LÃNH ĐẠO VÀ CÁC THUYẾT VỀ HÀNH VI CON NGƯỜI

[ad_1]

 

Description: Image result for LÃNH ĐẠO VÀ CÁC THUYẾT VỀ HÀNH VI CON NGƯỜI"Với một nhà lãnh đạo, việc tiếp xúc, trao đổi thông tin với nhiều đối tượng khác nhau, bao gồm nhân viên, đồng nghiệp, cấp trên hay đối tác là điều không thể tránh khỏi. Đồng thời, những người này sẽ hỗ trợ đắc lực để bạn đạt được những mục tiêu của mình.

Thế nhưng để nhận được sự giúp đỡ từ những mối quan hệ đó, bạn cần phải hiểu người mà bạn đang tiếp xúc, hợp tác cũng như khuyến khích họ phát triển. Vậy, làm thế nào để có thể thúc đẩy một con người? Câu trả lời chính là bạn cần phải hiểu được “Bản chất con người” trước nhất. Tất cả mọi người đều có bản chất giống nhau, còn được biết đến với cái tên: Phẩm chất chung của nhân loại, nghĩa là, về căn bản, mọi người đều hành xử theo một nguyên tắc nhất định.

Nhu cầu là một phần quan trọng trong việc hình thành nên bản chất con người. Các giá trị khác như tôn giáo, văn hóa, phong tục tập quán có thể rất khác nhau giữa các dân tộc, quốc gia, nhưng nhìn chung, tất cả mọi người đều có một số nhu cầu căn bản. Là một nhà lãnh đạo, bạn cần phải nắm rõ những nhu cầu này của con người bởi đây có thể là những nguồn động lực có sức thúc đẩy mạnh mẽ.

THÁP NHU CẦU CỦA MASLOW

Không giống như những nhà nghiên cứu khác sống cùng thời, Abraham Maslow xây dựng học thuyết về nhu cầu con người dựa trên những người sáng tạo, họ là những người biết vận dụng tất cả tài năng, tiềm năng, và khả năng của mình trong cuộc sống (Bootzin, Loftus, Zajonc, Hall, 1983). Phương pháp của ông khác với các nhà nghiên cứu tâm lý khác khi mà họ chỉ tập trung quan sát những người có thần kinh bất ổn.

Maslow (1943) nhận thấy rằng nhu cầu của con người được sắp xếp theo một trật tự phân cấp và có thể chia thành hai nhóm chính: nhu cầu cơ bản và nhu cầu cao cấp:

  • Các nhu cầu cơ bản, liên quan đến sinh lý con người, chẳng hạn như thức ăn, nước uống, ngủ nghỉ; và yếu tố tâm lý, chẳng hạn như tình cảm, sự an toàn, và lòng tự trọng. Những nhu cầu cơ bản này cũng được gọi là “nhu cầu thiếu hụt” bởi vì nếu một cá nhân không thể đáp ứng được những nhu cầu này, thì người ấy sẽ luôn cố gắng để bù đắp cho sự thiếu hụt đó.
  • Nhu cầu cao cấp hay là nhu cầu tồn tại (nhu cầu phát triển) bao gồm sự công bằng, lòng tốt, vẻ đẹp, trật tự, sự thống nhất,… Những nhu cầu cơ bản thường được ưu tiên hơn những nhu cầu bậc cao này. Ví dụ, một người thiếu thực phẩm hay nước uống thường sẽ không chú trọng nhiều tới nhu cầu về công bằng hay sắc đẹp.

Những nhu cầu này của Maslow được liệt kê theo một trật tự phân cấp hình kim tự tháp. Tháp này thể hiện rằng nhu cầu cơ bản (phần dưới cùng) phải được đáp ứng trước các nhu cầu ở bậc cao hơn:

Description: mô hình Maslow


[ad_2]
Source link

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *