[ad_1]
Có phải bạn không muốn bị mất giấc ngủ, muốn thảnh thơi làm được nhiều việc và rất muốn con tự lập? Bạn thực sự muốn luyện cho con ngủ ngoan, có một giấc ngủ sâu và lâu? Bạn cần tập cho bé ngủ riêng mà không biết khi nào nên tập?
“Không có con số chính xác là mấy tuổi trẻ cần ngủ riêng, quan trọng là phụ huynh đã sẵn sàng hay chưa! Tuy nhiên, trẻ 3 tuổi đã có thể tách khỏi ba mẹ để ngủ một mình”. Vậy tập cho bé ngủ riêng khi nào?
Bé nào không nên tập ngủ riêng sớm
Tùy vào từng điều kiện cụ thể, cha mẹ nên tập cho bé ngủ riêng. Có những bé không nên tập ngủ riêng sớm dưới đây:
Bé có thể trạng yếu ớt, có thể mang một số bệnh nguy hiểm, đòi hỏi cần có sự chăm sóc toàn diện của cha mẹ theo yêu cầu của bác sĩ thì bạn không nên để trẻ ngủ riêng quá sớm.
Bé chưa chuẩn bị tâm lý, bạn cần giải thích cho trẻ về việc cần phải ngủ riêng trước khi bắt đầu thực hiện. Tránh để trẻ vòi vĩnh, bướng bỉnh, không chịu nghe lời, bản thân bạn cũng sẽ thấy mệt mỏi, bất lực và khó có thể kiên trì trong việc tập cho bé ngủ riêng.
Điều kiện ngủ riêng của gia đình chưa có, bạn không phải cứ bố trí cho bé góc nào cũng được. Lúc này, bé cũng thuộc dạng chưa nên tập ngủ riêng. Chính vì vậy, cha mẹ nên biết thế tập cho bé ngủ riêng khi nào là phù hợp nhất để hạn chế những điều đáng tiếc có thể xảy ra.
Tập cho trẻ ngủ riêng có lợi ích gì, ai đã tập thành công rồi?
Theo các chuyên gia nhận định, nên cho trẻ ngủ riêng sẽ giúp bé có được giấc ngủ sâu hơn. Điều này có lợi cho sự phát triển của bé, hỗ trợ rất tốt cho bé rèn luyện khả năng tự lập sau này.
Tập cho bé sơ sinh ngủ riêng là nhân tố quan trọng giúp trẻ hình thành tính cách tự lập ngay từ khi còn nhỏ, không phụ thuộc và dựa dẫm vào bố mẹ. Ngủ riêng sớm sẽ giúp làm tăng tính tự lập và tự tin cho trẻ, đồng thời còn giúp cha mẹ có đời sống riêng, duy trì hạnh phúc gia đình.
Các mẹ đừng nghĩ việc cho con ngủ riêng là một biểu hiện ích kỷ như nhiều người hay nghĩ. Chỉ cần bạn vẫn hết lòng trong việc chăm con từng li từng tí, thường xuyên đọc truyện, vỗ về con vào giấc ngủ say mới tắt đèn phòng con và trở về phòng ngủ của mình vào giờ giấc hay lúc con cần. Vào mùa hè, bạn cũng cẩn thận để nhiệt độ vừa khoảng 28-29 độ. Đến mùa đông, bạn lại cho con vào túi ngủ để con có thể say giấc nồng.
Rất nhiều phụ huynh đã tập cho trẻ ngủ riêng thành công từng ngày
Mẹ bé Sâu: Nhỏ mình cho nằm võng sớm quá mà bé lâu biết đi, xương cứ như bị yếu nhưng tại nó đòi võng sớm quá. Sau 8 tháng tách võng dễ ẹc (tưởng không tách được) ai ngờ tách phát một. Giờ nằm giường cũi riêng kéo sát giường ba mẹ ngủ ngoan mà hay lấn chiếm xíu thuj, chẳng phải tập j lun. Nhà mình nhỏ chật, chưa có điều kiện nên chưa cho bé ngủ hẳn giường riêng phòng riêng được, mà mai mốt có cũng sắm giường tầng dù mấy đứa.
Mẹ bambi_86: Lúc mà Bambi nhà mình mới xuất viện về nhà là mình đã mua cái nôi cho bé đặt cạnh giường ba mẹ để tiện có gì hai mẹ con ” ý ới ”. Cứ bé khóc dậy đòi bú ti thì mình chỉ việc thòng tay vô nôi rồi ẵm bé ra, cho bé nằm lên giường ba mẹ bú ti một chút khi bé ngủ say rồi thì nhẹ nhàng ẵm bé qua nôi. Nhà mình còn dư 1 phòng, mai mốt Bambi nhớn xíu ( 2 tuổi ) mình cho bé nằm riêng phòng luôn.
Mẹ dagiang: Đúng đề tài mà em đang quan tâm. Em cũng đã cho con ra ngủ riêng ở cũi nhưng cùng phòng với bố mẹ. Thực ra nếu con ra ngủ cũi thì ban đêm mẹ vất vả hơn, vì phải ngồi dậy cho con ti. Còn nếu con ngủ chung thì mẹ chỉ việc nằm luôn trên giường, đỡ phải dậy vào giữa đêm.
PHƯƠNG CÁCH 1:
Nhiều người tập cho trẻ ngủ riêng thành công, có khi không cần tập, vậy rốt cuộc khi nào bắt đầu tập mới đạt hiệu quả. Mebeonline xin mách bạn cách tập cho bé ngủ riêng dễ dàng và đúng thời điểm nhất.
– Đối với trẻ sơ sinh có thể ngủ cũi/nôi riêng từ khi lọt lòng, nhưng 6 tháng đầu tiên đặt cũi/nôi trong phòng bố mẹ, sát giường bố mẹ càng tốt vì chỉ cần thò tay sang là vỗ về con hoặc kiểm tra con được. 6 tháng đầu nên nằm nôi (hoặc mose basket) nhỏ thôi, sau 6 tháng mới nên chuyển qua cũi sẽ dễ ngủ hơn. Cho con ngủ riêng càng sớm càng dễ luyện, càng muộn càng khó.
– Nhiều bố mẹ lo ngại con ngủ riêng dễ bị ngạt thở, ốm đau không biết thế nào thì càng cần rõ quy tắc khi cho trẻ ngủ riêng, không thể cứ bảo ngày mai cho con ra ngủ riêng là làm ngay được. Các bố mẹ cần có một sự chuẩn bị cực kỳ chu đáo từ trước để con cái được ngủ ngon:
+ Đặt trẻ nằm chân sát phía dưới cùng của cũi chứ không phải đặt đầu ngay trên cùng của cũi (xem hình minh hoạ ở dưới). Trẻ khi ngủ hay có xu hướng trồi lên trên, nếu đặt con giữa cũi hay đầu ngay phía trên làm trẻ dễ bị đập đầu vào thành cũi. Lưu ý trẻ sơ sinh thóp rất yếu. Ngoài ra đặt phía cuối cũi trẻ cũng khó đạp chăn lung tung vào mặt. Hoặc có thể sử dụng quây nệm hỗ trợ.
+ Trẻ ngủ riêng cần lưu ý mặc 100% cotton, dưới 1 tuổi không được nằm gối, không được đắp chăn bông, chỉ được đắp chăn cotton (nếu lạnh thì mặc túi ngủ hoặc nhiều lớp chăn cotton). Tất cả ga, vỏ đệm, bảo vệ đệm (mattress protector) đều nên là chất cotton, không sử dụng chất pha len hay pha bông. Bạn nên đầu tư đệm loại tốt (loại giường cũi có thể sử dụng được đến 3, 4 năm, giường thì có thể cả chục năm, nên đừng quá tiết kiệm tiền đệm, vì tấm đệm tốt quyết định rất nhiều vào giấc ngủ ngon của con), không có chất gây dị ứng (non-allergy), thoáng khí (breathable), đệm lò xo độ cứng vừa phải (ko quá cứng cũng ko quá trùng).
– Trẻ từ 0-6 tháng nên quấn chăn swaddle. Từ 6-18 tháng rất nên nằm túi ngủ (đặc biệt nếu ngủ riêng) thì đêm bố mẹ yên tâm con không đạp chăn ra. Còn nếu đắp chăn cho con đi ngủ, bố mẹ cũng phải biết cách đắp chăn.
– Ngoài 1 tuổi, nếu bạn muốn cho con nằm gối, cũng phải đầu tư gối loại tốt, siêu thoáng breathable, không có chất gây dị ứng. Trẻ có xu hướng thích ngủ sấp úp mặt vào gối, nên nếu mua gối loại siêu thoáng khí, có thể yên tâm. Gối loại này thường khá đắt nhưng cũng sử dụng được vài năm nên cũng là một khoản đáng đầu tư nếu muốn con ngủ riêng.
– Có những bé ngủ riêng rất dễ, không cần tập nhưng cần đảm bảo phòng ngủ của trẻ nhiệt độ chuẩn là từ 18 đến 26 độ (tất nhiên tuỳ điều kiện khí hậu mỗi nước chứ không nên máy móc, ở Việt Nam thì lý tưởng nhất là 25-27 độ), không nên có nhiều đồ điện tử trong phòng ngủ, nên lắp nhiệt kế hay đồng hồ đo nhiệt độ phòng nếu có điều kiện. Nếu phòng bố mẹ và con không sát vách nhau thì phải đặt thêm máy báo khóc kèm camera càng tốt. Cửa sổ phòng của trẻ con nên có 2 lớp rèm, 1 lớp rèm thông thường và 1 lớp blinder cũng góp phần cho bạn tập cho bé ngủ riêng dễ dàng hơn.
PHƯƠNG CÁCH 2:
Khi nào cho con ngủ riêng?
Tình mẫu tử hình thành từ lúc trẻ được mẹ mang nặng chín tháng mười ngày, đặc biệt ở giai đoạn trước 3 tuổi, mối quan hệ mẹ con được thể hiện qua sự vuốt ve, bồng bế, chăm sóc. Những thể hiện này càng nhiều thì trẻ càng có tâm lý vững vàng, an tâm. Sau 3 tuổi, trẻ có thể sẵn sàng cho những hoạt động xã hội (học mẫu giáo), tự lập theo độ tuổi (trong đó có tự ngủ một mình).
Bên cạnh đó, xét về yếu tố văn hóa, có sự khác biệt lớn giữa Việt Nam và các nước phương Tây. Ở nhiều nước, phụ huynh thường cho con ngủ riêng ngay từ khi mới chào đời với quan niệm để con tự lập từ nhỏ. Ở nước ta điều này rất hiếm. Vì vậy, không có con số chính xác là mấy tuổi trẻ cần ngủ riêng, quan trọng là phụ huynh đã sẵn sàng hay chưa! Tuy nhiên, trẻ 3 tuổi đã có thể tách khỏi bố mẹ để ngủ một mình.
Tập cho con ngủ riêng khi mới 3 tuổi
Cần chuẩn bị như thế nào?
a. Tâm lý của phụ huynh:
– Sẵn sàng tách con: việc cho trẻ ngủ riêng là một trong những cách cha mẹ tạo điều kiện để con trưởng thành, không phải là hành động bỏ rơi con như một số phụ huynh nghĩ. Nếu nhìn thấy lợi ích đó, cha mẹ sẽ cho con ngủ riêng. Để yên tâm, phụ huynh có thể đặt máy thu âm bên giường và loa bên phòng mình để tiện việc theo dõi.
– Cho giới hạn: Điều này quyết định việc trẻ có chấp nhận ngủ riêng hay tìm cách trì hoãn. Cho giới hạn là để trẻ biết điều gì được phép làm và không được phép làm. Đến giai đoạn ngủ ở phòng riêng, dù rất muốn về phòng của ba mẹ, trẻ sẽ hiểu điều đó là không được phép và chấp nhận quy định mới này.
– Cương quyết: Để hình thành một thói quen, trẻ cần thời gian để thích nghi và việc bắt đầu ngủ riêng là không dễ với trẻ. Khi bắt đầu ngủ riêng, trẻ thường có xu hướng mè nheo, nài nỉ để được về phòng ba mẹ, vì vậy giai đoạn đầu nếu phụ huynh không cương quyết, cho trẻ về phòng ba mẹ, trẻ sẽ hiểu rằng chỉ cần mè nheo, nài nỉ sẽ không phải tự ngủ một mình.
b. Chuẩn bị tâm lý cho con từng bước một: Để dễ dàng cho trẻ lẫn phụ huynh, việc ngủ riêng cần được tách dần từng bước. Đầu tiên, phụ huynh cần trao đổi với trẻ về việc ngủ riêng này. Giải thích với trẻ về lợi ích của việc có góc riêng hoặc phòng riêng (được trang trí phòng hoặc chỗ ngủ theo ý thích, tự chọn chăn mền, đèn ngủ…). Việc trao đổi và thảo luận cùng trẻ sẽ giúp trẻ tự đưa ra ý kiến, giúp phụ huynh nắm bắt tâm lý trẻ đã sẵn sàng chưa.
c. Những giai đoạn tách con ngủ riêng:
– Giai đoạn đầu: cho con một chỗ ngủ riêng ngay bên cạnh nơi ngủ của ba mẹ.
– Giai đoạn 2: có bức màn ngăn giữa chỗ ngủ của con và nơi ngủ của ba mẹ.
– Giai đoạn 3: động viên con ngủ ở góc riêng, phòng riêng đã được chuẩn bị sẵn
(Mỗi giai đoạn 1-2 tuần, tuy nhiên không có con số cụ thể, tùy diễn tiến tâm lý của trẻ).
Phụ huynh vẫn cần duy trì những việc làm với trẻ trước khi ngủ như đọc sách, kể chuyện, trò chuyện, chơi vài trò chơi nhẹ nhàng để duy trì sự gần gũi, thân mật, giúp trẻ không cảm thấy xa cách hoặc hụt hẫng khi ngủ riêng.
Thạc sĩ tâm lý NGUYỄN THỊ DIỆU ANH (khoa tâm lý Bệnh viện Nhi Đồng 1)
Lưu ý khác khi tập cho trẻ ngủ riêng
Theo các chuyên gia, để có sự phát triển toàn diện nhất và trẻ sơ sinh mạnh khỏe thì nên để bé ngủ trong lòng mẹ trong 3 tuần đầu tiên mới chào đời. Sau đó, khoảng thời gian hợp lý nhất để dạy trẻ ngủ riêng là từ khi bé được 4 – 6 tuần tuổi. Cha mẹ nên tập cho bé làm quen với việc ngủ một mình ở trong nôi để bé có thể tự lập sớm. Lưu ý là nôi cần phải đặt ở nơi bạn cảm thấy an toàn, nằm trong vòng kiểm soát của mình.
Khi tập cho trẻ ngủ riêng, ba mẹ nên chọn nôi điện tự động đa chức năng để sử dụng lâu dài. Ưu điểm của nôi em bé tự đưa hiện nay là vô cùng tiện dụng, vừa làm nôi, vừa làm cũi, vừa làm quây, lại chuyển đổi dễ dàng thành khung võng khi bé lớn hơn. Riêng nôi gỗ vinanoi lại có nhiều mẫu nôi em bé rất đẹp, hữu ích cho ba mẹ cho bé ngủ riêng tha hồ trang trí theo ý thích.
Nếu nhược điểm là cồng kềnh khó vận chuyển thì Mebeonline cũng đã có giải pháp tiết kiệm cho ba khi có chính sách hỗ trợ ship và giao hàng COD toàn quốc dù là nôi em bé, nôi sắt tự động, giường cũi trẻ em, thậm chí cả giường tầng, ba mẹ cũng không còn lo ngại vấn đề vận chuyển.
Trẻ ngủ riêng là cả 1 quá trình luyện tập cho cả bố mẹ và con cái, ba mẹ lưu ý cần kiên trì không bỏ cuộc giữa chừng và tạo điều kiện tốt nhất cho trẻ ngủ riêng. Trong quá trình tập cho bé ngủ riêng, Mebeonline có tất cả những sản phẩm cần thiết giúp tập bé ngủ riêng một cách tốt nhất. Nếu bạn còn băn khoăn tìm mua những sản phẩm như chăn quấn bé, túi ngủ cho bé, gối chống ngạt, nệm quây cũi, hay bộ treo nôi…thì hãy để Mebeonline giúp bạn.
Hotline 19002080 và hộp thư cskh1@mebeonline.vn luôn sẵn sàng đồng hành cùng ba mẹ tập cho bé ngủ riêng ngay từ hôm nay.
Ý kiến của chuyên gia khi dùng nôi tập cho bé ngủ riêng
Theo Th.S tâm lý NGUYỄN THỊ DIỆU ANH (khoa tâm lý Bệnh viện Nhi Đồng 1): Phụ huynh chỉ cần nắm rõ gia đoạn tập ngủ riêng để chọn nôi em bé thích hợp. Vẫn cần duy trì những việc làm với trẻ trước khi ngủ như đọc sách, kể chuyện, trò chuyện, chơi vài trò chơi nhẹ nhàng để duy trì sự gần gũi, thân mật, giúp trẻ không cảm thấy xa cách hoặc hụt hẫng khi ngủ riêng.
– Giai đoạn đầu: cho con một chỗ ngủ riêng ngay bên cạnh nơi ngủ của ba mẹ.
– Giai đoạn 2: có bức màn ngăn giữa chỗ ngủ của con và nơi ngủ của ba mẹ.
– Giai đoạn 3: động viên con ngủ ở góc riêng, phòng riêng đã được chuẩn bị sẵn
(Mỗi giai đoạn 1-2 tuần, tuy nhiên không có con số cụ thể, tùy diễn tiến tâm lý của trẻ).
|
TỔNG HỢP THEO INTERNET
[ad_2]
Source link