên gia tâm lý liệu pháp Catherine Aimelet-Perissol giải thích: “Một nụ cười ngao ngán cho thấy khi đó chúng ta muốn chế ngự cảm xúc của mình chứ không muốn chịu đựng nó”. Đây là nụ cười của một người mang tâm trạng tội lỗi, tự ti trước người khác.

 Một nghiên cứu được công bố gần đây của tổ chức các nền kinh tế mở (NEF) đã xếp Việt Nam đứng thứ 12 trên toàn cầu và là quốc gia đứng đầu (hạnh phúc nhất) ở châu Á! Bảng đánh giá, xếp hạng này căn cứ vào một số tiêu chuẩn như sự bằng lòng với cuộc sống, tuổi thọ trung bình, yếu tố môi trường… Như vậy người Việt lạc quan, hay cười không phải là một nhận định cảm tính.

Nhận định trên cho thấy, nụ cười thể hiện sự lạc quan, yêu đời nhưng không vì thế mà chúng ta lạm dụng tiếng cười quá mức. Cười cũng nên đúng lúc đúng chỗ, chúng ta không thể cười khi đi một đám tang, không nên cười khi người bên cạnh ta không vui… Và nếu bạn sở hữu tiếng cười đúng lúc, đúng chỗ thì nụ cười sẽ đem lại cho bạn thật nhiều điều mà bạn không thể tưởng được.

Qua những phân tích trên, các bạn cũng đã hiểu thêm về khái niệm nụ cười, ý nghĩa của nụ cười hay tác dụng của nó trong công việc cũng như trong cuộc sống. Vì vậy, hãy cười thật nhiều với mong muốn mang lại thật nhiều tiếng cười ý nghĩa, sảng khoái giúp cuộc sống của mọi người thêm vui vẻ và hạnh phúc hơn.

Mỗi chúng ta đều sở hữu một khuôn mặt độc nhất vô nhị, không thể lẫn lộn với người khác. Khuôn mặt của một người nhìn chung có thể phản ánh tuổi tác, giới tính, chủng tộc của người đó, vẻ mặt có thể tiết lộ tình cảm, thái độ và cảm xúc của họ ở thời điểm hiện tại. Tìm hiểu cuộc đời qua khuôn mặt một người có thể tìm thấy những đường nét của cả dòng dõi tổ tiên, những biểu hiện trong toàn bộ quá khứ của cuộc đời cũng như khát vọng của chính họ.

Các biểu cảm trên nét mặt giúp lời nói được nhấn mạnh thêm qua thị giác và cảm xúc. Nó có thể khơi dậy cảm xúc của bạn và do đó làm cho giọng nói của bạn sống động. Khi trò chuyện với nhau cũng như khi nói trước công chúng, hầu như mọi người đều có những biến đổi trên nét mặt và làm điệu bộ dưới một hình thức nào đó.

TRÍCH TRONG KỸ NĂNG GIAO TIẾP KINH DOANH

Kỹ năng giao tiếp cơ bản

TS. NGUYỄN VĂN HÙNG (Chủ biên)

Địa chỉ: 20-22 Đường 270A P. Phước Long A, Q9, TP. HCM

Điện thoại: 0913.867.878 


[ad_2]
Source link

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *