[ad_1]
Tâm lý học là ngành khoa học nghiên cứu về tâm trí và hành vi, về mọi mặt của ý thức, vô thức và tiềm thức. … Nhà tâm lý học sử dụng nghiên cứu thực nghiệm để diễn giải mối quan hệ nhân quả và tương quan giữa những yếu tố tâm lý.
Mối quan hệ giữa tương hợp tâm lí
Tương hợp tâm lí là tiền đề, là điều kiện tiên quyết để dẫn tới sự phối hợp hành động. Bởi lẽ, sự thống nhất về khí chất, tính cách, nhu cầu, động cơ, định hướng giá trị, lợi ích… sẽ dẫn tới sự thống nhất, phối hợp hành động một cách chặt chẽ của các thành viên. Trái lại, không thể có sự phối hợp hành động có hiệu quả khi giữa các thành viên không có sự hoà hợp về các khía cạnh tâm lí trên.
Sự phối hợp hành động một cách chặt chẽ sẽ làm cho các thành viên càng đồng cảm với nhau nhiều hơn, hiểu nhau nhiều hơn và từ đó có sự cố kết tốt hơn. Sự phối hợp hành động cũng làm cho tương hợp tâm lí ngày càng đa diện hơn.
Có thể nói tương hợp tâm lí là cái bên trong, còn phối hợp hành động là cái bên ngoài, cái hình thức của ê kíp lãnh đạo. Đây là hai mặt thống nhất của ê kíp lãnh đạo, chúng không thể tách rời nhau, cái này là điều kiện của cái kia và ngược lại. Đây là mối quan hệ biện chứng, tương hỗ và phụ thuộc lẫn nhau. Hai yếu tố này luôn luôn đan xen vào nhau.
Phối hợp hành động của ê kíp lãnh đạo
Sự phối hợp hành động giữa các thành viên trong ê kíp lãnh đạo cũng giống như sự phối hợp hành động trong một dây chuyền sản xuất. Nó thể hiện ở sự đồng bộ, ăn khớp giữa các thành viên trong hoạt động chung của ê kíp. Sự phối hợp hành động của một ê kíp khác với sự phối hợp hành động của một dây chuyền là nó rất linh hoạt, uyển chuyển.
Quan điểm làm việc được xây dựng trên cơ sở thống nhất về định hướng giá trị và động cơ, mục đích hoạt động của ê kíp. Quan điểm làm việc của một ê kíp lãnh đạo của một doanh nghiệp phải chăng là những người lãnh đạo phải đồng lòng nhất trí hợp tác với nhau để phát triển hoạt động kinh doanh, ngày càng nâng cao thu nhập của doanh nghiệp và thu nhập của mỗi thành viên trong doanh nghiệp. Dựa vào các nhiệm vụ được phân công, mỗi người lãnh đạo có thể hành động một cách sáng tạo theo khả năng và các hoàn cảnh cụ thể để thực hiện các mục tiêu chung của tổ chức.
Sự phối hợp hành động chặt chẽ giữa các thành viên của ê kíp lãnh đạo, mỗi thành viên phải làm việc một cách tự giác và có trách nhiệm cao. Sự phối hợp hành động của ê kíp lãnh đạo cũng giống như sự vận hành của các bộ phận trong một cơ thể. Nếu một bộ phận bị trục trặc thì sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của cả cơ thể.
Để có được sự phối hợp hành động tốt giữa các thành viên trong ê kíp lãnh đạo thì sự phân công công việc trong ê kíp phải dựa trên năng lực, sở trường, sở đoản của mỗi người và tất nhiên trong sự phân công này không thể không tính đến khí chất, tính cách của các cá nhân.
Một yếu tố có ý nghĩa đối với việc phối hợp hành động của ê kíp lãnh đạo là các thành viên trong ê kíp phải có tinh thần kỉ luật. Kỉ luật là ý thức về nghĩa vụ của cá nhân đối với công việc được giao, là tinh thần trách nhiệm trước tập thể, là thói quen thực hiện một cách nghiêm túc chuẩn mực lao động (A.G. Kôvaliop, 1976). Kỉ luật sẽ làm cho các thành viên của ê kíp hành động một cách thống nhất, có kế hoạch. Điều khác giữa kỉ luật của ê kíp lãnh đạo với kỉ luật của những người lao động trong tổ chức là kỉ luật của ê kíp mang tính tự giác và ý thức trách nhiệm cao đối với nhiệm vụ được giao.
Tổng hợp tài liệu tham khảo INTERNET.
https://www.facebook.com/phanhieutcmiendong
[ad_2]
Source link