NHÂN CÁCH NGƯỜI LÃNH ĐẠO – KHẢ NĂNG TẠO ĐỘNG LỰC, TRUYỀN CẢM HỨNG CHO MỌI THÀNH VIÊN TRONG TỔ CHỨC

[ad_1]

 Nhân cách là con người có ý thức, là một chỉnh thể và được hình thành thông qua hoạt động tích cực của bản thân con người trong quá trình sáng tạo xã hội. Nói cách khác, nhân cách là toàn bộ những đặc điểm, những phẩm chất tâm lý, nó quy định hành vi xã hội và giá trị xã hội của một cá nhân; là hệ thống những phẩm chất và năng lực của người lãnh đạo. Giúp người lãnh đạo hoàn thành có hiệu quả vai trò xã hội của mình.

Những đặc điểm nhân cách của người lãnh đạo. Khoa học và thực tiễn đã chứng minh, trở thành lãnh đạo không phải một định mệnh. Một người có thể được sắp xếp để ngồi vào chiếc ghế “số 1”, nhưng việc người đó có ngồi được và có vững được trên chiếc ghế đó không phụ thuộc gần như hoàn toàn vào chính họ. Như chúng ta đã biết, bất kỳ một tổ chức nào cũng cần có lãnh đạo. Người lãnh đạo phải có một số đặc điểm nổi bật sau đây:

(1)Tầm nhìn của người lãnh đạo;

(2)Giá trị và niềm tin của người lãnh đạo;

(3) Khả năng tạo động lực, truyền cảm hứng cho mọi thành viên trong tổ chức;

(4) Năng lực hành động của người lãnh đạo;

(5) Đổi mới, sáng tạo trong lãnh đạo và quản lý.

 

A LÝ LUẬN KHẢ NĂNG TẠO ĐỘNG LỰC, TRUYỀN CẢM HỨNG CHO MỌI THÀNH VIÊN TRONG TỔ CHỨC

Người lãnh đạo, quản lý trong một tổ chức hay trong phạm vi xã hội đóng vai trò cự kỳ quan trọng trong thực hiện đường lối, nhiệm vụ đặt ra, trong nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức. Việc tạo động lực cho cán bộ lãnh đạo, quản lý vì vậy rất cần thiết đối với mỗi tổ chức, đơn vị, cũng như đối với toàn hệ thống.

Chìa khóa cho việc nâng cao  lãnh đạo

Chìa khoá cho việc lãnh đạo xuất sắc nằm ở khả năng liên hệ hiệu quả giữa lãnh đạo với nhân viên và cảm xúc của họ. Chúng ta thường nuôi dưỡng ý tưởng thúc đẩy người khác, nhưng thực tế mọi người không thể bị thúc đẩy. Cố gắng để thúc đẩy ai đó cũng giống như cố gắng bắt họ làm gì đó mà họ không muốn.

Mọi việc chỉ thực sự có hiệu lực là khi chúng ta tự động viên – khi chúng ta làm điều gì đó vì chúng ta muốn. Khi chúng ta được truyền cảm hứng, chúng ta thích thú công việc của chúng ta. Chúng ta sẽ trở nên có hiệu quả và tự hào về nỗ lực của chúng ta. Chúng ta duy trì được sự tập trung và gắn kết với nhiệm vụ đó nhanh chóng. Nói ngắn gọn, chúng ta tạo ra những nỗ lực cao nhất.

 

Do đó, việc lãnh đạo xuất sắc là việc truyền cho người khác cảm hứng để nỗ lực hết mình. Với một nhà lãnh đạo có các kỹ năng quản lý thời gian tốt cũng như có những phán đoán tốt là rất quan trọng và cần thiết, nhưng chúng vẫn chưa đủ để trở nên hiệu quả. Việc lãnh đạo xuất sắc là sự liên hệ với mọi người theo cách mà người đó truyền cho họ cảm hứng để nỗ lực hết mình.

 

Theo triết lý lãnh đạo thì kể cả có thừa nhận hay không, chúng ta luôn luôn lãnh đạo bằng cách làm gương, thông qua lời nói (dù chúng ta nói ra hay không nói ra); trong hành động (dù chúng ta thực hiện hay không thực hiện), và trong sự biểu lộ tình cảm (dù chúng ta thể hiện hay không thể hiện). Những điều chúng ta làm và nói, trong những khoảnh khắc dường như không quan trọng, lại có thể tạo ấn tượng với những người ở xung quanh chúng ta.

Cũng theo triết lý lãnh đạo hiệu quả, có tư tưởng về người lãnh đạo phục vụ. Khi được hỏi ai là người quan trọng nhất với một tổ chức câu trả lời, tất nhiên, là khách hàng. Câu hỏi tiếp theo là: “trong tổ chức, ai là người quan trọng nhất với khách hàng?”, câu trả lời là những người thường xuyên liên hệ với họ. Vậy “công việc của những người quản lý những người tiếp xúc trực tiếp với khách hàng là gì?”. Đó là làm cho công việc của nhân viên trở nên dễ dàng và hiệu quả đến mức có thể. Khi đó, tổ chức này là minh chứng cho triết lý người lãnh đạo phục vụ.

Một tổ chức mà truyền cảm hứng để mọi người nỗ lực tốt nhất sẽ thu hút được nhiều loại nhân viên mà nó muốn và cần đồng thời sẽ giữ chân họ. Tổ chức đó có một mục đích, một nhiệm vụ và thiết lập các giá trị mà nó dựa vào, nó truyền đạt hiệu quả chúng và đo lường các hành động cũng như các quyết định mà chống lại chúng.

Cách tạo động lực

Tỏ thái độ tích cực với những ý tưởng mới: Đừng bao giờ bắt đầu bằng cách liệt kê tất cả những mặt tiêu cực và nghi ngờ tính tích cực của những ý tưởng mới. Ý tưởng mới rất dễ bị xóa bỏ. Bất cứ sự khắt khe nào đối với ý tưởng mới sẽ là vũ khí giết chết nó ngay từ trong trứng nước.

Khuyến khích việc hình thành những xu hướng mới: Hãy khuyến khích đội ngũ nhân viên luôn đi đầu trong việc tao ra trào lưu mới. Một trong những năng lực của các nhà lãnh đạo giỏi truyền cảm hứng là sẵn sàng đón bắt, tìm hiểu những gì đang xảy ra trong lĩnh vực kinh doanh của mình và sớm chọn ra được những xu hướng mới.

Thường xuyên liên lạc, trao đổi với nhân viên: Nắm bắt được năng lực làm việc của nhân viên, thông qua trao đổi thông tin mà từ đó phát hiện ra những ý tưởng mới, sáng tạo mang đến hiệu quả trong công việc. Liên lạc thăm hỏi và trò chuyện cũng là cách tạo sự quan tâm, thân thiện mang đến động lực cho nhân viên luôn cố gắng và nhiệt tình làm việc hết mình.

Nhà quản lý truyền cảm hứng cho cấp dưới dựa vào gương của Apple

Apple là một công ty lớn không chỉ đơn giản bởi vì tầm nhìn sáng tạo của ông – người đã mang iPod và iPhone đến cho chúng ta – mà còn bởi khả năng chia sẻ và truyền dẫn tầm nhìn đó cho cả công ty, để ý tưởng của ông có thể được phát triển thành những sản phẩm được người tiêu dùng ưa thích.

Không có ai thành công một mình. Đó là lý do tại sao tất cả những nhà lãnh đạo phải tìm cách để “thụ phấn” những giá trị, ý tưởng và sự nhiệt tình của họ cho nhân viên. Đây chính là những điều giúp cho doanh nghiệp luôn mạnh mẽ, đặc biệt là trong giai đoạn suy thoái.

Một số lãnh đạo truyền cảm hứng cho số đông bằng những bài diễn thuyết đầy cảm xúc. Số khác thì thông qua đối thoại trực tiếp. Tại Time Warner, CEO Jeffrey L. Bewkes đã tổ chức các chuỗi bữa ăn trưa không phân biệt cấp bậc với 10 đến 12 người làm việc hiệu quả cao. Những người này thường có ít hoặc không có cơ hội để gặp ông. Ông dành 2 giờ nói chuyện với họ về tầm nhìn của ông và trả lời các câu hỏi của họ mà không cần đến bất cứ một thứ văn bản diễn văn nào. Những nhân viên ăn trưa cùng ông cho biết rằng họ cảm thấy “tự tin hơn trong công ty” và phát triển một mối quan hệ mới với ông chủ của họ.

Dù các lãnh đạo có dùng bất cứ phương pháp nào để truyền đạt cảm hứng cho nhân viên cấp dưới thì cũng phải có cơ sở. Đừng quá khoa trương rằng – “công việc vĩ đại” hoặc “chúng ta có thể làm được điều đó”. Thay vào đó hãy đưa ra những mục tiêu cụ thể, rõ ràng và khả thi. Lắng nghe vấn đề của của mọi người và đề xuất những giải pháp thực tế. Hãy trở thành người hướng dẫn bằng cách chia sẻ chính những bài học bạn rút ra, chúc mừng những những nỗ lực của các nhóm và khen thưởng những thành tích đạt được. Thậm chí một lời “cám ơn” đơn giản cũng có hiệu quả rất cao nếu nó được nói ra từ người quản lý cấp cao.

 

TRUYỀN CẢM HỨNG CHO MỌI THÀNH VIÊN TRONG TỔ CHỨC

Người lãnh đạo mà truyền cảm hứng để mọi nhân viên trong tổ chức của mình nỗ lực làm việc tốt nhất thì sẽ thu hút được nhiều nhân tài mà họ muốn và cần, đồng thời sẽ giữ chân những nhân tài đó, bởi đó là nguồn tài sản rất quý giá đối với một tổ chức.

“Để có được thành công, tài năng chỉ là 1%, còn 99% là mồ hôi và nước mắt” – khẳng định của chuyên gia hàng đầu thế giới về nghệ thuật lãnh đạo John C. Maxwell. Vì thế, ai cũng có thể trở thành một nhà lãnh đạo tài ba nếu luôn nỗ lực và có hướng đi đúng đắn.

 

Vậy người lãnh đạo tài ba cần có những đức tính gì? Trong số rất nhiều các yếu tố cần có, khả năng truyền cảm hứng được rất nhiều CEO đánh giá cao. Bởi theo họ, người lãnh đạo muốn tạo nên hiệu suất làm việc cao, họ cần có khả năng truyền cảm hứng, truyền năng lượng đến không chỉ nhân viên mà còn tới cả đối tác, khách hàng…

Muốn truyền cảm hứng, người lãnh đạo phải có những bí quyết riêng. Những đúc kết của Carmine Gallo – nhà huấn luyện trong lĩnh vực truyền thông dưới đây được coi là thật sự hữu ích và phù hợp giúp những nhà lãnh đạo trở nên cuốn hút.

Người làm lãnh đạo truyền cảm hứng

(1) Duy trì lòng nhiệt huyết khi làm việc

Nhà lãnh đạo muốn truyền cảm hứng cho người khác  trước hết cần phải đam mê với những gì mình đang làm. Khi đam mê, bạn sẽ thực sự hứng thú và muốn truyền niềm đam mê đó cho những người xung quanh, đặc biệt là những cộng sự.

Bên cạnh đam mê, bạn cần thể hiện sự nhiệt tình trong công việc. Nhân viên và khách hàng sẽ cảm thấy hài lòng và thực sự tin tưởng nếu họ được làm việc với những nhà lãnh đạo luôn quan tâm, nhiệt tình chia sẻ khó khăn với họ thay vì sự thờ ơ để họ tự vật lộn và giải quyết hàng núi công việc.

(2) Kỹ năng năng thuyết phục vượt trội

Bạn chỉ có thể trở thành nhà lãnh đạo giỏi nếu bạn thuyết phục được người khác tin tưởng và làm theo những tầm nhìn chiến lược và định hướng của bạn. Điều khó khăn của một nhà lãnh đạo không phải ở chỗ nói được ra những gì luôn đúng mà phải khiến người khác tin tưởng, mạo hiểm làm theo những cái dù có thể họ vẫn đang phân vân.

Thuyết phục không đơn thuần là sự ép buộc và ra lệnh mà đó là nghệ thuật của khả năng thương thuyết và thu phục. Khiến người khác từ sự không đồng ý đến đồng ý, từ nghi ngờ đến hoàn toàn tin tưởng, từ không dám thành dám… Đó mới chính là tài năng của nhà lãnh đạo.

(3) Thấu hiểu “Tại sao nhân viên của tôi quan tâm?”

Trong kinh doanh cũng như trong quản lý, có một phương châm luôn đúng đó là “Bạn phải bán những thứ khách hàng cần, chứ không phải bán những thứ bạn có”. Bạn phải hiểu được nhu cầu, mong muốn và sự quan tâm của nhân viên để cung cấp cho họ thứ mà họ đang cần. Để giải quyết vấn đề đó, bạn phải thực sự trả lời được câu hỏi “Tại sao nhân viên của bạn quan tâm?”. Chỉ khi nào bạn tìm ra câu trả lời vì sao nhân viên của bạn quan tâm và lắng nghe bạn, bạn mới trở thành nhà lãnh đạo thành công.

4) Biết minh họa ý tưởng bằng chuyện kể sinh động

Nghệ thuật của việc truyền đạt không nằm ở chỗ bạn truyền đạt bao nhiêu mà bằng cách nào bạn truyền đạt được khối lượng thông tin đến người nghe nhiều nhất.

Có 1 ví dụ thế này, khi một nhà khoa học làm việc với những nhà sản xuất thực phẩm hữu cơ, ông ta hầu như không nhớ những dữ liệu, con số chứng minh điểm mạnh của loại thực phẩm này. Nhưng ông nhớ rất rõ câu chuyện của một người nông dân. Trước kia, khi dùng loại phân vô cơ, anh nông dân đã không được các con ôm hôn mỗi khi ông đi làm về. Còn giờ đây, ông rất vui vì luôn được các con lao ra chào đón.

Những câu chuyện ngắn gọn và súc tích luôn là một cách hay để giải quyết tốt vấn đề mà bạn đang băn khoăn.

 

(5) Cùng xắn tay áo cùng nhau làm việc

Nhà lãnh đạo biết truyền cảm hứng là người có khả năng đưa nhân viên, khách hàng và đồng nghiệp vào chung một hành trình xây dựng tổ chức ngày càng phát triển hơn.

Nhà lãnh đạo và nhân viên cùng chung tay xây dựng và phát triển tổ chức sẽ khiến cho nhân viên của bạn có cảm giác bản thân họ đang được coi trọng, họ đang được góp sức vào công cuộc phát triển của tổ chức và họ cũng đang làm một công việc giống như lãnh đạo của họ đang làm. Đó là một động lực vô cùng to lớn giúp họ đóng góp nhiều hơn cho tổ chức của bạn.

(6) Xây dựng tinh thần lạc quan trong cuộc sống

Robert Noyce, người đồng sáng lập ra tập đoàn Intel đã nói: “Lạc quan là một thành phần không thể thiếu để tạo nên chiếc bánh sáng tạo.” Những nhà lãnh đạo phi thường, thành công trong lịch sử luôn lạc quan hơn người bình thường. Winston Churchill vẫn luôn hi vọng và tràn đầy niềm tin trong suốt những ngày đen tối của Thế chiến thứ II. Tướng Colin Powell từng nói rằng sự lạc quan là bí quyết đằng sau uy tín lãnh đạo của Tổng thống Ronald Reagan. Powell cũng nói rằng sự lạc quan là cấp số nhân của sức mạnh.

Với cương vị là người lãnh đạo, hãy luôn nói những lời thật tích cực, sử dụng những ngôn ngữ đầy lạc quan. Chỉ khi nhà lãnh đạo là một người lạc quan thì họ mới có khả năng truyền sự lạc quan niềm hi vọng ấy cho nhân viên của họ.

(7) Khuyến khích tài năng, trí tuệ của người lao động

Richard Branson – Chủ tịch kiêm CEO của tập đoàn Virgin từng nói rằng, khi bạn tán dương người khác họ sẽ năng động và làm việc hiệu quả hơn; chỉ trích người khác sẽ làm họ thu mình lại. Khen ngợi là cách đơn giản nhất để kết nối với mọi người xung quanh. Khi con người nhận được lời khen ngợi chân thành, mối nghi ngờ của họ sẽ tan biến và tinh thần của họ được nâng lên. Khuyến khích mọi người và họ sẽ hết lòng vì bạn.

Bí quyết truyền cảm hứng có thể ai cũng sẽ có và biết đến. Nhưng mỗi nhà lãnh đạo cần có cách áp dụng riêng để tạo nên sức cuốn hút đặc biệt, khiến người khác phải lắng nghe và làm theo. Tất cả chỉ bắt đầu với nghệ thuật biết làm chủ ngôn ngữ khích lệ người khác.

 

B. ỨNG DỤNG LÝ LUẬN KHẢ NĂNG TẠO ĐỘNG LỰC, TRUYỀN CẢM HỨNG CHO MỌI THÀNH VIÊN TRONG TỔ CHỨC

 

Nếu không có lãnh đạo, các hoạt động của tổ chức sẽ phân tán. Nhưng nếu lãnh đạo không thể truyền cảm hứng hành động và tin tưởng cho nhân viên, tổ chức ấy cũng sẽ không đi đến đâu cả. 

Trong thời đại hiện nay, việc biết khích lệ, động viên, truyền cảm hứng và xây dựng một mạng lưới làm việc năng suất đang ngày càng trở nên quan trọng. Chắc chắn rằng ai trong số chúng ta cũng muốn bản thân mình trở nên có giá trị và được trân trọng tại nơi làm việc.

Các nhà tuyển dụng được lợi từ tỷ lệ xin thôi việc thấp và một môi trường làm việc thoải mái. Điều này không chỉ giúp ích nhiều cho nhà tuyển dụng mà còn cho cả các giám sát viên nữa. “Sự khích lệ” này không nhất thiết phải tốn nhiều tiền, nhưng việc thay đổi các giá trị của công ty hay cái nhìn đối với nhân viên lại rất đáng giá.

Nếu không nhờ có nhân viên thì một công ty sẽ không bao giờ đạt đến thành công. Do vậy, những nhà tuyển dụng luôn biết cách khích lệ dẫn dắt công việc kinh doanh lên một tầm cao mới. Mời các bạn cùng tham khảo 7 cách truyền cảm hứng và động lực làm việc cho nhân viên trong bài viết dưới đây nhé!

1. Đưa ra thời gian làm việc linh hoạt

Cuộc sống luôn cuồng nhiệt, bận rộn. Công việc có thể nhanh chóng trở nên khó khăn và khó kiểm soát được khi nó trở nên vô nghĩa đối với một nhân viên. Các nhà tuyển dụng ngày nay thấu hiểu hơn bao giờ hết về tầm quan trọng của việc linh hoạt thời gian làm việc cho nhân viên. Bởi họ biết rằng nhân viên cũng có những việc riêng tư cần giải quyết sau giờ làm. Lựa chọn này giúp nhân viên tiết kiệm thời gian và tiền bạc về chi phí đi lại.

Đối với các bậc làm cha mẹ, họ sẽ tiết kiệm được thêm tiền thông qua việc tiết kiệm các khoản chăm sóc con cái. Hoặc công ty có thể lựa chọn cho nhân viên của mình thêm một ngày nghỉ nếu họ có thể làm ca 10 tiếng liên tục trong vòng 4 ngày chẳng hạn. Hơn nữa, khi kết hợp làm việc tại nhà, nhân viên được lựa chọn bất cứ khi nào có thể.

Các nhà tuyển dụng sẽ được lợi từ việc có những nhân viên làm việc vui vẻ và năng suất. Nhân viên sẵn sàng quay lại với công việc và giải quyết các nhiệm vụ được đặt ra tại nơi làm việc. Điều đáng ngạc nhiên là những nhân viên có lịch làm việc linh hoạt thường ít khi đến muộn hoặc bỏ lỡ thời gian làm việc, đem lại nhiều lợi ích cho nhà tuyển dụng nói riêng và tăng năng suất lao động một cách nhanh chóng nói chung. 

2. Làm rõ ràng số ngày nghỉ được trả lương của nhân viên

Việc làm rõ từng khoản trong lương hàng tháng của một nhân viên sẽ giúp người đó tính được những ngày nghỉ lễ, nghỉ ốm được trả lương hay những ngày nghỉ có việc riêng và lựa chọn một ngày nghỉ tự do trong tháng. Một số nhà tuyển dụng cho phép nhân việc “ủng hộ” ngày nghỉ có lương của mình cho những nhân viên khác. Hoặc những ngày này còn được cộng dồn theo năm và quay vòng hoặc bị hủy vào cuối năm.

Lợi ích của việc này là nhân viên có thể tự chọn thời gian nghỉ mà không cần phải giải thích rõ lý do tại sao nghỉ. Chẳng hạn, ngày nghỉ ốm có thể được coi là ngày nghỉ có việc đối với nhân viên nào hiếm khi bị ốm; nếu không ngày nghỉ sẽ không được tính cho nhân viên. Lựa chọn này càng ngày càng được nhân viên, những người được lợi từ việc không phải khai báo lý do nghỉ, ưa chuộng hơn. Đồng thời, lựa chọn này cũng giúp làm tăng tỷ lệ hài lòng và trung thành của nhân viên đối với công ty.

Các nhà tuyển dụng chỉ thành công khi có nhiều nhân viên giỏi biết cách sử dụng thời gian nghỉ có lương một cách hợp lý. Bên cạnh đó, một lợi thế khác của việc có ngày nghỉ được trả lương là nó khác ngày nghỉ do ốm đau ở chỗ những ngày nghỉ như thế này có thể được lên lịch trước.

3. Giữ cho công việc luôn thú vị và có ý nghĩa

Chẳng ai thích một không gian làm việc gò bó và tẻ nhạtdo vậy hãy giữ cho việc làm luôn thú vị bằng cách làm rõ mục đích và viễn cảnh công việc. Những nhân viên có cùng chung một tầm nhìn công việc thường dễ làm việc, tỉnh táo và năng suất hơn. Bản thân công việc có mục đích luôn tốt đẹp hơn những nỗi sợ hãi không tên như không có đồ ăn, thiếu tiền hoặc thậm chí là vô gia cư. Trên thực tế, đây có thể là một trong những nhân tố đứng đầu trong việc khiến nhân viên trở nên thất vọng với công việc mình đang làm, dẫn đến hiệu quả năng suất thấp.

Trong nhiều trường hợp, mục đích của họ đơn giản chỉ là làm việc để được trả lương, nhưng sống như vậy thì làm sao cảm thấy hài lòng được. Thậm chí, những nhân viên cấp thấp nhất cũng nên biết sự đóng góp của họ quan trọng như thế nào đối với sự thành công của công ty. Nhân viên sẽ trung thành và hướng tới việc đáp ứng những mục tiêu của công ty.

Năng suất lao động càng cao thì các nhà tuyển dụng càng có lợi. Nhân viên chỉ phát triển được khi họ cảm thấy hài lòng tại nơi làm việc.

Thay vì bị đối xử như một mảnh ghép nhỏ của bức tranh lớn, nhân viên sẽ cảm thấy tự hào và tin tưởng hơn khi họ được thoải mái bộc lộ bản thân và vượt qua chính mình.

4. Tạo cảm giác hòa nhập

Đối với nhân viên, việc cảm thấy có bổn phận và trách nhiệm trong công ty sẽ khiến họ cảm thấy công việc có mục đích và ý nghĩa hơn rất nhiều. Thông thường, cảm giác hòa nhập này bắt nguồn từ chính những giá trị cốt lõi của doanh nghiệp và lời khẳng định sứ mệnh.

Nếu một doanh nghiệp hay công ty nào đó không có những điều này, thì đã đến lúc bắt đầu lên kế hoạch trên giấy và biến chúng thành hiện thực tại nơi làm việc rồi đó. Tránh xa lối cư xử kiểu gây bè kết cánh.

Một số cách để xây dựng sự hợp tác là thông qua các bài tập làm việc nhóm hoặc giúp đỡ nhân viên kết bạn trong công ty hay xây dựng hệ thống tư vấn tâm lý. Hãy làm quen với những con người đứng đằng sau sự thành công của một dự án;

bởi chẳng ai lại muốn làm việc một mình cả. Học cách trân trọng mọi người vì chính bản thân họ hơn vì những gì họ làm.

Việc cùng chia sẻ một mục tiêu của tổ chức sẽ giúp mọi người có cảm giác hòa nhập hơn và làm việc có mục đích hơn. Lắng nghe mọi ý tưởng và đóng góp của nhân viên để họ cảm thấy mình là một phần của tập thể.

Các nhà tuyển dụng sẽ được lợi từ việc liên lục lắng nghe những ý tưởng và đóng góp của nhân viên để cải thiện môi trường làm việc. Để làm điều này, những thủ tục rườm rà nên được loại bỏ và thay thế bằng những phương pháp đổi mới kinh doanh có hiệu quả hơn.

 

5. Thực hiện an toàn lao động ở nơi làm việc

Ngoài việc thực hiện đường lối chính sách của nhà nước về phòng chống thương vong và tai nạn, hay những điều tương tự, đảm bảo an toàn lao động cũng đóng một vai trò không kém phần quan trọng trong việc giúp cho nhân viên hòa nhập và làm việc có mục đích.

Khi nhà tuyển dụng chú ý đến sự an toàn của nhân viên một cách chân thành, nhân viên mới thực sự cảm thấy mình được quan tâm hơn là sếp chỉ chăm chăm để ý đến các thủ tục pháp lý. Những nỗ lực chân thành quan tâm đến sức khỏe và niềm hạnh phúc, cũng như sự an toàn của nhân viên có tác động vô cùng lớn.

Trong một số trường hợp, chính quyền địa phương cần phải thực hiện những quy định hoặc ép buộc các doanh nghiệp tôn trọng sự an toàn và sức khỏe của người lao động. Các doanh nghiệp chủ động trong vấn đề này biết cách xây dựng lòng tin của nhân viên, thể hiện rằng họ không coi người lao động chỉ là công cụ để hoàn thành công trình.

Việc thực hiện các chính sách đảm bảo an toàn tính mạng và sức khỏe sẽ làm tăng tỷ lệ hài lòng của nhân viên, từ đó tăng năng suất lao động.

Xây dựng hình ảnh một môi trường làm việc an toàn và lành mạnh đem lại nhiều lợi ích cho công ty, cụ thể như tăng doanh số bán hàng và tăng cường vị thế trong cộng đồng với tư cách một tổ chức uy tín. Đạo đức nhân viên cũng sẽ được cải thiện, trong khi ngân sách lại được tiết kiệm bằng việc tránh những tai nạn đắt giá có thể mang lại sự hủy hoại cho công ty.

6. Đưa ra những phúc lợi cho nhân viên

 

Bạn có thích được làm việc trong một công ty luôn có những phúc lợi đặc biệt dành cho nhân viên mà không nơi đâu có hay không? Đó là điều đương nhiên. Nhân viên có thể được thưởng công bằng cách nhận sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty hoặc những thẻ quà tặng từ các doanh nghiệp địa phương khác.

Ví dụ như, công ty Hot Topic tặng vé xem ca nhạc cho nhân viên. Sau đó, yêu cầu nhân viên về báo cáo phong cách thời trang của ban nhạc và những người hâm mộ cùng với những ý tưởng ăn theo. Hoặc đưa cả gia đình cùng đi trong chuyến du lịch nhân viên được tổ chức hàng năm, tặng những mẫu thử thương mại hay các sản phẩm ăn theo với giá ưu đãi như bút hoặc sổ.

Tặng vé đi xem các chương trình thể thao địa phương, vé xem phim hay các sự kiện địa phương khác. Đây không chỉ là một cách vui vẻ chung tay góp sức trong công việc; mà còn là những phúc lợi khiến nhân viên có cảm giác họ trở thành một phần của công ty.

Các nhà tuyển dụng được lời khi hình ảnh nơi làm việc được biết đến như một môi trường vui vẻ, mọi người quan tâm lẫn nhau và cùng chăm lo công việc. Hình ảnh này sẽ giúp thu hút nhiều nhân tài hơn; đồng thời kích thích sự tăng trưởng ổn định lượng nhân viên trong công ty. Sự đoàn kết và tin tưởng chính là hai nhân tố lớn nhất giúp nhân viên có được sự hài lòng trong công việc.

 

7. Mở cánh cửa tới những cơ hội tuyệt vời hơn

Một trong những lý do thông thường về chuyện nhảy việc của nhân viên là khi nhân viên nhận thấy con đường cơ hội học tập và tiến xa hơn của họ bị thu hẹp. Khi xuất hiện những bế tắc trong công việc, nhân viên có xu hướng tỏ ra chán nản và tìm kiếm những lựa chọn nghề nghiệp tốt hơn. Hãy dạy họ kỹ năng mới hoặc tăng cường những kỹ năng cũ thông qua những cơ hội đào tạo liên tục.

Việc được phân đi học cũng giống như một dạng “ngày nghỉ” khỏi guồng quay công việc. Cả nhà tuyển dụng và nhân viên đều có lợi khi những tiềm năng của nhân viên được phát triển. Hãy phát triển tài năng của chính những nhân viên trong công ty hơn là cứ đi tìm nhân tài ở đâu đó.

Những nhân viên đã có thâm niên làm việc trong công ty nên có cơ hội thăng tiến, như vậy thì những nhân viên mới sẽ có nhiều lý do để trung thành với công ty hơn. Nhân viên cần học cách trân trọng và thấu hiểu giá trị bản thân đối với công ty.

