KHÁI QUÁT VỀ SINH HỌC TRẮC DẤU VÂN TAY

[ad_1]

       Dấu vân tay của chúng ta là độc nhất, vân tay không ai giống ai không ai trùng ai, dấu vân tay được coi như là một dấu hiệu để phân biệt giữa người này với người khác và không thay đổi trong suốt cuộc đời mỗi người và đặc sắc nhất là đường vân của ngón cái và ngón trỏ nó xuất sắc trong những lĩnh vực khác nhau.

I. KHÁI QUÁT  VỀ SINH TRẮC DẤU VÂN TAY

       Việc tìm hiểu tiềm năng và đặc tính riêng của bản thân quan trọng như một tấm bản đồ, giúp bạn kích hoạt được các năng lực và tạo nên sự khác biệt cho chính bản thân mình. Được hình thành ngay từ trong bụng mẹ, đó là một trong số ít các khía cạnh sinh học không hề bị thay đổi trong suốt cuộc đời mỗi người. Nhưng bạn có biết rằng, ẩn bên trong các đường vân trên ngón tay bạn là bí mật về tính cách của chính bạn. Theo các nhà khoa học thì vân tay được hình thành bởi quá trình các gai da đội lớp biểu bì lên. Các đường vân tay là nơi tập kết miệng các tuyến mồ hôi, tuyến bã nhờn và đã được khởi tạo ở thai nhi vào giai đoạn từ 13 đến 19 tuần tuổi và được hình thành đồng thời với sự hoàn thiện các cấu trúc của não bộ. Khi chào đời, dấu vân tay sẽ được phóng đại theo quá trình trưởng thành của đứa bé nhưng vẫn giữ nguyên hình dáng cho đến khi về già.

 

        Chính vì sự độc nhất vô nhị của mình mà dấu vân tay được sử dụng rất nhiều trong các lĩnh vực từ xác nhận nhân thân, phá án, chẩn đoán bệnh cho đến khám phá tính cách và tố chất của con người. Trong đó, ứng dụng của dấu vân tay trong việc đánh thức tiềm năng của con người thông qua phương pháp sinh trắc vân tay được xem là một bước tiến mới của ngành khoa học dấu vân tay nói riêng và nền khoa học của nhân loại nói chung.

I.1. Khái niệm sinh trắc dấu vân tay

Ngành khoa học Sinh trắc học Dấu vân tay dựa trên những thành tựu khoa học nghiên cứu về di truyền học, phôi học, sự cấu tạo của vân da tay và não bộ. DERMATOGLYPHICS xuất phát từ hai tiếng Hy lạp (derma: da và glyphe: khắc). Phương pháp Sinh trắc học Dấu vân  tay phân tích mật độ dày đặc, độ dài – ngắn, các khúc quanh, hình dạng của vân tay, … để phân tích chỉ số TFRC và các năng lực tiềm ẩn của não bộ.

I.2. Giá trị và lợi ích của sinh trắc học dấu vân tay

        Tùy theo đặc điểm sinh lý mỗi người  mà khả năng tiếp thu kiến thức của họ cũng có sự khác biệt. Sau khi phân tích sinh trắc vân tay, các dữ liệu sẽ cho bạn biết được chỉ số TFRC của bạn là bao nhiêu, từ đó chúng ta có thể biết được sự liên hệ giữa vân tay và não bộ, và phân tích được khả năng, điểm mạnh của bạn như thế nào, mức độ tiếp thu và ghi nhớ việc học ra sao. Con người chúng ta có thể sở hữu các loại thông minh cao thấp không giống nhau. Sinh trắc vân tay giúp xác định bạn là người có loại thông minh nào cao, lý giải vì sao bạn lại giỏi trong vấn đề này chứ không phải cái khác. Một số loại hình thông minh mà con người đang sở hữu đó là : Thông minh không gian, thông minh logic- toán học, thông minh triết học, thông minh âm nhạc, thông minh tự nhiên, thông minh  ngôn ngữ, thông minh vận động, thông minh cảm xúc, thông  minh nội tâm.

 Nói các khác, giá trị sinh trắc vân tay giúp ta hiểu tiềm năng não bộ; các chỉ số thông minh của con người; mô hình tiếp nhận thông tin;  thuyết đa thông minh và tính cách hành vi của mỗi cá nhân.

Lợi ích của sinh trắc học dấu vân tay

 Đối với trẻ em, học sinh, sinh viên

  • Giúp phụ huynh có cái nhìn tổng thể về năng khiếu bẩm sinh cũng như ưu khuyết điểm của trẻ. Tạo điều kiện giúp trẻ phát huy tối đa tiềm năng và có phương pháp hạn chế các điểm yếu của trẻ.
  • Biết được xuất phát điểm của trẻ để có thể định hướng nghề nghiệp tương lai chính xác. Đầu tư giáo dục theo đúng sở trường của trẻ nhằm giảm thiểu các chi phí giáo dục không cần thiết.
  • Với chỉ số hấp thụ việc học TFRC, giúp phụ huynh có hướng thúc đẩy rèn luyện trí nhớ cho trẻ. Xác định được phương pháp dạy và học phù hợp đối với trẻ khi biết rõ phong cách học VAK (cách tiếp thu thông tin của bạn qua thị giác (V), thính giác (A) hay vận động (K) của trẻ.

 

  • Đánh giá các năng lực của não bộ, các chỉ số thông minh và 9 loại hình trí tuệ để phụ huynh có hướng giúp trẻ phát triển cân bằng 2 bán cầu não và các khả năng vượt trội.
  • Nắm bắt tâm lý, tính cách, hành vi và cách suy nghĩ của trẻ. Cảm thông, thấu hiểu lẫn nhau giúp nâng cao các giá trị gia đình. Cải thiện các bất đồng quan điểm giữa các thành viên trong gia đình.

Đối với cá nhân

  • Khám phá chính mình bằng cách khám phá các năng lực cốt lõi của bạn.
  • Giúp bạn định hướng nghề nghiệp phù hợp với tài năng bẩm sinh.
  • Khơi dậy niềm đam mê của bạn trong công việc để đạt được mục tiêu và thành công.
  • Tư vấn phát triển phong cách cá nhân trở thành một người chuyên nghiệp trong công việc và cuộc sống.
  • Hiểu rõ & làm giàu giá trị cuộc sống bản thân.
  • Đối với những cặp đôi, giúp hiểu nhau hơn, hòa hợp hơn để hạnh phúc hơn.
  • Nhận biết được năng lực tiềm ẩn của nhau, giúp động viên, hỗ trợ và giúp đỡ nhau thành công.

Đối với doanh nghiệp

  • Sàng lọc trong tuyển dụng, đánh giá đúng năng lực thực hiện công việc và phong cách của ứng viên.
  • Khám phá tiềm năng của nhân viên nhằm bố trí đúng người vào đúng vị trí, đúng công việc và đúng định hướng.
  • Tạo điều kiện phát huy tối đa năng lực để tạo những cú đột phá trong doanh nghiệp.
  • Tư vấn củng cố nguồn nhân lực, tìm ra các lãnh đạo tài ba.
  • Đào tạo, xây dựng và phát triển nhân sự.

I.3. Hai bán cầu não

Description: PictureBạn đã bao giờ tự hỏi tại sao bạn lại hành động như bạn đang làm hiện nay không? Câu trả lời có thể nằm ở phần nào mà bạn đang sử dụng nhiều hơn. Nhiều lý thuyết khoa học hiện nay đều cho rằng người dùng nhiều bán cầu não trái sẽ có các kỹ năng và sở thích khác với người còn lại. Vậy chúng khác nhau ra sao và ảnh thế nào đến bạn?

Chức năng của não trái và não phải – Bạn là người thuận não nào? Bạn từng nghe rất nhiều về não trái và não phải. Vậy não trái và não phải có chức năng gì và sự khác biệt giữa hai bán cầu não này là gì? Tôi là người thuận não phải hay não trái? Chúng ta hãy cùng đi vào phân tích để tìm hiểu kỹ hơn về hai bán cầu não …

Bán cầu não trái có chức năng ngôn ngữ, chịu trách nhiệm xử lý những thông tin mà con người nghe được và đưa ra những câu trả lời phù hợp. Ngoài ra, bán cầu não trái giúp con người giải quyết các vấn đề liên quan tới logic và tính toán chính xác.

Bán cầu não phải chủ yếu chịu trách nhiệm về khả năng không gian, nhận diện khuôn mặt và cảm thụ âm nhạc. Nó cũng có thể xử lý các thông tin liên quan tới toán học, nhưng chủ yếu là ước lượng sơ bộ và so sánh. Bên cạnh đó, não phải giúp chúng ta hiểu được ý nghĩa của những hình ảnh. Nó đóng một phần vai trò đặc biệt trong ngôn ngữ, giúp ta giải thích bối cảnh trò chuyện và âm điệu của người đối diện.

Nói cách khác, bán cầu não trái có nhiệm vụ xử lý ngôn ngữ, tư duy trừu tượng, viết, tính toán,  sắp xếp, phân loại, ghi nhớ từ ngữ và tri giác thời gian, Còn bán cầu não phải có vai trò xử lý hình tượng tổng thể, khái niệm không gian, phân biệt hình vẽ, khả năng cảm thụ âm nhạc, khả năng bắt chước. Bán cầu phải có cơ năng mang tính chỉnh thể, tổng hợp, sáng tạo, chủ quan trực giác, trí tưởng tượng, thái độ, tình cảm, ý chí của con người. Tuy rằng mỗi bên bán cầu não có chức năng riêng, song chúng luôn tương hỗ lẫn nhau trong quá trình hoạt động.

Hoạt động trí tuệ chịu sự khống chế của não, song não lại chia thành hai bán cầu là bán cầu não phải và bán cầu não trái và hai bán cầu này có ưu thế, chức năng khác nhau. … Tuy rằng mỗi bên bán cầu não có chức năng riêng, song chúng luôn tương hỗ lẫn nhau trong quá trình hoạt động.

I.4. Chức năng của 5 thùy não

Não bộ của chúng ta không chỉ được phân chia thành 2 bán cầu, não trái và não phải mà còn được chia thành 5 thùy nãothùy trước trán, thùy trán, thùy đỉnh, thùy thái dương, thùy chẩm. Tương ứng với mỗi thùy lại có một chức năng khác nhau. Thùy trước trán có nhiệm vụ thu thập thông tin từ các thùy còn lại và phân tích dữ liệu.Vì vậy chức năng cơ bản của thùy trước trán đó chính là nhận thức về: tư duy, logic, phản biện, đánh giá, xem xét thông tin.

Thùy trán tương ứng với vai trò  suy nghĩ: thực hiện, hành động, chú ý. Chức năng nổi trội của thùy trán bao gồm: bộ nhớ làm việc (working memory), phán xét, kiến thức, tổ chức  công việc, tạo ra danh sách tên đồ vật cùng loại.

Thùy đỉnh tương ứng với vai trò vận động, tiếp nhận và hiểu được các thông tin cảm giác bản thể. Đứa trẻ nào có thùy đỉnh phát triển nhanh hơn những thùy còn lại khi được sinh ra, chúng sẽ biết chạy trước khi biết nói. Ở trong 5 thùy não, thùy nào phát triển mạnh hơn thì ở đó con người ta trội hơn.

Thùy thái dương tương ứng với giác quan thính giác. Những người có thùy thái dương phát triển mạnh thường rất nhạy cảm với âm thanh. Chức năng nổi trội của thùy thái dương là trí nhớ, đặc biệt trí nhớ tường thuật.

Thùy chẩm có chức năng thông tin từ  thị giác và tái tạo hình ảnh, sau đó xuất hình ảnh đó về lại mắt. Thùy chẩm nằm sát gáy. Vùng vỏ thị giác liên kết thái dương dưới nhận thức màu sắc và hình dáng. Chẳng hạn, trong những bộ phim Hàn, bạn có để ý khi nhân vật chính khi bị tai nạn, chấn thương sau gáy thì sẽ không còn nhìn được nữa, mặc dù mắt vẫn sáng. Đó là vì vùng thùy chẩm của họ đã bị tổn thương.

I.5. Mười vùng chức năng não bộ

Bộ não của mỗi người chứa đến hơn 100 tỉ nơron thần kinh được phân bố chính ở 3 vùng tiểu não, trung não và đại não. Tại sao số lượng nơron của chúng ta bằng nhau lại có những người tiếp thu và xử lý vấn đề nhạy bén hơn những người khác? Bởi vì, số lượng nơron thần kinh ở các vùng chức năng trong não của mỗi người khác nhau. Vùng nào tập trung nhiều nơron thần kinh thì khả năng xử lý và hoạt động của chúng ta ở vùng chức năng đó sẽ tốt hơn.

Não bộ được chia ra làm 2 bán cầu là bán cầu não trái và bán cầu não phải. Hai bán cầu này chịu trách nhiệm điều phối chéo đối với 2 nửa thân thể. Bán cầu não trái sẽ xử lý thông tin của nửa thân bên phải, ngược lại Bán cầu não phải sẽ xử lý thông tin của nửa thân bên trái.

Chức năng hoạt động của bộ não được chia ra 5 thùy bao gồm: Trước trán, Thùy Trán, Thùy Đỉnh, Thái Dương và Thùy Chẩm. Mỗi thùy mang lại khả năng nhất định đối với các chức năng khi bộ não là trung tâm điều khiển.

Dựa trên những cơ sở nghiên cứu trước đó, các nhà khoa học phát hiện ra có sự liên kết tương quan giữa lớp trung bì (là lớp nằm ở giữa lớp da bề mặt của vân da tay với lớp hạ bì nằm phía trong) với các tế bào thần kinh trên bề mặt vỏ não.

Theo tính chất điều phối chéo giữa hai bán cầu não đối với hai nửa thân, các nhà khoa học đã tìm ra quy luật 10 dấu vân tay trên 2 bàn tay là tấm bản đồ phản ánh cấu trúc từng phần của trí não tương ứng theo hướng điều khiển chéo. Cụ thể như sau:

Description: Hình ảnh có liên quanNgón cái bàn tay trái liên hệ với vùng trước trán bên phải chi phối khả năng lãnh đạo;

Ngón trỏ bàn tay trái liên với vùng trán bên phải chi phối khả năng tưởng tượng;

Ngón giữa bàn tay trái liên hệ với vùng đỉnh bên phải chi phối khả năng vận động thô;

Ngón áp út bàn tay trái liên hệ với vùng thái dương bên phải chi phối khả năng cảm nhận tiếng ồn, giai  điệu trầm bổng, âm thanh réo rắt;

Ngón út bàn tay trái liên hệ với vùng chẩm bên phải chi phối khả năng cảm nhận hình ảnh 3D, cảm nhận cái đẹp và màu sắc;

Ngón cái bàn tay phải liên hệ với vùng trước trán bên trái chi phối khả năng tổ chức quản lý;

Ngón trỏ bàn tay phải liên hệ với vùng trán bên trái chi phối khả năng suy luận logic;

Ngón giữa bàn tay phải liên hệ tới vùng đỉnh bên trái chi phối khả năng vận động tinh;

Ngón áp út bàn tay phải liên hệ với vùng thái dương bên trái chi phối khả năng về ngôn ngữ;

Ngón út bàn tay phải liên hệ với vùng chẩm bên trái chi phối khả năng quan sát, đọc, hình ảnh 2D, đen trắng.

TAY PHẢI (Ký tự ngón là R, từ 1 – 5) – NÃO TRÁI

  1. R1: Nhận thức nội sinh

R1: Ngón cái tay phải: Tổ chức và Quản lý

Khả năng giao tiêp, tư duy hoạch định và thực thi, quản lý.

Khả năng quản lý và kiểm soát bản thân sức mạnh ý chí, khả năng lập kế hoạch, quyết đoán, lập luận logic.

Khả năng tự đánh giá bản thân, hoạch định tổ chức, sắp xếp thực hiện, khả năng tự đánh giá nhận thức, tư duy hoạch định, quản trị  điều hành và ra quyết định

Tùy theo chủng vân tay nằm ở ngón cái tay phải này sẽ thể hiện tính cách biểu hiện bên trong ( tính cách ở môi trường quen thuộc với những người thân quen)

 

Biểu hiện ở Người lớn:

+ Là người có Óc tổ chức, tính kỷ luật cao, ý tứ trong hành động của bản thân.

+ Hoạch định chiến lược, tính kế hoạch cao, kiểm soát thực hiện

+ Ý thức cá nhân cao, có tố chất của nhà quản lý, độc lập và có nhu cầu khám phá bản thân mạnh mẽ.

Biểu hiện ở Trẻ em: 

+ Lựa chọn ngôn ngữ giao tiếp khá trưởng thành, chín chắn như ông bà cụ non.

+ Hành động có chú ý, cẩn trọng.

+ Biết cách quan tâm và khéo léo ứng xử theo ngữ cảnh.

Ví dụ: Khi Ba Chỏm 3,5 tuổi qua nhà cô Ly chơi và bé rất thích ăn sữa chua muốn được Cô Ly cho nhưng khi thấy cô Ly vừa đi làm về, nhìn mặt có vẻ đang mệt mỏi thì Bà Chỏm hỏi thăm như sau:

Cô Ly mệt phải không ? Cô Ly ơi, cô Ly nên ăn sữa chua ngon và hết mệt đó ạ.

Để ba Chỏm lấy cho Cô Ly nhé! (Ba chỏm rất khéo léo quan tâm để vừa xin được ăn sữa chua và vừa được cô Ly yêu thương)

  1. R2: Tư duy lý luận

R2: Ngón trỏ trái: Năng lực luận lý/ cấu trúc ngôn ngữ

Khả năng cấu trúc ngôn ngữ bao gồm phân tích và xử ý ngôn ngữ, kết nối các câu với nhau, khả năng lập luận ngôn ngữ chặt chẽ. Khả năng tư duy logic, tính toán, khả năng lập luận hùng biện phân tích nghiên cứu và hiểu lý thuyết văn bản, khái niệm. Tư duy cấu trúc theo quy ước của ngôn ngữ, khả năng lập luận chặt chẽ, hùng biện, phản biện.

Phân tích các chi tiết, tự suy xét đánh giá ghi nhận bản thân. 

Sự tự tin thể hiện ra bên ngoài

Khả năng học giỏi toán đại

 

Biểu hiện: 

+ Mạnh mẽ trong lý luận, chú trọng nhiều hơn đến tính logic trong lời nói.

Ví du: Mẹ năm táy Sóc (5,5 tuổi) đi ngang qua trường tiểu học, và Mẹ nói với Sóc rằng “ Mai mốt Sóc lớn thì Sóc sẽ học ở trường này nhé !

Sóc trả lời : “Không cần đâu Mẹ ơi, không đi học ở nhà con cũng lớn mà”.

+ Có khuynh hướng phân tích và xâu chuỗi vấn đề tốt.

+ Nhạy cảm với những suy nghĩ trừu tượng về con số.

+ Tổ chất trong việc khái niệm và thực hành quản lý tài chính.

3. R3:  Điều phối chi tiết vận động

R3: Ngón giữa tay phải: Vận động tinh

Sự linh hoạt các cơ nhỏ hay sự linh hoạt của các nhóm cơ mặt, sự khéo léo khéo của đôi bàn tay. Kiểm soát và phối hợp nhịp nhàng giữa các cơ trên ngón tay. Khả năng am hiểu các chi tiết, vận hành, các quy trình lắp ráp, các thức hoạt động.

Một phần phản ánh khả năng sắp xếp cấu trúc từ vựng

Ngôn ngữ biểu đạt qua vận động khi nhảy múa, dùng ngôn ngữ cơ thể, biểu đạt cảm xúc trên nét mặt. Sự hứng thú với số học, lượng hóa khi kết hợp với tư duy lý luận.

Biểu hiện: 

+ Có độ chính xác cao trong thao tác vận động tỉ mỉ.

+ Làm những việc đòi hỏi sử dụng đôi bàn tay một cách khéo léo, kiểm soát đôi tay rất tốt, thuần thục, uyển chuyển (thường viết và vẽ đẹp, sửa các đồ đạc khéo tay,),  nhìn và bắt chước thao tác nhanh như: cắt tỉa bonsai, thuê may vá, trạm trổ …

+ Sự điều phối nhịp nhàng với các môn học tính tay.

  1. R4: Tạo ra âm ngữ

R4: Ngón áp út tay phải: Thính giác và lĩnh hội ngôn ngữ

Khả năng đọc, viết, nói, hiểu ngôn ngữ, ghi nhận ngôn ngữ nói nhận diện ngôn ngữ và phân loại tiếng nói. ghi nhớ bằng âm thanh ngôn từ thông qua thính giác.

Giải mã âm thanh, định hình ngôn ngữ qua thính giác. Tái tạo ký ức âm thanh, truyền đạt ngôn ngữ qua tiếng nói. Phân biệt cảm xúc qua âm thanh khi giao tiếp bằng tiếng nói.

Biểu hiện:

+ Sự nhạy bén với ngôn ngữ, khả năng ghi nhớ nội dung qua lời nói.

+ Ghi nhớ nhanh ký ức các loại hình ngôn ngữ và ký tự tâm linh, như: các loại hình ngôn ngữ cổ đại xưa được viết dưới dạng ký tự như kinh Qu’ran (Kinh Ko Ran) các văn bản được viết dưới dạng các ký hiệu ngôn từ cổ đại, các bản kinh theo tiếng Do Thái (trong Công Giáo), bản Thánh Kinh theo tiếng Do Thái, Thánh Kinh theo ngôn ngữ ký tự Israel ….

+ Thính giác tốt, đánh vần các từ / chính tả tốt.

5. R5: Thị giác và quan sát

R5: ngón út  phải: Thị giác và quan sát

Cảm thụ hình ảnh, đồ họa, khả năng nhạy cảm với cái đẹp,

Tiếp nhận thông tin bằng mắt, nhận biết ký hiệu dấu hiệu biểu tượng khả năng nhớ đường, nhớ mặt. Ghi nhớ thông tin qua quan sát. Ước lượng khoảng cách, kích thước bằng tham chiếu với hình ảnh đã biết.

 

Biểu hiện: 

+ Ghi nhớ hình ảnh qua quan sát, nhớ nhanh các vị trí đồ vật.

+ Chủ động quan sát, thể hiện sự quan tâm.

+ Sử dụng mắt như một cái máy ảnh, có thể đọc lướt thông tin nhanh. 

TAY TRÁI (Ký tự ngón là L, từ 1 – 5) – NÃO PHẢI

6. L1: Nhận thức ngoại sinh

L1: Ngón cái tay trái: Lãnh đạo, tầm nhìn

Khả năng lãnh đạo, lấy mục tiêu làm động lực, tư duy trực giác, phản ứng theo mục tiêu, định hướng giao tiếp.

 

Có khả năng gây ảnh hưởng nắm bắt kiểm soát bản thân, khả năng tương tác giao tiếp quan hệ xây dựng và dẫn dắt đội ngũ.

Tư duy hướng ngoại, duy trì tương tác với môi trường, nhất là với các mối quan hệ xã hội.

Tùy theo chủng vân tay nằm ở ngón cái tay phải này sẽ thể hiện tính cách biểu hiện bên ngoài ( tính cách ở môi trường mới với những người bạn mới gặp)

 

Biểu hiện người lớn:

+ Có tố chất lãnh đạo, có khả năng tương tác, xây dựng mối quan hệ với người xung quanh.

+ Có khả năng đưa ra ý tưởng, thuyết phục người khác dựa trên quan điểm cá nhân của mình.

+ Sức hút cá nhân lớn. 

Biểu hiện trẻ em:

+ Chủ động bắt chuyện, nhiệt tình trong quá trình giao tiếp.

+ Hòa đồng, dễ dàng kết bạn.

+ Nhiều bạn, biết cách tập hợp (rủ, thuyết phục) nhóm bạn cùng tham gia một trò chơi.

7. L2: Tư duy suy diễn tưởng tượng

L2: Ngón trỏ phải: Tư duy không gian và sáng tạo

Tư duy trừu tượng và tổng hợp sáng tạo, Ý Tưởng

Khả năng tưởng tượng và liên tưởng cảm nhận không gian, hình ảnh khả năng tổng hợp bao quát hệ thống

Khả năng tư duy không gian, khả năng tái tạo bức tranh không gian chi tiết. Suy nghĩ trừu tượng trong nghệ thuật.

Sự tự tin vào bản thân

 

Biểu hiện: 

+ Nhiều ý tưởng sáng tạo, trí tưởng tượng và kỹ năng liên kết hình ảnh phong phú, có thể đưa ra nhiều ví dụ tương đương từ một mẫu đề ra.

+ Sở hữu khả năng tư duy hình ảnh, kết hợp tốt giữa quan sát trực quan, quan sát không gian và hình dung tưởng tượng.

Ví dụ: Câu chuyện hai bố con nhà Tít

Bố chở con gái 4 hay 5 tuổi đi trên đường, và chỉ cho con hôm nay có Trăng kìa con,

Bố hỏi: con ơi, sao Trăng không tròn ( ý nói Trăng có hình lưỡi liềm )

Bé gái trả lời: con không biết nữa Bố ơi, chắc ai đó đã đeo khẩu trang cho mặt trăng đó ạ.

8. L3: Kiểm soát điều khiển vận động

L3: Ngón giữa tay trái: Vận động thô

Sự linh hoạt cơ thể điều phối hoạt động cơ thể và những biểu cảm nhận chuyển động trong không gian sinh hoạt, nhạy cảm của cơ thể, sự năng động và tích cực và sức bền cơ thể. Kiểm soát và cảm nhận tốt, phát triển cảm nhận cơ thể, điều khiển năng lượng và các cơ trong cơ thể, tiêu hao năng lượng nhiều hơn.

Nhận thức toàn diện, tổng hợp thông tin từ tất cả các giác quan, đặc biệt từ xúc giác, khứu giác, vị giác, kiểm soát thăng bằng, định hướng trái phải.

Mức độ nhạy cảm với sự thay đổi về trạng thái của cơ thể. Định vị cơ thể, nhận thức về giới hạn khi vận động. Năng động và vận động tích cực.

 

Biểu hiện:

+ Điều khiển vận động cơ thể tốt.

+ Thích làm giảm căng thẳng thông qua các hoạt động thể chất.

+ Dễ dàng bày tỏ cảm xúc thông qua ngôn ngữ cơ thể.

9. L4 Cảm nhận qua thính giác

L4: ngón áp út tay trái: Thính giác và cảm  Âm

Cảm nhận âm thanh, tiếng ồn, tiết tấu, khả năng cảm thụ âm nhạc giai điệu, nhịp điệu, trường độ cao độ. Mức độ nhạy bén khi ghi nhận các loại âm thanh, các nguồn âm mới lạ. Khả năng thưởng thức âm nhạc.

Ghi nhận cảm xúc ban đầu qua âm thanh. Định vị vật thể thông qua âm thanh kết hợp hình ảnh. Tiếp nhận thông tin bằng tai.

 

Biểu hiện:

+ Nhạy bén với các loại âm thanh, có thể nhái giọng, hiểu nhanh, bắt kịp thông tin khi nghe..

+ Dễ dàng phân biệt các nốt nhạc trầm bổng, cao thấp, nhái giọng, nhấn âm điệu (bổ ích cho việc rèn luyện nói Tiếng Anh).

+ Dễ giật mình khi nghe tiếng rít phấn trên bảng, tiếng nổ lớn (tiếng bóng nổ, còi xe to)

10. L5:  Cảm nhận qua thị giác

L5: ngón út trái: Thị giác và cảm nhận hình ảnh

Khả năng đọc ghi nhớ hình ảnh, hiểu phân tích sắp xếp đồ đạc bằng mắt, cảm nhận hình ảnh 3D

Khả năng quan sát tập trung và nhạy cảm khi đọc. Khả năng cảm nhận cái đẹp và chụp ảnh bằng thị giác. Ghi nhận chuyển động của các vật thể xung quanh. Thụ động ghi nhận thông tin hình ảnh. Xây dựng cơ sở đánh giá mỹ thuật, cảm xúc với hình ảnh.

 

Biểu hiện: 

+ Đọc bản đồ, biểu đồ dễ dàng.

+ Biểu cảm khi nhận được hình ảnh chạm đến cảm xúc (điểm vỡ òa).

+ Cảm nhận và kinh nghiệm thị giác ảnh hưởng đặc biệt đến ấn tượng đầu tiên. 

 Tóm lại: Mỗi thùy não hoạt động song song trên cả hai bán cầu riêng biệt nhưng lại có sự hỗ trợ qua lại với nhau. Bộ não có 5 thùy não được chia cho 2 bán cầu não trái và phải thành 10 vùng não. Mỗi vùng não đảm nhận một số chức năng khác nhau. Não bộ con người đều có đầy đủ 10 chức năng này và hàng ngày chúng ta vẫn sử dụng chúng để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống. Tuy nhiên độ mạnh yếu của từng vùng chức năng này phụ thuộc vào số lượng liên kết nơ ron thần kinh đã được hình thành. Số lượng nơ-ron thần kinh không nói lên được hiệu quả hoạt động của mỗi chức năng nhưng sẽ giúp chúng ta biết được khả năng liên kết của các nơ-ron. Bằng việc đo lường số lượng và sự phân bổ nơ-ron ở các vùng chức năng, chúng ta sẽ biết được điểm mạnh điểm yếu của mình và xây dựng chiến lược hạn chế điểm yếu và tận dụng các điểm mạnh của mình một cách tốt nhất.

Vì thế, để khám phá những khả năng của chính bản thân cũng như con cái của bạn mời bạn đến với sinh trắc vân tay  VICKY ngay hôm nay nhé. Công ty VICKY  của chúng tôi tự hào đem đến cho mọi người chương trình sinh trắc vân tay uy tín và chất lượng. Hãy đến với chúng tôi ngay hôm nay để có thêm những thông tin hữu ích nhé.

Tư vấn: Cô Thanh Lan phone và Zalo:  0919723968

https://www.facebook.com/phanhieutcmiendong/

 


[ad_2]
Source link

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *