LẮNG NGHE LÀ GÌ? LẮNG NGHE QUAN TRỌNG NHƯ THẾ NÀO TRONG GIAO TIẾP

[ad_1]

Con người có hai tai và một cái miệng, vì vậy ta phải lắng nghe nhiều hơn nói.

~ NGẠN NGỮ ĐAN MẠCH

Người khôn ngoan là người có đôi tai dài và lưỡi ngắn.

~ NGẠN NGỮ ĐỨC

Chúng ta phải im lặng trước khi có thể lắng nghe.

Chúng ta phải lắng nghe trước khi có thể học hỏi.

~ WILLIAM ARTHUR WARD

Ai không biết nghe, tất không biết nói chuyện
~ GIARARDIN

Không giỏi lắng nghe những âm thanh khác nhau, đó là nhược điểm lớn nhất của một nhà quản lý.

~ MARY KAY

Càng tĩnh lặng bạn càng lắng nghe được nhiều hơn
~ BAHA RAM DASS
Lời chưa nói ra ta làm chủ nó, lời nói ra rồi nó là chủ ta.

~ KHUYẾT DANH

Mẹ ơi, con biết mẹ rất yêu con. Con biết bởi vì khi con nói với mẹ bất cứ điều gì, mẹ đều dừng mọi việc đang làm và lắng nghe con.

~ ROBERT

 Im lặng là cấp độ cao nhất của sự khôn ngoan. Ai không biết im lặng là không biết nói.

~ PYTHAGOS

Người khôn ngoan mang tất cả tài sản vào trong đầu.

~T. MAN

Sự im lặng hùng biện hơn lời nói. 

~ THOMAS CARLYLE

Người không hiểu sự im lặng của bạn có thể sẽ chẳng hiểu lời của bạn đâu.

 ~ ELBERT HUBBARD

 Im lặng, lắng nghe, ghi nhớ, hành động và khôn ngoan là năm cung bậc khác nhau của trí tuệ.

~  TUÂN TỬ  

Đồng tiền luôn phát ra âm thanh. Nhưng tờ tiền thì luôn im lặng. Vì vậy, khi giá trị của bạn tăng lên, thì hãy luôn luôn giữ yên lặng.

~ MARK TWAIN

Chúng ta phải im lặng trước khi có thể lắng nghe. Chúng ta phải lắng nghe trước khi có thể học hỏi. Chúng ta phải học hỏi trước khi có thể chuẩn bị. Chúng ta phải chuẩn bị trước khi có thể phụng sự. Chúng ta phải phụng sự trước khi có thể dẫn đường. 

~ WILLIAM ARTHUR WARD

 

 

 

Description: https://kinhnghiemphongvan.net/images/hinh-anh/lang-nghe-la-gi-lang-nghe-quan-trong-nhu-the-nao-trong-giao-tiep.jpg

Kỹ năng nói gắn liền với kỹ năng nghe. Trong 4 động thái của con người: nghe, nói, đọc, viết thì nghe là động thái có tỷ lệ thời lượng nhiều nhất 53%, sau đó là nói 16%, đọc 17% cuối cùng viết 14%. Có câu: “3 tuổi đủ để học nói nhưng cả cuộc đời không đủ để lắng nghe”. Nhưng thực tế, con người lại quá chú tâm vào việc học nói, học viết mà quên mất rằng nghe mới là điều quan trọng nhất.

Description: Image result for KHÁI QUÁT LẮNG NGHEGiao tiếp tốt đòi hỏi cả 2 kỹ năng: nói và lắng nghe. Nói giỏi trước tiên phải lắng nghe. Tục ngữ có câu “Giỏi làm người nói thì sẽ giỏi làm người nghe”. Đối với những người hiểu chúng ta, nghiêm túc nghe chúng ta nói, chúng ta thường sẽ giữ trong lòng một tình cảm tốt. Lắng nghe và biết cách lắng nghe sẽ giúp bạn có thêm lợi thế và thiện cảm của đồng nghiệp, cấp trên, khách hàng… Hơn nữa, biết lắng nghe – điều này có vẻ đơn giản nhưng không phải ai cũng có thể làm được vì vậy mỗi người trong chúng ta phải rèn luyện cho mình cách lắng nghe người khác, lắng nghe người khác cũng là một cách để nâng cao giá trị của mình. Bạn không thể nói khi bạn chưa nghe, chưa hiểu về câu chuyện bạn đang muốn nói. Và kỹ năng lắng nghe cũng là một kỹ năng quan trọng trong “Đắc nhân tâm”. Người hạnh phúc nhất là người biết lắng nghe tốt nhất. Người hạnh phúc là người lắng nghe; kẻ bất hạnh là kẻ thổ lộ. (Ralph Waldo Emerson)

 

Nghe do cấu trúc tự nhiên của giác quan “thính giác” là một trong năm giác quan. Thính giác có liên quan khu vực với não là “thính âm” là quá trình thu năng lượng từ lời nói (người nói tiêu hao năng lượng còn người nghe thu năng lượng vào). Thính âm là cơ quan thần kinh trung ương xử lý sóng âm được tiếp nhận qua “màng nhĩ”. Giữa màng nhĩ và não bộ (thính âm) có cơ quan sung âm lượng chuyển thành tín hiệu. Như vậy việc nghe là việc tự nhiên của hệ thống thần kinh thính giác và cơ quan cảm giác là màng nhĩ, việc giữ vệ sinh “vỏ não”, bảo vệ màng nhĩ là hết sức quan trọng.

Lắng nghe là khả năng tập trung cao độ vào cơ quan thính giác để thấu hiểu âm thanh của sông núi, tiếng nhạc và lời nói, tạo được sự giao thoa giữa cảm xúc, ý chí và âm thanh, nhất là hướng vào người nói. Người xưa nói “người nói phải có kẻ nghe”, nếu không thì chẳng khác nào “đàn gẩy tay trâu” (trâu có cơ tai nên có thể ve vẩy tai quạt âm thanh đi chỗ khác). Vì vậy, lắng nghe phải rèn luyện và kiềm chế cảm xúc bản năng, thu hút người nói với tâm trạng vui vẻ và có thái độ hưởng ứng câu chuyện của đối tượng.

Lắng nghe không chỉ đơn thuần là quá trình sóng âm đập vào màng nhĩ và chuyển lên não. Đây chỉ là một quá trình rất tự nhiên và hầu như ai cũng có khả năng nghe thấy, nó chưa phải là lắng nghe.

Trong tiếng trung Quốc, từ “lắng nghe” được viết bởi những nét chữ tạo nên bằng 5 từ bên trong – tai (nhĩ), mắt (nhãn), một (nhất), tim (tâm), và vua (vương). Lắng nghe ở đây bao hàm ý chúng ta luôn cần phải mở rộng tai, mắt, tấm lòng, hòa làm một với người đang giao tiếp và cho họ thấy được sự quan trọng của họ. Muốn có tài ăn nói thì phải chăm chú lắng nghe. Muốn được người khác quan tâm, bạn nên quan tâm đến người khác: hỏi những câu mà họ thích trả lời, khuyến khích họ nói về chính họ và thành tích của họ. Bởi vì sự cảm thông chia sẻ mạnh hơn lời nói, và niềm vui cùng với sự chân thành sẽ thật sự bền vững khi bạn biết quan tâm.

 

Bởi vậy, phải “lắng” thì mới “nghe” được. “Nghe” mà không “lắng” lòng xuống, không dừng lại suy tư, không buông bỏ thành kiến hay phiền não đang chế ngự trong tâm, thì cái nghe ấy không đạt tới mức thấu tận nguồn cơn của vấn đề. Cho nên “lắng” là ngõ vào của “nghe”. Không “lắng” thì không thể “nghe” trọn vẹn. Nếu thấy tâm mình còn quá dao động, trong nhất thời không thể lắng lòng xuống thì nên xin họ cho ta cơ hội khác. Ngược lại, nếu người kia nhận lời lắng nghe ta thì ta cũng nên cẩn thận hỏi họ đã thật sự “lắng nghe” chưa? Phải có thái độ “lắng” mới được, chưa đủ “lắng” thì ta nhất định không mở lời. “Lắng” chính là sự im lặng sâu sắc của con tim. Trong khi lắng nghe người khác giãi bày, ta lắng nghe một cách trọn vẹn, dù đó là cái nhìn đầy thông cảm. Hãy tập lắng nghe bằng chính con tim mình. Dù người kia có nói ra những điều sai với sự thật hay những lời chua chát nặng nề, thì ta vẫn thực tập im lặng lắng nghe để cảm nhận hết nỗi khổ niềm đau mà họ đang gánh chịu. Đừng vội vàng ngắt lời hay phán xét để ta sẽ hiểu rõ nguyên nhân sâu xa nào đã khiến họ trở nên như vậy.

Trong bài hát Tôi đang lắng nghe, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã chia sẻ: “Im lặng dòng sông tôi đang lắng nghe/Im lặng ngọn đồi tôi đang lắng nghe/Im lặng thở dài tôi đang lắng nghe/Tôi đang lắng nghe im lặng thở dài/Sau cơn bão qua im lặng mặt người/Nghe bao nỗi đau trên một bàn tay. Khi ta im lặng, dừng hết mọi lao xao, buông xả hết những mong cầu hay chống đối, ta sẽ nghe được rất nhiều tiếng động xung quanh đang diễn ra, hay ngay cả “tiếng vô thanh” của dòng sông và ngọn đồi. Cuộc sống luôn hối hả và vội vàng, nên dễ khiến ta quên dần thói quen lắng nghe sâu sắc bằng trái tim. Biết được điều ấy, nên Trịnh Công Sơn đã không chọn cách lắng nghe bằng lỗ tai, mà chỉ im lặng để con tim tự cảm nhận lấy. Bởi nhạc sĩ đã có kinh nghiệm lắng nghe tiếng thở dài tuyệt vọng của chính mình, đã từng dừng lại để lắng nghe đời mình – Tôi đang lắng nghe im lặng đời mình.

Chính vì vậy, phải lắng nghe và thấu hiểu chính mình thì ta mới lắng nghe và thấu hiểu được những kẻ khác. Vậy từ bây giờ ta hãy tìm cho mình một khoảng lặng để tập nghe rõ lại từng bước chân và hơi thở của mình. Đó là những âm thanh rất gần gũi và quan trọng mà ta đã quên lãng từ lâu. Ngoài ra, ta hãy cố gắng tập im lặng lắng nghe từng dòng cảm xúc nhớ nhung hay khát khao, từng ý niệm giận hờn hay ganh ghét, những quyết định sai lầm hay những lần tự mãn, và ngay cả khi tâm tư hoàn toàn vắng lặng để ta nhận ra từng thái độ sống của mình. Hãy im lặng lắng nghe mà đừng vội can thiệp hay phán xét, để ta có cơ hội hiểu biết hết những ngõ ngách sâu kín trong tâm hồn. Biết lắng nghe chính mình trong mọi lúc mọi nơi, dù ở một mình hay khi tiếp xúc với người khác. Nhờ đó, ta sẽ có nhiều cơ hội làm chủ chính mình là làm chủ được cuộc đời mình. Khi làm chủ được cuộc đời mình, ta mới đủ bản lĩnh mời người khác cùng tham dự mà không gây khổ lụy cho nhau, đủ sức dìu dắt nhau qua nhưng quãng đời gian khó.

Lắng nghe không phải là bản năng mà là nghệ thuật, kỹ năng cần phải rèn luyện lâu dài. Lắng nghe chính là hùng biện nhất song lại ít người biết đuợc điều đó. Trong giao tiếp với nhau chúng ta thường tranh nhau thể hiện mà thật ít người tranh nhau để lắng nghe.

Việc lắng nghe tốt giúp bạn rất nhiều trong cuộc sống.

Một là, nó giúp người khác thấy được tôn trọng khi bạn chăm chú nghe những gì của họ.

Hai là, tạo sự thiện cảm với đối tác.

Ba là, giúp bạn thấu hiểu được người khác và đánh giá họ một cách đúng đắn hơn.

Bốn là, giúp bạn thấu hiểu vấn đề một cách kỹ càng trước khi nói hay phát biểu.

Năm là, giúp bạn tư duy rèn luyện khả năng tập trung.

Sáu là, lắng nghe tốt cũng đồng thời giúp bạn nói tốt.

 

Description: Image result for KHÁI QUÁT LẮNG NGHENhư vậy lắng nghe là quá trình tập trung chú ý để giải mã sóng âm thanh thành ngữ nghĩa. Thiên nhiên cho ta 2 tai chỉ để dùng mỗi một việc là lắng nghe nhưng chỉ có một miệng để nói. Ngạn ngữ Nga có câu “Con người mất 3 năm để học nói nhưng phải mất cả cuộc đời để học lắng nghe”. Phải chăng ta nên nói ít và nghe nhiều gấp đôi. Khi ta có kỹ năng lắng nghe tốt thì công việc sẽ thuận lợi hơn, cuộc sống gia đình vui vẻ hơn, giải quyết xung đột dễ dàng hơn. Lắng nghe tốt hơn cũng là lắng nghe một cách chủ động. Để trở thành người chủ động lắng nghe, bạn phải bắt đầu từ nhận thức. Khi nào người khác trở nên giận dữ với bạn bởi giao tiếp kém? Khi nào bạn gặp trở ngại trong giao tiếp? Những lần ấy bạn lắng nghe như thế nào? Cần phải có quyết tâm nhưng hãy hỏi người khác xem bạn có thể làm được gì để lắng nghe tốt hơn. Người khác nhìn thấy lỗi của chúng ta tốt hơn là bản thân chúng ta tự làm điều đó. 

TRÍCH TRONG KỸ NĂNG GIAO TIẾP KINH DOANH

Kỹ năng giao tiếp cơ bản

TS. NGUYỄN VĂN HÙNG (Chủ biên)

Địa chỉ: 20-22 Đường 270A P. Phước Long A, Q9, TP. HCM

Điện thoại: 0913.867.878 – 0938.514.478 – 0932.052.178

 


[ad_2]
Source link

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *