MỘT SỐ PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO HIỆN ĐẠI

[ad_1]

 

      Lãnh đạo là quá trình sử dụng và phối hợp hoạt động của các cá nhân trong tổ chức bằng cách gây ảnh hưởng và dẫn đắt hành vi của cá nhân hay nhóm người nhằm hướng tới mục tiêu của tổ chức. Lãnh đạo là một trong những khái niệm quan trọng nhất trong khoa học về tổ chức – nhân sự.

    Trong tướng số, tử vi, sinh trắc vân tay đều chỉ ra rằng: những người không có tố chất làm lãnh đạo, nếu họ có cố học cũng không phù hợp. Họ cần phải sinh ra đã có tố chất để trở thành lãnh đạo. Người làm lãnh đạo thường có suy nghĩ, góc nhìn, năng lực rất khác người. Thậm chí là khác rất nhiều so với những người chỉ làm quản lý hoặc nhân viên. Chính vì thế người ta hay có những câu nói kinh điển về vấn đề này như câu nói “trăm quân thì dễ kiếm nhưng một tướng thì khó tìm”. 

      Phong cách lãnh đạo là phương thức và cách tiếp cận của một nhà lãnh đạo để đề ra các phương hướng, thực hiện các kế hoạch và tạo động lực cho nhân viên. Dưới góc nhìn của một nhân viên, phong cách đó thường được thể hiện qua các hành động hoặc rõ ràng hoặc ngầm ý từ lãnh đạo của họ (Newstrom, Davis, 1993).

     Phong cách lãnh đạo là yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả quản lí của người lãnh đạo, đến tập hợp và thu hút những người thừa hành trong quá trình thực hiện các mục tiêu của tổ chức. Phong cách lãnh đạo là hệ thống các phương pháp được người lãnh đạo sử dụng để tác động đến những người dưới quyền.

MỘT SỐ PHONG CÁCH LÃNH  ĐẠO HIỆN ĐẠI

Cách lãnh đạo kết hợp giữa quyền lực của cấp trên và sự trưởng thành về năng lực của cấp dưới được phân tích cụ thể như sau:

(1)Phong cách chỉ thị

 Người lãnh đạo có phong cách chỉ thị sẽ đưa ra những hướng dẫn rõ ràng và chỉ thị cụ thể.

 Trên thực tế, phong cách lãnh đạo này rất phù hợp với những tình huống cấp bách, khi mà các quyết định phải được đưa ra thật nhanh chóng, quyết liệt; hoặc khi bạn là người tỉnh táo và có hiểu biết toàn diện nhất về vấn đề. Phong cách này không nên được áp dụng thường xuyên vì dễ khiến nhân viên cảm thấy không được lắng nghe và tôn trọng.

(2) Phong cách dẫn dắt

Sau những bỡ ngỡ, cố gắng học hỏi của người mới vào nghề, người lãnh đạo cần bắt đầu thể hiện hành vi giúp đỡ để xây dựng niềm tin cho họ và duy trì nhiệt tình cao trong họ, khuyến khích sự giao tiếp hai chiều và giúp hình thành niềm tin, động cơ làm việc do thuộc cấp, mặc dù người lãnh đạo vẫn có trách nhiệm đối với họ và kiểm soát được việc ra quyết định.

(3) Phong cách trợ giúp

Phong cách này, người lãnh đạo và thuộc cấp chia sẻ quá trình ra quyết định, mối quan hệ chỉ thị không cần thiết nữa. Phong cách trợ giúp được sử dụng khi các thành viên đã thấy vững niềm tin trong việc hoàn thành nhiệm vụ, người lãnh dạo không cần ra chỉ thị nhiều nữa. Tuy vậy, người lãnh đạo cần nâng cấp sự giao tiếp thông qua sự lắng nghe chăm chú và cần giúp đỡ những nỗ lực của thuộc cấp, sử dụng thành thạo và có hiệu quả những kỹ năng mà họ đã học hỏi được.

(4) Phong cách giao phó

Phong cách này thích hợp đối với người lãnh đạo có trong tay những thành viên trưởng thành trong công việc cả về sự thành thạo cũng như về ý thức trách nhiệm. Ngay cả khi người lãnh đạo còn phải lo đến việc “nhận dạng” vấn đề, thì trách nhiệm thực hiện kế hoạch đã được giao phó cho những thành viên giàu kinh nghiệm.

Người lãnh đạo kiểu này không trực tiếp tham gia vào quá trình đưa ra quyết định và đặt rất nhiều tín nhiệm vào đội ngũ nhân viên của mình. Tuy vậy họ vẫn nắm rõ những gì đang diễn ra để góp ý khi cần thiết. Ưu điểm của kiểu lãnh đạo này là nó giúp nhân viên cảm thấy rất được trân trọng và tự tin vào năng lực của chính mình; nhưng nó sẽ bộc lộ khuyết điểm to lớn khi nhân viên bắt đầu thấy mình có thể lạm dụng sự tin cậy của lãnh đạo để đưa ra những quyết định vượt quá quyền hạn.

 Tóm lại: Bốn phong cách lãnh đạo hiện đại. Mặc dù là bốn phong cách lãnh đạo khác nhau, song không nhất thiết một nhà quản lý chỉ áp dụng một loại phong cách lãnh đạo nhất định trong quá trình điều khiển và giám sát công việc. Nó chỉ mang một ý nghĩa tương đối và được xác định hoặc thay đổi tùy vào những hoàn cảnh cụ thể của từng nhà lãnh đạo. Nếu muốn làm một người lãnh đạo thành công, bạn hãy linh hoạt thay đổi phong cách lãnh đạo của mình tùy theo hoàn cảnh và nguồn lực mình đang có, để cùng đội ngũ nhân viên đạt được những thành công đột phá trong tương lai. Mỗi phong cách lãnh đạo trên đều có những điểm tích cực và hạn chế nhất định, song chúng khác nhau ở một số điểm cơ bản như: cách truyền đạt mệnh lệnh; cách thiết lập mục tiêu; ra quyết định; quá trình kiểm soát và sự ghi nhận kết quả.

Tổng hợp tài liệu tham khảo  INTERNET.

https://www.facebook.com/phanhieutcmiendong

http://aitech.edu.vn/

VIỆN CÔNG NGHỆ QUẢN TRỊ Á CHÂU – TS. NGUYỄN VĂN HÙNG


[ad_2]
Source link

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *