[ad_1]
GIỚI THIỆU VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT MỚI LIÊN QUAN ĐẾN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
Hai văn bản cốt lõi của hệ thống pháp luật TMĐT là Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ngày 16/5/2013 của Chính phủ về Thương mại điện tử và Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng. Đến cuối năm 2015, khung khổ pháp lý về TMĐT đã được hoàn thiện từ quy định về nội dung đến chế tài xử lý vi phạm hành chính. Một số văn bản được ban hành trong năm bao gồm:
Quản lý hoạt động thương mại điện tử qua ứng dụng trên thiết bị di động. Tại Việt Nam, việc phát triển và sử dụng các ứng dụng di động trong hoạt động kinh doanh đang trở thành một xu thế mới, nhiều doanh nghiệp đã thích ứng nhanh với các ứng dụng được cài đặt trên các thiết bị điện tử, đặc biệt là các thiết bị di động. Để hướng dẫn kịp thời hoạt động TMĐT qua ứng dụng trên thiết bị di động, tạo hành lang pháp lý, môi trường minh bạch để quản lý toàn diện và hiệu quả hoạt động này, ngày 31/12/2015 Bộ Công Thương ban hành Thông tư số 59/2015/TT-BCT quy định về quản lý hoạt động thương mại điện tử qua ứng dụng trên thiết bị di động. Thông tư có 4 Chương, 24 Điều, Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 31/3/2016.
Hình 3.1. Trách nhiệm thực hiện thủ tục thông báo, đăng ký với Bộ CT2
Nguồn: Báo cáo TMĐT Việt Nam 2015 – VECITA
2 Trách nhiệm thông báo, đăng ký của chủ sở hữu ứng dụng di động với Bộ Công Thương được quy định tại Điều 5 và Điều 6 Thông tư số 59/2015/TT-BCT ngày 31/12/2015 quy định về quản lý hoạt động thương mại điện tử qua ứng dụng trên thiết bị di động.
Hình 3.2. Nguyên tắc thông báo, đăng ký ứng dụng di động với Bộ Công Thương
Nguồn: Báo cáo TMĐT Việt Nam 2015 – VECITA
Những điều cần lưu ý của Thông tư 5959/2015/TT-BCT
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Thông tư này quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều về quản lý hoạt động thương mại điện tử qua ứng dụng trên thiết bị di động (sau đây gọi là ứng dụng di động) quy định tại Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ về thương mại điện tử (sau đây gọi là Nghị định số 52/2013/NĐ-CP).
2. Thông tư này không áp dụng đối với các ứng dụng di động trong lĩnh vực ngân hàng, tín dụng, bảo hiểm, các ứng dụng mua bán, trao đổi tiền, vàng, ngoại hối và các phương tiện thanh toán khác, các ứng dụng thanh toán, dịch vụ trung gian thanh toán và dịch vụ tài chính, ứng dụng trò chơi trực tuyến, ứng dụng đặt cược hoặc trò chơi có thưởng. Các ứng dụng này chịu sự điều chỉnh của pháp luật quản lý chuyên ngành tương ứng.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Thông tư này áp dụng đối với thương nhân, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động thương mại điện tử trên lãnh thổ Việt Nam thông qua các ứng dụng di động, bao gồm:
a) Thương nhân, tổ chức, cá nhân sở hữu ứng dụng bán hàng;
b) Thương nhân, tổ chức sở hữu ứng dụng cung cấp dịch vụ thương mại điện tử;
c) Thương nhân, tổ chức, cá nhân sử dụng ứng dụng cung cấp dịch vụ thương mại điện tử để bán hàng hóa, dịch vụ;
d) Tổ chức, cá nhân thực hiện việc phản ánh trực tuyến trên Cổng thông tin Quản lý hoạt động thương mại điện tử.
2. Thương nhân, tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 1 Điều này là thương nhân, tổ chức, cá nhân Việt Nam; cá nhân nước ngoài cư trú tại Việt Nam; thương nhân, tổ chức nước ngoài có sự hiện diện tại Việt Nam thông qua hoạt động đầu tư, lập chi nhánh hoặc văn phòng đại diện.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
1. Ứng dụng di động là ứng dụng cài đặt trên thiết bị di động có nối mạng cho phép người dùng truy cập vào cơ sở dữ liệu của thương nhân, tổ chức, cá nhân khác để mua bán hàng hóa, cung ứng hoặc sử dụng dịch vụ, bao gồm ứng dụng bán hàng và ứng dụng cung cấp dịch vụ thương mại điện tử.
2. Ứng dụng bán hàng là ứng dụng thương mại điện tử trên thiết bị di động do thương nhân, tổ chức, cá nhân thiết lập để phục vụ hoạt động xúc tiến thương mại, bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ của mình.
3. Ứng dụng cung cấp dịch vụ thương mại điện tử là ứng dụng thương mại điện tử trên thiết bị di động do thương nhân, tổ chức thiết lập để cung cấp môi trường cho các thương nhân, tổ chức, cá nhân khác tiến hành hoạt động thương mại, bao gồm ứng dụng sàn giao dịch thương mại điện tử, ứng dụng đấu giá trực tuyến và ứng dụng khuyến mại trực tuyến.
4. Ứng dụng sàn giao dịch thương mại điện tử là ứng dụng di động cho phép các thương nhân, tổ chức, cá nhân không phải chủ sở hữu ứng dụng có thể tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình mua bán hàng hóa, dịch vụ trên đó.
5. Ứng dụng khuyến mại trực tuyến là ứng dụng di động do thương nhân, tổ chức thiết lập để thực hiện khuyến mại cho hàng hóa, dịch vụ của thương nhân, tổ chức, cá nhân khác theo các điều khoản của hợp đồng dịch vụ khuyến mại.
6. Ứng dụng đấu giá trực tuyến là ứng dụng di động cung cấp giải pháp cho phép thương nhân, tổ chức, cá nhân không phải chủ sở hữu ứng dụng có thể tổ chức đấu giá cho hàng hóa của mình trên đó.
7. Chức năng đặt hàng trực tuyến là chức năng của ứng dụng di động cho phép khách hàng khởi đầu quá trình giao kết hợp đồng theo những điều khoản được công bố trên ứng dụng đó, bao gồm cả việc giao kết hợp đồng với hệ thống thông tin tự động.
8. Sản phẩm nội dung số là các văn bản, dữ liệu, hình ảnh, âm thanh được thể hiện dưới dạng số, được lưu giữ, truyền đưa trên môi trường mạng.
Điều 4. Nguyên tắc thông báo, đăng ký ứng dụng di động
1. Thương nhân, tổ chức sở hữu ứng dụng di động có cả chức năng bán hàng và chức năng cung cấp dịch vụ thương mại điện tử chỉ thực hiện thủ tục đăng ký với Bộ Công Thương theo quy định tại Mục 2 Chương IV Nghị định số 52/2013/NĐ-CP và quy định tại Mục 2 Chương II Thông tư này.
2. Với một ứng dụng di động, thương nhân, tổ chức, cá nhân chỉ thực hiện thủ tục thông báo hoặc đăng ký một lần cho các phiên bản ứng dụng khác nhau.
Điều 5. Trách nhiệm của thương nhân, tổ chức, cá nhân sở hữu ứng dụng bán hàng
2. Cung cấp đầy đủ các thông tin sau trên ứng dụng:
a) Tên và địa chỉ trụ sở của thương nhân, tổ chức hoặc tên và địa chỉ thường trú của cá nhân;
b) Số điện thoại, địa chỉ thư điện tử hoặc một phương thức liên hệ trực tuyến khác.
3. Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong hoạt động thương mại điện tử trên ứng dụng di động:
a) Tuân thủ các nghĩa vụ về bảo vệ thông tin cá nhân của người tiêu dùng quy định tại Mục 1 Chương V Nghị định số 52/2013/NĐ-CP;
b) Thông báo cho người tiêu dùng về việc ứng dụng của mình sẽ thu thập những thông tin gì trên thiết bị di động khi được cài đặt và sử dụng;
c) Không được phép mặc định buộc người tiêu dùng phải sử dụng các dịch vụ đính kèm khi cài đặt và sử dụng ứng dụng của mình.
4. Thực hiện các quy định tại Điều 8 và Điều 9 Thông tư này nếu ứng dụng bán hàng có chức năng đặt hàng trực tuyến.
5. Cung cấp thông tin về tình hình kinh doanh của mình khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phục vụ hoạt động thống kê thương mại điện tử, hoạt động thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong thương mại điện tử.
6. Tuân thủ quy định của pháp luật về thanh toán, quảng cáo, khuyến mại, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các quy định của pháp luật có liên quan khác khi bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ.
7. Trong trường hợp sử dụng ứng dụng bán hàng để kinh doanh các hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện, thì phải đáp ứng đầy đủ các quy định pháp luật về điều kiện kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đó; đồng thời công bố trên ứng dụng số, ngày cấp và nơi cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đối với hàng hóa, dịch vụ trong trường hợp pháp luật quy định phải có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh.
Điều 6. Trách nhiệm của thương nhân, tổ chức sở hữu ứng dụng cung cấp dịch vụ thương mại điện tử
- Đăng ký với Bộ Công Thương ứng dụng cung cấp dịch vụ thương mại điện tử theo quy định tại Mục 2 Chương II Thông tư này.
- Xây dựng và công bố trên ứng dụng những thông tin sau:
- Phạm vi trách nhiệm của thương nhân, tổ chức sở hữu ứng dụng trong những giao dịch được thực hiện qua ứng dụng này;
b) Quyền và nghĩa vụ của các bên trong các giao dịch được thực hiện qua ứng dụng;
c) Cơ chế giải quyết khiếu nại, tranh chấp giữa các bên liên quan đến giao dịch được thực hiện qua ứng dụng;
d) Chính sách bảo vệ thông tin cá nhân của người sử dụng ứng dụng theo quy định tại Điều 69 Nghị định số 52/2013/NĐ-CP;
đ) Biện pháp xử lý với các hành vi xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng trong giao dịch thực hiện qua ứng dụng.
3. Yêu cầu thương nhân, tổ chức, cá nhân là người sử dụng ứng dụng dịch vụ thương mại điện tử để bán hàng hóa, dịch vụ cung cấp các thông tin theo quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 29 Nghị định số 52/2013/NĐ-CP khi đăng ký sử dụng dịch vụ.
4. Lưu trữ thông tin đăng ký của các thương nhân, tổ chức, cá nhân sử dụng ứng dụng và thường xuyên cập nhật những thông tin thay đổi, bổ sung có liên quan.
5. Thiết lập cơ chế cho phép thương nhân, tổ chức, cá nhân sử dụng ứng dụng thực hiện được quy trình giao kết hợp đồng theo quy định tại Điều 8 và Điều 9 Thông tư này nếu ứng dụng có chức năng đặt hàng trực tuyến.
6. Thực hiện các trách nhiệm quy định tại Điều 41 Nghị định số 52/2013/NĐ-CP nếu ứng dụng có chức năng tương tự như website khuyến mại trực tuyến.
7. Thực hiện các quy định tại Mục 4 Chương III Nghị định số 52/2013/NĐ-CP nếu ứng dụng có chức năng đấu giá trực tuyến.
8. Áp dụng các biện pháp cần thiết để đảm bảo an toàn thông tin liên quan đến bí mật kinh doanh của thương nhân, tổ chức, cá nhân và thông tin cá nhân của người tiêu dùng.
9. Ngăn chặn và loại bỏ khỏi ứng dụng các thông tin bán hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật.
10. Loại bỏ khỏi ứng dụng những thông tin bán hàng giả, hàng nhái, hàng nhập lậu, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ và các hàng hóa, dịch vụ vi phạm pháp luật khác khi phát hiện hoặc nhận được phản ánh có căn cứ xác thực về những thông tin này.
11. Yêu cầu người bán các hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện trên ứng dụng của mình phải cung cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đối với hàng hóa, dịch vụ đó (trong trường hợp pháp luật quy định phải có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh).
12. Cung cấp thông tin, hỗ trợ cơ quan quản lý nhà nước điều tra các hành vi kinh doanh vi phạm pháp luật sử dụng ứng dụng của mình.
13. Cung cấp thông tin về tình hình kinh doanh của mình khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phục vụ hoạt động thống kê thương mại điện tử, hoạt động thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm.
Điều 7. Trách nhiệm của thương nhân, tổ chức, cá nhân sử dụng ứng dụng cung cấp dịch vụ thương mại điện tử để bán hàng hóa, dịch vụ
1. Cung cấp đầy đủ và chính xác các thông tin quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 29 Nghị định số 52/2013/NĐ-CP cho thương nhân, tổ chức sở hữu ứng dụng cung cấp dịch vụ thương mại điện tử khi đăng ký sử dụng ứng dụng.
2. Cung cấp đầy đủ thông tin về hàng hóa, dịch vụ theo quy định tại Điều 30 Nghị định số 52/2013/NĐ-CP nếu cho phép khách hàng thực hiện việc đặt hàng trực tuyến.
3. Đảm bảo tính chính xác, trung thực của thông tin về hàng hóa, dịch vụ cung cấp trên ứng dụng.
4. Cung cấp thông tin về tình hình kinh doanh của mình khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phục vụ hoạt động thống kê thương mại điện tử.
Điều 8. Giao kết hợp đồng sử dụng chức năng đặt hàng trực tuyến qua ứng dụng di động
1. Việc giao kết hợp đồng sử dụng chức năng đặt hàng trực tuyến qua ứng dụng di động thực hiện theo các quy định tại Mục 2 Chương II Nghị định số 52/2013/NĐ-CP, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Trường hợp đối tượng của hợp đồng là sản phẩm nội dung số hoặc dịch vụ trực tuyến và việc trả lời chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng được thể hiện bằng việc giao sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ thì cơ chế rà soát và xác nhận phải đáp ứng các quy định sau:
a) Hiển thị tên sản phẩm hoặc dịch vụ, tổng số tiền khách hàng phải trả cho hàng hóa, dịch vụ đó và phương thức thanh toán sẽ được áp dụng;
b) Cho phép khách hàng sau khi rà soát những thông tin trên được lựa chọn hủy hoặc xác nhận đề nghị giao kết hợp đồng.
Điều 9. Thanh toán trực tuyến qua ứng dụng di động
1. Nếu ứng dụng di động có chức năng thanh toán trực tuyến, thương nhân, tổ chức, cá nhân phải thiết lập cơ chế để khách hàng rà soát và xác nhận thông tin chi tiết về từng giao dịch thanh toán trước khi thực hiện thanh toán.
2. Thương nhân, tổ chức, cá nhân sở hữu ứng dụng di động có chức năng thanh toán trực tuyến phải thực hiện các trách nhiệm quy định tại Điều 74 Nghị định số 52/2013/NĐ-CP.
Điều 20. Công bố danh sách các ứng dụng di động đã thực hiện thủ tục thông báo và đăng ký
1. Ngay sau khi ứng dụng di động hoàn thành thủ tục thông báo hoặc đăng ký theo các quy định tại Thông tư này và nhận được xác nhận của Bộ Công Thương, thông tin về ứng dụng sẽ được đưa vào danh sách ứng dụng đã thông báo hoặc đăng ký để công bố công khai trên Cổng thông tin Quản lý hoạt động thương mại điện tử.
2. Thông tin công bố bao gồm:
a) Tên ứng dụng và loại hình ứng dụng theo thông báo hoặc đăng ký với Bộ Công Thương;
b) Địa chỉ lưu trữ ứng dụng hoặc địa chỉ để tải ứng dụng;
c) Tên và thông tin liên hệ của thương nhân, tổ chức, cá nhân sở hữu ứng dụng;
d) Số đăng ký kinh doanh của thương nhân, số quyết định thành lập của tổ chức hoặc mã số thuế cá nhân của cá nhân sở hữu ứng dụng.
3. Khi một ứng dụng di động bị chấm dứt hoặc bị hủy bỏ đăng ký, thông tin về ứng dụng sẽ bị rút khỏi danh sách quy định tại khoản 1 Điều này và chuyển sang chế độ ứng dụng đã chấm dứt đăng ký hoặc chuyển vào danh sách ứng dụng vi phạm quy định của pháp luật theo quy định tại Điều 21 Thông tư này.
Điều 21. Công bố danh sách các ứng dụng di động vi phạm quy định của pháp luật
1. Bộ Công Thương công bố trên Cổng thông tin Quản lý hoạt động thương mại điện tử danh sách các ứng dụng di động vi phạm pháp luật theo quy định tại Điều 4 Nghị định số 52/2013/NĐ-CP và các quy định về xử lý vi phạm hành chính trong thương mại điện tử.
2. Thông tin công bố bao gồm:
a) Tên ứng dụng, địa chỉ lưu trữ ứng dụng hoặc địa chỉ để tải ứng dụng;
b) Tên và thông tin của thương nhân, tổ chức, cá nhân sở hữu ứng dụng di động;
c) Hành vi vi phạm của thương nhân, tổ chức, cá nhân và hình thức xử phạt, mức độ xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả theo quyết định xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Điều 22. Tiếp nhận và xử lý thông tin phản ánh về ứng dụng di động có dấu hiệu vi phạm pháp luật
1. Bộ Công Thương tiếp nhận phản ánh của tổ chức, cá nhân về các hành vi sau trên ứng dụng di động:
a) Vi phạm các quy định về thông báo và đăng ký ứng dụng di động;
b) Vi phạm các quy định về giao kết hợp đồng và thanh toán trực tuyến qua ứng dụng di động tại Điều 8 và Điều 9 Thông tư này;
c) Vi phạm các quy định về trách nhiệm của người sở hữu ứng dụng bán hàng hoặc ứng dụng cung cấp dịch vụ thương mại điện tử tại Điều 5, Điều 6 Thông tư này;
d) Vi phạm các quy định về trách nhiệm của người sử dụng ứng dụng di động để bán hàng hóa, dịch vụ tại Điều 7 Thông tư này;
đ) Các vi phạm khác quy định tại Điều 4 Nghị định số 52/2013/NĐ-CP và pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
2. Việc tiếp nhận và xử lý thông tin phản ánh được thực hiện theo quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 31 Thông tư số 47/2014/TT-BCT.
Xử phạt hành chính trong lĩnh vực thương mại điện tử
Ngày 19/11/2015, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 124/2015/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 185/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (Nghị định số 124/2015/NĐ-CP). Bên cạnh các quy định về hành vi vi phạm trong hoạt động TMĐT trên website đã được quy định trước đó tại Nghị định số 185/2013/ NĐ-CP, Nghị định số 124/2015/NĐ-CP có bổ sung thêm các quy định về hành vi vi phạm trong hoạt động TMĐT trên ứng dụng di động.
Hình 3.3. Những điểm sửa đổi, bổ sung từ trong NĐ số 124/2015/NĐ-CP
Nguồn: Báo cáo TMĐT Việt Nam 2015 – VECITA
Theo đó, Chính phủ đã bổ sung có một số quy định mới về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại điện tử tại Nghi ̣điṇ h số 124/2015/NĐ-CP như dưới đây:
– Bổ sung thêm mức xử phạt đối với các hành vi vi phạm trên các “ứng dụng di động” tương tự đối với các mức xử phạt trên các website thương mại điện tử.
– Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm về cung cấp dịch vụ thương mại điện tử như: Không cung cấp thông tin và hỗ trợ cơ quan quản lý nhà nước điều tra các hành vi kinh doanh vi phạm pháp luật trên website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử hoặc ứng dụng dịch vụ thương mại điện tử; tổ chức mạng lưới kinh doanh, tiếp thị cho dịch vụ thương mại điện tử trong đó mỗi người tham gia phải đóng một khoản tiền ban đầu để mua dịch vụ và được nhận tiền hoa hồng, tiền thưởng hoặc lợi ích kinh tế khác từ việc vận động người khác tham gia mạng lưới.
– Một số hành vi liên quan tới việc bổ sung hồ sơ đăng ký, thông báo; Quy cách công bố thông tin; cơ chế rà soát hợp đồng; chấm dứt hợp đồng; xây dựng chính sách bảo vệ thông tin cá nhân không đúng quy định… được bổ sung mới hoặc giảm từ
5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng (trước đây) xuống còn từ 1.000.000 đồng đến
5.000.000 đồng.
– Mức tiền phạt quy định tại Nghị định này và Nghị định số 185/2013/NĐ-CP là áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện. Trường hợp hành vi vi phạm hành chính do tổ chức thực hiện thì phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt quy định đối với cá nhân. Ngoài việc bị phạt tiền, thì tùy nội dung từng hành vi và tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ mà tổ chức, cá nhân vi phạm còn có thể bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả như buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm; buộc thu hồi tên miền “.vn” hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm.
Thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực thương mại điện tử
Ngày 14/12/2015, Chính phủ ban hành Nghị định số 127/2015/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động thanh tra ngành Công Thương. Trong đó, Điều 29 Nghị định này quy định nội dung thanh tra chuyên ngành về lĩnh vực TMĐT như sau: Thanh tra việc chấp hành pháp luật chuyên ngành về quản lý website TMĐT à ứng dụng TMĐT trên nền tảng di động; cung cấp thông tin và giao dịch trong TMĐT; cung cấp dịch vụ TMĐT; đánh giá tín nhiệm của website TMĐT; đánh giá và chứng nhận chính sách bảo vệ thông tin cá nhân trong TMĐT; cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử; bảo vệ thông tin cá nhân trong TMĐT thuộc phạm vi quản lý; các nội dung khác theo quy định của pháp luật.
Hình 3.4. Nội dung thanh tra việc chấp hành luật chuyên ngành TMĐT
Nguồn: Điều 29, Nghị định số 127/2015/NĐ-CP Về tổ chức và hoạt động thanh tra
ngành Công thương
– Về nội dung thanh tra chuyên ngành, từ Điều 21 đến Điều 33 của Nghị định đã quy định đối với từng lĩnh vực. Cụ thể, đối với nội dung thanh tra chuyên ngành, Nghị định quy định, về lĩnh vực an toàn kỹ thuật công nghiệp, thanh tra việc chấp hành pháp luật về an toàn điện; an toàn đập thủy điện; an toàn hóa chất, khí dầu mỏ hóa lỏng; an toàn vật liệu nổ công nghiệp và tiền chất thuốc nổ; an toàn cơ khí và áp lực; an toàn trong khai thác mỏ, dầu khí; các nội dung khác theo quy định của pháp luật; về lĩnh vực cơ khí, luyện kim, công nghiệp hỗ trợ, thanh tra việc chấp hành pháp luật chuyên ngành về chỉ tiêu chất lượng sản phẩm ngành cơ khí, luyện kim, công nghiệp hỗ trợ thuộc phạm vi quản lý; các nội dung khác theo quy định của pháp luật.
– Về lĩnh vực năng lượng, thanh tra việc chấp hành pháp luật chuyên ngành về lĩnh vực điện thuộc phạm vi quản lý: thực hiện các nội dung trong giấy phép hoạt động điện lực; vận hành hệ thống điện quốc gia, như: Dự báo phụ tải, đấu nối, đo đếm điện năng, thao tác trong hệ thống điện, xử lý sự cố, khởi động đen, dịch vụ phụ trợ và ngừng, giảm mức cung cấp điện; chấp hành các quy định của pháp luật về điều độ hệ thống điện; chấp hành các quy định của pháp luật về giá điện và các loại phí, bao gồm: khung giá phát điện, khung giá bán buôn điện, giá truyền tải điện, giá bán lẻ điện, giá dịch vụ phụ trợ hệ thống điện, phí điều độ vận hành hệ thống điện và phí điều hành giao dịch thị trường điện lực; quy định của pháp luật về thị trường điện lực; chấp hành các quy định của pháp luật về tiến độ thực hiện, địa điểm thực hiện, bãi tro xỉ của các nhà máy nhiệt điện theo hình thức xây dựng – kinh doanh – chuyển giao, nhà máy nhiệt điện khác; chấp hành các quy định của pháp luật về lưới điện, điện nông thôn, thủy điện và các nội dung khác theo quy định của pháp luật.
– Thanh tra việc chấp hành pháp luật chuyên ngành về năng lượng mới, năng lượng tái tạo, tiết kiệm năng lượng thuộc phạm vi quản lý; các nội dung khác theo quy định của pháp luật; thanh tra việc chấp hành pháp luật chuyên ngành về khai thác, chế biến, hạ tầng than; thu hồi than trong khai thác, chế biến; hoạt động tiêu thụ, nhập khẩu than; giá thành sản xuất, vận chuyển than thuộc phạm vi quản lý; các nội dung khác theo quy định của pháp luật; thanh tra việc chấp hành pháp luật chuyên ngành về dầu khí gồm: Thăm dò trữ lượng, khai thác, vận chuyển, chế biến và phân phối dầu khí; việc thu dọn các công trình cố định, thiết bị và phương tiện phục vụ hoạt động dầu khí; đốt bỏ khí đồng hành; thực hiện các dự án thăm dò, khai thác, vận chuyển, tàng trữ, xử lý, chế biến và phân phối sản phẩm dầu khí, các hợp đồng dầu khí thuộc phạm vi quản lý; các nội dung khác theo quy định của pháp luật; thanh tra việc chấp hành pháp luật chuyên ngành về sản xuất, chế biến và kinh doanh xăng dầu, khí dầu mỏ hóa lỏng thuộc phạm vi quản lý; các nội dung khác theo quy định của pháp luật.
– Đối với lĩnh vực hóa chất, Điều 24 quy định, thanh tra việc chấp hành pháp luật chuyên ngành về giới hạn hàm lượng cho phép của hóa chất độc hại trong một số sản phẩm điện, điện tử; phân loại hóa chất theo GHS; phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trong lĩnh vực công nghiệp; sản xuất, sử dụng hóa chất Bảng 1, 2, 3; điều kiện sản xuất, kinh doanh, chất lượng phân bón vô cơ; điều kiện sản xuất, kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ; sản xuất, kinh doanh hóa chất thuộc danh mục hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện và hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp thuộc phạm vi quản lý; các nội dung khác theo quy định của pháp luật.
– Trong lĩnh vực công nghiệp khai thác mỏ và chế biến khoáng sản (trừ khoáng sản làm vật liệu xây dựng và sản xuất xi măng), thanh tra việc chấp hành pháp luật chuyên ngành về quy chuẩn, định mức kinh tế – kỹ thuật, công nghệ, an toàn vệ sinh trong khai thác mỏ và chế biến khoáng sản thuộc phạm vi quản lý và các nội dung khác theo quy định của pháp luật.
– Lĩnh vực an toàn thực phẩm, thanh tra việc chấp hành pháp luật chuyên ngành về an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất, chế biến, bảo quản, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh đối với các loại rượu, bia, nước giải khát, sản phẩm sữa chế biến, dầu thực vật, sản phẩm chế biến bột, tinh bột, bánh, mứt, kẹo, bao bì chứa đựng và các sản phẩm thực phẩm khác thuộc phạm vi quản lý và các nội dung khác theo quy định của pháp luật.
– Nội dung thanh tra chuyên ngành về lĩnh vực xuất nhập khẩu, thanh tra việc chấp hành pháp luật chuyên ngành về xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập, chuyển khẩu, quá cảnh hàng hóa, ủy thác xuất khẩu, ủy thác nhập khẩu; xuất xứ hàng hóa thuộc phạm vi quản lý và các nội dung khác theo quy định của pháp luật; lĩnh vực xúc tiến thương mại, thanh tra việc chấp hành pháp luật chuyên ngành về khuyến mại; trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ; hội chợ, triển lãm thương mại; thành lập và hoạt động của Văn phòng đại diện của tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài tại Việt Nam thuộc phạm vi quản lý; các nội dung khác theo quy định của pháp luật.
– Lĩnh vực thương mại điện tử, thanh tra việc chấp hành pháp luật chuyên ngành về quản lý website thương mại điện tử và ứng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động; cung cấp thông tin và giao dịch trong thương mại điện tử; cung cấp dịch vụ thương mại điện tử; đánh giá tín nhiệm website thương mại điện tử; đánh giá và chứng nhận chính sách bảo vệ thông tin cá nhân trong thương mại điện tử; cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử; bảo vệ thông tin cá nhân trong thương mại điện tử thuộc phạm vi quản lý; các nội dung khác theo quy định của pháp luật…
– Về lĩnh vực hoạt động thương mại, thanh tra việc chấp hành pháp luật chuyên ngành về thương mại biên giới, hoạt động ủy thác, đại lý mua bán, gia công, giám định thương mại, môi giới thương mại thuộc phạm vi quản lý; các nội dung khác theo quy định của pháp luật; trong lĩnh vực cạnh tranh, thanh tra việc chấp hành pháp luật chuyên ngành về kiểm soát hành vi hạn chế cạnh tranh, hành vi cạnh tranh không lành mạnh và hoạt động bán hàng đa cấp thuộc phạm vi quản lý; các nội dung khác theo quy định của pháp luật; lĩnh vực phòng vệ thương mại, thanh tra việc chấp hành pháp luật chuyên ngành về chống bán phá giá, chống trợ cấp, áp dụng các biện pháp tự vệ và chống lẩn tránh thuế chống bán phá giá, lẩn tránh thuế chống trợ cấp thuộc phạm vi quản lý; các nội dung khác theo quy định của pháp luật; lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, thanh tra việc chấp hành pháp luật chuyên ngành về đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung theo quy định của pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thuộc phạm vi quản lý; các nội dung khác theo quy định của pháp luật.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Văn Minh và các tác giả (2010), Giáo trình Thương mại điện tử căn bản, NXB Thống kê.
2. Nguyễn Văn Thoan (2009), Giáo trình thương mại điện tử, Trường Đại học Ngoại thương.
3. Cục CNTT&TMĐT (2015), Báo cáo TMĐT 2015, Bộ Công thương
4. Luật Thương mại 2005, Quốc Hội, số 36/2005/QH11, Ngày 14/06/2005
5. Bộ Luật dân sự 2005, Quốc Hội số 33/2005/QH11, ngày 14/06/2005
6. Luật Công nghệ thông tin, Quốc Hội số 67/2006/QH11, ngày 29/06/2006
7. Luật Sở hữu trí tuệ 2005, Quốc Hội số 50/2005/QH11, Ngày 29/11/2005
8. Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi, bổ sung 2009, Quốc Hội số 36/2009/QH12, Ngày 19/06/2009
9. Luật Giao dịch điện tử 2005, Quốc Hội Số: 51/2005/QH11, Ngày 29/11/2005
10. Luật hải quan 2014, Quốc Hội số 54/2014/QH13, Ngày 23/06/2014
11. Luật An toàn thông tin mạng 2016, Quốc Hội số 86/2015/QH13, Ngày 19/11/2015.
12. Nghị định số 127/2015/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động thanh tra ngành Công Thương, Thủ tướng Chính phủ, ban hành ngày 14/12/2015.
13. Nghị định số 124/2015/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 185/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (Nghị định số 124/2015/NĐ-CP), Thủ tướng Chính phủ ban hàng ngày 19/11/2015.
14. Thông tư số 59/2015/TT-BCT quy định về quản lý hoạt động thương mại điện tử qua ứng dụng trên thiết bị di động, Bộ Công Thương ban hành ngày 31/12/2015.
15. Model Law on Electronic Commerce 1996, UNCITRAL, 12 June 1996.
16. Một số cổng thông tin điện tử
– Tổng cục Hải quan www.customs.gov.vn
– Bộ Công Thương www.moit.gov.vn
– Bộ truyền thông thông tin www.mic.gov.vn
– Bộ Tư pháp www.moj.gov.vn Cổng thông tin điện tử Singapore http://statutes.agc.gov.sg/, https://cil.nus.edu.sg
– Cổng thông tin điện tử Canada www.canada.ca
https://www.facebook.com/phanhieutcmiendong
http://aitech.edu.vn/; hungngmd@gmail.com
VIỆN CÔNG NGHỆ QUẢN TRỊ Á CHÂU – TS. NGUYỄN VĂN HÙNG
[ad_2]
Source link