KỸ NĂNG LÀM CHỦ CẢM XÚC TRONG QUẢN LÝ

[ad_1]

 

Bất cứ ai, bắt đầu một ngày mới  cũng chúc nhau một ngày mới tốt đẹp, vui vẻ yêu đời ! Khi nhận tin mới ai cũng cảm thấy cực kỳ yêu đời nhưng chẳng bao lâu sau, bạn không còn “chút lửa”, mất hẳn động lực làm việc chưa? Tại sao lại như vậy?

Khi bạn không quản lý cảm xúc của bạn một cách có nhận thức, não bộ của bạn sẽ “chạy tự động” và chuyển bạn vào các cảm xúc khác nhau. Tệ hơn nữa, sau một thời gian lặp đi lặp lại, nhiều cảm xúc trở thành thói quen cố hữu của bạn. Việc này giải thích tại sao nhiều người vẫn cảm thấy buồn ngủ và không tỉnh táo cho dù đã ngủ được bảy tám giờ trước đó. Hoặc có những người khi bước vào công ty, nhìn thấy núi việc chồng chất là cảm thấy nản chí và chỉ muốn bỏ việc ngay lập tức. Tất cả những thói quen cảm xúc giới hạn này đã được lập trình sẵn trong tiềm thức của bạn và do các kết nối nơ-ron tạo ra. Bây giờ thì bạn đã hiểu tại sao nhiều người than vãn là họ không quản lý được cảm xúc và cuộc sống của họ rồi chứ?

1.CẢM XÚC LÀ GÌ ?

Trí tuệ cảm xúc là khả năng giám sát các cảm giác và cảm xúc của bản thân và của người khác, khả năng phân biệt chúng và khả năng sử dụng các thông tin nhằm định hướng suy nghĩ hành động của mình. (Daniel Goleman)

Trí tuệ cảm xúc là khả năng nhận biết các cảm giác, cảm xúc của bản thân và của người khác, trên cơ sở đó mà có khả năng làm chủ bản thân và thấu hiểu cảm xúc của người khác nhằm định hướng suy nghĩ và hành động của mình, đồng thời làm chủ mối quan hệ bền vững.

Trí tuệ xúc cảm của chúng ta quyết định khả năng học các kỹ năng thực tế. Theo GS Daniel Goleman, một nhà tâm lý học Mỹ, có năm đặc điểm chính cấu thành nên trí tuệ cảm xúc: Tự nhận thức – Hiểu rõ chính mình; Tự điều chỉnh – Kiểm soát bản thân; Động lực – Giàu nhiệt huyết; Đồng cảm – Biết cảm thông; Kỹ năng xã hội – Kỹ năng giao tiếp.

 

2.QUẢN LÝ CẢM XÚC TIÊU CỰC TRONG CÔNG VIỆC

Kỹ năng làm chủ cảm xúc là khả năng biết kiềm chế những cảm xúc tiêu cực nẩy sinh trong việc thực hiện nhiệm vụ quản lý dễ bị: cáu gắt, nổi nóng, tức giận, lo lắng, thất vọng, không vui…Thực tế cho thấy cảm xúc tác động trực tiếp đến thành tích và hiệu quả quán lý.

Tình huống căng thẳng thường gặp ở công ty là bị cắt giảm ngân sách, bị sa thải, và bị chuyển sang phòng ban khác. Thật sự rất khó kiểm chế cảm xúc trong những tình huống như thế này nhưng việc kiềm chế cảm xúc là rất quan trọng. Bởi vì nếu buộc phải sa thải nhiều nhân viên, người quản lý sẽ chỉ giữ lại những ai biết kiểm soát cảm xúc của họ và chịu được áp lực công việc.

Tất cả các ví dụ trên cho thấy, vấn đề không phải là bạn ở trong tình huống nào mà quan trọng là cách bạn phản ứng lại với các tình huống đó như thế nào.

Việc kiềm chế  được cảm xúc sẽ làm cho việc giải quyết công việc được sang suốt hơn, từ đó, góp phần nâng cao uy tín người quản lý, làm nhân viên nể phục hơn, lãnh đạo tin cậy hơn và đối tác khâm phục.

Năm 1997, giáo sư Cynthia Fisher của Khoa Quản Trị -Đại học Bond đã tiến hành một nghiên cứu gọi là “cảm xúc tại nơi làm việc: Nhân viên có cảm xúc gì và làm sao đo lường được cảm xúc đó?”Theo nghiên cứu của Fisher, những cảm xúc tiêu cực thường diễn ra nhất ở nơi làm việc là: Thất vọng / Cáu gắt; Lo lắng / bồn chồn;  Tức giận / làm sự việc nghiêm trọng;  Không thích; Thất vọng / không vui.

Dưới đây là các chiến lược khác nhau để đối phó với các cảm xúc tiêu cực trên.

Đối phó với Thất vọng / Cáu gắt

  • Cảm giác thất vọng thường xuất hiện khi bạn bế tắc không thể giải quyết được công việc hoặc rơi vào tình cảnh tiến thoái lưỡng nan. Có thể do đồng nghiệp phản đối dự án tâm huyết của bạn hoặc sếp không đến họp đúng giờ hoặc đơn giản là phải chờ điện thoại quá lâu.
  • Dù sao đi nữa thì bạn vẫn phải kịp thời kiểm soát sự thất vọng củ mình vì thất vọng thường dẫn tới cảm xúc tiêu cực, chẳng hạn như tức giận.
  • Dưới đây là một vài gợi ý để kiểm soát sự thất vọng:
  • Một là, dừng lại và đánh giá: bạn có thể làm  là dùng lý trí lấn át cảm xúc và xem xét tình huống. Hãy tự hỏi tại sao bạn cảm thấy thất vọng, viết ra cụ thể, rồi nghĩ về một điều tích cực hơn trong hoàn cảnh đó. Ví dụ, nếu sếp của bạn trễ họp, thì hãy nghĩ là bạn có thêm thời gian để chuẩn bị. Hoặc, bạn có thể tận dụng thời gian này để thư giãn một chút.

Hai là, Tìm những mặt tích cực trong hoàn cảnh đó. Sự thay đổi trong suy nghĩ tích cực theo một hướng khác. Chính sự thay đổi suy nghĩ này sẽ có thể thay đổi cả tâm trạng của bạn. Chẳng hạn như có ai đó làm bạn thất vọng thì hãy nghĩ là họ không cố ý. Nếu có điều gì đó đang phiền lòng bạn thì hãy xem đó không phải là chuyện của riêng ai, đừng suy nghĩ nhiều mà hãy cứ tiếp tục công việc của mình.

Đối phó với Lo lắng / Căng thẳng

Nguyên nhân lo lắng của bạn thường do số lượng nhân viên bị sa thải ngày một tăng lên, và tất nhiên là nhiều người cũng lo lắng về công việc của họ như bạn. Nhưng chính sự lo lắng sẽ khiến bạn dễ dàng mất kiểm soát. Và nếu bạn chấp nhận bị nó kiểm soát, thì không những gây ảnh hưởng đến tinh thần, sức khỏe mà còn ảnh hưởng tới năng suất làm việc của bạn cũng như khả năng đương đầu với thách thức trong công việc.

Hãy thử áp dụng những gợi ý sau để kiểm soát lo lắng của bạn:

Một là, đừng bao bọc quanh bạn bằng lo lắng. Ví dụ nếu đồng nghiệp bạn đang tụ tập trong phòng nghỉ và bàn tán về việc cắt giảm nhân viên của công ty thì đừng đến đó và cũng đừng bận tâm đến nó. Mọi người ai cũng lo lắng thì sự lo lắng nó càng lớn hơn và điều đó chẳng tốt cho ai cả.

Hai là, tập hít thở sâu. Giúp nhịp thở và nhịp tim bạn chậm lại.  Hít vào từ từ trong 5 giây và thở ra từ từ trong 5 giây. Chỉ tập trung hít thở, và đừng để ý đến chuyện gì khác. Hãy làm điều này ít nhất 5 lần.

Ba là, tập trung cải thiện tình hình. Nếu bạn sợ bị sa thải thì ngồi đó và lo lắng cũng chẳng thể giúp bạn giữ được công việc của mình. Thay vì đó, tại sao bạn không thử động não để tìm cách đóng góp cho công ty nhiều hơn, và cho công ty  thấy giá trị của mình.

Đối phó với Tức giận / làm sự việc trở nên nghiêm trọng

Giận dữ mất kiểm soát có lẽ là cảm xúc tiêu cực nhất mà mọi người thường kinh qua tại nơi làm việc. Đó cũng là cảm xúc mà hầu hết chúng ta không kiểm soát tốt. Nếu bạn thấy khó khăn trong việc kiểm soát sự nóng giận của mình ở công ty thì hãy học cách kiểm soát nó ngay từ bây giờ, vì đó là một trong những cách tốt nhất để giữ công việc của mình.

Hãy thử những gợi ý dưới đây để kiểm soát cơn giận của bạn:

Một là, Nếu bạn bắt đầu tức giận, hãy ngưng mọi việc đang làm. Nhắm mắt lại và thở sâu như chúng ta đã học ở bên trên. Việc tập trung thở sâu sẽ làm gián đoạn suy nghĩ bực tức và đưa bạn trở lại trang thái tích cực hơn

Hai là, Tưởng tượng ra chính mình khi đang giận dữ. Nếu bạn tưởng tượng ra bạn trông như thế nào và hành xử ra sao trong khi tức giận, bạn sẽ có quan điểm và thái độ khác trong tình huống đó. Ví dụ, nếu bạn chuẩn bị quát tháo nhân viên, hãy tưởng tượng bạn sẽ trông như thế nào. Mặt bạn đỏ phải không? Bạn vung tay lung tung phải không? Liệu bạn có muốn làm việc với một người như mình lúc đó không? Chắc chắn là không.

Không thích

  • Có lẽ chúng ta đã từng phải làm việc với những người mà ta không thích. Nhưng quan trọng là phải hoàn thành công việc và tỏ ra chuyên nghiệp dù trong hoàn cảnh nào
  • Dưới đây là một số gợi ý cách làm việc với những người mà bạn không thích:

Hãy tôn trọng

– Nếu bạn phải làm việc với một người mà bạn không thích, hãy tạm thời gạt bỏ niềm tự hào và cái tôi của bạn đi. Hãy lịch sự và tôn trọng họ như bạn đang đối xử với những người khác. Người ta hành xử một cách không chuyên nghiệp không có nghĩa là bạn cũng như họ.

Hãy quyết đoán

– Nếu người khác hành xử thô lỗ và không chuyên nghiệp, hãy giải thích dứt khoát rằng bạn không muốn họ cư xử với bạn như vậy và thật bình tĩnh thoát khỏi hoàn cảnh đó. Hãy nhớ rằng, bạn phải nêu gương nếu muốn người khác cư xử tốt với mình.

Đối phó với người Không thích

  • Có lẽ chúng ta đã từng phải làm việc với những người mà ta không thích. Nhưng quan trọng là phải hoàn thành công việc và tỏ ra chuyên nghiệp dù trong hoàn cảnh nào
  • Dưới đây là một số gợi ý cách làm việc với những người mà bạn không thích:   

Một là, hãy tôn trọng họ. Nếu bạn phải làm việc với một người mà bạn không thích, hãy tạm thời gạt bỏ niềm tự hào và cái tôi của bạn đi. Hãy lịch sự và tôn trọng họ như bạn đang đối xử với những người khác. Người ta hành xử một cách không chuyên nghiệp không có nghĩa là bạn cũng như họ.

Hai là, hãy tập trung vào công việc, không để quan hệ cá nhân chi phối công việc, chỉ để ý tích cực của họ trong công việc. Nếu người khác hành xử thô lỗ và không chuyên nghiệp, hãy giải thích dứt khoát rằng bạn không muốn họ cư xử với bạn như vậy và thật bình tĩnh thoát khỏi hoàn cảnh đó. Hãy nhớ rằng, bạn phải nêu gương nếu muốn người khác cư xử tốt với mình.

Đối phó vớiThất vọng / Không vui, tại nơi làm việc thật sự khó khăn. Tất cả những cảm xúc trong công việc có thể tác động đến năng suất của bạn. Nếu bạn vừa mới nhận được kết quả đáng thất vọng, năng lượng của bạn chắc hẳn sẽ thấp, bạn sẽ lo ngại gặp phải rủi ro nào đó, và những cảm xúc đó có thể ngăn cản bạn đạt được kết quả tốt trong công việc.

Dưới đây là một số bước để chủ động học hỏi và đối phó với sự thất vọng và không vui:

Một là, Nhìn vào suy nghĩ của bạn. Nếu suy nghĩ kỹ bạn sẽ nhận ra rằng mọi việc không luôn như mình mong muốn. Nếu mọi việc đều như bạn nghĩ thì cuộc sống sẽ là một đường thẳng thay vì có những ngọn đồi và thung lũng, lên và xuống đúng không nào?Và chính những ngọn đồi và thung lũng ấy thường làm nên điều thú vị trong cuộc sống

Hai là, điều chỉnh mục tiêu của bạn. Bạn đang thất vọng vì không đạt mục tiêu? Điều này không có nghĩa là mục tiêu ấy sẽ không bao giờ đạt được. Hãy giữ nguyên mục tiêu nhưng cần điều chỉnh đôi chút trong cách thức – ví dụ, kéo dài thời hạn

Để duy trì cảm xúc tích cực, hãy loại bỏ chỉ trích, phàn nàn hay lên án người khác về bất cứ việc gì. Khi làm được điều này, bạn đã kích thích cảm xúc tích cực trong mình trỗi dậy. Ngược lại, giữ thái độ khó chịu đã để mặc cho cảm xúc tiêu cực chi phối bản thân và cùng lúc cho người khác kiểm soát suy nghĩ của bạn. Hãy nhớ – chính bạn là kiến trúc sự tạo ra số phận của chính mình. “Cảm xúc tích cực mang lại sức mạnh, cảm xúc tiêu cực tước đoạt sức mạnh”.

TÓM LẠI:

Nhiều người cho phép những sự kiện bên ngoài chi phối cảm xúc bản thân. Ví dụ như khi hàng hóa bán chạy, họ vui vẻ, tự tin và cố gắng làm việc nhiều hơn. Khi cửa hàng ế khách, họ nản lòng, buồn phiền đến nỗi phải đóng cửa. Khi có ai đó lắng nghe họ tâm sự, khích lệ họ, họ cảm thấy phấn khởi và bắt tay vào hành động. Nhưng ngay khi có người nhận xét tiêu cực về họ, họ lại quay lại tâm trạng đau buồn và mất động lực phấn đấu lúc đầu.

Những người này có khuynh hướng “đẩy trách nhiệm”. Họ đổ thừa cho người khác hay hoàn cảnh là nguyên nhân khiến họ luôn ở trong tâm trạng tồi tệ. “Anh ta làm tôi buồn, tôi không thể làm được gì cả”, “Chuyện đó xảy ra làm tôi không còn cảm thấy tự tin nữa” hay “Sếp tôi không biết cách động viên tôi đúng mức”.

Người thành công lúc nào cũng cảm thấy lạc quan là vì họ luôn được “trời đất phù hộ” nên gặp những chuyện vui vẻ, may mắn không? Có phải ít khi nào họ gặp khó khăn trở ngại trong cuộc sống không? Có phải họ luôn có người ở bên cạnh động viên an ủi họ không? Có phải họ thường đạt được mục tiêu và chẳng biết đến thất bại là gì không? Dĩ nhiên là không phải vậy. Những người thành công vẫn có thể gặp phải những chuyện tồi tệ bên ngoài như bao người khác, điểm khác biệt nằm ở chỗ họ duy trì được cảm xúc tích cực bên trong cho dù chuyện gì xảy ra đi nữa. Những cảm xúc tích cực này tiếp tục thúc đẩy họ hành động nhiều hơn cho đến khi họ đạt được kết quả mong muốn.

Tại sao những người thành công làm được điều này? Đó là vì họ chịu trách nhiệm cho cảm xúc của họ và biết cách điều khiển cảm xúc bản thân một cách có nhận thức. Những người trung bình, mặt khác, luôn cho rằng cảm xúc của mình liên tục bị những thói quen xấu và môi trường xung quanh kiểm soát.

Cho nên, ngay từ bây giờ, bạn hãy bắt đầu làm chủ cảm xúc của mình và học cách liên tục đặt bản thân vào những cảm xúc tích cực để giúp bạn đạt được hiệu quả làm việc tối đa. Để làm được điều này, việc đầu tiên mà bạn cần phải hiểu là… chính bạn tạo ra cảm xúc của mình.

Các cảm xúc phổ biến của một người thành công như:

1/ Động lực mạnh mẽ

2/ Đam mê

3/ Tự tin

4/ Vui vẻ

5/ Phấn khởi

6/ Tràn đầy sinh lực

7/ Tò mò

Nếu chỉ số IQ chỉ chiếm 25% trong sự thành đạt thì chỉ số EQ lại chiếm đến 75% sự thành đạt và hạnh phúc của một con người.

Vì thế, hãy “làm chủ” cảm xúc trước khi chúng “quản lý” chúng ta. Những cảm xúc tiêu cực thường gặp như: thất vọng, cáu gắt, lo lắng, bồn chồn, tức giận… Sự thất vọng thường xuất hiện khi chúng ta rơi vào tình huống tiến thoái lưỡng nan, cảm thấy bế tắc, không thể giải quyết được vấn đề, hoặc quá nhiều áp lực có thể dẫn đến lo lắng thái quá… Khi có những cảm xúc tốt, chúng ta sẽ có những tương tác tích cực; và ngược lại, những cảm xúc không tốt sẽ hướng chúng ta đến những hành động tiêu cực.

Một số phương pháp điều khiển và kiểm soát cảm xúc tiêu cực như:

– Không phản ứng vội.

– Nhận định lại tình hình.

– Thay đổi trọng tâm chú ý.

– Thể hiện cơn nóng giận thích hợp.

– Cần 15 phút bình tĩnh.

– Hít thở sâu.

– Xuống giọng khi nói.

– Nên bắt đầu bằng câu: “Tôi cảm thấy…”, “Tôi nghĩ là…”

5 chiến lược tăng cường cảm xúc tích cực:

– Đừng làm vơi cảm xúc tích cực.

– Thắp sáng những điều tốt đẹp: chú ý những ưu điểm, mặt tốt của vấn đề.

– Kết nối tình thân với những người lạc quan, yêu đời.

– Cho không vụ lợi.

– Hãy cư xử với người khác như những gì họ mong muốn ở bạn.

Như vậy, chìa khoá mấu chốt cho việc kiểm soát những vấn đề trên là:

– Nguyên tắc “Tại và Hiện” (Here and Now): Sống trọn vẹn từng giây phút của hiện tại, không hoài niệm quá khứ cũng chẳng lo lắng về tương lai; xác định “Muốn và Cần”, bởi những điều chúng ta “muốn” chưa chắc đã là những điều chúng ta “cần”; không quá phấn khích trước những lời khen và giữ bình tĩnh ứng xử với những lời chỉ trích; thay vì thay đổi người khác thì trước hết, ta nên thay đổi chính mình.

– “Hạnh phúc tại tâm”: Ước muốn và khao khát của tất cả mọi người là được hạnh phúc, nhưng thực tế, đối với nhiều người, cuộc đời chẳng có gì đáng vui! Như vậy, phải tìm kiếm hạnh phúc ở đâu? Niềm vui, hạnh phúc không nhất thiết phải đến từ bên ngoài, cũng chẳng nhất thiết phụ thuộc vào tác động của ngoại cảnh. Hạnh phúc không ở đâu xa mà xuất phát từ chính trong mỗi người chúng ta. Do đó, “đừng đem đau khổ cho người khác và cũng đừng nhận đau khổ từ ai”.

– Mặc dù cảm xúc là tự nhiên nhưng chúng ta có thể quản lý nó trước hết bằng cách thay đổi suy nghĩ, từ đó sẽ thay đổi và chuyển hoá cảm xúc. Tư duy tích cực sẽ tạo ra cảm xúc tích cực. “10% cuộc đời là những gì xảy đến với bạn, còn 90% còn lại là do phản ứng của bạn đối với những chuyện xảy đến đó”. Bản chất sự việc là bất biến, duy chỉ có một điều chúng ta có thể thay đổi được chính là thay đổi suy nghĩ, cách nhìn nhận của bản thân đối với sự việc đó theo chiều hướng tích cực.

“Ta không thể thay đổi được chiều gió nhưng ta có thể thay đổi được hướng buồm”.

Trích: “Làm chủ tư duy thay đổi vận mệnh” – Adam Khoo&Stuart Tan

 

Tổng hợp tài liệu tham khảo  INTERNET.

https://www.facebook.com/phanhieutcmiendong

http://aitech.edu.vn/

VIỆN CÔNG NGHỆ QUẢN TRỊ Á CHÂU – TS. NGUYỄN VĂN HÙNG

 

 


[ad_2]
Source link

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *