[ad_1]
Tự nhận thức bản thân có nghĩa là bạn có sự hiểu biết chính xác về bản thân mình, bao gồm ưu điểm và khuyết điểm của bạn, tư duy và niềm tin của bạn, cảm xúc và những động lực thúc đẩy bạn trong cuộc đời.
Nhận thức là quá trình biện chứng của sự phản ánh thế giới khách quan trong ý thức con người, nhờ đó con người tư duy và không ngừng tiến đến gần khách thể. (theo Từ điển Bách khoa Việt Nam). Theo quan điểm của phép tư duy biện chứng, hoạt động nhận thức của con người đi – từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và – từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn.
(1) Nhận thức cảm tính (hay còn gọi là trực quan sinh động) là giai đoạn đầu tiên của quá trình nhận thức. Đó là giai đoạn con người thông qua hoạt động tác động vào sự vật hiện thực khách quan, các sự vật phản ánh các thuộc tính – con người nhận thức thông qua các giác quan của mình, thể hiện qua các hình thức: cảm giác, tri giác, biểu tượng.
(2) Nhận thức lý tính (hay còn gọi là tư duy trừu tượng) là giai đoạn phản ánh gián tiếp trừu tượng, khái quát sự vật, được thể hiện qua các hình thức như khái niệm, phán đoán, suy lý.
(3) Nhận thức trở về thực tiễn, ở đây tri thức được kiểm nghiệm là đúng hay sai. Nói cách khác, thực tiễn có vai trò kiểm nghiệm tri thức đã nhận thức được. Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý, là cơ sở động lực, mục đích của nhận thức.
Bởi vì, thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý, là cơ sở động lực, mục đích của nhận thức. Nên mục đích cuối cùng của nhận thức không chỉ để giải thích thế giới mà để cải tạo thế giới. Do đó, sự nhận thức ở giai đoạn này có chức năng định hướng thực tiễn. Tiềm năng con người vốn bằng nhau. Cảm giác: “Tôi không có giá trị” là sai lầm. Bạn đang lừa dối chính mình. Chúng ta có năng lực tư duy, do vậy, thử hỏi ta thiếu cái gì đây? Nếu ta có năng lực ý chí, bạn có thể thay đổi mọi thứ. Bạn có thể nói rằng: “Bạn là chủ nhân của chính bạn”.
Chẳng hạn, quyển sách Khuyến Học của Yukichi như là những lý lẽ để làm toát lên sự quan trọng của việc học: “Trời không sinh ra người đứng trên người. Trời cũng không sinh ra người đứng dưới người. Tất cả là do sự học mà ra”. Tác giả đã dẫn dắt người đọc trong bối cảnh xã hội nước Nhật cách đây hơn 150 năm, nhưng lại có rất nhiều điểm tương đồng với xã hội Việt Nam ngày nay, nên càng đọc càng thấm và nhận thức rõ tất cả là do sự học mà ra.
Tại sao phải học?
Có lẽ người dân Nhật ngày xưa thời Yukichi chẳng hơn gì dân ta lúc ấy, mới thoát khỏi chính quyền phong kiến nhưng tư tưởng phong kiến vẫn còn tồn tại trong toàn xã hội. Nhưng tại sao chỉ vài chục năm sau nước Nhật đã vươn mình trỗi dậy một cách mạnh mẽ? Lần trỗi dậy thứ hai sau thế chiến II, cũng do thừa kế tinh thần khai minh của Yukichi năm nào. Tất cả lý do chỉ chung quy lại một mối, đó là họ hiểu được tại sao phải học. Hiểu ở phương diện cá nhân lẫn quốc gia. Tất cả mọi người được sinh ra đều bình đẳng về quyền làm người. Nhưng tại sao trên đời lại có người giàu, kẻ nghèo, người sang, kẻ hèn. Ở quy mô quốc gia cũng tương tự, có nước giàu, nước nghèo, nước mạnh, nước yếu, nước đô hộ, nước thuộc địa. Chẳng phải ông Trời định đoạt số phận của ta, mà là do chính ta, ta có nỗ lực học và vươn lên hay không mà thôi. Học đã là bản năng. Học là một đặc quyền thiêng liêng nhất của con người. Ta phải nhận ra điều đó để giành lại quyền làm chủ sự học của mình, làm chủ cuộc đời của mình và làm chủ đất nước mình.
Nhưng học gì và học thế nào?
Theo Yukichi, học tất cả những gì cần thiết cho cuộc sống. Học tức là phải sử dụng được trong thực tế. Học phải đi đôi với thực hành. Học một cách đàng hoàng tử tế. Học để hoàn thiện bản thân mình. Học để nhận ra trách nhiệm và vai trò của mình đối với đất nước. Học ở mọi nơi, mọi lúc; học từ mọi người, lắng nghe, quan sát; học từ sách vở, đọc nhiều,… Học như thế gọi là thực học, trái với hư học là chỉ học để làm quan, học vì thành tích phù phiếm vớ vẩn.
Tóm lại, nhận ra 4 lý do mà FukuzawaYukichi khuyên mọi người nên học ngay tức khắc:
1) Ai sinh ra đều được đối xử công bằng như nhau, dựa vào học thức mỗi người;
2) Học để dũng cảm chiến đấu vì lẽ phải;
3) Học để được tự do, thoát khỏi sự “nghẹt thở” của luật lệ xã hội;
4) Học vì lòng tự hào dân tộc, để ngoại bang không còn khinh miệt;
Cách mà Fukuzawa Yukichi giúp cho mọi người hiểu ra tại sao cần học, học cái gì cho đúng mang tới người đọc nhiều suy nghĩ và cảm hứng nhất là thay đổi được tới cả nhận thức về tầm quan trọng của việc học.
7.1.2. Tự nhận thức
Tự nhận thức (là nhận thức về bản thân) là khả năng bạn nhận biết một cách chính xác về cảm xúc của mình ngay khi nó xảy ra và hiểu mình có khuynh hướng làm gì trong tình huống đó. Tự nhận thức bao gồm việc kiểm soát được những phản ứng thông thường của bản thân đối với những sự việc, thách thức và đối tượng cụ thể. Hiểu biết thấu đáo về khuynh hướng của bản thân đóng vai trò rất quan trọng; nó giúp bạn nhanh chóng nắm bắt được cảm xúc của mình. Khả năng tự nhận thức tốt đòi hỏi bạn sẵn sàng chịu đựng sự khó chịu khi phải chú ý đến những cảm xúc đôi khi tiêu cực.
Cách duy nhất để thấu hiểu cảm xúc của mình là dành một khoảng thời gian tĩnh lặng cần thiết để suy nghĩ về chúng, nhằm tìm ra nguyên nhân xuất hiện. Cảm xúc phản ánh những trải nghiệm trong cuộc sống của bạn, và chúng luôn bắt nguồn từ một nguyên do nào đó. Đôi khi, cảm xúc như từ trên trời rơi xuống, và quan trọng là hiểu được tại sao sự việc đó lại khiến mình phản ứng như vậy. Những tình huống gây ra xúc cảm mạnh mẽ thường đòi hỏi bạn phải suy nghĩ kỹ càng, và chính việc bình tâm suy nghĩ này sẽ giúp bạn tránh được những hành động đáng tiếc về sau. Nói ngắn gọn, những ai biết dành một phút nhìn lại mình sẽ có cơ hội điều chỉnh và giúp hiện tại của mình tốt hơn lên. “Mặc dù loài người đã chinh phục vũ trụ, song chúng ta chưa học được cách chinh phục bản năng và cảm tính của chính mình. Bản năng và cảm tính là nhu cầu tất yếu đối với chúng ta vào thời Đồ Đá, nhưng không còn cần thiết ở thời đại vũ trụ này” (Lý Quang Diệu).
Tự nhận thức không phải là khám phá những bí mật thầm kín, đen tối hoặc những động cơ vô thức mà là phát triển một sự hiểu biết chân xác và trung thực về những điểm mạnh của bản thân. Những người có khả năng tự nhận thức cao là những người đặc biệt hiểu rõ về những gì họ làm tốt, những gì thôi thúc và khiến họ thỏa mãn, cả về những đối tượng và hoàn cảnh khiến họ phải lưu tâm.
Một điều đáng ngạc nhiên về tự nhận thức là chỉ cần nghĩ về nó thôi đã đủ giúp bạn cải thiện kỹ năng, cho dù thoạt đầu bạn có khuynh hướng tập trung vào những gì bạn làm “sai”. Đạt được khả năng tự nhận thức có nghĩa là bạn không còn sợ mình “sai lầm” trong cảm xúc nữa. Nó cho bạn biết nên làm gì khác đi và mang đến cho bạn nguồn thông tin ổn định mà bạn cần biết khi cuộc sống tiếp diễn.
Tự nhận thức là kỹ năng căn bản; một khi đã có nó, bạn sẽ vận dụng những kỹ năng trí tuệ cảm xúc khác dễ dàng hơn nhiều. Khi mức độ tự nhận thức tăng lên, sự thỏa mãn của con người trong cuộc sống – được định nghĩa là khả năng họ có thể đạt được những mục tiêu trong công việc và cuộc sống gia đình – sẽ gia tăng đột biến. Tự nhận thức đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với thành tích cá nhân, đến mức 83% những người có mức độ tự nhận thức cao là những người đứng đầu về hiệu suất công việc, và chỉ có 2% những người có kết quả làm việc kém lại có khả năng tự nhận thức cao mà thôi. Tại sao lại có chuyện như vậy? Khi bạn biết tự nhận thức, nhiều khả năng bạn theo đuổi đúng cơ hội hơn, bạn biết cách vận dụng thế mạnh của mình vào công việc và có lẽ điều quan trọng nhất – không để cho cảm xúc ngăn trở mình. Nếu bạn đi lạc trong rừng, hãy dùng một chiếc la bàn. Nếu bạn đi lạc lối trong cuộc sống, hãy lắng nghe con tim của chính mình.
Nhu cầu về sự tự nhận thức chưa bao giờ cao như lúc này. Từ trước đến nay, nhiều người vẫn nghĩ theo một quan điểm sai lầm rằng tâm lý học chỉ nhằm mục đích chữa bệnh, thế nên chúng ta cho rằng thời điểm duy nhất nhìn lại bản thân là lúc phải đối mặt với khủng hoảng. Chúng ta có xu hướng chấp nhận những gì mình cảm thấy thoải mái và che đậy những thứ khiến ta cảm thấy bất an. Nhưng thật ra, một bức tranh toàn cảnh mới cho ta thấy rõ mọi thứ. Càng hiểu rõ về mặt tốt đẹp và mặt hạn chế bao nhiêu thì chúng ta càng phát huy toàn bộ tiềm năng của mình tốt bấy nhiêu. Chìa khóa mọi vấn đề nằm ở chính bản thân bạn. Bạn không bao giờ cảm thấy mất đi khi yêu thương và cho đi, chỉ mất đi khi cố giữ lại. “Khi giúp đỡ người khác là chúng ta giúp đỡ chính bản thân mình, chúng ta làm điều tốt và chính điều đó sẽ quay trở lại với chúng ta”- Flora Edwards.
7.1.3. Ý nghĩa của kỹ năng tự nhận thức
Làm chủ bản thân là khi bạn quyết định hành động – hoặc không hành động. Nó phụ thuộc vào sự tự nhận thức của bạn và là yếu tố thứ hai trong năng lực cá nhân. Làm chủ bản thân là khả năng vận dụng nhận thức về cảm xúc của chính bạn để luôn linh hoạt và hành động đúng đắn. Nó còn có nghĩa là khả năng kiểm soát được những phản ứng cảm tính của bạn trước những trường hợp và con người cụ thể. Một số cảm xúc gây ra nỗi sợ hãi khiến bạn tê liệt và mụ mị đến mức không biết làm gì cho phải – giả sử bạn có thể làm được một điều gì đó. Trong những trường hợp như vậy, kỹ năng làm chủ bản thân thể hiện qua khả năng chấp nhận cảm giác mơ hồ, trong lúc tìm hiểu cảm xúc và những phương án hành động của mình. Một khi bạn hiểu và tạo dựng cảm giác thoải mái với những cảm xúc của mình, bạn sẽ tự biết hành động nào là phù hợp nhất.
Làm chủ bản thân không đơn thuần là chống lại cảm xúc bộc phát và cư xử khó hiểu. Thách thức lớn nhất mà người ta phải đối mặt là làm chủ khuynh hướng của mình qua thời gian và áp dụng những kỹ năng này vào những tình huống khác nhau. Những cơ hội làm chủ bản thân rõ ràng và ngắn ngủi (ví dụ, “Tôi bực con chó đáng ghét này quá đi mất!”) là những lúc dễ dàng nhất để bạn nhận ra và làm chủ cảm xúc. Tạm gác sang một bên những nhu cầu tức thời để theo đuổi mục tiêu lớn lao và quan trọng hơn sẽ mang lại kết quả đáng kể. Việc nhận ra những mục tiêu đó thường gặp trở ngại, có nghĩa là lòng quyết tâm làm chủ bản thân của bạn sẽ bị thử thách nhiều lần. Những người làm chủ bản thân giỏi nhất là những người có thể nhìn thấu đáo mọi chuyện mà không cần phải quá trấn áp nó. Thành công chỉ đến với những ai có thể tạm gác nhu cầu của mình sang một bên và không ngừng kiểm soát khuynh hướng tự nhiên.
Làm chủ bản thân là khả năng vận dụng nhận thức về cảm xúc để chủ động lựa chọn những gì bạn nói và làm. Nhìn bên ngoài, làm chủ bản thân có vẻ chỉ đơn giản là hít thật sâu và kiềm chế bản thân khi xúc cảm dâng trào, nhưng thật ra làm chủ bản thân trong những tình huống như thế chỉ mới là một góc trong cả chiếc bánh, bởi làm chủ bản thân mang nhiều ý nghĩa hơn chuyện tự kiềm chế khi bạn có xu hướng bùng nổ.
Làm chủ bản thân tốt giúp bạn không tự cản trở mình trên con đường vươn tới thành công. Người chiến thắng là người làm chủ bản thân và tác động tích cực đến sự thay đổi. Nó còn giúp bạn không khiến người khác thất vọng đến mức phẫn nộ hoặc không ưa bạn. Khi bạn hiểu rõ cảm xúc của mình và phản ứng theo cách bạn chọn, bạn sẽ có khả năng kiểm soát tốt những tình huống khó khăn, phản ứng khéo léo với những thay đổi và bước đầu đạt được mục tiêu của mình.
Kỹ năng nhận thức xã hội chủ yếu thông qua học hỏi từ bên ngoài và theo gương người khác, thay vì tập trung tìm hiểu chính bản thân mình. Nhận thức xã hội tập trung vào khả năng nhận diện và hiểu thế giới cảm xúc của người khác. Đồng điệu với cảm xúc của người khác trong quá trình giao tiếp sẽ giúp bạn có được cái nhìn chính xác hơn về thế giới chung quanh, là yếu tố ảnh hưởng đến tất cả mọi thứ, từ các mối quan hệ đến những điều cốt yếu khác. Để gây dựng kỹ năng nhận thức xã hội, bạn sẽ phải quan sát người khác trong mọi tình huống. Bạn có thể quan sát một người từ xa khi bạn đứng xếp hàng chờ thanh toán, hoặc ngay trong một cuộc trao đổi, hãy quan sát người đối diện đang giao tiếp với bạn. Bạn sẽ học được cách nắm bắt ngôn ngữ cơ thể, nét mặt, dáng vẻ, giọng nói, thậm chí cả những gì ẩn giấu đằng sau vẻ bề ngoài đó, như những cảm xúc và ý nghĩ sâu xa.
Một trong những điều thú vị trong việc hình thành khả năng nhận thức xã hội tinh tế chính là ta vẫn có thể hiểu được những cảm xúc, nét mặt và ngôn ngữ cơ thể bất chấp các nền văn hóa khác nhau. Bạn có thể dùng kỹ năng này ở bất cứ nơi đâu.
Những lăng kính bạn nhìn phải thật rõ ràng. Việc đảm bảo rằng mình có mặt ở đó và dành trọn sự chú ý cho người khác chính là bước đầu tiên để nhận thức xã hội tốt hơn. Quan sát chung quanh không chỉ đơn thuần dùng mắt nhìn, mà bạn còn phải đánh thức các giác quan của mình. Bạn không những phải huy động năm giác quan căn bản mà còn phải thu nhận hầu hết lượng thông tin đi vào não thông qua giác quan thứ sáu, cảm xúc của chính bạn. Cảm xúc có thể giúp bạn ghi nhận và giải mã những dấu hiệu người khác gửi cho bạn. Những dấu hiệu này sẽ giúp bạn dễ dàng đặt mình vào hoàn cảnh của người khác hơn.
Làm chủ mối quan hệ xã hội: Quan hệ là quá trình thiết lập và duy trì một quan hệ tin tưởng và hiểu biết lẫn nhau giữa hai hay nhiều người, khả năng gợi lên những phản ứng từ một người khác. Làm chủ mối quan hệ là yếu tố thứ hai trong năng lực xã hội, nhưng kỹ năng này thường gây ảnh hưởng đến khả năng của bạn về ba kỹ năng trí tuệ cảm xúc đầu tiên: tự nhận thức, làm chủ bản thân và nhận thức xã hội.
Làm chủ mối quan hệ chính là khả năng nhận thức về cảm xúc của mình và của người khác, nhằm kiểm soát các mối tương tác một cách hiệu quả. Điều này đảm bảo sự rõ ràng trong giao tiếp và giải quyết mâu thuẫn hiệu quả.
Làm chủ mối quan hệ còn là sự gắn bó mà bạn tạo dựng với những người khác qua thời gian. Những người kiểm soát tốt các mối quan hệ sẽ thấy việc kết giao với nhiều dạng người rất có lợi, cho dù không phải ai họ cũng quý mến. Những mối quan hệ bền chặt là điều mà chúng ta ai cũng cố gắng tìm kiếm và vun đắp. Đó là kết quả của việc bạn hiểu người khác như thế nào, đối xử với họ ra sao và những gì bạn đã có với nhau.
Mối quan hệ giữa bạn với những người chung quanh càng lỏng lẻo bao nhiêu, họ càng khó hiểu bạn bấy nhiêu. Nếu bạn muốn người khác lắng nghe mình, bạn phải thực tập kỹ năng làm chủ mối quan hệ và tìm kiếm lợi ích từ tất cả các mối quan hệ, đặc biệt là những mối quan hệ khó khăn. Điểm khác nhau giữa sự tương tác và mối quan hệ nằm ở tính thường xuyên. Mối quan hệ chính là sản phẩm của chất lượng, sự sâu sắc và thời gian bạn dành ra để tương tác với người khác.
Làm chủ mối quan hệ đặt ra thách thức lớn nhất đối với hầu hết mọi người trong những giai đoạn căng thẳng. Những tình huống thách thức và căng thẳng nhất mà người ta đối mặt là trong công việc. Mâu thuẫn nơi công sở có khuynh bộc phát khi người ta tránh né các vấn đề một cách thụ động, bởi họ thiếu kỹ năng cần thiết để khơi gợi một cuộc nói chuyện thẳng thắn nhưng mang tính xây dựng. Mâu thuẫn trong công việc sẽ bùng nổ khi người ta không kiểm soát được cơn giận hoặc nỗi thất vọng của mình và chọn cách lôi ra trút lên đầu người khác. Làm chủ mối quan hệ mang đến cho bạn những kỹ năng cần thiết để tránh được cả hai viễn cảnh nói trên và để sự tương tác giữa bạn với những người khác mang lại kết quả tốt nhất.
Trong thực tế, các mối quan hệ đều cần được đầu tư nhiều công sức, ngay cả với những mối quan hệ bền chặt nhất tưởng như không cần nỗ lực gì thêm nữa. Ai cũng từng nghe về điều này, nhưng liệu chúng ta đã thật sự hiểu hay chưa?
Xây dựng và nuôi dưỡng một mối quan hệ cần thời gian, nỗ lực và bí quyết. Bí quyết ở đây chính là trí tuệ cảm xúc (EQ). Nếu bạn muốn có một mối quan hệ bền vững và phát triển theo thời gian, trong đó những nhu cầu của bạn và của đối phương đều được thỏa mãn, thì kỹ năng EQ cuối cùng – làm chủ mối quan hệ – chính là cái bạn cần.
May mắn thay, các kỹ năng làm chủ mối quan hệ này đều có thể học được và chúng có liên quan đến ba kỹ năng còn lại của EQ mà bạn đã quen thuộc – tự nhận thức, làm chủ bản thân và nhận thức xã hội. Bạn dùng những kỹ năng tự nhận thức để nhận biết về cảm xúc của mình và đánh giá xem những nhu cầu của mình có được thỏa mãn hay không. Bạn dùng những kỹ năng làm chủ bản thân để thể hiện cảm xúc của mình và hành động vì lợi ích của mối quan hệ. Cuối cùng, bạn sử dụng kỹ năng nhận thức xã hội để hiểu rõ hơn về nhu cầu và cảm xúc của người khác.
Suy cho cùng, không ai có thể sống một mình, chúng ta rất cần các mối quan hệ tốt đẹp để làm cho cuộc sống trọn vẹn hơn. Vì bạn là một nửa của mọi mối quan hệ, thế nên bạn chịu một nửa trách nhiệm trong việc củng cố và phát triển những mối liên kết này. Nói như nhà thơ John Donne: “Không có ai là hòn đảo/Hoàn toàn chỉ riêng mình/Mỗi người là một mẩu của lục địa/Một mảnh của đại dương”.
7.1.4. Phút nhìn lại mình
Đôi lúc trong cuộc sống, dành một phút nhìn lại mình sẽ có cơ hội điều chỉnh và giúp hiện tại của mình tốt hơn lên. Bởi vì, khi cuộc sống quá bận rộn khiến tiếng nói nội tâm trở nên rất yếu ớt. “Một phút” rất ngắn, nhưng lại là chìa khóa giúp khám phá thế giới nội tâm – thế giới của cái tôi phức tạp. “Một phút tĩnh lặng dành riêng để quan tâm đến cái tôi đem lại cho mình rất nhiều điều… Những ai biết dành một phút nhìn lại mình sẽ biết quan tâm đến bản thân mình. Đó cũng chính là cách cảm nhận cuộc sống tốt nhất. “Phút nhìn lại mình” sẽ rất hữu ích về cách nhìn lại, tự điều chỉnh mình để vượt qua những khó khăn, trở ngại… Sự nghiệp thành công – có thể là một mục đích mà hầu hết mọi người vươn tới. Nhưng đôi lúc, nếu cứ chăm chăm vào mục đích ấy mà không phân biệt được “đâu là cái mình muốn và đâu là cái mình thật sự cần”, nhiều người trẻ sẽ dễ bị… “rối”. “Phút nhìn lại mình” sẽ cho ta những định hướng mới để lựa chọn cho phù hợp. Đôi lúc cần phải “đơn giản hóa mọi việc”. Lựa chọn thái độ sống và ước mơ là quyền của mỗi người. Bạn có thể lựa chọn một trong hai cảm xúc: “yêu thương” hoặc “sợ hãi”. “Quyết định xuất phát từ sợ hãi đều tạo ra những ảnh hưởng không tốt”. Ngược lại, với “yêu thương”, bạn sẽ thấy mình thật vui vì đã sống thật với con người mình hoặc 1 phút suy ngẫm: “Mục đích lớn lao trong đời này chính là giúp đỡ người khác. Và nếu không thể giúp người, thì ít ra cũng đừng hại họ” Đức Đại La Lạt Ma.
“Một cách nữa để áp dụng thành công nguyên tắc quan tâm đến bản thân là phải biết cho đi. Bởi vì, khi một người còn có thể cho đi thì chứng tỏ người đó không phải sợ gì nữa cả”. “Hãy cư xử với bản thân theo cách mà bạn thực sự mong muốn cách người khác đối xử với bạn”. “Bạn không bao giờ cảm thấy mất đi khi YÊU THƯƠNG và CHO ĐI. Bạn chỉ mất khi cố GIỮ LẠI. Biết giữ gìn ký ức, kỷ niệm đẹp của tình bạn và tình yêu là một cách để tự quan tâm và trở về với chính mình”.
“Khi gặp khó khăn, hãy đơn giản hóa mọi việc và trầm tĩnh nhìn thẳng vào bản chất của vấn đề. Bạn sẽ tìm ra cách giải quyết”.
“Người khác, chính là một “cái tôi khác” của ta. Khi bạn giúp được ai đó thể hiện sự quan tâm đến bản thân họ – khi bạn biết mình sẽ luôn có mặt bên cạnh người khác để cổ vũ họ, đó là lúc mà bạn sẽ cảm thấy hoàn toàn thoải mái. Và rồi tình yêu trong bạn sẽ lớn lên”.
“Bạn cũng như tôi, khi biết cách chăm sóc tốt cho mình cũng là lúc chúng ta đang gián tiếp thể hiện sự quan tâm đến người khác. Hãy dành ra cho bạn “một phút nhìn lại mình” bằng cách dừng lại, nhìn vào những gì bạn đang làm hay đang suy nghĩ, rồi sau đó tự hỏi điều gì và như thế nào là tốt nhất cho bạn. Rồi bạn sẽ thấy một phút đó thật sự đáng giá”.
“Đừng băng qua cuộc sống quá nhanh. Hãy thường xuyên dừng một phút để nhìn lại mình và điều chỉnh. Biết thay đổi khi cần, chấp nhận mạo hiểm và đừng bao giờ từ bỏ niềm tin và ước mơ. Cuộc sống là quá trình cho và nhận. Khi bạn cố gắng giữ lại, bạn chẳng còn bao nhiêu. Bạn cho đi sẽ được nhận lại rất nhiều từ con người, cuộc sống và từ chính bạn”.
7.1.5. Giá trị và xác định giá trị
Giá trị cá nhân chính là “nền móng” cho “ngôi nhà” cuộc sống của bạn. Chúng giúp bạn có những lựa chọn phù hợp và từ đó bạn có thể tự tin “lèo lái con thuyền cuộc đời” mình. Giá trị cá nhân của bạn sẽ ảnh hưởng đến những quyết định liên quan đến các mối quan hệ, sự nghiệp và nhiều vấn đề khác trong cuộc sống của bạn.
Khi hành động và cách hành xử của bạn phù hợp với những giá trị bạn chọn, bạn sẽ cảm thấy hài lòng và mãn nguyện với cuộc sống của mình. Nếu hành động không nhất quán với giá trị bạn chọn thì đây chính là nguyên nhân khiến bạn cảm thấy chán nản, thất vọng, mất cân bằng trong cuộc sống. Chính vì thế giá trị cá nhân là một yếu tố quan trọng giúp bạn đạt được hạnh phúc trong công việc cũng như cuộc sống. Nhưng điều đáng buồn là ít ai trong số chúng ta dành thời gian để xác định giá trị cá nhân. Có thể bạn biết một chút ít về giá trị cá nhân của mình và bạn xác định giá trị dựa vào cảm tính, những gì bạn thấy nên hoặc không nên làm. Tuy nhiên, chỉ như vậy là chưa đủ để xác định chính xác giá trị cá nhân của bạn là gì.
Giá trị là những điều mà bản thân mỗi người coi là quan trọng. Nó có thể rất cụ thể như tiền bạc, áo quần, các phương tiện trong sinh hoạt hoặc có thể rất trừu tượng như lòng chân thật, sự cảm thông, lòng tự trọng của mỗi người…
Giá trị là những chuẩn mực về niềm tin, chính kiến, đạo đức thái độ của mỗi người, mỗi nhóm người, mỗi xã hội. Mặc dù có một số chuẩn mực giá trị chung nhưng giá trị của mỗi người có thể thay đổi theo lứa tuổi, theo kinh nghiệm sống và chịu ảnh hưởng từ giáo dục của gia đình, nhà trường và xã hội. Giá trị cũng ảnh hưởng đến quá trình ra quyết định và hành động của mỗi người. Xác định được giá trị giúp con người có hướng để hành động.
Kỹ năng xác định giá trị là khả năng xác định những giá trị của bản thân (đức tính, thái độ, quan niệm, chính kiến…) mà mình cho là quan trọng, đúng đắn để sống và hành động theo những giá trị đó.
Kỹ năng xác định giá trị có ý nghĩa gì?
Giá trị là những gì con người cho là quan trọng, có ý nghĩa đối với bản thân mình, có tác dụng định hướng cho suy nghĩ hành động và lối sống của bản thân trong cuộc sống. Giá trị không phải là bất biến mà nó có thể thay đổi theo thời gian và các giai đoạn trưởng thành của mỗi con người. Giá trị có thể là những chuẩn mực đạo đức, những chính kiến, thái độ, và thậm chí là thành kiến đối với một điều gì đó.
Mỗi người đều có một hệ thống giá trị riêng. Kỹ năng xác định giá trị có khả năng giúp con người hiểu rõ được giá trị của bản thân mình. Kĩ năng xác định giá trị có ảnh hưởng lớn đến quá trình ra quyết định của mỗi người. Kỹ năng này còn giúp người ta biết tôn trọng người khác, biết chấp nhận người khác khi có những giá trị và niềm tin khác.
* Xác định giá trị ảnh hưởng rất lớn đến quá trình ra quyết định và hành vi của mỗi người.
* Hành vi của mỗi người thể hiện cách cư xử, thái độ, hành động, việc làm của người đó trong cuộc sống hàng ngày… Hành vi phản ánh tư cách, đạo đức, nguyên tắc sống và quan niệm về giá trị của người đó.
* Mỗi người xác định giá trị cho bản thân mình không giống những người khác. Những điều chúng ta xác định là giá trị sẽ giúp chúng ta hành động và có hành vi theo các giá trị đó. Giá trị cũng chịu tác động của thời gian, kinh nghiệm sống, sự giáo dục của gia đình và môi trường xã hội mà người đó đang sống.
Cha mẹ nên làm gì để giúp con nâng cao lòng tự trọng?
Để giúp con mình nâng cao lòng tự trọng, các bậc cha mẹ nên:
* Dạy cho con trở nên tự tin bằng cách giới thiệu cho chúng những kinh nghiệm mà qua đó có thể giúp chúng thành công.
* Thưởng và khen ngợi cho những việc làm hay những điều làm tốt. Nhận ra những điều nho nhỏ mà con làm và bình luận cho các con một cách tích cực.
* Giúp con vượt qua những nỗi lo bằng cách nhẹ nhàng khuyến khích chúng đối mặt với những nỗi lo đó,và tìm cách giải quyết từng nỗi lo một.
* Cho con nhiều cơ hội để đưa ra quyết định. Giúp các con trở nên có trách nhiệm với những sự lựa chọn của chính mình.
Nói tóm lại, chính giá trị cá nhân của bạn sẽ giúp bạn xử lý và ra quyết định dễ hơn trong các tình huống đầy thử thách này. Nếu không xác định rõ giá trị cá nhân của chính mình, có thể bạn sẽ đưa ra những quyết định sai lầm và thậm chí là luôn hối tiếc về sau… Chẳng hạn, dân gian ta đã từng tổng kết là: Ba điều làm nên giá trị một con người: “Siêng năng – Chân thật – Thành đạt”. Ba điều làm hỏng một con người: “Rượu – Sự giận dữ – Lòng tự cao”. Ba điều khi nó đi qua không lấy lại được: “Lời nói – Thời gian – Cơ hội”.
Như vậy, để đạt được hạnh phúc, cân bằng, tự tin và phát triển tối đa bản thân, bạn cần phải hiểu biết tường tận về giá trị cá nhân của mình. Việc hiểu và xác định giá trị cá nhân là một nhiệm vụ quan trọng và đầy thử thách bởi vì giá trị cá nhân của bạn chính là phần cốt lõi của con người bạn hiện nay và con người mà bạn mong muốn trở thành.
SỰ TỰ NHẬN THỨC CÓ TẦM QUAN TRỌNG NHƯ THẾ NÀO TRONG CÁC LĨNH VỰC KHÁC NHAU?
Nhà lãnh đạo
Bạn không thể nào trở thành một nhà lãnh đạo tài ba khi không trả lời được câu hỏi “Sự tự nhận thức là gì?”.
Tự nhận thức sẽ cung cấp cho bạn một nền tảng cơ bản mạnh mẽ và chắc chắn, để bạn có khả năng dẫn dắt những người khác với mục đích, niềm tin, sự chân thành và cởi mở. Kỹ năng này giải thích những thành công cũng như những thất bại của chúng ta, cho chúng ta biết chúng ta là ai và chúng ta cần gì từ đồng đội của mình để tạo nên một tập thể đoàn kết.
Tự nhận thức còn cho các nhà lãnh đạo cơ hội xác định những thiếu xót trong kỹ năng quản lí của họ, nhận ra họ đã làm tốt ở đâu và cần cải thiện công việc ở đâu.
Biết được những điều này có thể giúp những nhà lãnh đạo có những quyết định sáng suốt, đồng thời tăng hiệu suất làm việc hiệu quả của nhân viên. Học kỹ năng tự nhận thức không phải là một quá trình đơn giản, song nếu có được kỹ năng này, bạn có thể nâng cao khả năng lãnh đạo cũng như khả năng dẫn dắt những người khác đến một nền văn hóa kinh doanh tích cực hơn.
Người làm công tác xã hội
Là một nhân viên công tác xã hội, kỹ năng tự nhận thức là một bước chuẩn bị quan trọng trước khi bạn gặp mặt khách hàng trong những tình huống cụ thể khác nhau. Quá trình để trở thành một nhân viên công tác xã hội giỏi cũng là quá trình dần hoàn thiện kỹ năng tự nhận thức. Quá trình đó diễn ra trong suốt các cuộc gặp mặt với những vị giáo sư, với các bạn học, và với khách hàng, chính điều này đang liên tục rèn luyện cho bạn khả năng nhận biết cảm xúc của chính mình và của người khác. Mặc dù đây không phải là điều dễ dàng gì, nhưng nó xứng đáng với từng ấy công sức mà bạn bỏ ra.
Người làm công tác xã hội phải ý thức được những quan điểm cá nhân của mình khi đối mặt với khách hàng để chắc chắn rằng mọi khách hàng của họ đều được đối xử như nhau một cách công bằng.
Tư vấn viên
Sự tự nhận thức có mối liên kết sâu sắc với quá trình điều trị và tư vấn. Khi một người có cái nhìn rõ hơn về chính bản thân họ qua quá trình điều trị, đó chính là sự tự khám phá ban đầu.
Tư vấn là một chuyến hành trình của sự khám phá, khi một ai đó nhận thấy những mô hình tư duy trong đầu họ và những mô hình ấy đang ảnh hưởng đến cảm xúc cũng như thái độ của họ như thế nào. Việc quan sát suy nghĩ và cảm xúc của một người tạo nên sự hiểu biết về chính bản thân họ, và nếu quá trình ấy được thực hiện cùng với một tư vấn viên thì bạn sẽ có cơ hội để nhận được những ý kiến khách quan hơn trong suốt quá trình quan sát.
Giáo dục
Sự tự nhận thức đóng một vai trò quan trọng trong ngành giáo dục bởi vì nó giúp học sinh hiểu rõ chúng cần học cái gì. Khả năng tư duy của học sinh tăng lên theo độ tuổi của chính. Trong khi các giáo viên cố gắng dạy cho học sinh của mình cách phản ánh, theo dõi và đánh giá chính bản thân chúng thì chúng cũng đang dần trở nên tự lập, làm việc có hiệu quả và linh hoạt hơn.
Các học sinh cải thiện khả năng của mình bằng việc cân nhắc những lựa chọn và nghĩ sâu hơn về những quan điểm, đặc biệt là khi câu trả lời đúng không phải là một câu trả lời rõ ràng. Khi học sinh gặp khó khăn trong việc lí giải một khái niệm hay một ý tưởng, họ sẽ sử dụng những kiến thức của mình để cố gắng giải quyết khó khăn ấy. Đây chính là công cụ để học sinh tự phản chiếu và trưởng thành hơn trong việc kiểm soát cảm xúc và cuộc sống thường ngày của họ.
Điều dưỡng
Sự tự nhận thức được sử dụng như một công cụ điều trị trong mối quan hệ giữa điều dưỡng viên và bệnh nhân. Một y tá có khả năng tự nhận thức có thể tạo ra một môi trường điều trị tốt cho bệnh nhân của mình. Chính vì thế, các trường điều dưỡng nên dạy cho học sinh cách để phát triển kỹ năng tự nhận thức.
Điều này cũng mang lại lợi ích cho những y tá chuyên nghiệp khi họ có thể nhận được sự giúp đỡ cũng như hướng dẫn trong suốt quá trình trưởng thành và phát triển sự nghiệp.
LÀM SAO ĐỂ NÂNG CAO KỸ NĂNG TỰ NHẬN THỨC?
- Nhìn nhận bản thân một cách khách quan
Việc cố gắng nhìn nhận về chính bản thân mình thực sự không phải là một quá trình dễ dàng, thế nhưng nếu bạn bỏ công sức xứng đáng, thì phần thưởng nhận lại là sự tự nhận thức sẽ cực kì ngọt ngào. Nếu như bạn có thể xem xét bản thân bằng một cái nhìn khách quan, bạn sẽ học được cách chấp nhận chính mình và cách để thành công trong tương lai.
Vậy thì, chúng ta nên làm như thế nào?
- Cố gắng xác định những hiểu biết cụ thể về bản thân bằng cách viết chúng ra giấy. Chúng có thể là những ưu điểm, hoặc khuyết điểm của bạn.
- Nghĩ về những điều bạn tự hào, hoặc một tài năng nào đó thực sự nổi bật trong cuộc sống của bạn.
- Nghĩ về tuổi thơ của bạn và những điều đã khiến bạn cảm thấy hạnh phúc khi đó. Điều gì đã thay đổi, còn điều gì vẫn giữ nguyên? Vì sao những điều ấy lại thay đổi?
- Thuyết phúc mọi người thật lòng nói ra những điều họ nghĩ về bạn, và ghi nhớ chúng thật kĩ.
Cuối cùng, bạn sẽ có một cái nhìn hoàn toàn mới về chính bản thân bạn và về cuộc sống của bạn.
2.Viết nhật kí
Bạn có thể viết về bất cứ thứ gì trong nhật kí, thậm chí là những điều chẳng liên quan gì đến những mục tiêu của bạn. Ghi lại những suy nghĩ của bạn lên giấy giúp bạn giảm đi và xóa sạch những ý tưởng cũ, đồng thời dọn chỗ cho những thông tin và những ý tưởng mới.
Mỗi buổi tối hãy dành ít thời gian để viết nhật kí, viết về những suy nghĩ và tình cảm của bạn, về những điều thành công hoặc là thất bại trong ngày hôm đó của bạn. Điều này sẽ giúp bạn trưởng thành hơn và có động lực để đi về phía trước, về phía mục tiêu của mình.
Hãy tự soi chiếu bản thân, hãy dành thời gian để nghĩ xem sẽ ra sao nếu bạn là nhà lãnh đạo, và những nhân viên dưới trướng bạn nhìn bạn như thế nào. Hãy nghĩ về những việc bạn có thể làm để giúp người khác, và liệu bạn có thể làm được hơn thế nữa không. Giá trị thực sự của bạn là gì, điều gì quan trọng nhất với bạn trong lúc này?
Tất cả những câu hỏi mang tính tự phản chiếu ấy sẽ giúp bạn xác định rõ ràng hơn rằng bạn là ai, và bạn muốn gì trong cuộc sống hiện tại.
3.Viết ra những mục tiêu, kế hoạch ưu tiên của bạn
Hãy viết ra những mục tiêu của bạn trong một trang giấy để hiện thực hóa chúng từ những con chữ thành một quá trình tuần tự từng bước. Chia nhỏ những mục tiêu lớn để bạn không bị “choáng” ngay từ lúc bắt đầu, và hãy bắt tay thực hiện chúng.
3.Thực hiện việc tự phê bình mỗi ngày
Để nắm giữ kỹ năng tự nhận thức, bạn nhất định phải làm công việc tự phản chiếu. Việc này yêu cầu dành riêng một chút thời gian, tốt hơn hết là mỗi ngày, để bạn có thể nhìn nhận bản thân mình một cách trung thực nhất với tư cách của một nhân viên cũng như một người lãnh đạo. Luyện tập việc tự phê bình đều đặn sẽ giúp bạn trở thành một người càng tốt hơn.
Trong thế giới kinh doanh đầy khắc nghiệt này, việc tự phê phán hằng ngày luôn luôn nói dễ hơn làm. Bắt tay vào thực hiện lúc nào cũng đầy áp lực, và thông tin thì như những dòng chảy vô tận đi qua cuộc sống công nghệ của chúng ta mỗi ngày.
Bởi vì việc tự phê bình yêu cầu thời gian, thế nên hãy bắt đầu tập việc dành riêng 15 phút mỗi ngày cho nó. Tự phản chiếu là cách hiệu quả nhất khi bạn đang sử dụng nhật kí để ghi lại những suy nghĩ của mình. Đó cũng là một ý tưởng tuyệt vời cho việc tìm một nơi nào đó yên tĩnh và suy tư.
4.Luyện tập thiền và những thói quan chánh niệm khác
Thiền là một cách luyện tập hay để nâng cao khả năng tự nhận thức một cách tập trung. Hầu hết các loại thiền tập trung vào việc điều chỉnh hơi thở, nhưng không phải là tất cả. Bạn cũng có thể tìm được sự tập trung và sáng suốt ấy trong khi thực hiện việc tự phản chiếu.
Trong lúc thiền, bạn có thể dừng lại để nghĩ về một số câu hỏi đặc biệt sau.
- Mục tiêu của bạn là gì?
- Những gì bạn đang làm có hiệu quả không?
- Những gì bạn đang làm liệu có cản trở bạn đến với thành công hay không?
- Bạn có thể làm gì và làm như thế nào để thay đổi điều đó?
Một trong những hình thức thiền bạn có thể thực hiện thường xuyên nhất là làm những công việc hằng ngày mang lại cho bạn cảm giác thanh thản, ví dụ như rửa bát, đi dạo, hoặc là tới chùa.
- Làm các bài kiểm tra tính cách và tâm lí
Các bài kiểm tra tính cách và tâm lí giúp bạn hiểu rõ những đặc điểm của mình. Một số bài kiểm tra phổ biến giúp chúng ta tăng khả năng tự nhận thức như bài kiểm tra Myers-Briggs và Chỉ số tiên đoán. Không có câu trả lời đúng sai rõ ràng cho những bài kiểm tra này. Thay vào đó, chúng buộc người tham gia kiểm tra phải suy nghĩ về những đặc điểm hay tính cách của mình trong một tổ hợp bất kì có sự khác biệt như thế nào so với những người khác.
5.Yêu cầu những người bạn đáng tin cậy miêu tả về bạn
Chúng ta mong được biết những suy nghĩ của người khác về mình bằng cách nào? Chúng ta hãy lắng nghe lời nói của bạn bè và thầy cô, hãy để họ đóng vai trò như những tấm gương chân thực nhất. Nói với bạn bè của ta rằng ta đang đợi những lời nói cởi mở, chân thành, quan trọng và khách quan nhất. Hãy để họ cảm thấy yên tâm khi họ nói cho ta cái nhìn chân thành nhất của họ.
Hãy chắc chắn rằng bạn bè của bạn biết rằng họ đang làm thế để giúp bạn, chứ không phải làm tổn thương bạn. Cũng thế, hãy tự tin hỏi lại bạn bè về những chủ đề đang được bàn luận nếu như bạn cảm thấy chưa hiểu rõ ràng.
Khi bạn đang làm một việc mà bạn muốn thay đổi nó, bạn cũng có thể nhờ bạn bè nhắc nhở. Ví dụ, bạn biết rằng mình thường xuyên trêu chọc người khác quá đà khi mọi người đang kể chuyện, hãy nhờ bạn bè nhắc nhở bạn một cách kín đáo để bạn biết mà dừng lại.
6.Yêu cầu sự phản hồi trong công việc
Bên cạnh việc nhận tư vấn từ bạn bè và gia đình, hãy sử dụng một quy trình chính thức hơn để nhận được phản hồi trong công việc. Nếu công ty bạn không có một cơ cấu làm việc như thế, bạn có thể thử tạo ra một cái. Việc này mang tính xây dựng và tốt cho mọi người, khi mà tất cả đều có cơ hội để phản hồi cũng như phản chiếu những điểm mạnh và điểm yếu của bản thân và mọi người.
Để có một hệ thống phản hồi chính thức và hiệu quả, bạn cần một quá trình chính xác và một quản lí tài ba. Khi quá trình phản hồi kết thúc, điều quan trọng là bạn có thể tự phản chiếu trên nó bằng cách viết ra những điểm chính nhất. Liệt kê bất cứ một ưu điểm hoặc khuyết điểm đáng ngạc nhiên nào mà trước đây bạn không hề nhận ra.
Sẽ tốn không ít thời gian để tăng khả năng tự nhận thức cũng như để bạn hiểu bản thân tốt hơn. Quá trình này có thể diễn ra trong vài năm và liên quan đến rất nhiều người xung quanh bạn. Tạo dựng những thói quen tốt sẽ giúp bạn phát triển kỹ năng tự nhận thức, ảnh hưởng một cách tích cực đến những phương diện khác trong cuộc sống, đặc biệt là trong các mối quan hệ cá nhân của bạn.
[ad_2]
Source link