Các nhà tuyển dụng được lợi từ việc tuyển những nhân viên vốn đã làm quen sẵn với những thủ tục và văn hóa công ty. Các công ty cũng có thể được lợi từ việc đưa ra những khoản tiền khích lệ cho nhân viên – những nhân tố cơ bản tạo nên thành công cho doanh nghiệp.

 

https://quantrimang.com/7-cach-truyen-cam-hung-va-dong-luc-lam-viec-cho-nhan-vien-142324

 

 

 

 

 

 

 

Tiến sĩ Jim Harter của Viện nghiên cứu Gallup chỉ ra: “Những nhân viên có sự kết nối cao sẽ để tâm nhiều hơn đến nhu cầu của đồng nghiệp và doanh nghiệp, bởi cá nhân họ không chỉ chịu trách nhiệm cho kết quả bản thân mà còn quan tâm đến kết quả chung của tổ chức”. Do vậy, gắn kết và truyền cảm hứng cho nhân viên là điều lãnh đạo cần làm.

(1)Vì sao nên gắn kết và truyền cảm hứng cho nhân viên?

Nhân viên giữ vai trò quan trọng trong việc duy trì hoạt động và đóng góp vào thành công chung của công ty. Một đội ngũ nhân viên giàu cảm hứng và có sự gắn kết luôn sẵn sàng tiếp nhận công việc, phối hợp nhau hoàn thành nhiệm vụ, đem đến kết quả tối ưu. Những nhân viên gắn kết sẽ cảm thấy hứng thú và hài lòng với công việc hiện tại, cả về mặt thể chất, cảm xúc hay tinh thần. 

Nếu nhà lãnh đạo biết cách tạo động lực và gắn kết nhân viên sẽ giúp tạo ra một loại năng lực gọi là “năng lực tự nguyện” của mỗi cá nhân, thúc đẩy họ cống hiến.

(2)Gắn kết nhân viên bằng cách nào?

Khái niệm gắn kết nhân viên được hoàn hảo nhất khi kết hợp 3 yếu tố: Bộ não – Trái tim – Bàn tay, thể hiện sự tin tưởng về mặt lý trí, sự hài lòng về tình cảm và những hành động cụ thể. Để gắn kết nhân viên trong doanh nghiệp, bạn cần bắt đầu bằng việc tạo ra sự liên kết cá nhân của họ.

Lắng nghe nhân viên

Ngay cả nhân viên tài năng cũng khó giữ được tập trung và năng lượng làm việc khi sự kết nối giữa họ và quản lý trở nên mờ nhạt. Lắng nghe lúc nào cũng quan trọng hơn lời nói. Vì vậy, dù bạn có bận rộn đến mấy, hãy luôn dành thời gian để lắng nghe tâm sự của nhân viên, những khúc mắc, khó khăn mà họ đang phải đối mặt, từ đó đưa ra gợi ý để nhân viên giải quyết công việc.

Đưa ra phản hồi trung thực

Khi nhận được kết quả công việc, dù đó là kết quả tốt hay xấu thì những phản hồi trung thực từ phía lãnh đạo cũng sẽ nhận lại sự tôn trọng của nhân viên. Nếu đó là phản hồi tích cực, nhân viên có thêm động lực làm việc, còn nếu đó là phản hồi tiêu cực vì chất lượng công việc chưa tốt, nhân viên sẽ cố gắng để làm tốt hơn.

Thật khó để gắn kết mọi người khi môi trường làm việc rơi vào trạng thái rời rạc. Để nhân viên hiểu được công việc họ đang làm có sự kết nối với chất lượng sản phẩm chung của doanh nghiệp, người quản lý cần chỉ ra công việc họ đang thực hiện có ảnh hưởng thế nào. Khi nhân viên hiểu được tầm quan trọng của mình, họ tự khắc đặt ra mục tiêu và nỗ lực thực hiện vì mục tiêu chung.

Quan tâm tới công việc của mọi người

Một điều khó có thể giả mạo đó chính là hành động quan tâm đến mọi người và chỉ cho họ những điều tuyệt vời nhất. Nếu bạn là một nhà lãnh đạo ích kỷ, chỉ tập trung vào lợi ích cá nhân mà quên đi sự quan tâm thật lòng, bạn không những thất bại trong việc gắn kết nhân viên mà còn vô tình tạo ra khoảng cách giữa nhân viên và quản lý.

Trao quyền cho nhân viên tự quản lý hoạt động của mình

Hiện nay, một số phần mềm như Office, hệ thống ERP hoặc SAP cho phép nhân viên lên kế hoạch làm việc, kiểm tra tiến trình công việc cũng như kết quả thu được. Bằng cách này, tính độc lập tự chủ trong công việc được nâng cao, đồng thời bạn tiết kiệm được khá nhiều thời gian họp hành, báo cáo trong khi bạn hoàn toàn có thể kiểm soát, đánh giá qua hệ thống các phần mềm đó. Điều này không chỉ tăng tính trách nhiệm, đảm bảo thời hạn hoàn thành nhiệm vụ mà còn tạo cảm giác thoải mái cho nhân viên.

Truyền cảm hứng cho nhân viên qua những câu nói

“Xin lỗi!”

Không ai trong chúng ta là hoàn hảo cả, kể cả những người ở vị trí cao nhất cũng có thể phạm phải sai lầm. Nếu bạn có lỗi, hãy bắt đầu giải quyết nó bằng lời xin lỗi chân thành, sau đó tìm phương pháp tốt nhất để cải thiện tình hình. Bằng cách này, nhân viên cũng học được cách không bao giờ che giấu sai sót của mình mà tự tin đối mặt để giải quyết vấn đề một cách tốt nhất.

“Cảm ơn!”

Một tập thể vững mạnh bao giờ cũng là sự tổng hợp công sức của nhiều người và mỗi thành tích tốt cần được ghi nhận xứng đáng. Hãy khuyến khích nhân viên bằng cách cảm ơn họ cho mỗi đóng góp, nỗ lực hết mình trong công việc. Bạn không mất nhiều thời gian để nói lời cảm ơn, mặt khác còn hỗ trợ thúc đẩy tinh thần làm việc cho nhân viên của bạn.

 “Mục tiêu của chúng ta là…”

Bạn sẽ không bao giờ nhận được kết quả tốt đẹp nếu chưa có mục tiêu rõ ràng. Nhiệm vụ của người Quản lý là nhắc nhở nhân viên về mục tiêu chung của công ty hoặc mục tiêu cho từng công việc cụ thể. Nhờ vậy, mỗi bước hành động của nhân viên sẽ luôn đi đúng hướng với ý định ban đầu đề ra.


 

“Chúng ta cần tập trung vào…”

Mỗi thời điểm sẽ có sự thay đổi về trọng tâm, vì vậy khi triển khai dự án mới, bạn cần thông báo về những công việc cần được ưu tiên giải quyết hàng đầu. Việc trao đổi này giúp nhân sự trong công ty nắm rõ phần nhiệm vụ của mình, từ đó lên kế hoạch cụ thể trong khoảng thời gian nhất định và thực hiện theo trình tự hợp lý.

“Bạn hiểu thế nào về…”

Lãnh đạo xuất sắc luôn tạo điều kiện để cấp dưới có cơ hội nêu ý kiến của mình. Không chỉ giúp nhân viên có tiếng nói riêng, bạn có thể thu thập được nhiều ý tưởng sáng tạo mới mẻ cho dự án sắp tới. Vì mỗi người đều là “chuyên gia” trong lĩnh vực mà họ đang đảm nhận nên hãy cho họ thấy bạn luôn đánh giá cao chuyên môn đó và sẵn sàng lắng nghe ý kiến.

“Đây là thử thách dành cho chúng ta”

Không nhà lãnh đạo giỏi nào lại né tránh khó khăn, thử thách cả. Việc truyền cảm hứng có thể đến từ khả năng chỉ ra rõ thách thức mà công ty bạn đang phải đối mặt, phân loại, gọi tên và cùng những nhân viên khác thảo luận tìm ra phương án giải quyết hiệu quả.

“Cùng nhìn lại…”

Sau mỗi lần hoàn thành dự án, việc cùng nhau nhìn lại toàn bộ quá trình sẽ giúp bạn và nhân viên của mình nhìn nhận những vấn đề tồn đọng trong công tác hoạt động. Từ đó, bạn biết cách rút kinh nghiệm cho các dự án tiếp theo.

“Chúng ta đã làm được rồi” – “Bạn làm rất tốt” – “Chúc mừng bạn”

Lời tán dương luôn mang đến động lực làm việc tích cực cho bất kỳ nhân viên nào, vì vậy bạn đừng ngại đưa lời khen đến người xứng đáng nhận được. Khen ngợi sẽ khích lệ tinh thần cá nhân và giúp họ tự tin làm tốt công việc được giao.

Sự thành công của một công ty, tổ chức luôn đến từ sự phối hợp nhịp nhàng của toàn bộ nhân viên. Để giúp nhân viên có thêm động lực cống hiến, người quản lý cần tạo ra sự gắn kết và truyền cảm hứng cho họ. 

Sáng tạo không phải vì tiền bạc”, câu nói của Jobs đã được trích dẫn khi nói ở Fortune năm 1998. “Nó là vì những con người mà bạn có, bạn được dẫn dắt như thế nào và bạn nhận được bao nhiêu”.

 

Và đó là điều cơ bản. Công việc của người lãnh đạo không chỉ là kiểm soát chi phí, đáp ứng nhu cầu của khách hàng, những nhà đầu tư và những thương vụ. Công việc của người lãnh đạo là đảm bảo mọi người đều có được điều đó..

https://chefjob.vn/bi-quyet-gan-ket-va-truyen-cam-hung-cho-nhan-vien

Tổng hợp tài liệu tham khảo trên INTERNET.

https://www.facebook.com/phanhieutcmiendong/


[ad_2]
Source link

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *