GIÁO TRÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

[ad_1]

GIÁO TRÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ – CHỦ BIÊN TS. NGUYỄN VĂN HÙNG

 

LỜI NÓI ĐẦU

      Khoa học, công nghệ cao đã làm nền tảng cho sự ra đời và phát triển nền kinh tế tri thức từ thập niên 70 của thế kỷ XX. Để đáp ứng yêu cầu phát triển của nền kinh tế tri thức, cần có nguồn nhân lực chất lượng cao – có năng lực “tư duy toàn cầu”,”tư duy đại dương” là điều rất cần thiết. Nhân loại đang sống trong “thế giới phẳng”, quốc tế hóa, toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới đang trở thành hiện thực trong cuộc sống. Chính vì vậy mà thương mại điện tử đã trở thành yếu tố cần thiết của chiến lược kinh doanh và là chất xúc tác mạnh mẽ cho sự phát triển kinh tế. Đồng thời, cùng với nền kinh tế toàn cầu, thị trường thương mại điện tử đã có những bước phát triển ngày càng đa dạng và rộng khắp. Hiện nay trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, với thương mại điện tử, việc kinh doanh đã khắc phục được những rào cản cả về không gian và thời gian, giúp cho hoạt động kinh doanh được tiến hành mọi lúc, mọi nơi tạo điều kiện trong trao đổi mua bán, thuận lợi cho cả doanh nghiệp lẫn người tiêu dùng trong trao đổi mua, bán.

Trong thế giới hiện đại, khái niệm về thương mại điện tử (TMĐT) đã định hướng cho các hành vi kinh doanh mới và phát triển nhanh chóng, đáng kể hơn là chỉ được biết đơn thuần như một phương tiện thanh toán điện tử trên Internet. TMĐT đang phát triển với tốc độ theo cấp số nhân. Có một số lĩnh vực ứng dụng TMĐT như: ngân hàng điện tử, marketing trực tuyến, đào tạo trực tuyến, đại học điện tử, thư viện điện tử, chính phủ điện tử, tài liệu tự động hóa trong chuỗi cung ứng và dịch vụ, ứng dụng văn phòng trực tuyến, giỏ mua hàng trực tuyến, mua sắm và theo dõi hóa đơn hàng hóa…

Tham gia một quan điểm công nghệ hướng tới mọi điều, chúng ta phải đối mặt với những tình huống như giải pháp mạng, tiêu chuẩn hóa của an ninh và truyền thông dữ liệu, giao diện, đa phương tiện, công nghệ truyền thông, các vấn đề liên quan đến internet và ngân hàng điện tử.

Để phục vụ cho sự phát triển của TMĐT chúng ta có thể trông cậy vào sự phát triển của điện thoại di động, PDA và công nghệ chuyển vùng mà phần lớn là nó độc lập với vị trí của người sử dụng.

Chìa khóa thành công của các doanh nghiệp hiện đại là thay đổi và sáng tạo được đặc trưng bởi mức độ cao của sự cạnh tranh và kết quả hoạt động kinh doanh liên tục được cải thiện bằng việc xây dựng quy trình hoạt động nội bộ của họ.

Xu hướng của công nghệ tiên tiến và quản lý phát triển đã dẫn đến việc mở rộng Internet như là nền sản xuất và tiêu dùng. Đây là mô hình kinh doanh được định nghĩa là “thương mại điện tử”. Một trong những yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến việc phát triển thương mại điện tử là cắt giảm chi phí. Các doanh nghiệp nên tận dụng lợi thế của mình để cắt giảm chi phí, nhằm sử dụng tối đa những thuận tiện và lợi ích do thương mại điện tử mang lại.

     Giáo trình Thương mại điện tử gồm 7  chương sẽ cung cấp kiến thức tương đối toàn diện trong lĩnh vực TMĐT.

Chương 1: Tổng quan về thương mại điện tử. Trình bày tổng quan về thương mại điện tử thông qua các phương tiện công nghệ điện tử mà không cần các văn bản giấy tờ trong bất cứ công đoạn nào của quá trình giao dịch. Các ứng dụng trong thương mại điện tử và xu hướng phát triển thương mại điện tử thế giới và Việt Nam.

Chương 2: Hạ tầng kinh tế – xã hội và pháp lý của thương mại điện tử. Giới thiệu khái quát toàn bộ các nhân tố, các điều kiện kinh tế – xã hội và pháp lý cơ bản thúc đẩy sự hình thành phát triển thương mại điện tử.

Chương 3: Cơ sở hạ tầng công nghệ thương mại điện tử. Các kiến thức cơ bản về internet đặt nền tảng cho việc khai thác các dịch vụ của mạng thương mại điện tử. Giải quyết vấn đề về kết cấu của thương mại điện tử cho kinh doanh trực tuyến. Đồng thời, đề cập đến hạ tầng công nghệ quan trọng của thương mại điện tử cơ sở dữ liệu nền móng của mọi hoạt động giao dịch trực tuyến.

Chương 4: An toàn thông tin trong giao dịch thương mại điện tử. Đây là một vấn đề quan trọng nhằm đảm bảo sự tin tưởng của các chủ thể tham gia vào hoạt động thương mại và đảm bảo sự thành công của hoạt động này.

Chương 5: Các mô hình thương mại điện tử.Trình bày ba chủ thể tham gia vào hoạt động thương mại điện tử: Doanh nghiệp (B) giữ vai trò động lực phát triển TMĐT, người tiêu dùng (C) giữ vai trò quyết định sự thành công của TMĐT và chính phủ (G) giữ vai trò định hướng, điều tiết và quản lý. Từ các mối quan hệ giữa các chủ thể trên ta có các loại giao dịch TMĐT: B2B, B2C, B2G, C2G, C2C… trong đó B2B và B2C là hai loại hình giao dịch TMĐT quan trọng nhất. 

Chương 6: Thanh toán trong thương mại điện tử. Số hóa và mạng hóa là tiền đề cho sự ra đời của nền kinh tế mới – kinh tế số. Việc xuất hiện mua bán hàng hóa và dịch vụ thông qua các phương tiện điện tử, Internet và các mạng viễn thông khác đó chính là thanh toán trực tuyến trong thương mại điện tử.

 

Chương 7: Marketing trực tuyến. Đây là chiến lược quảng cáo trên cộng đồng mạng nhằm thúc đẩy xúc tiến việc bán hàng, quảng bá thương hiệu dịch vụ của công ty đến với khách hàng. SEO – tối ưu hóa website cho các bộ máy tìm kiếm, Email marketing, Google adwords, SMS… là những ngôn ngữ thường gặp và đây cũng chính là hình thức marketing trực tuyến.

Giáo trình Thương mại điện tử  được biên soạn với mục đích để hỗ trợ cho đào tạo chuyên ngành Quản trị kinh doanh – thương mại – marketing… thuộc các trường đại học, cao đẳng khối kinh tế, các doanh nghiệp sử dụng thương mại điện tử và những bạn đọc quan tâm đến vấn đề này.

Hiện nay, với tốc độ phát triển của công nghệ thông tin – truyền thông xuất hiện nhiều tiện ích mới để vận hành nền thương mại điện tử thế giới. Chính vì vậy, trong quá trình biên soạn tập sách này, chúng tôi không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Chúng tôi rất mong nhận được các ý kiến đóng góp, bổ sung của quý bạn đọc để tập sách được hoàn chỉnh hơn trong những lần tái bản sau.

Thư góp ý xin gởi về địa chỉ

Email: hungngmd@gmail.comphanquanviet@vanlang.edu.vn 

Hotline: 0938514478

                                                                     Thay mặt các tác giả

Tiến sĩ Nguyễn Văn Hùng

 

 

 

 

MỤC LỤC

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

1.1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

1.1.1. Khái niệm thương mại điện tử

1.1.2. Đặc trưng của thương mại điện tử

1.1.3. Sự khác biệt của kinh doanh điện tử và thương mại điện tử

1.1.4. Sự khác biệt của thương mại điện tử và thương mại truyền thống

1.2. LỢI ÍCH VÀ THÁCH THỨC CỦA THƯƠNG MẠI

ĐIỆN TỬ

1.2.1. Lợi ích của thương mại điện tử

1.2.2. Một số thách thức của thương mại điện tử

1.2.3. Tác động của thương mại điện tử

1.3. CÁC HÌNH THỨC KINH DOANH THƯƠNG MẠI

ĐIỆN TỬ

1.3.1. Thương mại điện tử giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp – B2B (Business to Business)

1.3.2. Thương mại điện tử giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng B2C (Business to Customers)

1.3.3. Thương mại điện tử giữa khách hàng với khách hàng – C2C (Customers to Customers)

1.3.4. Người tiêu dùng với doanh nghiệp – C2B (Consumer-To-Business)

1.3.5. Thương mại điện tử giữa doanh nghiệp với chính phủ – B2G (Business to Government)

1.4. CÁC CƠ SỞ PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

1.4.1. Hạ tầng cơ sở công nghệ

1.4.2. Hạ tầng cơ sở nhân lực

1.4.3. Hạ tầng cơ sở kinh tế và pháp lý

1.4.4. Bảo mật, An toàn trong thương mại điện tử

1.4.5. Bảo vệ sở hữu trí tuệ

1.4.6. Bảo vệ người tiêu dùng

1.5. CÁC CẤP ĐỘ ÁP DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

1.5.1. Cách phân chia theo 6 cấp độ

1.5.2. Cách phân chia theo 3 cấp độ

1.6. XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA  THƯƠNG MẠI

ĐIỆN TỬ

1.6.1. Sự phát triển thương mại điện tử trên thế giới

1.6.2. Sự phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

CÂU HỎI ÔN TÂP, THẢO LUẬN VÀ THỰC HÀNH

Chương 2: CƠ SỞ HẠ TẦNG KINH TẾ – XÃ HỘI VÀ  PHÁP LÝ CỦA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

2.1. CƠ SỞ HẠ TẦNG KINH TẾ – XÃ HỘI CỦA TMĐT

2.1.1. Khái niệm cơ sở hạ tầng kinh tế – xã hội trong hoạt động thương mại điện tử

2.1.2. Các yếu tố kinh tế – xã hội ảnh hưởng đến thương mại điện tử

2.2. CƠ SỞ HẠ TẦNG PHÁP LÝ CỦA THƯƠNG MẠI

ĐIỆN TỬ

2.2.1. Một số vấn đề pháp lý trong TMĐT

2.2.2. Các vấn đề liên quan tới luật thương mại

2.2.3. Các vấn đề liên quan bí mật cá nhân và bảo vệ thông tin cá nhân

2.2.4. Các vấn đề liên quan tới quyền sở hữu trí tuệ

2.2.5. Các vấn đề liên quan tới thuế và thuế quan

2.2.6. Các vấn đề liên quan tới luật áp dụng và giải quyết tranh chấp

2.2.7. Về các quy định tiêu chuẩn hóa công nghệ và thương mại

2.3. LUẬT MẪU CỦA UNCITRAL VÀ LUẬT GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI

2.3.1. Luật TMĐT của một số nước trên thế giới

2.3.2. Các văn bản pháp luật về TMĐT  tại Việt Nam

TÓM TẮT CHƯƠNG 2

CÂU HỎI ÔN TÂP, THẢO LUẬN VÀ THỰC HÀNH

Chương 3: CƠ SỞ HẠ TẦNG CÔNG NGHỆ CỦA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

3.1. KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ INTERNET

3.1.1. Protocol (Giao thức)

3.1.2. Giao thức TCP/IP

3.1.3. Intranet

3.1.4. Extranet

3.2. WORLD WIDE WEB VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN

3.2.1. WWW – Lịch sử hình thành và nguyên lý hoạt động

3.2.2. Ưu điểm của dịch vụ Web – Các nguyên tắc duyệt Web

3.2.3. Thuật ngữ liên quan Web Site – Chức năng của trình duyệt Web

3.3. CƠ SỞ MẠNG CỦA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

3.3.1. Mạng máy tính

3.3.2.Các kiểu kết nối mạng:

3.3.3. Phân loại mạng

3.3.4. Thiết bị nối mạng

3.3.5. Phương tiện và giao thức truyền thông

3.4.CẤU TRÚC CỦA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

3.4.1. Trang mạng (website)

Nguyên lý hoạt động

3.4.1.2. Đặc điểm của Website

3.4.1.3. Lợi ích của Website

3.4.1.4. Các điều cần lưu ý khi thiết kế website cho thương mại điện tử

3.4.1.5. Một số nguyên tắc thiết kế website trong thương mại điện tử

3.5. CƠ SỞ DỮ LIỆU CỦA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

3.5.2. Khái niệm cơ sở dữ liệu

3.5.3. Các loại cơ sở dữ liệu

3.5.4. Hệ thống quản lý cơ sớ dữ liệu (DBMSS)

3.5.5. Cơ sở dữ liệu khách hàng

3.6. XÂY DỰNG WEBSITE THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

3.6.1. Mục đích xây dựng website thương mại điện tử

3.6.2. Thiết kế website thương mại điện tử

3.6.3. Xây dựng nội dung website thương mại điện tử

3.6.4. Quảng bá và duy trì website TMĐT

3.7. XÂY DỰNG CÁC SÀN TMĐT

3.7.1. Các chức năng chính của Sàn TMĐT

3.7.2. Cấu trúc mô hình kinh doanh B2C trên Sàn giao dịch TMĐT

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

CÂU HỎI ÔN TẬP, THẢO LUẬN VÀ THỰC HÀNH

Chương 4: AN TOÀN THÔNG TIN TRONG  GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

4.1. VẤN ĐỀ AN TOÀN CHO CÁC HỆ THỐNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

4.2. CÁC KHÍA CẠNH CỦA AN TOÀN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

4.2.1. Những quan tâm về vấn đề an toàn TMĐT

4.2.2. Các khía cạnh của an toàn TMĐT (Xem bảng 5.1)

4.2.3. Ảnh hưởng của rủi ro tới hoạt động của doanh nghiệp trong thương mại điện tử

4.3. NHỮNG NGUY CƠ ĐE DỌA AN TOÀN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

4.3.1. Các đoạn mã nguy hiểm (malicious code)

4.3.2. Tin tặc (hacker) và các chương trình phá hoại (cybervandalism)

4.3.3. Gian lận thẻ tín dụng

4.3.4. Sự khước từ dịch vụ

4.3.5. Kẻ trộm trên mạng (sniffer)

4.4. CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO TÍNH AN TOÀN

THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

4.4.1. Mã hóa thông tin

4.4.2. Bảo mật kênh truyền thông

4.4.3. Sử dụng chuẩn giao dịch điện tử an toàn

4.4.4. Thiết lập bức tường lửa

4.4.5. Bảo vệ hệ thống của khách hàng và máy phục vụ

4.5. BẢO MẬT VÀ CÔNG CỤ BẢO MẬT TRONG TMĐT

4.5.1. Phương thức giao diện cổng bảo mật SSL (Security Socker Layer protocol)

4.5.2. Phương thức giao diện điện tử bảo mật SET (Secure Eltronic Transaction)

4.5.3. Những tình huống điển hình

TÓM TẮT CHƯƠNG 4

CÂU HỎI ÔN TẬP, THẢO LUẬN VÀ THỰC HÀNH

Chương 5: CÁC MÔ HÌNH  THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

5.1. CÁC MÔ HÌNH KINH DOANH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

5.1.1. Mô hình bảng hiệu (Poster/Billboard model)

5.1.2. Mô hình những trang vàng (Yellow Pages Model)

5.1.3. Mô hình brochure điều khiển (Cyber Brochure Model)

5.1.4. Mô hình quảng cáo (Advertising Model)

5.1.5. Mô hình đăng ký (Subscription Model)

5.1.6. Mô hình cửa hàng ảo (Virtual Storefront Model)

5.1.7. Mô hình đấu giá (Auction Model)

5.1.8. Mô hình liên kết (Affiliate Model)

5.1.9. Mô hình cổng thông tin (Portal Model)

5.2. KHÁI QUÁT CÁC MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

5.2.1. Giao dịch doanh nghiệp – người tiêu dùng (B2C)

5.2.2. Giao dịch điện tử (B2B) giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp

5.2.3. Giao dịch giữa những người tiêu dùng với nhau (C2C)

5.2.4. Các trang Web bán hàng online uy tín tại Việt Nam

 

TÓM TẮT CHƯƠNG 5

CÂU HỎI ÔN TẬP, THẢO LUẬN VÀ THỰC HÀNH

Chương 6: THANH TOÁN TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

6.1. TỔNG QUAN VỀ THANH TOÁN ĐIỆN TỬ

6.1.1. Thanh toán truyền thống và thanh toán điện tử

6.1.2. Lợi ích của thanh toán điện tử

6.1.3. Hạn chế của thanh toán điện tử

6.1.4. Yêu cầu đối với thanh toán điện tử

6.1.5 Các bên tham gia thanh toán điện tử

6.1.6. Rủi ro trong thanh toán điện tử

6.2. THANH TOÁN ĐIỆN TỬ GIỮA DOANH NGHIỆP VỚI NGƯỜI TIÊU DÙNG (B2C)

6.2.1. Qui trình thanh toán trực tuyến bằng thẻ tín dụng

6.2.2. Các dịch vụ ngân hàng được sử dụng trong thanh toán B2C

6.2.3. Các loại thẻ được sử dụng trong thanh toán

6.2.3. Các thiết bị sử dụng trong thanh toán thẻ

6.2.4. Thẻ tín dụng

6.2.5. Thẻ ghi nợ (debit card)

6.2.6. Thẻ thông minh

6.2.7. Tiền điện tử, tiền số hóa (e-cash, digital cash)

6.2.8. Ví điện tử (ví tiền số hóa)

6.2.9. Séc điện tử

6.2.10. Chữ ký số, chứng thư số và ứng dụng chữ ký số

6.2.11. Hợp đồng điện tử

6.3. THANH TOÁN ĐIỆN TỬ GIỮA DOANH NGHIỆP – DOANH NGHIỆP (B2B)

6.3.1. Trao đổi dữ liệu điện tử (EDI)

6.3.2. Ưu điểm của việc sử dụng EDI

6.4. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ THANH TOÁN ĐIỆN TỬ

6.4.1. Thực trạng thanh toán trực tuyến tại Châu Âu và Hoa Kỳ và một vài con số

6.4.2. Thực trạng thanh toán trực tuyến tại Việt Nam

6.4.3. Những phương thức thanh toán điện tử tại

6.4.4. Những lợi ích và hạn chế của các phương thức thanh toán điện tử tại http://chodientu.vn

TÓM TẮT CHƯƠNG 6

CÂU HỎI ÔN TẬP, THẢO LUẬN VÀ THỰC HÀNH

Chương 7: MARKETING TRỰC TUYẾN

7.1. TỔNG QUAN VỀ MARKETING TRỰC TUYẾN

7.1.1. Phân biệt e – marketing, e – commerce và e – business

7.1.2. Sự khác biệt giữa marketing trực tuyến và marketing truyền thống

7.1.3. Những ưu điểm chính của marketing trực tuyến

7.2. CÁC HÌNH THỨC MARKETING TRỰC TUYẾN

7.2.1. Search engine marketing

7.2.2. Website (web display advertising)

7.2.3. Email marketing

7.2.4. Mobile marketing

7.3. MARKETING BẰNG  TRUYỀN THÔNG XÃ HỘI

7.3.1. Affiliate marketing (Tiếp thị liên kết )

7.3.2. Article marketing

7.3.3. Blog marketing

7.3.5. Viral Marketing (Marketing lan truyền)

7.3.6. Catalogue điện tử (E- Catalogue)

7.3.7. Social Networks (Mạng xã hội )

7.3.8. Một số công cụ mạng xã hội

7.4. ỨNG DỤNG MARKETING TRỰC TUYẾN

7.4.1. Nghiên cứu khách hàng trực tuyến

7.4.2. Nghiên cứu thị trường trực tuyến

7.4.3. Các chiến lược marketing trực tuyến hỗn hợp

7.5. GIẢI PHÁP HỆ THỐNG MARKETING TRỰC TUYẾN

7.5.1. Tầng 1: Tiếp thị liên kết

7.5.2. Tầng 2: Website dẫn đường và Website bán hàng

7.6. XU HƯỚNG MARKETING TRỰC TUYẾN

7.6.1. Xu hướng quảng cáo trực tuyến hiện nay

7.6.2. Xu hướng quảng cáo trực tuyến  tại Việt Nam

7.6.3. Thực trạng ứng dụng marketing trực tuyến tại Việt Nam

TÓM TẮT CHƯƠNG 7

CÂU HỎI ÔN TẬP, THẢO LUẬN VÀ THỰC HÀNH

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

Sách phân phối bán lẻ tại Nhà sách Kinh tế. Địa chỉ: 490B Nguyễn Thị Minh Khai, P2,Q3 – TP.HCM. Mobile: 090302640 hoặc 0938514478

Sách phân phối bán lẻ tại Nhà sách Thăng Long.  Địa chỉ:44 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Phường 19, Quận Bình Thạnh

(028) 35140632  hoặc 0938514478

 

 


[ad_2]
Source link

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *