[ad_1]
E-marketing (Online marketing, Digital marketing hay Internet marketing), hay tiếp thị qua mạng, tiếp thị trực tuyến (Marketing trực tuyến) là hoạt động cho sản phẩm và dịch vụ thông qua mạng kết nối toàn cầu internet. Sự xuất hiện của internet đã đem lại nhiều lợi ích từ chi phí thấp để truyền tải thông tin và truyền thông (media) đến số lượng lớn đối tượng tiếp nhận, thông điệp được truyền tải dưới nhiều hình thức khác nhau, như: văn bản, hình ảnh, âm thanh, phim, trò chơi… Với bản chất tương tác của marketing trực tuyến, đối tượng nhận thông điệp có thể phản hồi ngay tức khắc hay giao tiếp trực tiếp với đối tượng gửi thông điệp. Đây là một lợi thế lớn của marketing trực tuyến so với các loại hình khác.
Các hình thức marketing trực tuyến
Marketing trực tuyến là việc sử dụng internet làm phương tiện cho các hoạt động marketing và truyền thông. Marketing trực tuyến là việc thực thi các hoạt động quảng bá sản phẩm và dịch vụ, trong đó sử dụng các kênh phân phối trực tuyến – định hướng theo cơ sở dữ liệu – nhằm tiếp cận đến khách hàng đúng thời điểm, thích hợp, cá nhân hóa và chi phí hợp lý. Marketing trực tuyến là việc quản lý và thực hiện các hoạt động marketing, trong đó sử dụng các phương tiện điện tử, như: website, email, phương tiện không dây kết hợp với các dữ liệu số về đặc điểm và hành vi của khách hàng.
Search engine điều khiển robot đi thu thập thông tin trên mạng thông qua các siêu liên kết (hyperlink). Khi robot phát hiện ra một site mới, nó gởi tài liệu (web page) về cho server chính để tạo cơ sở dữ liệu chỉ mục phục vụ cho nhu cầu tìm kiếm thông tin.
Search Engine trên internet hay các công cụ tìm kiếm là các site đặc biệt trên web, được thiết kế để giúp mọi người tìm kiếm thông tin được lưu trên các site khác nhau.
SEM là dịch và hiểu theo nghĩa tiếng Việt là phương pháp tiếp thị thông qua các công cụ tìm kiếm. SEM là một hình thức Internet Marketing và là một phương pháp marketing nhằm tăng sự hiện diện của bạn hay doanh nghiệp, tổ chức thông qua công cụ tìm kiếm.
SEO (Search Engine Optimization): Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm. Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm là một tập hợp các phương pháp nhằm nâng cao thứ hạng của một website trong các trang kết quả của các công cụ tìm kiếm. Các phương pháp đó bao gồm việc tối ưu hóa website (tác động mã nguồn HTML và nội dung website) và xây dựng các liên kết đến trang để các công cụ tìm kiếm chọn lựa trang web phù hợp nhất phục vụ người tìm kiếm trên internet ứng với một từ khóa cụ thể được người dùng truy vấn.
Website là một cửa hàng ảo với hàng hoá và dịch vụ có thể được giới thiệu và rao bán trên thị trường toàn cầu. Cửa hàng đó mở cửa 24 giờ/7 ngày một tuần, trong cả 365 ngày trong năm, cho phép khách hàng của bạn tìm kiếm thông tin, xem, mua sản phẩm và dịch vụ của bạn bất cứ lúc nào họ muốn.
“Email marketing là một hình thức marketing trực tiếp trong đó sử dụng thư điện tử như một phương tiện giao tiếp khách hàng’’(định nghĩa của Google về Email marketing). Trong ý nghĩa rộng nhất của nó, thuật ngữ này thường được dùng để chỉ việc gửi email với mục đích tăng cường mối quan hệ của một doanh nghiệp với khách hàng mới hiện có và xây dựng lòng tin, sự tin tưởng để khuyến khích lòng trung thành bền vững của khách hàng và tăng việc kinh doanh lặp lại.
Hiệp hội Marketing Mỹ (AMA) đã đưa ra định nghĩa về Mobile marketing theo hướng tiếp cận này như sau: “Mobile marketing là việc sử dụng các phương tiện không dây làm công cụ chuyển tải nội dung và nhận lại các phản hồi trực tiếp trong các chương trình truyền thông hỗn hợp”. Hiểu một cách đơn giản, đó là sử dụng các kênh thông tin di động làm phương tiện phục vụ cho hoạt động marketing.
Affiiliate Network. Đây là nơi trung gian giữa cộng tác viên và nhà sản xuất. Nhà sản xuất sẽ đăng sản phẩm cần quảng bá còn các cộng tác viên sẽ tìm sản phẩm mà mình muốn tham gia tiếp thị.
Affiliate Network đóng vai trò cung cấp nền tảng kỹ thuật như link quảng bá, banner, theo dõi và đánh giá hiệu quả của việc tiếp thị cũng như giải quyết tranh chấp và thanh toán hoa hồng. Một số Affiliate Network nổi tiếng trên thế giới có thể kể đến là: Amazon, Google, Clickbank…
Article marketing.Article marketing hay gọi là tiếp thị thông qua các bài báo, bài viết liên quan đến ngành công nghiệp hoặc dịch vụ tương ứng. Những bài viết thường chứa tài liệu tham khảo, giới thiệu dịch vụ, thông tin liên lạc của tác giả hoặc doanh nghiệp. Những bài viết này đều chứa đựng giá trị nội dung cao, đáng tin cậy và có thể được xuất bản miễn phí. Những bài viết này phần nhiều có sự tham khảo từ các nguồn khác nhau và được đăng trên nhiều trang web khác nhau.
Blog marketing
Blog là một hiện tượng xã hội không ngừng biến hoá. Và bản thân internet cũng thay đổi với tốc độ chóng mặt. Vì thế việc đặt ra một định nghĩa đúng đắn về blog quả là không tưởng. Blog, gọi tắt của từ weblog (tiếng Anh, “nhật ký web”), là một dạng nhật ký trực tuyến, bùng nổ từ cuối thập niên 90 của thế kỷ XX.
Các blogger (người viết blog), có thể là cá nhân hoặc nhóm, đưa thông tin lên mạng với mọi chủ đề; thông thường có liên quan tới kinh nghiệm hoặc ý kiến cá nhân, chủ yếu cung cấp thông tin đề cập tới những chủ đề chọn lọc, không giống như các báo truyền thống. Được phần mềm hỗ trợ, dễ sử dụng, blog phổ biến rất nhanh và ai cũng có thể dễ dàng tạo ra một blog cho mình.
Video trực tuyến.YouTube là một trang web chia sẻ video nơi người dùng có thể tải lên, xem và chia sẻ các video clip (YouTube do 3 nhân viên cũ của PayPal tạo nên vào giữa tháng 2 năm 2005). Dịch vụ đặt tại San Bruno sử dụng công nghệ Adobe Flash để hiển thị nhiều nội dung video khác nhau, bao gồm những đoạn phim, đoạn chương trình ti vi và video nhạc, cũng như những phim nghiệp dư như video blogging và những đoạn video gốc chưa qua xử lý.
Viral Marketing (Marketing lan truyền). Nó được định nghĩa dựa trên nguyên tắc lan truyền thông tin, cũng tương tự như cách thức virus lan truyền từ người này sang người khác với tốc độ cấp số nhân.
Giống như cách thức lan truyền của một con virus. Hình thức quảng cáo này bắt đầu từ giả thuyết một khách hàng luôn kể cho người khác nghe về sản phẩm hoặc dich vụ của bạn mà khách hàng cảm thấy hài lòng khi sử dụng.
Social Networks (Mạng xã hội)
Mạng xã hội hay gọi là mạng xã hội ảo (Tiếng Anh: Social Network) là dịch vụ nối kết các thành viên cùng sở thích trên internet kết nối và chia sẻ với nhau với nhiều mục đích khác nhau không phân biệt không gian và thời gian. Mạng xã hội có những tính năng như chat, e-mail, phim ảnh, voice chat, chia sẻ files, blog, và xã luận. Mạng xã hội thay đổi hoàn toàn cách cư dân mạng liên kết với nhau và trở thành một phần tất yếu hằng ngày cho hàng trăm triệu thành viên trên khắp thế giới.
7.5. GIẢI PHÁP HỆ THỐNG MARKETING TRỰC TUYẾN
Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) cho biết số người sử dụng Internet tại Việt Nam hiện có khoảng 52 triệu người dùng Internet, chiếm 54% dân số, đứng thứ 5 ở châu Á-Thái Bình Dương về tỷ lệ dân số có kết nối Internet sau Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản và Indonesia. Còn thống kê của comScore (4/ 2013) cho thấy trung bình mỗi người dùng dành 90 phút mỗi ngày để truy cập Internet để đọc tin tức, tìm kiếm thông tin hay giải trí… Làn sóng online đã trở thành một xu thế tất yếu giúp các nhà tiếp thị có thể tiếp cận khách hàng một cách hiệu quả. Nhưng có 2 nguyên nhân chính làm cho tiếp thị trực tuyến tại Việt Nam không đạt kết quả cao. Một là các nhà tiếp thị trực tuyến đã quá lạm dụng Spam trong tiếp thị quảng cáo. Hai là các doanh nghiệp khi triển khai marketing trực tuyến nhưng chưa biết tích hợp hệ thống marketing online tốt. Hầu hết các doanh nghiệp mới chỉ tạo dựng được một website bán hàng và triển khai một số dịch vụ liên quan tới marketing trực tuyến như: Gửi Email chào hàng; đăng tin rao vặt lên một số diễn đàn; quảng cáo Google Adwords; tham gia vào một vài mạng xã hội.
Giải pháp hệ thống marketing trực tuyến thông minh là sự liên kết tiếp thị tích hợp bao gồm 3 tầng; Tầng1: Tạo dựng mối liên kết các công cụ mạng xã hội (YouTube, Facebook, Seo, Email…) bằng phương thức tạo dựng mối quan hệ khách hàng bằng giải pháp tiếp thị liên kết nối kết khách hàng; Tầng 2: giải pháp thiết lập Website dẫn đường đáp ứng nhu cầu khách hàng đồng thời thu thập thông tin khách hàng, qua email marketing chăm sóc khách hàng và dẫn đường tới website bán hàng; Tầng 3: Sử dung 4 giải pháp cơ bản là chat trực tuyến tích hợp Website bán hàng, email marketing, nhập dữ liệu callcenter theo dõi quá trình giao tiếp khách hàng và thanh toán trực tuyến qua ví điện tử. Mỗi tầng có nhiệm vụ và giá trị nhất định của hệ thống, mỗi tầng là cơ sở tích hợp và là điều kiện phát triến nhằm tích hợp hệ thống marketing trực tuyến thông minh.
7.5.1. Tầng 1: Tiếp thị liên kết
Hệ thống marketing online thông minh
Nguồn: http://vinamos.vn/
Affiliate Marketing hay Tiếp thị liên kết là một hình thức marketing dựa trên hiệu quả, trong đó các nhà cung cấp (advertiser) trả hoa hồng cho nhà phân phối (publisher) với mỗi khách hàng mà nhà phân phối mang lại.
Mô hình tính phí quảng cáo CPM, CPC, CPA? Có rất nhiều kênh quảng cáo khác nhau bạn có thể lựa chọn cho chiến lược marketing của doanh nghiệp, nhưng về bản chất có 3 hình thức tính phí quảng cáo phổ biến đó là:
- CPA (Cost per Action): chi phí cho mỗi hành động ở đây có thể là hành động mua hàng, hành động nhập form, hành động follow website, hành động cài đặt phần mềm…;
CPM (Cost per a thousand impression): tính phí quảng cáo trên một ngàn lần hiển thị mẫu quảng cáo của bạn tới người dùng. Đây là hình thức affiliate áp dụng cho việc đặt banner hoặc link liên kết, nghĩa là advertiser sẽ đặt banner hoặc link lên website của publisher và nếu có 1000 lượt click vào banner thì sẽ tính phí. Với cách này thì hệ thống cần phải nhận biết đâu là click ảo và đâu là click thật để đảm bảo quyền lợi cho advertiser;
- CPC (Cost per Click): chi phí cho mỗi lần nhấp chuột. Bạn sẽ bị tính phí quảng cáo cho mỗi lần người dùng click vào mẫu quảng cáo của bạn. Với CPM thì các doanh nghiệp lớn sử dụng với mục đích mở rộng thương hiệu như với CPC thì họ sử dụng với mục đích tăng lượng truy cập vào website. Với mô hình CPC thì doanh nghiệp đã bắt đầu chịu chi để lôi kéo người dùng vào trong website của mình, vì vậy họ sẽ lựa chọn những vị trí HOT với giá cả cao hơn so với các vị trí của CPM. Tuy nhiên nếu cho hai sự lựa chọn giữa CPM và CPC thì thường doanh nghiệp sẽ chọn CPM.
Các hình thức tính phí quảng cáo CPA:
– Cost per Sale (CPS): Tính phí quảng cáo khi khách hàng thực hiện thành công các hành vi mua hàng trực tuyến của Nhà cung cấp;
– Cost per Lead (CPL): Tính phí quảng cáo khi khách hàng cung cấp thông tin bằng cách hoàn thiện vào các mẫu trên website theo đúng yêu cầu của Nhà cung cấp;
– Cost per Install (CPI): Tính phí quảng cáo khi khách hàng thực hiện cài đặt ứng dụng của nhà quảng cáo.
Hình thức tính phí quảng cáo CPA được xem là giải pháp ưu việt cho các nhà quảng cáo sản phẩm, dịch vụ để chắc chắn nhất khả năng chuyển đổi, đảm bảo tối ưu hiệu quả quảng cáo, kinh doanh kiếm tiền online.
Nền tảng ACCESSTRADE Việt Nam là nền tảng tiên phong trong dịch vụ quảng cáo CPA tại Việt Nam. ACCESSTRADE là nền tảng có kinh nghiệm 15 năm hoạt động tại thị trường Nhật và khu vực Đông Nam Á như Thái Lan, Indonesia. Năm 2015, ACCESSTRADE bước vào thị trường Việt Nam và cung ứng dịch vụ CPA marketing cho các doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến hàng đầu Việt Nam: Adayroi, Tiki, Mytour,ANZ…
Hiện tại nền tảng ACCESSTRADE sử dụng 2 hình thức chính đó là CPS (Cost per Sale) đối với các sàn thương mại điện tử lớn và CPL (Cost per Lead) với các dịch vụ đặt phòng, đặt vé máy bay, giáo dục…
Tóm lại: Tầng1 là giải pháp tạo dựng mối liên kết các công cụ mạng xã hội (youtube, facebook, SEO, Email…) bằng phương thức tạo dựng mối quan hệkhách hàng bằng giải pháp tiếp thị liên kết nối kết khách hàng;
7.5.2. Tầng 2: Website dẫn đường và Website bán hàng
Trước hết thì chúng ta nên tìm hiểu định nghĩa thế nào là website bán hàng website dẫn đường và vì sao nó lại quan trọng. Website bán hàng là website chỉ tập trung giới thiệu sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp và đưa ra phương thức giao dịch về giá hay về dịch vụ trước và sau bán hàng. Còn website dẫn đường là website chuyên cung cấp các thông tin tư vấn, giúp khách hàng hiểu rõ về sản phẩm và dịch vụ. Những thông tin từ website dẫn đường thường rất khách quan, đặc biệt là không kèo mời khách hàng. Như bạn đã biết khách hàng lên mạng tìm thông tin sản phẩm hay dịch vụ, thì trước tiên là tìm kiếm lời khuyên hay tư vấn kế tiếp là nhà cung cấp, vì thế bạn phải hết sức lưu ý xây dựng những website dẫn đường thật chuyên nghiệp và hấp dẫn đặt các đường link hay banner quảng cáo để dẫn khách hàng về các trang bán hàng hoặc là chúng ta tạo ra một trang web dẫn đường dưới một cái dạng là landing page.
Hãy tưởng tượng website của bạn là 1 siêu thị lớn và chắc chắn có rất nhiều lối vào, bên cạnh 1 cửa chính là trang chủ. Mỗi lối vào để đón một nhóm khách hàng, ví dụ: cửa vào mua Camera, mua Laptop… Landing pages giống như các lối vào khác nhau của một siêu thị. Ngoài ra trang web dẫn đường có một nhiệm vụ cực kỳ quan trọng đó là nó lấy được Data khách hàng hay là lấy được các thông tin của khách hàng, khi đã có được thông tin của khách hàng thì chúng ta có thể sử dụng email marketing để chăm sóc tìm hiểu nhu cầu khách hàng.
Về chiến lược marketing hãy làm sao để gây hấp dẫn trong nội dung web site dẫn đường để lấy được thông tin khách hàng. Bên cạnh đó chúng ta cũng phải học cách biên tập nội dung hiểu được chuỗi tâm lý hành vi mua của khách hàng và bán hàng hiệu quả hơn.
Đã không ít người đã tạo sản phẩm thông tin, như là viết nên các tin bài hay hấp dẫn trong lĩnh vực chuyên môn đang yêu thích và gọi nó là tạp chí thông tin để gửi tặng những người đang muốn quan tâm về lĩnh vực chuyên môn của mình. Hoặc là chúng ta tạo ra một cái form đăng ký để được tư vấn miễn phí một lĩnh vực chuyên môn nào đó của bạn thì khi người ta đăng ký chúng ta sẽ tư vấn và cũng gửi thư tự động để chăm sóc họ. Điều quan trọng nữa là chúng ta cũng phải suy nghĩ để tạo ra cái banner hình ảnh thật hấp dẫn để thu hút và dẫn khách hàng vào website bán hàng.
Tại sao phải xây dựng website vệ tinh?
Trước nhất, các bạn phải hiểu backlink là gì? Backlink là một đường link trỏ ngược từ website này sang website khác và chúng không cùng nằm trên một domain. Backlink theo định nghĩa của WikiPedia là một dạng liên kết trỏ ngược, còn có những tên gọi khác như Incoming link, Inbound Link, Inlink, được trỏ từ các website có domain khác về trang của chúng ta, được gọi là backlink của trang chúng ta. Backlink là một trong những tín hiệu quan trọng giúp Google và các máy tìm kiếm nội dung website khác biết được từ khóa nào ở trang nào đang tốt nhất và được nhiều người nhắc tới nhất, Backlink là một tín hiệu xếp hạng!
Việc sử dụng các website vệ tinh này phải thật cẩn thận và hợp lý. Nếu không các backlink không hợp lý rất dễ bị các thuật toán của Google phát hiện và trừng phạt. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cả website chính của bạn.
Mô hình xây dựng website vệ tinh
Thông thường chúng ta sẽ có hai mô hình đi link hiệu quả nhất cho website vệ tinh, bao gồm Wheel link và Pyramid link!
Mô hình Wheel link – link dạng bánh xe trong website vệ tinh
Wheel là bánh xe, mô hình link wheel là mô hình xây dựng backlink dạng bánh xe, các website sẽ link tới nhau theo một vòng tròn lặp và chúng link về trang chính, đây là một mô hình khá hay và đạt hiệu quả cao.
Mô hình Link Pyramid
Pyramid là kim tự tháp, Link Pyramid là mô hình link kim tự tháp. Mô hình này có thể đạt được sức mạnh tốt, được nhiều người sử dụng và cực kì bền vững, tuy nhiên vì xây dựng hệ thống này mất rất nhiều thời gian và công sức, cho nên chúng thường được các công ty lớn chọn và áp dụng trong thời gian dài!
Mô hình thứ hai là mô hình tháp trong xây dựng website vệ tinh:
Link Pyramid là chiến thuật xây dựng backlink theo hình kim tự tháp trong đó Site chính sẽ là đỉnh của Kim Tự Tháp và các site con sẽ phân theo các tầng riêng biệt. Ví dụ sau đây là mô hình link pyramid 4 tầng:
– Tầng 1: Cũng là đỉnh của kim tự tháp là site chính.
– Tầng 2: Là các site vệ tinh được xây dựng từ hệ thống web 2.0, các website trên host riêng.
– Tầng 3: Là các site wiki, các site tự xây dựng…
– Tầng 4: Là các liên kết đổ về từ các bình luận trên các website khác ngoài hệ thống, từ các Profile…
Đây là mô hình bền vững nhất, nhưng lưu ý cho là mô hình này xây dựng cực kì lâu và mất thời gian, tuy nhiên lên từ khóa thì lên chậm nhưng chắc chắn, khó bị hỏng như wheel link!
Xây dựng website bán hàng
Dưới đây là một số bước cơ bản khi thiết kế website bán hàng giúp bạn có được hiệu quả bán hàng cao:
– Thiết lập MỤC TIÊU cụ thể cho trang web bán hàng;
– Nắm được nhu cầu, mong muốn của khách hàng;
– Tạo ra TIÊU ĐỀ hấp dẫn để lôi kéo lượng truy cập;
– Tối ưu hóa NỘI DUNG phù hợp với khách hàng mục tiêu;
– Đưa ra chính sách giá và hậu mãi tốt nhất;
– Kiểm tra thường xuyên và luôn cải thiện kết quả.
Bước 1: Thiết kế 1 website gọi là website chính và phải đạt chuẩn Seo. Để có một website đạt chuẩn, seo tốt luôn được các cỗ máy tìm kiếm Google, Bing, Yahoo,… đánh giá cao, được ưu tiên xếp hạng cao trong kết quả tìm kiếm phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố đặc biệt là “Kỹ thuật” của từng đơn vị thiết kế website. Chọn tên miền có tính liên quan cao đến nội dung website. Có thể chứa một vài từ khóa chính của website càng tốt, tên miền có thời gian sử dụng càng lâu càng được đánh giá cao. Title (tiêu đề bài viết) thẻ này luôn đặt trên cùng và chứa nội dung liên quan tới nội dung bài viết, url website. Keywords (từ khóa) nội dung thẻ này không chứa quá nhiều từ khóa, tổng số ký tự không quá 160 ký tự. Description (mô tả) nội dung thẻ này không chứa quá nhiều từ khóa, tổng số ký tự không quá 160 ký tự. Mô tả ngắn gọn về nội dung bài viết.
Bước 2: Là xây dựng subdomain theo từ khóa về sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn, nếu mà doanh nghiệp vừa và nhỏ thì subdomain cũng không cần thiết lắm.
Bước 3: Thiết kế site vệ tinh là hệ thống những site con có nội dung cùng chủ đề hoặc có sự liên quan tới chủ đề của site chính. Site vệ tinh lại tách biệt hoàn toàn với site chính, nhưng nó có tác dụng bổ trợ cho site chính. Mục đích chính của việc tạo hệ thống vệ tinh là thu hút khách hàng, tăng lượng traffic tới website mà bạn đang Seo. Các site vệ tinh thường đi link các từ khóa dài. Nó có thể là các trang giới thiệu về một sản phẩm hoặc các blog chia sẻ kinh nghiệm, thủ thuật về các lĩnh vực liên quan tới site chính. Hệ thống vệ tinh là mạng lưới cho phép bạn tạo ra các nội dung và backlink chất lượng, site vệ tinh không yêu cầu quá cao như site chính. Site vệ tinh không nhất thiết phải có chủ đề trùng khớp với website chính của các bạn, nó có thể viết cả về những vấn đề khác.
Xin chia sẻ với các bạn các blog được google đánh giá và ưu tiên cao để chúng ta làm website vệ tinh hiệu quả đặc biệt là hoàn toàn miễn phí:
Blogger: Blog (hay gọi là weblog) là một dạng nhật ký trực tuyến bùng nổ từ cuối thập niên 90 dùng để chỉ một tập san cá nhân trực tuyến. Blogger chỉ những người viết blog! Điểm khác biệt đầu tiên là “blog” thường thay đổi nội dung nhanh hơn “website cá nhân”. Chỉ cần vào trang chủ “blog”, gõ thông tin muốn cập nhật, sau đó bấm vào một nút có dạng như “Publish…” hoặc tương tự và mọi việc hoàn tất. Dù có rất nhiều trang web cá nhân vẫn duy trì tính năng ghi sổ lưu niệm (guestbook), thì “blog” khuyến khích cao độ mối giao tiếp giữa người xem tin và người đưa tin dựa trên cùng lúc nhiều công cụ như “Comment”, “trackbacks”, “tag boards”. Người viết blog có thể có nhiều mục đích khác nhau, có thể đơn giản chỉ là viết những gì mình thích để lưu lại nhật ký cuộc đời, chia sẻ vui buồn, cảm nhận cá nhân về cuộc sống,… nhưng cũng có thể để phát triển sự nghiệp, công việc, kiếm tiền, tạo dựng thương hiệu cá nhân.
Đây là 1 công cụ được ưu tiên nhất trong bộ máy tìm kiếm của google giúp cho việc làm seo rất tốt vì blogger chính là con của google, để tạo 1 blogger thì trước tiên bạn phải đăng ký 1 tài khoản Gmail của google tiếp theo thì thực hiện quá trình tạo blog.
Blog wordpress: WordPress là một mã nguồn mở bằng ngôn ngữ PHP để hỗ trợ tạo blog cá nhân và nó được rất nhiều người sử dụng ủng hộ vì tính dễ sử dụng, nhiều tính năng hữu ích. WordPress đã được xem như là một hệ quản trị nội dung (CMS – Content Management System) vượt trội để hỗ trợ người dùng tạo ra nhiều thể loại website khác nhau như blog, website tin tức/tạp chí, giới thiệu doanh nghiệp, bán hàng – thương mại điện tử, thậm chí với các loại website có độ phức tạp cao như đặt phòng khách sạn, thuê xe, đăng dự án bất động sản… Hầu như mọi hình thức website với quy mô nhỏ và vừa đều có thể triển khai trên nền tảng WordPress.
Đây là dạng blog rất tốt để tạo website vệ tinh vì blog wordpress bản năng của nó đã chuẩn seo, các đường dẫn của blog wordpress được tối ưu, thân thiện người dùng, bộ máy tìm kiếm của google nên rất có ích cho việc seo website chính của bạn lên top google.
Trên blog thì bạn viết bài về thông tin sản phẩm hoặc chia sẽ kiến thức liên quan đến sản phẩm, công ty của bạn và đặt link trỏ về website chính để tăng thứ hạng seo lên top cho website.
Bước 4:
Facebook: Fanpage là nơi giao lưu, tương tác giữa doanh nghiệp và khách hàng (gọi là fan) hoặc các sự kiện (event) được doanh nghiệp đưa lên Fanpage để Fan tham gia… Mọi thông tin đưa lên Fanpage sẽ được đăng lên Tường(Wall) của các trang cá nhân của Fan, từ Wall của Fans bạn bè của Fans cũng có thể thấy được thông tin, qua đó thông tin cũng như hình ảnh công ty được lan truyền nên việc sử facebook để dẫn dòng khách hàng về website chính của bạn là rất cần thiết. Bởi vì, facebook là công cụ vừa tiết kiệm, vừa có phạm vi tác động cũng như tầm ảnh hưởng sâu rộng.
Chúng ta nên thiết kế: Tên facebook của bạn cũng giống như domain của 1 website bán hàng. Vì vậy, tên fanpage cần các tiêu chí dễ hiểu, nổi bật lên loại sản phẩm, dịch vụ mà bạn đang cung cấp để người dùng dễ dàng tìm kiếm và theo dõi: Bạn nên gắn các từ khóa liên quan tới sản phẩm, dịch vụ để xây dựng thương hiệu trên facebook.
YouTube: Được xem như một kênh quảng cáo vô cùng hiệu quả. Chính vì thế hiện nay các doanh nghiệp đều đầu tư marketing cho kênh YouTube rất mạnh. Quảng cáo trên YouTube tiết kiệm được rất nhiều ngân sách. Bạn hãy thử tưởng tượng rằng các quảng cáo trên truyền hình tốn tiền như thế nào. Làm tốt quảng cáo trên YouTube là bạn đã tiết kiệm được chi phí khá lớn cho các chiến dịch quảng cáo. Và làm thế nào để marketing hiệu quả trên YouTube? Bạn có thể quay phim, làm những đoạn video quảng bá sản phẩm hoặc hình ảnh công ty kèm theo những thông tin liên hệ để truyền tải thông điệp công ty bạn đến khách hàng ở mọi nơi: hình thức này còn gọi là Video marketing.
Phần lớn việc marketing online trên YouTube tập trung nhiều hơn vào lĩnh vực “Off-page”. Việc quảng cáo “Off-page” cũng tương tự như dành cho việc Seo các trang khác. Hiệu ứng truyền miệng là 1 hiệu ứng độc đáo có lẽ chỉ có riêng trên YouTube. Một video độc đáo có sức lan tỏa rất nhanh, nhiều khi vượt cả dự đoán ban đầu của bạn, từ đó có thể tiếp cận một số lượng lớn những người quan tâm tới chủ đề mà bạn đưa ra. “Trăm nghe không bằng một thấy”, một đoạn video dài 30s sẽ hiệu quả hơn bạn viết một article dài 3 trang mô tả về sản phẩm. Video tạo ra những công cụ “dẫn đường” rất tuyệt, đặc biệt là chia sẻ kết quả sử dụng sản phẩm. Việc share và xem video YouTube ngày nay phổ biến nó giúp bạn tăng traffic rất nhiều và còn tăng ROI cho chiến dịch Seo.
Google +: Được xây dựng như là nền tảng của mạng xã hội tích hợp sẵn các yếu tố tương tác xã hội thực tế trên môi trường web. Nói cách khác, đây có thể được xem là bước sửa sai của Google sau khi phát hành Buzz, hệ thống này chia sẻ nội dung truyền thông phương tiện và giao tiếp với người khác.
Google + Cũng được xem là môi trường mà rất nhiều chuyên gia Seo sử dụng hiện nay. Một bài viết mới hoặc một page mới trên website để google index nhanh bạn nên chia sẽ (post) bài viết hoặc page này trên google+ kèm theo link và mô tả để bạn bè và cộng đồng +1 cho link bài viết đó sẽ được google index rất nhanh và có tác dụng rất tốt trong Seo.
Slideshare: là mạng chia sẻ lớn nhất đến cộng đồng thế giới về các dạng được trình chiếu bằng Slide. Bạn có thể upload các bài thuyết trình, tài liệu và video chia sẻ đến hàng triệu người xem các thông tin của bạn. Chia sẻ những riêng tư cá nhân đến đồng nghiệp, khách hàng và mạng kết nối đa tầng. Bạn dùng slideshare để upload các File.pdf về thông tin sản phẩm, hình ảnh công ty và địa chỉ website để dẫn khách hàng về website bán hàng.
Twitter: là trang mạng xã hội mà người sử dụng có thể tải hình ảnh, viết và đọc nội dung có độ dài giới hạn. Nếu như bạn là người chuyên nhắn tin điện thoại thì bạn sẽ biết rõ giới hạn 160 ký tự của tin nhắn SMS thì Twitter chỉ cho phép sử dụng có 140 ký tự. Cũng tương tự như google+ bạn cũng chia sẽ các bài viết trên twitter có sức lan truyền rất cao vì là mạng xã hội tập trung những người tham gia chủ yếu là người kinh doanh, trung niên và lớn tuổi đây là môi trường rất tốt để bạn tìm kiếm khách hàng mục tiêu.
Theo nhiều chuyên gia marketing, Twitter mang lại nhiều cơ hội cho doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ngoài các công cụ bán hàng đắc lực như Facebook, Pinterest,… thì Twitter cũng là một kênh buôn bán mà phần lớn người kinh doanh sử dụng. Các bí quyết kinh doanh hiệu quả trên Twitter như sau:
- Đăng ảnh chính mình thay vì logo của công ty và mọi người có thể kết nối với nhau. Điều này tạo nên sự thân thiện và kết nối bạn bè được mở rộng. Đây là cách tốt nhất để bạn tương tác trực tiếp và hiệu quả với khách hàng trên Twitter.
- Đảm bảo các hoạt động trên Twitter hỗ trợ và phù hợp với chiến lược truyền thông và marketing. Đừng phí thời gian với những câu chuyện không liên quan đến doanh nghiệp, hãy chia sẻ cho khách hàng những thông tin sản phẩm hoặc những dịch vụ thiết yếu. Điều này sẽ giúp khách hàng gắn kết với doanh nghiệp nhiều hơn.
- Trong Twitter có tính năng retweet: chia sẻ lại thông tin. Để kinh doanh thành công nhờ Twitter, bạn nên theo dõi, chia sẻ thông tin của khách hàng, các nhà cung cấp, đồng nghiệp… Cũng đừng quên retweet các bài viết của họ bởi mọi người sẽ cảm thấy thích thú khi bài viết của mình được quan tâm.
- Retweet các bài báo liên quan đến ngành nghề kinh doanh hoặc khách hàng của bạn sẽ thu hút sự chú ý từ những người theo dõi. Thông tin càng có giá trị cao đồng nghĩa với việc bạn sẽ nhận được sự tin tưởng, củng cố thêm mối quan hệ với khách hàng.
- Sử dụng công cụ lập thời gian biểu trên Twitter để đăng bài thường xuyên. Điều này đặc biệt hữu ích nếu bạn đang thực hiện một chiến dịch hay công bố một sản phẩm mới hoặc sắp sửa tổ chức một sự kiện nào đó.
- Kiểm tra tài khoản Twitter để liên tục cập nhật thông tin của mọi người và xem xét thái độ phản ứng của khách hàng với những bài đăng của bạn.
Bước 5: Nội dung bài viết phải phong phú, đa dạng hấp dẫn mới thu hút lượng khách hàng truy cập để tăng cơ hội bán hàng, bài viết phải chuẩn Seo onpage để giúp webiste có được thứ hạng cao trên google.
Tóm lại: Tầng 2 làgiải pháp thiết lập Website dẫn đường đáp ứng nhu cầu khách hàng đồng thời thu thập thông tin khách hàng, qua email marketing chăm sóc khách hàng và dẫn đường tới website bán hàng;
7.5.3. Tầng 3: Live chat, Email, Call Center và Ví điện tử
Live chat trực tuyến
Live chat là một trong những kênh tương tác đang được ưa chuộng hiện nay. Hình thức này không chỉ giúp khách hàng giao tiếp nhanh hơn, tiết kiệm chi phí hơn. Về phía doanh nghiệp, hình thức này còn giúp giảm thiểu chi phí và nắm bắt thao tác khách hàng trên website là tốt nhất. Live chat sẽ giúp lấp đi những khoảng trống trong trải nghiệm của khách hàng trên website.
Live chat là giải pháp chat trực tuyến cho phép bạn theo dõi và trò chuyện với khách truy cập website của bạn. Khách hàng của bạn sẽ được hỗ trợ nhanh hơn email và hiệu quả hơn điện thoại. Trước đây, khách hàng thường muốn tự tìm hiểu về sản phẩm, dịch vụ trên website. Tuy nhiên, gần đây nhiều khách hàng đã dần quen với việc nói chuyện trực tiếp với người quản lý bán hàng thông qua Live chat để tìm hiểu sản phẩm nhanh hơn, biết được sản phẩm có giải quyết vấn đề của họ hay không. Do vậy, tích hợp các phần mềm, công cụ Live chat vào website là việc làm không thể thiếu với bất kỳ website, đặc biệt các thiết kế web bán hàng. Đây cũng được xem là một chiến lược customer service hiệu quả dành cho website thương mại điện tử.
Đối với các thiết kế web kinh doanh trực tuyến thì việc giữ liên lạc với khách hàng là điều cần thiết phải làm. Một trong những hành động đó chính là giao tiếp trực tiếp với khách hàng trên website thông qua các phần mềm công cụ Live chat.
Live chat nói một cách đơn giản là một phương thức giao tiếp giữa khách hàng vào người bán hàng thông qua giao dịch một website. Nhiều công ty trực tuyến và các doanh nghiệp sẽ sử dụng các hệ thống Chat trực tuyến khác nhau (Live chat, Vchat, Kayako, LiveZilla, WhosOn, ClickDesk, Banckle,… ) phụ thuộc vào giá hay tính năng linh hoạt của công cụ. Thông thường, mỗi một công cụ cung cấp một điểm khác nhau. Công cụ Live chat nổi bật với phong cách thiết kế hiện đại cũng như bảng điều khiển phân tích tuyệt vời của họ có thể giúp hiểu rõ hơn về hành vi khách hàng của bạn. Live chat đã làm việc hiệu quả để cung cấp các tính năng đầy đủ trong lĩnh vực thương mại điện tử, phương tiện truyền thông và phản hồi.
Nếu bạn có website, bạn hãy tích hợp Live chat vào website của mình để có thể hỗ trợ khách hàng trực tuyến đang truy cập vào website của bạn tại bất kỳ thời điểm nào trong ngày.Tiện ích của Live chat giúp bạn bắt đầu cuộc trò chuyện với khách hàng ngay lập tức.
E-mail Marketing
Dựa trên một cơ sở dữ liệu khách hàng (database), chuyên viên sẽ phân tích và phân nhóm các đối tượng khách hàng có cùng chung sở thích hoặc nhu cầu, từ đó phát triển nội dung email và gửi đến từng nhóm đối tượng phù hợp.
Kỹ thuật này không những giúp bạn có thể tiếp cận được khách hàng tiềm năng, mà còn có thể giữ liên lạc với những khách hàng hiện tại với nội dung được thiết kế mới lạ, hấp dẫn, nhằm cung cấp những thông tin mới về sản phẩm, dịch vụ hay chương trình khuyến mãi của công ty. Nếu so sánh với hình thức marketing trực tiếp truyền thống như gọi điện, gởi thư, e-mail marketing giúp bạn cắt giảm được khoản chi phí in ấn và tiếp cận khách hàng.
Có được một cơ sở dữ liệu (database) chất lượng, phù hợp với chương trình (ví dụ về độ tuổi, thu nhập, trình độ…), đồng thời hiểu rõ thói quen sử dụng e-mail của từng khu vực địa lý cũng như dự kiến trước những sự cố kỹ thuật phát sinh sẽ mang đến cho bạn chiến dịch e-mail marketing thành công.
Hệ thống call center marketing online
Trong môi trường thương mại dịch vụ hiện đại, khách hàng sẽ tiếp xúc với doanh nghiệp khoảng 40 lần trước khi thực sự bỏ tiền ra mua dịch vụ và cần trung bình 10 lần tiếp xúc nữa trước khi trở thành khách hàng trung thành trong tỷ lệ vàng 80/20 của doanh nghiệp.
Contact Center chính là Call Center truyền thống được tích hợp thêm một loạt kênh kết nối bổ sung, đặc biệt là các kênh số như Mạng xã hội, SMS, Email, Chat… Nhằm mục đích tạo ra những liên kết đa chiều giữa Doanh Nghiệp và Khách Hàng.
Các giải pháp Contact Center bao gồm các hệ thống phần mềm hỗ trợ đa kênh hiệu quả nhất như Digitel, Lotus, Vocalcom,… cùng với chương trình đào tạo tổng thể cho phép Agent có khả năng làm việc cùng lúc hoặc độc lập trên các kênh khác nhau mà không ảnh hưởng gì đến tính xuyên suốt của quy trình Chăm sóc khách hàng.
Dấu ấn digital marketing
Xây dựng một Trung tâm Trợ giúp và Chăm sóc khách hàng đa phương tiện không có nghĩa là bạn dựng lên một loạt những điểm tiếp xúc có vẻ “thời thượng” trên môi trường Online/Digital như: Website, Facebook Fanpage, Social Media Channel/Account, E-mail, Web-chat,… rồi cứ để mặc kệ đó cho chúng tự hoạt động.
Thực tế, những công cụ trên môi trường Digital/Online ngày nay đều là những kênh thông tin, truyền thông tương tác đa chiều nhiều tiện ích. Khi sự tương tác/giao tiếp với khách hàng trở nên đa dạng, linh hoạt hơn, thì điều này có nghĩa là mọi thành viên trong doanh nghiệp của bạn cũng cần phải tham gia vào các hoạt động Chăm sóc khách hàng với vai trò chủ động và tích cực hơn. Xin nhấn mạnh là mọi thành viên trong doanh nghiệp chứ không chỉ riêng nhóm nhân viên chăm sóc khách hàng. Mà ở đây, ta có thể thấy cụ thể:
- Nhân viên marketing cần theo dõi cách khách hàng đang tương tác để có thể thúc đẩy và tận dụng các tương tác này. Trung tâm trợ giúp cũng chính là một phương tiện tốt để truyền thông điệp từ doanh nghiệp đến khách hàng.
- Nhân viên chăm sóc khách hàng cần trả lời câu hỏi và phản hồi lại những lời nhận xét được đưa lên trung tâm trợ giúp. Việc này cũng giúp cho họ có thêm kinh nghiệm để tương tác trao đổi một cách hiệu quả.
- Nhân viên kinh doanh cần chủ động kết nối với các cơ hội bán hàng tiềm năng từ trung tâm trợ giúp để nắm bắt được nhu cầu mua sắm của khách hàng.
Ví tử điện
Ví số, hay ví điện tử, là một thuật ngữ dùng trong giao dịch thương mại điện tử. Ví điện tử không chỉ đem lại lợi ích cho người mua mà cho cả người bán. Nếu bạn là một người thích mua sắm hàng hóa trên mạng thì khi nói đến ví điện tử, bạn sẽ nhớ ngay những cái tên như PayPal, A liPay, Apple Pay, Baokim, MoMo, Ngân lượng… Đây cũng là những ví điện tử phổ biến trên thế giới và Việt Nam hiện nay, chúng có mạng lưới điểm chấp nhận thanh toán qua ví ở nhiều quốc gia và được tích hợp vào nhiều trang web bán lẻ trực tuyến nổi tiếng.
Ví điện tử về mặt nào đó có phần giống như thẻ thanh toán ngân hàng khi người sử dụng nạp tiền vào ví khi có nhu cầu mua hàng, trả phí trực tuyến… Trên thực tế, chiếc thẻ tín dụng sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn so với ví điện tử do tiền luôn có sẵn trong tài khoản.
Các chuyên gia bảo mật lưu ý rằng các công ty cung cấp ví điện tử đang áp dụng công nghệ xác thực OTP (mã xác nhận một lần qua tin nhắn điện thoại di động) nên người sử dụng phải quản lý tốt số điện thoại đã đăng ký nhằm bảo đảm sự an toàn cho ví tiền di động của mình.
Sự ra đời của các loại ví điện tử sẽ đáp ứng nhu cầu sử dụng công cụ thanh toán di động của người tiêu dùng. Đồng thời, chiếc ví này cũng hỗ trợ người tiêu dùng thanh toán những khoản phí nhỏ lẻ mà dịch vụ ngân hàng không đáp ứng được một cách linh hoạt. Trong tương lai không xa, những người không có tài khoản ngân hàng ở Việt Nam cũng có thể sử dụng ví điện tử để mua hàng hóa, dịch vụ trực tuyến một cách dễ dàng.
Tóm lại: Tầng 3 là sử dung 4 giải pháp cơ bản là chat trực tuyến tích hợp Website bán hàng, email marketing, nhập dữ liệu call center theo dõi quá trình giao tiếp khách hàng và thanh toán trực tuyến qua ví điện tử. Mỗi tầng có nhiệm vụ và giá trị nhất định của hệ thống, mỗi tầng là cơ sở tích hợp và là điều kiện phát triến nhằm tích hợp hệ thống marketing online thông minh.
Kết luận, giải pháp hệ thống marketing online thông minh là giải pháp tiếp thị liên kết một phương thức tiếp thị dựa trên nền tảng Internet trong đó một website dẫn đường sẽ quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ cho nhiều website khác mà được hưởng hoa hồng từ phương thức quảng bá này thông qua lượng truy cập, doanh số bán hàng hoặc khi mẫu đăng ký được hoàn tất…Nói cách khác, dấu ấn tiếp thị liên kết là xây dựng mối quan hệ chính là tạo dựng mối siêu liên kết tích hợp dữ liệu.
Bởi vì mỗi tầng có nhiệm vụ và giá trị nhất định của hệ thống, mỗi tầng là cơ sở tích hợp và là điều kiện phát triến nhằm tích hợp hệ thống marketing online thông minh.
Hình 7.5: Hệ thống Marketing online thông minh
7.6. XU HƯỚNG MARKETING TRỰC TUYẾN
7.6.1. Xu hướng quảng cáo trực tuyến hiện nay
Sự phát triển chóng mặt của internet, sự đổi mới không ngừng của nền tảng công nghệ đã góp phần tạo nên một thị trường quảng cáo trực tuyến ngày càng “khởi sắc” với nhiều xu hướng quảng cáo tiếp thị mới.
(1) Quảng cáo tiếp thị trên di động
Quảng cáo trên di động là mảnh đất vô cùng màu mỡ và rất “hot” trong thời gian gần đây. Nguyên nhân trực tiếp tạo ra xu hướng này xuất phát từ sự tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường smartphone và hàng loạt các phiên bản website dành cho điện thoại di động ra đời. Theo báo cáo mới nhất từ IAB, doanh thu toàn cầu của hình thức quảng cáo này đạt ngưỡng $5,3 tỷ trong năm 2011 và có thể tăng trưởng tới $11,6 tỷ vào năm nay. Nổi bật trong xu hướng này là hình thức quảng cáo tìm kiếm và quảng cáo hiển thị (banner, video, rich media). Còn tại Việt Nam, tính đến cuối tháng 12/2011, Việt Nam đã có hơn 16 triệu thuê bao di động 3G, tăng hơn 3,2 triệu so với thống kê vào tháng 01/2012 (theo Bộ TT&TT). Dự đoán, trong tương lai gần, con số này sẽ lên tới 30 triệu.
Trên đây chỉ là một trong những dấu hiệu tích cực cho thấy: sự phát triển của xu hướng quảng cáo trên di động là tất yếu.
(2) Xu hướng quảng cáo tương tác trên mạng xã hội
Nếu như trước đây, nhiều nhà tiếp thị cho rằng, mạng xã hội không phù hợp với các thương hiệu lớn do mạng xã hội thường hướng tới đa số khách hàng phổ thông, còn các sản phẩm danh tiếng lại chỉ dành cho thiểu số. Thì ngày nay, một kết quả khảo sát chỉ ra rằng: nhiều thương hiệu mạnh cũng rất tích cực đầu tư cho các hoạt động tiếp thị trên mạng xã hội. Ví dụ như Mercedes, Buberry cũng bắt đầu xâm nhập vào các mạng xã hội: Facebook, Twitter, YouTube để tung ra chương trình tiếp thị số đông và tăng cường tương tác với người dùng.
Theo một cuộc khảo sát từ Alterian, nhiều công ty đang sử dụng mạng xã hội để thu hút khách hàng mới và nâng cao nhận thức về thương hiệu. Khảo sát này thăm dò ý kiến 400 giám đốc marketing cấp cao từ các thương hiệu lớn và thu được kết quả: 30,1% cho rằng thu hút khách hàng là mục tiêu quan trọng nhất trong tiếp thị qua mạng xã hội và 26,5% để tăng cường nhận thức về thương hiệu. Có đến 90% ý kiến tán thành việc phối hợp truyền thông xã hội trong chiến lược tiếp thị là rất quan trọng đối với các thương hiệu mạnh trong giai đoạn hiện nay.
Xem xét trên thị trường Việt Nam, tuy xu hướng này đã có được bước khởi đầu thuận lợi song chưa tạo nên đột phá. Chỉ có khoảng 1% các doanh nghiệp chú trọng đến mạng xã hội như Cocacola Việt Nam, Converse Việt Nam, Megastar…. Ngoài ra, đầu tư đang ở mức dè dặt, ngắt quãng tùy
[ad_2]
Source link