KỶ LUẬT KHÔNG NƯỚC MẮT – DẠY CON KHÔNG DÙNG BẠO LỰC (1)

[ad_1]

   

     Nuôi dạy con tốt là một việc làm cực kỳ khó khăn với các bậc cha mẹ hiện nay. Trong nhiều gia đình Việt Nam, những câu chuyện quát mắng, dọa nạt hay thậm chí sử dụng đòn roi với con cái dường như xảy ra khá phổ biến. Tuy nhiên, cách làm này nhiều khi phản tác dụng.  Đã có rất nhiều ý kiến khác nhau về việc có nên sử dụng đòn roi trong việc dạy con hay không. Tựu chung lại, việc dùng bạo lực đối với con trẻ đều là hành động không nên từ phụ huynh. Tuy nhiên nuôi dạy con kỷ luật không nước mắt đối với nhiều người là rất khó khăn.

    Kỷ luật không nước mắt là cách giáo dục con cái bao gồm việc không bạo lực về thể xác, tinh thần của trẻ nhưng không có nghĩa là cha mẹ phải chiều chuộng trẻ mà là rèn luyện các tính cách của trẻ trong giới hạn và sự kiên trì bền bỉ.

Trong cơ thể con người có một loại hooc môn có tên cortisol, được tiết ra mỗi lần trẻ sợ hãi, thiếu tự tin khi cha mẹ thường xuyên ép buộc con phải làm thế này, thế kia. Loại hooc môn này khiến trẻ chậm phát triển, tim nhỏ hơn bình thường và não thường kém thông minh hơn so với những đứa trẻ khác…

Đơn cử là ở việc ăn cơm của trẻ, nếu cứ ép con phải ăn cơm trong khi con không muốn sẽ khiến trẻ ăn với chất cortisol nêu trên, gây ra tình trạng chán chường, mệt mỏi… Và nếu lúc này bố mẹ giải quyết vấn đề bằng bạo lực thì tiềm thức của trẻ cũng sẽ được hình thành thói quen và sở thích dùng bạo lực như vậy.

Phương pháp dạy con kỷ luật không nước mắt đặc biệt không “hối lộ” trẻ

Trong phương pháp dạy con kỷ luật không nước mắt, các quy tắc thưởng phạt cần phải dựa vào sự thống nhất của cả nhà và có sự thông báo trước rõ ràng. Hơn nữa, các lỗi trẻ mới mắc phải thì không nên phạt trẻ mà chỉ phạt những lỗi diễn ra thường xuyên, lặp lại.

Đặc biệt đối với các trẻ dưới 11 tuổi, các hình thức thưởng phạt chỉ nên dựa trên sự cố gắng của trẻ chứ không nên lấy kết quả. Thay vào đó, bạn hãy quan sát xem sự cố gắng của con ra sao để đanh giá và động viên trẻ. Nguyên tắc mà nhiều bậc phụ huynh áp dụng cho trẻ hiện nay đó là con không chịu đau, không sợ hãi, và không gây khó chịu,…

Đối với trẻ từ 3-10 tuổi, mỗi khi trẻ mắc lỗi cha mẹ hãy cho trẻ ngồi một chỗ yên tĩnh và suy nghĩ với quy ước thời gian đã đặt ra từ trước. Ví dụ như thời gian ngồi ngẫm lại chính bằng số tuổi hiện tại của bé.

Có thể các mẹ không biết, việc đánh con, mắng con thì dễ vô cùng nhưng khen con, chê con sao cho đúng lại chẳng hề đơn giản như cha mẹ vẫn nghĩ. Chẳng thế mà người ta thường gọi là “nghệ thuật” khen chê. Khen con có thể được thực hiện theo một công thức như: “con” + hành động. Ví dụ trong câu như: “Con bỏ rác đúng nơi quy định rồi. Con giỏi quá”… Và hãy nhớ rằng hãy khen con từ những việc nhỏ nhất, khen con một cách chi tiết và cụ thể chứ không chỉ khen chung chung là “giỏi quá”, “ngoan quá”… Việc khen cụ thể sẽ giúp trẻ hiểu rõ tại sao trẻ được khen khi làm việc này để còn phát huy ở những lần tới.

Bên cạnh việc khen trẻ đúng thì chê cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên, lời chê của bố mẹ cần để trẻ hiểu rằng chỉ có hành động là xấu thôi chứ con không hề xấu như vậy tránh gây những tổn thương tâm lý cho trẻ. Vì vậy khi chê người lớn cần nói lên những hành động cụ thể, giải thích rõ ràng và rút ra bài học cho trẻ chứ không nên nói chung chung là trẻ hư.

Ngoài ra, việc “khen” nếu không khéo rất dễ biến thành “hối lộ” trẻ. Ranh giới giữa hai điều này rất mong manh thôi. Các cha mẹ hãy nhớ, khen thì cần khen đúng, trung thực và chân thành. Ví dụ đơn giản để phân biệt “khen” và “hối lộ” có thể thông qua ví dụ sau về việc ăn uống của con:

– Là khen, thưởng khi nói “Nếu con ăn trong vòng 20 phút mẹ sẽ thưởng một ly kem”. Việc khen thưởng này rất rõ ràng và cụ thể về việc trẻ cần làm.

– Hối lộ là khi nói rằng “Con ăn nhanh, rồi mẹ cho con ăn kem” điều này rất chung chung. Ăn thế nào mới gọi là nhanh? Vì vậy đôi khi cách nói này khiến trẻ cố tình ăn chậm để được ăn kem.

Phương pháp dạy con kỷ luật không nước mắt còn thể hiện ở quy tắc ứng xử của cha mẹ trước trẻ.

“Lấy ví dụ về con voi bị xích trong vườn thú Thủ Lệ. Vì sao 1 con voi hoàn toàn có đủ sức mạnh để phá tung sợi xích mỏng manh đó và thoát ra ngoài mà nó lại không làm như vậy?

 Tại sao ư? Tại vì con voi đó từ bé nó đã bị xích như vậy, mỗi lần nó phá xích hay có ý định phá xích là có người đánh nó. Cứ như vậy cho đến lúc dần dần nó không còn dám nghĩ đến việc phá sợi xích đó nữa, nó đã mất hết bản năng về việc đó. Nó đã không biết dùng sức mạnh của mình để cứu lấy mình.

 Vậy các bố mẹ nhà mình có muốn con chúng ta cũng trở nên giống như con voi đó không?

 

Dạy con bằng bạo lực là quan điểm phong kiến (giống như ông bà ta vẫn hay có câu: thương cho roi, cho vọt), ngày nay chúng ta cần dạy con bằng lí lẽ.

 Bố mẹ nào có quan điểm hay vấn đề nào hay về chủ đề này thì cùng chia sẻ nhé.

Cái mà chúng ta hướng tới là một xã hội bình đẳng, chỉ có vai trò khác biệt chứ không có sự khác biệt về quyền lực.

Tôi nhớ mãi có một bức hình chụp Tổng thống Obama bắt tay người quyết rác, và ông có nói ” Trong công việc chúng ta có vai trò khác nhau nhưng ngoài công việc chúng ta đều là những người đàn ông bình thường”

Chúng ta vẫn thường quen là: trong công ty sếp là vua, trong lớp học thầy cô là vua, trong gia đình bố mẹ là vua. Xin thưa rằng đó là một lối sống xã hội phong kiến xưa. 

Hôm nay, tôi muốn giới thiệu tới các bạn một lối sống mới, một môi trường mới, không bạo lực. đây là sự tiến hóa tự nhiên của nhân loại chứ không phải do ai viết ra một chủ thuyết, không phải ai đó đưa ra lí tưởng cao đẹp. Mỗi con người đều có nhu cầu được yêu thương và nhu cầu được tôn trọng, con cái chúng ta cũng rất cần nhu cầu đó.

Và tôi xin giới thiệu: kỷ luật không nước mắt

Tôi sẽ giới thiệu 2 cách phạt con với 2 lứa tuổi khác nhau mà không cần đòn roi

Thứ nhất là: Dùng cho trẻ từ 3-6 tuổi

Thứ 2 là: Dùng cho trẻ từ trên 6 tuổi

Có nhiều người sẽ hỏi: Thế bé dưới 3 tuổi thì sao?

Dưới 3 tuổi trẻ em chưa biết lí lẽ. Có nhiều bé 2 tuổi rưỡi bắt đầu nhưng trung bình là 3 tuổi.Ở độ tuổi này cái cần của chúng ta là dạy cho con có ý chí theo đuổi cái tốt và tránh xa cái xấu của riêng nó chứ không phải nó làm vì bố mẹ. Do đó, trước 3 tuổi đừng cố gắng dạy dỗ, lúc đó mục đích là giúp cho bé phát triển hết khả năng, phát triển hết tiềm năng học hỏi của nó.

Có một bạn đã hỏi câu hỏi sau:

Chị A: Em nghĩ trẻ dưới 3 tuổi là nó hiểu được lí lẽ và biết sợ khi em phạt nó.Ở nhà, em cấm bé không sờ tay vào ổ điện, cấm nhiều lần nhưng nó vẫn sờ vào và em phạt nó. Lần sau nó sờ vào ổ điện thì nó nhìn em, thấy thái độ của em là nó không sờ nữa.

Chị Liên: À, thế là bé nhà chị nó đâu có sợ điện mà là sợ chị.Và cái chị dạy cho nó là “sợ chị”

Dưới 3 tuổi mục đích của bé là khám phá, tìm hiểu, học hỏi theo cách riêng của nó. Khi nó chống đối cha mẹ thì đó là đang tìm hiểu khả năng ảnh hưởng của nó tới môi trường như thế nào, và môi trường trong đó có cha mẹ. Do đó thay vì phạt con vì con sờ vào ổ điện thì ở Mỹ người ta che hoặc bịt lại hết ổ điện. Người ta bọc những nơi nguy hiểm đẻ trẻ em tự do tìm hiểu môi trường xung quanh nó chứ không tạo ra biên giới vô hình xung quanh đứa trẻ, nó sẽ làm cho đứa trẻ lớn lên trở thành người hay sợ hãi, không tự tin, không dám vượt qua khả năng để làm những việc khó khăn. Hãy tạo ra môi trường an toàn để cho con mình thỏa sức khám phá môi trường xung quanh nó.


[ad_2]
Source link

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *