NHÂN CÁCH NGƯỜI LÃNH ĐẠO – NĂNG LỰC HÀNH ĐỘNG CỦA NGƯỜI LÃNH ĐẠO TRONG TỔ CHỨC

[ad_1]

 Nhân cách là con người có ý thức, là một chỉnh thể và được hình thành thông qua hoạt động tích cực của bản thân con người trong quá trình sáng tạo xã hội. Nói cách khác, nhân cách là toàn bộ những đặc điểm, những phẩm chất tâm lý, nó quy định hành vi xã hội và giá trị xã hội của một cá nhân; là hệ thống những phẩm chất và năng lực của người lãnh đạo. Giúp người lãnh đạo hoàn thành có hiệu quả vai trò xã hội của mình.

 

Những đặc điểm nhân cách của người lãnh đạo. Khoa học và thực tiễn đã chứng minh, trở thành lãnh đạo không phải một định mệnh. Một người có thể được sắp xếp để ngồi vào chiếc ghế “số 1”, nhưng việc người đó có ngồi được và có vững được trên chiếc ghế đó không phụ thuộc gần như hoàn toàn vào chính họ. Như chúng ta đã biết, bất kỳ một tổ chức nào cũng cần có lãnh đạo. Người lãnh đạo phải có một số đặc điểm nổi bật sau đây:

(1) Tầm nhìn của người lãnh đạo;

(2) Giá trị và niềm tin của người lãnh đạo;

(3) Khả năng tạo động lực, truyền cảm hứng cho mọi thành viên trong tổ chức;

(4) Năng lực hành động của người lãnh đạo;

(5) Đổi mới, sáng tạo trong lãnh đạo và quản lý.

A. LÝ LUẬN NĂNG LỰC HÀNH ĐỘNG CỦA NGƯỜI LÃNH ĐẠO TRONG TỔ CHỨC

           Tầm nhìn dù có đúng thì tự nó cũng không thể phát huy định hướng, thúc đẩy mọi người hành động. Vì vậy, người lãnh đạo cần có kỹ năng truyền cảm hứng về tầm nhìn, để ý tưởng, định hướng phát triển do người lãnh đạo khởi xướng trở thành nhận thức chung, được hiện thực hóa thông qua chiến lược, kế hoạch, chương trình hành động của mọi thành viên trong tổ chức, biến tầm nhìn thành động lực tinh thần, thành nguồn cảm hứng làm việc và sáng tạo của mọi người.

      Truyền cảm hứng sẽ giúp chuyển hóa tầm nhìn và các giá trị thành những kết quả trong đời sống thực. Nền tảng của truyền cảm hứng là tạo dựng các cam kết của các cá nhân đối với tầm nhìn chung, khơi dậy được sự hứng khởi và cam kết. Người lãnh đạo phải thấu hiểu các niềm tin và các giá trị, mong muốn đang theo đuổi và tìm cách gắn kết chúng với tầm nhìn. Khi đã có tầm nhìn hấp dẫn và các giá trị mạnh mẽ, người lãnh đạo cũng không thể thành người lãnh đạo hiệu quả nếu không hành động.

     Lãnh đạo và quản lý hướng đến hành động và kết quả là tập trung vào việc phát triển những kỹ năng, quy trình và hệ thống lãnh đạo nền tảng cho những người đang ở vị trí quản lý, hướng tới mục tiêu đổi mới, phát triển tầm nhìn lãnh đạo, phát triển chiến lược và kiểm soát hiệu quả các quy trình nội bộ.

B. ỨNG DỤNG NĂNG LỰC HÀNH ĐỘNG CỦA NGƯỜI LÃNH ĐẠO TRONG TỔ CHỨC

Muốn trở thành người lãnh đạo thành công tự tin và kiêu hãnh, chúng ta phải xác định thật rõ mục tiêu của mình.

Khi mục tiêu đã rõ ràng, thì việc phải làm như thế nào không còn là vấn đề và thành công là chuyện đương nhiên.

Hành động – có mục tiêu đúng phải hành động ngay

Khi mục tiêu đã được thiết lập, người lãnh đạo phải hành động ngay, thậm chí là làm việc không ngừng nghỉ.

Khả năng hành động ngay cũng như khả năng giỏi sắp xếp kế hoạch hành động là điều rất quan trọng trong thành công của bất kỳ cá nhân nào. Nếu thiếu đi khả năng đó, cho dù mục tiêu của bạn có tốt đến đâu, bạn cũng rất khó có thể thực hiện được.

Napoléon từng nói: “Dành chút thời gian để suy nghĩ thấu đáo, khi thời cơ đến thì không nghĩ ngợi gì nữa mà lập tức hành động”.

Tính chủ động giúp nhà lãnh đạo nhìn thấy được những sự việc mà người khác không nhìn thấy, giúp họ có được những việc làm mang tính chiến thuật và giành được sự tín nhiệm của người khác.

Nhưng tại sao nói thì dễ mà làm thì lại khó? Bởi vì chúng ta đã bỏ qua sự liên hệ giữa “biết” và “hành động”. Chúng ta không lựa chọn cách làm chủ động.

Lựa chọn có nghĩa là chúng ta phải chịu trách nhiệm về thái độ và hành vi của chính mình, không đổ lỗi cho người khác và hoàn cảnh. Để làm được điều đó, chúng ta phải trải qua một quá trình tự xung đột, đối kháng. Phải có sự lựa chọn sáng suốt, nếu không, hành động chúng ta rất dễ bị phụ thuộc vào hoàn cảnh.

Chúng ta hãy hành động trước, sau đó sẽ dần hoàn thiện bản thân trong quá trình hành động.

“Hành động có tác dụng khích lệ chúng ta, đó là biện pháp có hiệu quả để đối phó với tính lười biếng”.

Napoléon đã từng nói một câu rất nổi tiếng: “Lúc nào tôi cũng chiến đấu trước, rồi mới lên kế hoạch chiến đấu sau”. Bạn không cần phải hoàn thiện mình hay thay đổi hoàn toàn thái độ sống của mình trước khi tìm kiếm cuộc sống mà mình đang hướng tới.

Chỉ có hành động mới làm cho bạn “tốt hơn”. Cách làm thông minh nhất là tiến về phía trước, thực hiện mục tiêu mà mình hướng tới. Chúng ta muốn làm gì thì hãy làm việc đó, sau đó mới cần nghĩ đến việc hoàn thiện bản thân hay mục tiêu của mình.

Vận động mới mang lại sự thay đổi, vận động mới mang lại sự phát triển. Cuộc sống là như vậy. “Nói nhiều không bằng làm ít”. Bất cứ kế hoạch nào của người lãnh đạo đều phải biến thành hành động.

Napoléon cũng từng nói: “Nghĩ được tốt là thông minh, lên kế hoạch tốt còn thông minh hơn nữa, nhưng thông minh nhất vẫn là làm được tốt”.

Người lãnh đạo ngoài việc ra một quyết sách đúng đắn cũng cần có một tinh thần “mạo hiểm”. Mạo hiểm có thể khơi gợi sức sáng tạo và ý chí đấu tranh, cổ vũ tinh thần của con người.

Kinh doanh giống như đánh bạc, tính rủi ro rất cao. Cơ hội thành công và thất bại là ngang nhau. Chúng ta phải luôn trong tư thế chuẩn bị sẵn sàng để nắm bắt cơ hội bất cứ khi nào nó xuất hiện.

Sau khi nắm bắt được cơ hội, nguy cơ vẫn luôn tiềm ẩn, vì thế chúng ta phải luôn cẩn thận, phải luôn sẵn sàng ứng phó với những tình huống có thể xảy ra và giành chiến thắng.

Những người không dám mạo hiểm là những người không thể có được thành công. Đó là chân lý bất diệt. Nếu cơ hội thành công và thất bại là ngang nhau, vậy chúng ta hoàn toàn có thể thử lại lần nữa sau khi thất bại.

Chúng ta thường có thói quen kéo dài thời gian khi làm một việc gì đó, và thường thích hưởng thụ trước khi bắt tay vào hành động. Việc kéo dài thời gian như vậy sẽ dẫn đến thất bại.

Lấy lý do chưa chuẩn bị đầy đủ để không hành động sẽ chỉ làm kế hoạch của chúng ta bị chậm trễ và đánh mất cơ hội mà thôi. Trong hoàn cảnh đó, cách tốt nhất là tận dụng những điều kiện đã có để bắt đầu hành động, vừa hành động vừa tìm kiếm hoặc đợi chờ điều kiện chín muồi.

“Không phải là tôi không muốn hành động mà là hành động cũng không có ích lợi gì, vậy thì còn hành động làm gì nữa?”.

Trên thực tế, hành động không lúc nào là muộn. Có thể trước đó chúng ta đã bỏ lỡ cơ hội, điều kiện tốt, nhưng trong tình huống đó, chúng ta chỉ có một con đường duy nhất là hành động. Mục đích của hành động là tìm lại những cơ hội và điều kiện đã mất để bù đắp thiệt hại và sai lầm, để công việc quay trở về trạng thái bình thường.

Việc bạn biết là tốt, nhưng rất cần thiết PHẢI NÂNG CAO NĂNG LỰC HÀNH ĐỘNG nghĩa là phải làm thì mới tạo ra sản phầm. Việc bạn NGHĨ không thôi, sẽ không mang lại giá trị. Vậy, HÀNH ĐỘNG, LÀM ĐI để nâng cao kỹ năng, năng lực hành động của mình. Hãy biến những Suy nghĩ/ kiến thức đã học trở thành sản phẩm có ích cho xã hội.

 

Tổng hợp tài liệu tham khảo  INTERNET.

https://www.facebook.com/phanhieutcmiendong/


[ad_2]
Source link

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *