[ad_1]
Quyền lực là khả năng áp đặt ý chí của mình với người khác, tác động đến khả năng động viên các nguồn lực để đạt được mục đích của tổ chức. Lãnh đạo và quyền lực luôn đi liền với nhau. Nhà lãnh đạo thông qua quyền lực để thực hiện vai trò lao động của mình. Chỉ khi có quyền lực thực sự trong tay họ mới có khả năng thuyết phục, ảnh hưởng đến người khác, mới lôi kéo được mọi người đóng góp vào việc thực hiện mục tiêu chung của toàn doanh nghiệp. Vậy quyền lực lãnh đạo là khả năng phân bố nguồn lực, ra quyết định và bắt buộc mọi người tuân thủ.
Hay có thể tóm gọn: quyền lực là năng lực của chủ thể trong việc ảnh hưởng tới đối tượng. Quyền lực là khả năng gây ảnh hưởng đến người khác, nó nằm trong nhận thức của đối tượng và con người có khả năng tăng hay giảm quyền lực của họ. Quyền lực có ở mọi cấp bậc trong doanh nghiệp, người càng ở vị trí càng cao càng có quyền lực lớn. Với vai trò là người lãnh đạo doanh nghiệp, nhà lãnh đạo là người có quyền lực cao nhất.
Phân tích về quan hệ giữa quyền lực và các cá nhân trong đời sống xã hội, chúng ta thấy có một đặc điểm như : (1) Quyền lực ra đời và tồn tại cùng với con người. (2) Quyền lực hiện diện ở mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, ở tất cả các loại nhóm xã hội khác nhau. (3) Tính đa dạng về nhu cầu quyền lực và khát vọng về quyền lực .
- Quyền lực ra đời và tồn tại cùng với con người. Bất kì hoạt động chung nào của con người đều cần có sự chỉ huy, có người chỉ huy và người phục tùng – cơ sở để tạo nên quyền lực. Quyền lực có liên quan tới mọi thành viên của xã hội. Mỗi cá nhân thường nằm trong nhiều phân hệ quyền tự khác nhau. Trong quan hệ này anh ta có quyền lực, còn trăm quan hệ khác thì không.
Allvin Toffler (1991) khẳng định rằng: “Con người có mối quan hệ chặt chẽ với quyền lực và không thể trơn khỏi nó được… ảnh hưởng của nó quá rộng lớn, vượt khỏi trí tưởng tượng của chúng ta”. Về vai trò của quyền lực, Allvin Toffler cũng khẳng định “Trong cuộc sống chúng ta, quyền lực giữ vai trò rất quan trọng mà con người không sao hiểu nôi, nhất là đối với thời đại của chúng ta”. Quan hệ quyền lực giữa người với người không cố định, luôn thay đổi. Trong dân gian có câu: “Quan nhất thời, dân vạn đại”. Điều này khẳng định quyền lực không phải là cố định, vĩnh cửu đối với một cá nhân.
- Quyền lực hiện diện ở mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, ở tất cả các loại nhóm xã hội khác nhau (từ nhóm nhỏ đến nhóm lớn, từ nhóm không chính thức đến nhóm chính thức, từ gia đình đến các tổ chức xã hội…). Cuộc đấu tranh vì quyền lực là cuộc đau tranh luôn song hành với con người, nó diễn ra ở mọi lúc, mọi nơi trong cuộc sống của chúng ta.
- Tính đa dạng về nhu cầu quyền lực và khát vọng về quyền lực đã quy định tính đa dạng của những công cụ và cách thức để các cá nhân đạt được quyền lực của mình.
Theo A.Toffler, cách thức loài người sử dụng quyền lực là một nguyên nhân cơ bản tạo nên và cũng là thước đo cơ bản để nhận diện các nền văn minh của nhân loại đi từ thấp đến cao: (1) quyền lực cưỡng bức từ bạo lực chính trị – quân sự tạo nên nền văn minh nông nghiệp, (2) quyền lực từ tiền bạc tạo nên nền văn minh công nghiệp, (3) quyền lực từ thông tin, kiến thức tạo nên nền văn minh hậu công nghiệp, nền kinh tế tri thức. Nói một cách khác, quan điểm của Alvin Toffler có 3 cách giành quyền lực theo nguồn gốc sinh ra nó và cho rằng, quyền lực gồm có quyền lực bạo lực, quyền lực của cải và quyền lực trí tuệ. Ba phương thức quyền lực này chuyển hóa tác động lẫn nhau.
Một trong các nghiên cứu nổi bật nhất về quyền lực được hai nhà tâm lý học là John French và Bertram Raven công bố năm 1959
Quyền lực pháp lý- Khả năng tác động đến hành vi người khác nhờ những thẩm quyền gắn với vị trí chính thức trong hệ thống
Quyền lực ép buộc- Khả năng có thể tác động đến hành vi người khác thông qua hình phạt hoặc đe dọa trừng phạt.
Quyền lực chuyên môn – Khả năng gây ảnh hưởng dựa trên những kiến thức và kỹ năng chuyên môn vượt trội được người khác đánh giá cao.
Quyền lực khen thưởng – Khả năng có thể tác động đến hành vi người khác thông qua việc cung cấp cho họ những thứ mà họ mong muốn.
Quyền lực thu hút- Khả năng ảnh hưởng có thể có được dựa trên sự mê hoặc, cảm phục, hâm mộ bởi uy tín, tính cách, đạo đức, sức hút, sức hấp dẫn riêng hay một giá trị cá nhân của một người, được người khác cảm nhận và tôn trọng.
Các yếu tố và nguyên tắc sử dụng quyền lực.
Có rất nhiều yếu tố tạo nên quyền lực trong tổ chức và gồm các yếu tố sau:
Quyền lực vị trí: gồm các quyền lực pháp lý, quyền lực khuyến khích, quyền lực liên kết và quyền lực cưỡng bức. Quyền lực pháp lý là quyền lực có được do tổ chức trao cho dưới hình thức này hay hình thức khác. Quyền lực khuyến khích là khả năng tạo ra động lực hành động ở đội ngũ thông qua việc thực thi các biện pháp khuyến khích như khen, thưởng, thăng cấp. Quyền lực liên kết là quyền lực được tạo ra từ một mối quan hệ với một hoặc một số thực thể nào đó.Quyền lực cưỡng bức là quyền lực đạt được do khả năng quyết định và thực thi các hình phạt đối với những người phạm lỗi.
Quyền lực vị trí là quyền hạn do hệ tổ chức quy định chính thức. và được cấp dưới phục tùng. Khi một người không còn giữ vị trí hay chức vụ nhất định cũng có nghĩa người đó không còn quyền lực vị trí và quyền này sẽ thuộc về người kế nhiệm. Tùy theo vị trí cụ thể và mức độ phân quyền trong hệ thống mà thẩm quyền của từng vị trí có phạm vi rộng, hẹp khác nhau, song phải đủ để thực hiện các nhiệm vụ và trách nhiệm tại vị trí đó.
Quyền lực cá nhân: gồm các quyền lực chuyên môn, quyền lực thông tin và quyền lực tư vấn. Quyền lực chuyên môn là quyền lực đạt được do có học vấn, kinh nghiệm và kỹ năng chuyên môn của nhà quản lý. Quyền lực thông tin là quyền lực có được do khả năng cung cấp, chia sẻ thông tin hoặc khả năng chi phối việc cung cấp, chia sẻ thông tin. Quyền lực tư vấn thực chất là sức thuyết phục của một người do khả năng cung cấp các lời khuyên sáng suốt và hữu ích với những người khác. Do năng lực kinh nghiệm bản thân. Do quan hệ giao tiếp và quen biết. Do uy tín của bản thân và phẩm chất cá nhân.
Quyền lực chính trị: Quyền kiểm soát quá trình ra quyết định. Quyền liên kết giữa các cá nhân và các tổ chức khác. Quyền thể chế hóa các quy định và các quyết định. Quyền hợp tác, liên minh.
Các nguyên tác sử dụng quyền lực
Để sử dụng quyền lực có hiệu quả cần chú ý các nguyên tắc sau: Quyền lực thường chứa trong nó sự phủ định phản kháng. Quyền lực chỉ được sử dụng có hiệu quả một khi nó phù hợp với phong cách của người lãnh đạo và mục đích lãnh đạo. Người lãnh đạo càng có nhiều khả năng vận dụng khai thác những nguồn gốc này thì khả năng thành công càng nhiều. Nhận thức về cơ sở quyền lực ảnh hưởng tới việc tăng cường quyền lực cá nhân. Quyền lực bị ảnh hưởng bởi sự khéo léo vận dụng những cơ sở này. Quyền lực xác định phạm vi, giới hạn của các “khả năng hành động, gây ảnh hưởng” cả về thể chất lẫn tinh thần của một người hoặc một nhóm người. Việc sử dụng thứ sức mạnh này để gây ảnh hưởng đến cá nhân, nhóm người khác, có thể mang theo những ý nghĩa tích cực cũng như tiêu cực, dựa trên mục đích, nguyên tắc, cách thức sử dụng chúng. Cần phân biệt việc “lạm quyền” và việc “vi phạm giới hạn quyền lực”. Lạm dụng quyền lực là việc sử dụng quyền lực mà không tuân theo những mục đích quy định cho sự tồn tại của quyền lực. Việc vượt quá phạm vi giới hạn quyền lực là việc không tuân theo những nguyên tắc, cách thức được quy định sẵn trong quá trình sử dụng quyền lực. Quyền lực được thể hiện ở hành động và người lãnh đạo là người hành động. Người có khả năng ảnh hưởng đến người khác, chi phối được nhiều hướng sự việc nhằm đạt kết quả thì người đó sẽ có nhiều người đi theo.
Lãnh đạo dựa trên quyền lực và sự ảnh hưởng có tính tham chiếu bổ ích cho công tác đào tạo cán bộ lãnh đạo, quản lý và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của Việt Nam hiện nay. Chiến lược gây ảnh hưởng nhằm tạo quyền lực cho người lãnh đạo.
Mục tiêu của việc gây ảnh hưởng.Đạt được sự giúp đỡ. Giao việc cho người khác. Hoàn thành thực hiện nhiệm vụ. Tạo ra sự thay đổi.
Kết quả của việc gây ảnh hưởng. Sự tích cực nhiệt tình tham gia: đối tượng đồng ý về những hoạt động yêu cầu của chủ thể, sẵn sàng tham gia một cách tích cực. Sự tuân thủ phục tùng: đối tượng thực hiện những yêu cầu của chủ thể song không nhất trí với chủ thể về điều phải làm; thực hiện nhiệm vụ với sự lãnh đạm, thờ ơ hơn là sự tích cực nhiệt tình. Sự kháng cự chống lại: đối tượng không thực hiện mà chống lại các yêu cầu của chủ thể biểu hiện là chán nản, buồn rầu, bất mãn trì hoãn, đình công trì hoãn
Trên thực tế có 7 chiến lược: Chiến lược thân thiện: gây thiện cảm với người khác để họ có cách nghĩ tốt về ta. Chiến lược thương lượng: thương lượng giải quyết vấn đề trên cơ sở “ hai bên cùng có lợi”. Chiến lược đưa ra lý do: Đưa ra các thông tin, chứng cớ,… để bào chữa và thuyết phục ý kiến của mình. Chiến lược quyết đoán: đưa ra các quyết định táo bạo khi gặp khó khăn. Chiến lược tham khảo cấp trên: ghi nhận và xin ý kiến cấp dưới. Chiến lược liên minh: Sử dụng người khác nhằm tạo uy tín cho mình. Chiến lược trừng phạt: rút bớt đặc quyền, đặc lợi, quyền hạn,… của một số đối tượng trong trường hợp cần thiết.
Tóm lược: Lãnh đạo dựa trên quyền lực và sự ảnh hưởng được phát triển mạnh ở Mỹ những năm 1970, nhất là từ thập niên cuối thế kỷ XX, với các đại diện như R. P. French, B. H. Raven, K. Clark, L. A. Bebchuck và gần đây là của J.Collins và J. C Maxwell… Lãnh đạo dựa trên quyền lực và sự ảnh hưởng có tính tham chiếu bổ ích cho công tác đào tạo cán bộ lãnh đạo, quản lý và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của Việt Nam hiện nay. Vậy quyền lực lãnh đạo là khả năng phân bố nguồn lực, ra quyết định và bắt buộc mọi người tuân thủ. Hay có thể tóm gọn: quyền lực là năng lực của chủ thể trong việc ảnh hưởng tới đối tượng. Thực chất, ảnh hưởng của lãnh đạo là sự tác động từ bên này đến bên khác.
Tổng hợp tài liệu và tham khảo INTERNET.
https://www.facebook.com/phanhieutcmiendong
http://hocvalamsaigon.com
VIỆN CÔNG NGHỆ QUẢN TRỊ Á CHÂU – TS. NGUYỄN VĂN HÙNG
[ad_2]
Source link