NHÂN CÁCH NGƯỜI LÃNH ĐẠO

[ad_1]

 Nhân cách là con người có ý thức, là một chỉnh thể và được hình thành thông qua hoạt động tích cực của bản thân con người trong quá trình sáng tạo xã hội. Nói cách khác, nhân cách là toàn bộ những đặc điểm, những phẩm chất tâm lý, nó quy định hành vi xã hội và giá trị xã hội của một cá nhân; là hệ thống những phẩm chất và năng lực của người lãnh đạo. Giúp người lãnh đạo hoàn thành có hiệu quả vai trò xã hội của mình.

Những đặc điểm nhân cách của người lãnh đạo. Khoa học và thực tiễn đã chứng minh, trở thành lãnh đạo không phải một định mệnh. Một người có thể được sắp xếp để ngồi vào chiếc ghế “số 1”, nhưng việc người đó có ngồi được và có vững được trên chiếc ghế đó không phụ thuộc gần như hoàn toàn vào chính họ. Như chúng ta đã biết, bất kỳ một tổ chức nào cũng cần có lãnh đạo. Người lãnh đạo phải có một số đặc điểm nổi bật sau đây:

(1)Tầm nhìn của người lãnh đạo;

(2)Giá trị và niềm tin của người lãnh đạo;

(3) Khả năng tạo động lực, tuyền cảm hứng cho mọi người và tổ chức;

(4) Năng lực hành động của người lãnh đạo;

(5) Đổi mới, sáng tạo trong lãnh đạo và quản lý.

A LÝ LUẬN GIÁ TRỊ VÀ NIỀM TIN CỦA NGƯỜI LÃNH ĐẠO

Nhân cách của người lãnh đạo, người quản lý có xu hướng bao trùm lên nhóm, tổ chức mà họ chịu trách nhiệm. Những giá trị hướng tới lợi ích cá nhân nhường chỗ cho những giá trị định hướng tới lợi ích nhóm tổ chức và xã hội. Nói cách một cách khái quát,  giá trị và niềm tin của người lãnh đạo, người quản lý được thống lĩnh bởi giá trị hướng tới lợi ích toàn thể thay vì lợi ích cục bộ.

Niềm tin cho phép lãnh đạo giỏi chỉ việc giao phó công việc mà không cần phải suy nghĩ, lo lắng xem công việc đó có chắc được hoàn thành tốt hay không. Niềm tin thúc đẩy giao tiếp cởi mở, hiệu quả hơn và giúp nhân viên cảm thấy mình thực sự thuộc về công ty/tổ chức.

 Tuy nhiên, niềm tin không phải là yếu tố có thể hiển hiện một cách tự nhiên và dễ dàng. Nhiệm vụ của nhà lãnh đạo là phải truyền cảm hứng và tạo ra niềm tin đó trong môi trường làm việc của đội ngũ. Bẩy niềm tin cốt lõi sau đây có thể sẽ làm bạn phải suy nghĩ lại về cách thức quản  trong công việc, kinh doanh:

(1)Kiên nhẫn

Khi doanh nghiệp còn ở giai đoạn khởi đầu, nhiều doanh nhân muốn thúc đẩy mọi thứ đi nhanh hết mức có thể, nhưng điều này có thể tạo nên môi trường kém thoải mái cho nhân viên. Áp lực làm việc là yếu tố cần thiết nhưng quá nhiều áp lực dễ khiến nhân viên cảm thấy mình vô giá trị trừ khi phải đạt được một mục tiêu “thần kỳ” nào đó.

Sự thiếu kiên nhẫn cũng có thể khiến nhân viên nghi ngờ về động cơ làm việc cũng như khả năng dẫn dắt đội ngũ của lãnh đạo. Vì vậy, hãy thoải mái trong suy nghĩ, hành động và thể hiện sự hiểu biết khi có sai sót xảy ra.

(2)Bình tĩnh

Lãnh đạo là người sẽ phải đối mặt với những khoảnh khắc mang tính thách thức cảm xúc, thường trực tiếp đến từ hành động của nhân viên. Trong những lúc đó, lãnh đạo có thể bày tỏ cảm xúc một cách tự do, ngay cả những cảm xúc tiêu cực, nhưng nên ở trong giới hạn có thể kiểm soát.

Bởi khi lãnh đạo thể hiện cảm xúc một cách mạnh mẽ đến mức mất kiểm soát, nhân viên sẽ cảm thấy họ là người không vững vàng. Họ sẽ sợ phải báo cáo về những thông tin, tình hình xấu, đồng thời niềm tin đối với môi trường làm việc cũng sẽ sụt giảm.

(3) Minh bạch

Lãnh đạo hãy minh bạch càng nhiều càng tốt trong từng hành động, để nhân viên biết những gì lãnh đạo đang suy nghĩ, những động lực thúc đẩy họ lèo lái công ty theo một định hướng cụ thể và bất kỳ nỗi nghi ngờ cũng như mối quan tâm nào.

Nhà lãnh đạo đóng vai trò như một hình mẫu cho nhân viên, họ càng hành động minh bạch bao nhiêu, nhân viên cũng sẽ càng minh bạch bấy nhiêu. Nhờ đó, họ cũng chiếm được nhiều tình cảm hơn từ nhân viên.

(4) Cởi mở

Để xây dựng niềm tin, những nhà lãnh đạo giỏi luôn thiết lập một môi trường mở để khuyến khích tất cả nhân viên thể hiện suy nghĩ, ý kiến riêng. Họ luôn tạo điều kiện để mọi nhân viên được lên tiếng và đảm bảo những thành viên còn lại phải thể hiện sự tôn trọng và tất cả mọi người đều lắng nghe nhau.

(5) Linh hoạt

Thể hiện một chút linh hoạt ở nơi làm việc cũng có thể góp phần xây dựng niềm tin hiệu quả, chẳng hạn như cung cấp thêm ngày nghỉ, những giờ làm việc linh hoạt, làm việc từ xa… Khi nhân viên cảm thấy thoải mái hơn ở chỗ làm, họ sẽ làm việc như thể đó là ngôi nhà thứ hai và đối xử với đồng nghiệp như những thành viên trong gia đình.

(6)Phản hồi đa chiều

Khi lãnh đạo phản hồi thẳng thắn với nhân viên (dù tích cực hay tiêu cực, chỉ cần mang tính xây dựng), họ cho thấy mình thật sự quan tâm đến sự phát triển của nhân viên. Khi nhân viên đưa ra phản hồi với lãnh đạo và nhận được sự lắng nghe chân thành, họ sẽ cảm thấy được trao quyền nhiều hơn. Cách trao – nhận thông tin này sẽ tạo tiền đề để việc phản hồi hiệu quả hơn trong những vấn đề lớn hơn, quan trọng hơn.

(7)Tạo điều kiện cho nhân viên tăng cường tương tác với nhau

Lòng tin trong nhân viên được xây dựng dựa trên sự tương tác hiệu quả với nhau, nhưng không nhất thiết phải luôn trong công việc mà có thể trong những khoảng thời gian bên ngoài văn phòng như những hoạt động xây dựng tinh thần đội nhóm (teambuilding), trong giờ ăn trưa, những buổi trò chuyện sau giờ làm… Bởi vì để tin tưởng và hỗ trợ đồng nghiệp mình, trước tiên, nhân viên cần có cơ hội tìm hiểu và quan tâm lẫn nhau dưới góc độ cá nhân.

 

B. ỨNG DỤNG LÝ LUẬN GIÁ TRỊ VÀ NIỀM TIN CỦA NGƯỜI LÃNH ĐẠO

B1. MÔ HÌNH LÃNH ĐẠO DỰA TRÊN GIÁ TRỊ: THÚC ĐẨY CON NGƯỜI VÀ NHỮNG LỢI ÍCH MANG LẠI

Milton Friedman- chuyên gia tư vấn kinh tế kinh qua các đời Tổng thổng Mỹ từng tuyên bố rằng:”Mục đích cốt lõi của việc làm kinh doanh là tối đa hoá lợi nhuận”. Và nếu bạn còn nhớ tới bộ phim: “Wall Street”, trong đó tài tử Michael Douglas đã nói trước hàng ngàn cổ đông và tuyên bố rằng:” Thưa quý vị, điều đáng nói ở đây là, lòng tham, theo một cách nào đó, là một điều tốt. Lòng tham đem lại hiệu quả công việc, và nó sẽ không chỉ cứu các công ty khỏi bờ vực phá sản mà còn cả nền kinh tế của nước Mỹ đang hoạt động không hiệu quả nữa. Ảnh hưởng của hệ tư tưởng này đang ngày càng rõ nét. Ngày nay, chúng ta nhìn thấy 12 triệu người Mỹ bỏ nhà ra đi, họ không còn tiền tiết kiệm hay không thể nghỉ hưu. Chúng ta nhìn thấy một sự thất vọng hoàn toàn, họ đã mất đi niềm tin vào những mô hình lãnh đạo trước đây. Hóa ra, lòng tham và bản chất là mô hình lãnh đạo dựa trên quyền lực không hề tốt cho mọi người, không hề tốt cho các tập đoàn hay các quốc gia hàng đầu thế giới.

MÔ HÌNH LÃNH ĐẠO DỰA TRÊN GIÁ TRỊ VÀ MÔ HÌNH LÃNH ĐẠO DỰA TRÊN QUYỀN LỰC 

      Các nhà lãnh đạo, các CEO, Phó chủ tịch, Nhà quản lý, trưởng dự án đến những người làm kinh doanh đều có một thứ quyền lực, đó là sức mạnh ảnh hưởng đến con người và sự việc. Thứ quyền lực hay sức mạnh ấy, có thể được sử dụng một cách khôn ngoan hoặc bị lạm dụng, theo cách xấu hoặc cách tốt, để phục vụ hay để kiểm soát người khác. Và những gì đang diễn ra trên thế giới ngày nay là hồi chuông cảnh tỉnh để các nhà lãnh đạo sử dụng quyền lực của mình một cách khôn ngoan hơn, vì con người và vì hành tinh của chúng ta.

Mô hình lãnh đạo dựa trên quyền lực là việc “khiến người khác phải làm việc”, làm cách nào thao túng quyền lực để đạt được những gì bạn muốn, làm thế nào để chiến thắng bằng những chiến lược thông minh. Quyền lực vốn đã là một mục tiêu của nhiều người. Người có nhiều quyền lực và người đem lại thành công cho tổ chức sẽ được định nghĩa là những người thành công. Kết quả là, chúng ta thường xuyên thấy sự xung đột giữa các cá nhân, giữa các nhóm quyền lực với nhau. Không ngạc nhiên lắm, khi những nhà lãnh đạo kiểu này thường mời các “chuyên gia” về để huấn luyện nhân viên của mình trong việc hợp tác, giải quyết mâu thuẫn, giao tiếp, đối mặt với căng thẳng hay vô số những chương trình được thiết kế ra để giải quyết  những vấn đề họ tạo ra. Vấn đề mà những nhà lãnh đạo này không thực sự giải quyết chính là việc nhân viên của họ đang học theo phong cách lãnh đạo mà họ nhìn thấy và tiếp xúc hàng ngày.

Ngày nay, thay đổi mô hình lãnh đạo là điều thực sự cần thiết, từ mô hình lãnh đạo dựa trên quyền lực đến mô hình lãnh đạo dựa trên giá trị hoặc lãnh đạo phụng sự. Đặc trưng của mô hình lãnh đạo dựa trên giá trị là sự cam kết  phục vụ, đáp ứng nhu cầu của người khác. Giá trị của những công ty theo phong cách lãnh đạo này thể hiện những gì họ đã cam kết. Những giá trị này không phải chỉ là hình thức hay những lời nói mà không làm.Thay vào đó, những công ty này thường có tầm nhìn rõ ràng, họ thuyết phục và khuyến khích mọi người hướng tới những mục đích cao cả hơn. Ví dụ như viễn cảnh về thế giới trong tương lai sẽ như thế nào, và hãy cùng thực hiện để mang lại lợi ích cho tất cả mọi người. Mục đích sau cùng là sử dụng quyền lực một cách khôn ngoan để phục vụ mọi người, với một tầm nhìn rõ ràng và những giá trị có ý nghĩa- những thứ được phản ánh qua lời nói và hành động của các nhà lãnh đạo. Quyền lực là một phương tiện, chứ không phải mục đích; nó là một công cụ để giúp đỡ mọi người. Lắng nghe và huấn luyện là những công cụ quan trọng nhất của nhà lãnh đạo. Thước đo thành công là sự phát triển của mỗi cá nhân và của cả tổ chức. Kết quả tạo ra là sự hợp tác và phối hợp giữa các nhóm quyền lực, giữa các cá nhân và các nhóm; họ sẽ tập trung vào việc giải quyết vấn đề và tạo ra những cơ hội mới tốt hơn.

Lãnh đạo theo giá trị là phong cách lãnh đạo dựa trên nền tảng đạo đức, mục đích là vì quyền lợi của mọi người. Những nhà lãnh đạo theo phong cách này đem lại hy vọng. Họ khuyến khích trí tưởng tượng, sự tháo vát và sức sáng tạo nằm trong mỗi người. Họ giúp mọi người có thể tự giúp mình, và bồi dưỡng nhân viên trở thành những nhà lãnh đạo theo phong cách này.

LÃNH ĐẠO LÀ TẠO ẢNH HƯỞNG

Pittacus, một trong 7 vị hiền triết của Hy Lạp cổ đại, nói rằng: “thước đo của một con người thể hiện qua cách họ sử dụng quyền lực của mình”. Trong lịch sử và trong tất cả mọi lĩnh vực, chúng ta nhìn thấy vô vàn những ví dụ về phong cách lãnh đạo dựa trên giá trị. Những con người điển hình cho phong cách này  là Martin Luther King, Ghandi, Mẹ Theresa, Jimmy Carter hay Nelson Mandela, nhưng bạn cũng có thể nhìn thấy những nhà lãnh đạo khác thuộc phong cách này bên ngoài xã hội, trong các chính phủ hoặc các tổ chức tư nhân. Đặc điểm của những nhà lãnh đạo này là khả năng kết nối mọi người cùng nhìn về một hướng, vì một thế giới tốt đẹp hơn, họ đưa ra cơ sở đạo đức cho tầm nhìn đó, với mục đích là phục vụ mọi người. Hãy tạm ngừng và nghĩ về những nhà lãnh đạo đã từng xuất hiện trong cuộc đời bạn- những người đã có ảnh hưởng để biến bạn trở thành phiên bản tốt nhất và sáng tạo nhất của chính mình. Hãy nhớ lại   cách mà họ đã sống và hướng dẫn cho bạn, cách họ ảnh hưởng và định hình cuộc sống của bạn như thế nào.

Lãnh đạo là một quá trình tạo ảnh hưởng. Bất cứ khi nào bạn tạo ảnh hưởng tới suy nghĩ, niềm tin hay sự tiến triển trong đời sống cá nhân hay nghề nghiệp của một con người, hay giải phóng sức mạnh để họ có thể tạo ra những thứ tốt hơn, thì khi đó bạn đang đảm nhận vai trò của một người lãnh đạo. Bạn liên tục tạo ảnh hưởng tới những người xung quanh bạn, con cái ,thành viên trong gia đình bạn, đồng nghiệp hay sếp của bạn. Nếu dành thời gian để ngẫm lại, bạn sẽ thấy rằng nền tảng của việc tạo được ảnh hưởng tới người khác chính là những giá trị của bản thân bạn, niềm tin mà bạn đang nắm giữ, những thứ quan trọng khiến bạn trở thành một người tử tế, một người sử dụng quyền lực một cách thông minh và vì lợi ích của người khác.

LỢI ÍCH SAU CÙNG: TRÊN CẢ TUYỆT VỜI

Mọi người muốn cảm thấy sự gắn kết với tổ chức, không chỉ ở mức độ lý tính mà còn cả về mặt cảm xúc. Khi tầm nhìn của một công ty mở rộng hơn, với lợi ích lớn hơn, thì các nhà lãnh đạo cũng phải chủ động tìm cách kết nối mọi người với tầm nhìn đó và cho họ thấy những giá trị chung sẽ dẫn dắt mọi hành động như thế nào, từ đó tạo ra một mối liên kết chặt chẽ và mọi người sẽ được thôi thúc để cố gắng hết sức mình.

Nghe thì có vẻ hay, nhưng nếu điều này không tạo ra kết quả thì sẽ chẳng có ý nghĩa gì cả. Nhưng chắc chắn bạn sẽ cảm thấy vui khi biết rằng bạn sẽ nhận được nhiều hơn khi bạn sử dụng quyền lực một cách thông minh và áp dụng phong cách lãnh đạo dựa trên giá trị. Ngày càng có nhiều công ty đang làm theo cách như vậy. American Express đang tiến hành một cuộc khảo sát để kiểm tra những nhà lãnh đạo của họ thể hiện những giá trị công ty qua hành động hàng ngày thế nào. Những công ty khác thậm chí đã chuyển đổi mô hình lãnh đạo của mình từ “ lãnh đạo dựa trên giá trị” thành “ lãnh đạo là đầy tớ”. Southwest Airlines, Starbucks, Chick-fil-A, TD Industries, Men’s Warehouse hay Toro đều là những ví dụ điển hình cho mô hình “ lãnh đạo là đầy tớ” và họ đã tạo ra được những kết quả vô cùng tích cực. Trên thực tế, những công ty này có kết quả kinh doanh tốt hơn cả các công ty S&P500 (với mức Tỷ suất lợi nhuận ROI chỉ đạt 10,3%) hay công ty của Jim Collins (tác giả cuốn sách: “Good to Great, tạm dịch: Từ tốt đến vĩ đại) với mức ROI đạt 17,5%. ROI của các công ty áp dụng phương pháp lãnh đạo trên thường đạt mức 24.2%.

Thuật ngữ: ”lãnh đạo là đầy tớ” được phát biểu lần đầu  bởi Robert Greenleaf, Giám đốc quản lý việc nghiên cứu, phát triển và giáo dục của AT&T (một tập đoàn viễn thông đa quốc gia lớn và lâu đời có trụ sở tại Mỹ) trong suốt 48 năm. Khi nghỉ hưu vào năm 1964, ông đã thành lập trung tâm đạo đức ứng dụng (nay là ‘Trung tâm Robert K. Greenleaf’) để thúc đẩy nghiên cứu và tăng cường hiểu biết về những ưu điểm của phong cách lãnh đạo này. Thông điệp cốt lõi của Greenleaf là: “Một nhà lãnh đạo giỏi trước hết phải là một người đầy tớ và thực tế đơn giản đó chính là chìa khoá thành công của ông”. Bằng việc kết hợp hai thuật ngữ tưởng chừng đối lập nhau là: ”đầy tớ” và “lãnh đạo”, Greenleaf đã nhắc nhở chúng ta phải xem xét lại về bản chất của việc lãnh đạo. Thông điệp này ngày càng đến được với nhiều nhà lãnh đạo doanh nghiệp của Mỹ và là nền tảng cho việc thay đổi văn hóa doanh nghiệp.

NHÀ LÃNH ĐẠO TRONG CHÍNH CON NGƯỜI BẠN

Martin Luther King từng nói: “Mọi người đều có thể trở nên vĩ đại vì mọi người đều có thể phụng sự”. Vì thế, việc lãnh đạo dựa trên giá trị không nói về chức danh, hay vị trí của bạn trên sơ đồ cơ cấu tổ chức. Nó không chỉ giới hạn trong bản mô tả công việc của bạn và cũng không phải là một phong cách giao tiếp. Nó là một cách giúp bạn nhìn nhận, giúp bạn có tầm nhìn về một tương lai tích cực và đem lại nhiều hy vọng, mục đích của nó là giúp bạn để ý và quan tâm đến nhu cầu của người khác. Bạn phải cố gắng từng chút một. Nó là lời cam kết để tạo ra sự thay đổi cho một con người hay một hành động. Nó là một thứ năng lực phát triển theo thời gian, là một phần con người bạn và phải được rèn luyện suốt cuộc đời.

ĐIỀU BẠN NÊN LÀM NẾU MUỐN ÁP DỤNG PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO NÀY

  • Đọc toàn bộ các sách về phong cách lãnh đạo dựa trên giá trị hoặc “lãnh đạo là đầy tớ”. Thử xem nó ảnh hưởng đến niềm tin của bạn như thế nào và những gì bạn biết về các phong cách lãnh đạo trong thế giới ngày nay.
  • Hãy trở thành những người tạo ảnh hưởng trong tổ chức của bạn bất kể bạn đang ở vị trí nào
  • Xác định tầm nhìn và những giá trị riêng của bạn. Xác định cách bạn sống với những giá trị ấy, trong mọi hành động bạn làm.
  • Xác định tầm nhìn và những giá trị của tổ chức của bạn. Chúng được thể hiện như thế nào trong việc  giao tiếp và ra quyết định. Có vị giám đốc điều hành đã từng nói, “Nếu một quyết định không phù hợp với tầm nhìn và giá trị của chúng tôi, đó không phải là quyết định đúng.”
  • Tạo ra tầm ảnh hưởng đối với mỗi cá nhân, đội, nhóm, hoặc tổ chức. Khuyến khích những cuộc trò chuyện về văn hoá, lãnh đạo, tầm nhìn, giá trị. Xây dựng sự kết nối và liên kết với tầm nhìn chung và các giá trị của tổ chức.
  • Phát triển các mối quan hệ tin cậy ở các cấp lãnh đạo cao hơn.  
  • Sẵn sàng trở thành một “nhân tố thay đổi” và hỗ trợ xây dựng một liên minh các “nhân tố thay đổi” khác, với người đứng đầu là CEO, người sẽ có một loạt những động thái giúp củng cố văn hoá lãnh đạo tại công ty bạn.

       NGUỒN : THEO SAGA.VN

 

B2. MÔ HÌNH LÃNH ĐẠO VÀ VIỆC TẠO DỰNG NIỀM TIN






 Mấy năm trở lại đây, mớ bòng bong trong thế giới doanh nghiệp ngày càng được nhận diện rõ hơn. Các khung pháp lý đã thất bại hoàn toàn. Cơn khủng khoảng nợ dưới chuẩn gây ra cuộc khủng hoảng năm 2008 đã gần như phá hủy hệ thống tiền tệ của nước Mỹ và châu Âu trong khi hậu quả lan tỏa của nó tác động lên phần còn lại của thế giới.


Nhưng mất mát to lớn nhất lại là lòng tin. Vấn đề này thực ra nghiêm trọng hơn là những gì chúng ta đang nhìn thấy bởi các hoạt động thương mại chỉ có thể phát triển trên cơ sở lòng tin.


Trong thế giới phương Tây, các doanh nghiệp biết quá rõ rằng mô hình quản lý vơ vào một cách tham lam vô độ, một triết lý kinh doanh “cái gì tốt cho tổ chức là chấp nhận” đã không còn hoạt động hữu hiệu được nữa.


Các nguồn lực của thế giới, tài nguyên thiên nhiên lẫn tài nguyên nhân lực đều đang cạn dần. Nhưng buồn thay mô hình mới lại chưa đến. Vì thế nổi lên một câu hỏi thú vị là, trên con đường đến với sân chơi toàn cầu, liệu các doanh nghiệp Việt Nam có cần phải kinh qua chu kỳ thịnh vượng rồi rơi vào khủng hoảng như phương Tây đã trải qua hay là doanh nghiệp Việt Nam có thể tìm lấy cho mình một con đường mới?


Vậy thì con đường của các doanh nghiệp Việt Nam sẽ như thế nào? Chú ý đến kỹ năng lãnh đạo có lẽ là một giải pháp tốt.


Đa số các nhà lãnh đạo phương Tây cũng như phương Đông chúng ta đều có tính thích nghi rất kém trong một thời đại cần phải thích ứng nhanh bởi thế giới xung quanh thay đổi không ngừng. Liệu chúng ta có cần một kỹ năng lãnh đạo sáng tạo nhằm giúp doanh nghiệp đương đầu với một thế giới không ngừng đổi thay?


Đã đến lúc cần đúc kết các kinh nghiệm về kỹ năng lãnh đạo doanh nghiệp dưới dạng đơn giản nhất. Đó là (i) gắn kết với mọi người; (ii) dám mạo hiểm; (iii) đủ sáng suốt; (iv) thực hiện những gì mình nói; (v) khuyến khích nhân viên hành động; và (vi) làm gương cho mọi người noi theo.


Năm kỹ năng đầu thì người lãnh đạo phải tự tin vào bản thân mình, trong khi kỹ năng thứ sáu thì phải làm mọi người tin mình.


Lòng tin là một trong những mối quan hệ tình cảm gắn bó tạo ra năng lượng hướng ngoại, và nếu như được định hướng đúng đắn nó sẽ tạo ra mối gắn kết giữa cá nhân và doanh nghiệp. Tuy nhiên, nguy hiểm là ở chỗ trong khi cố gắng tạo dựng lòng tin, các doanh nghiệp lại tin vào sản phẩm chứ không phải con người.


Lòng tin không thể tạo ra theo cách các mặt nạ dưỡng khí trên máy bay rơi xuống trước mặt hành khách khi có sự cố xảy ra. Lòng tin chỉ có được sau một quá trình xây dựng công phu và cẩn thận.


Vậy các nhà lãnh đạo doanh nghiệp phải xây dựng lòng tin như thế nào?


Điều trước hết cần phải nhớ là tất cả các hành vi đều được não bộ điều khiển trong khi bản thân não bộ là một cơ quan xử lý các mối quan hệ. Tiếp theo, hành vi và các mối quan hệ gắn kết chặt chẽ với nhau. Não bộ con người điều chỉnh và bị chi phối bởi bộ não của những cá nhân khác. Về mặt tổ chức, một ông chủ hoặc một nhà lãnh đạo có một lợi thế đặc biệt là người có thể điều chỉnh các nhân viên của mình.


Nếu các nhà lãnh đạo mong muốn có được những điều kiện để tạo ra niềm tin thì trước hết họ phải tin vào bản thân mình.


Tiến sĩ Chris Hitch ở trường Doanh nghiệp Kenan-Flagler thuộc Đai học North Carolina, cho rằng có sự khác biệt rõ ràng giữa các doanh nghiệp với các mức độ niềm tin khác nhau trong khả năng thu hút, sử dụng và phát triển tài năng, giữ chân nhân viên và khả năng nhân viên hành động nhất quán với những giá trị doanh nghiệp đề ra. Sẽ có những phần thưởng xứng đáng cho những ông chủ xây dựng được phương thức quản lý dựa trên cơ sở niềm tin và giành được niềm tin trong nhân viên.


  TS. Paul Brown chuyên nghiên cứu về hành vi não bộ và hành vi quản trị điều hành

 

Tổng hợp tài liệu tham khảo trên INTERNET.

https://www.facebook.com/phanhieutcmiendong/


[ad_2]
Source link

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *