NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG CỦA GIÁO DỤC HỌC MẦM NON

[ad_1]

Như nhà văn Henry Adams đã từng nói: “Ảnh hưởng của người thầy là vĩnh cửu. Ta không biết khi nào thì ảnh hưởng ấy dừng”, đó là câu nói thể hiện tầm quan trọng của các thầy cô giáo trong tương lai của mỗi chúng ta. Bởi chúng ta biết rằng: “Không có ưu tiên nào lớn hơn ưu tiên giáo dục cho thế hệ trẻ tương lai”. Sinh thời Bác Hồ từng nói “Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có sánh vai với các cường quốc năm châu hay không chính là nhờ phần lớn ở công học tập của các cháu”.

Hoạt động giáo dục là một bộ phận của đời sống xã hội

  1. Hoạt động giáo dục là một bộ phận của đời sống xã hội. Từ khi xã hội loài người xuất hiện, các thế hệ loài người đã gắn bó, kết hợp với nhau trong tất cả các lĩnh vực hoạt động sáng tạo : trong kinh tế, văn hoá, chính trị và giáo dục…
  2. Hoạt động giáo dục (dạy học và giáo dục) luôn luôn phát triển và không ngừng đổi mới, nâng cao dần cùng với sự phát triển và tiến bộ của xã hội loài người.

Description: http://vuahocvalam.com/data/upload/CMCN4-9.png

Theo tổng kết của UNESCO, trong hơn 50 năm qua giáo dục “ đã có thể trở thành nhân tố then chốt của phát triển bằng cách thực hiện ba chức năng: KINH TẾ, KHOA HỌC VÀ VĂN HOÁ

GIÁO DỤC LÀ MỘT HIỆN TƯỢNG XÃ HỘI

  1. Lúc đầu, giáo dục xuất hiện như một hiện tượng tự phát bắt chước. Về sau giáo dục trở thành một hoạt động có ý thức.
  2. Ngày nay, giáo dục đã trở thành một hoạt động đặc biệt, đạt tới trình độ cao, có chương trình kế hoạch, có nội dung phương pháp hiện đại, diễn ra theo một nhịp độ khẩn trương và đã trở thành động lực thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của xã hội loài người.

Giáo dục có 5 tính chất sau đây :

1.Giáo dục là một hiện tượng đặc biệt chỉ có ở xã hội loài người. Khi nào còn loài người lúc đó còn giáo dục – mang tính vĩnh hằng.

2.Giáo dục là một hình thái ý thức xã hội, là hiện tượng văn minh của xã hội loài người.

  1. Về bản chất, giáo dục là sự truyền đạt và tiếp thu kinh nghiệm lịch sử xã loài người;
  2. Về mục đích, giáo dục là sự định hướng của thế hệ trước cho thế hệ sau;
  3. Về phương thức, giáo dục là cơ hội giúp mỗi cá nhân đạt tới hạnh phúc là cơ sở sự kế thừa, tiếp nối và phát triển văn hoá của xã hội loài nguời.

3.Giáo dục là hiện tượng có tính lịch sử : Giáo dục ra đời theo nhu cầu của lịch sử xã hội, một mặt nó phản ánh trình độ phát triển  của lịch sử.

4.Giáo dục có tính giai cấp: giai cấp cầm quyền duy trì quyền lợi của mình thông qua mục đích, nội dung và phương pháp giáo dục.

5.Giáo dục có tính dân tộc: là giáo dục được thể hiện trong mục đích nội dung, phương pháp và sản phẩm giáo dục của mình.

I. ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ VÀ PHƯƠNG PHÁP CỦA    GIÁO DỤC HỌC MẦM NON

  1. “Giáo dục học là khoa học về lí luận và thực tiễn nhằm nghiên cứu những vấn đề cơ bản như giáo dục, giáo dưỡng, dạy học…”
  2. Như vậy, có thể hiểu một cách khái lược nhất: Giáo dục học là khoa học về giáo dục con người. Giáo dục học mầm non là một bộ phận, một chuyên ngành của giáo dục học.

1. Đối tượng của giáo dục học mầm non

  1. Con người là đối tượng của nhiều ngành KH (triết học, văn học, sử học, xã hội học, sinh lí học, tâm lí học…), trong đó, con người cũng chính là đối tượng của giáo dục.
  2. Description: Kết quả hình ảnh cho giáo dục học mầm non chính là quá trình giáo dục trẻ em từ 0– 6 tuổiGiáo dục học mầm non nghiên cứu bản chất của quá trình hình thành nhân cách trẻ em. Giáo dục sớm – Khai mở tối đa tiềm năng trí tuệ của trẻ 0-6 tuổi
  3. Trên cơ sở  xác định mục đích, mục tiêu giáo dục, xây dựng nội dung, chỉ ra phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục thích hợp nhằm tổ chức tối ưu quá trình hình thành nhân cách trẻ em trong điều kiện cụ thể.
  4. Như vậy, đối tượng của giáo dục học mầm non chính là quá trình giáo dục trẻ em từ 0– 6 tuổi, được tổ chức và thực hiện một cách có ý thức, có kế hoạch nhằm hình thành ở trẻ những cơ sở ban đầu về nhân cách con người phát triển toàn diện.

Description: Kết quả hình ảnh cho giáo dục học mầm non chính là quá trình giáo dục trẻ em từ 0– 6 tuổi

 

Giáo dục sớm – Khai mở tối đa tiềm năng trí tuệ của trẻ 0-6 tuổi

2.Nhiệm vụ của giáo dục học mầm non: Giáo dục học mầm non có nhiệm vụ nghiên cứu làm sáng tỏ những vấn đề cơ bản sau đây:

Description: Hình ảnh có liên quan– Mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục trẻ từ 0– 6 tuổi.

– Xây dựng hệ thống các nguyên tắc giáo dục mầm non.

– Tổ chức các hoạt động giáo dục trong các cơ sở giáo dục mầm non.

– Tìm ra phương hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả của quá trình giáo dục trẻ em.

Xu thế phát triển, giáo dục học mầm non theo hướng đa dạng hoá, xã hội hoá, tạo điều kiện để hoạt động giáo dục mầm non đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội và có điều kiện hội nhập, tham gia vào hoạt động giáo dục mầm non trên thế giới và khu vực.

Một số định hướng nghiên cứu của khoa học giáo dục mầm non trong giai đoạn hiện nay:

Nghiên cứu tổng thể hiện trạng giáo dục mầm non ở từng khu vực để đánh giá chính xác tình hình, có giải pháp từng bước giải quyết các mâu thuẫn, bất cập.

Nghiên cứu hoàn thiện mục tiêu giáo dục mầm non, đáp ứng yêu cầu của xã hội trong giai đoạn đổi mới.

– Nghiên cứu nhu cầu của xã hội đối với giáo dục mầm non trong tình hình hiện nay và xu thế phát triển của nó.

– Nghiên cứu các loại hình giáo dục mầm non, xu thế và khả năng phát triển của loại hình công lập, bán công, dân lập, tư thục ở từng khu vực. Nghiên cứu các mô hình khả thi đặc trưng, thích hợp cho từng vùng, miền.

– Nghiên cứu các điều kiện đảm bảo duy trì và nâng cao chất lượng chăm sóc – giáo dục trẻ.

– Nghiên cứu đổi mới công tác quản lí giáo dục mầm non.

– Nghiên cứu các giải pháp đào tạo giáo viên nhằm tăng cường số lượng và đảm bảo chất lượng.

– Xác định rõ những tiêu chí cơ bản trong việc đánh giá, phân loại chất lượng ở mỗi cơ sở giáo dục mầm non của mỗi địa phương theo chuẩn quốc gia.

Bởi vậy, nghiên cứu giáo dục học mầm non chính là góp phần đổi mới những vấn đề liên quan tới phát triển nguồn nhân lực – một yếu tố cực kì quan trọng đối với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

3. Phương pháp nghiên cứu giáo dục học mầm non

Khi nghiên cứu giáo dục học mầm non với tư cách là một chuyên ngành của giáo dục học, chúng ta cần sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục nói chung, nhưng xuất phát từ đặc điểm của đối tượng, phải đặc biệt chú ý một số phương pháp sau:

3.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận

Trong nghiên cứu khoa học nói chung, khoa học giáo dục mầm non nói riêng, nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận gồm một số phương pháp sau đây:

– Phương pháp phân tích – tổng hợp lí thuyết. Đó là phương pháp liên kết từng mặt, từng bộ phận của thông tin khoa học đã thu thập được nhờ phân tích các văn bản tài liệu nhằm tạo ra một hệ thống lí thuyết mới đầy đủ và sâu sắc về lĩnh vực nghiên cứu.

– Phương pháp phân loại và hệ thống hoá lí thuyết. Đó là phương pháp sắp xếp tri thức khoa học đã được phân thành từng mặt, từng vấn đề khoa học có cùng dấu hiệu bản chất, cùng một hướng phát triển,… thành một hệ thống nhằm xây dựng một hệ thống lí thuyết mới hoàn chỉnh.

– Phương pháp cụ thể hoá lí thuyết là phương pháp nghiên cứu nhằm minh hoạ và mô hình hoá lí thuyết làm cho lí thuyết được sáng tỏ.

– Phương pháp giả thuyết là phương pháp nghiên cứu bằng cách dự đoán những thuộc tính và quy luật phát triển của đối tượng để chỉ đường cho việc chứng minh những điều dự đoán đó là đúng

3.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

 

3.2.1. Phương pháp quan sát sư phạm

Description: Kq6mR8Yv.jpgQuan sát sư phạm là phương pháp thu thập các thông tin về đối tượng nghiên cứu bằng cách tri giác có chủ định đối tượng và các yếu tố liên quan đến đối tượng.

Ví dụ: Quan sát trẻ mẫu giáo trong giờ chơi để thu thập thông tin về hứng thú chơi của trẻ.

 

Phương pháp quan sát sư phạm trong giáo dục mầm non được phân thành các loại như sau:

– Quan sát trực tiếp – quan sát gián tiếp.

– Quan sát toàn diện – quan sát có bố trí.

– Quan sát lâu dài – quan sát thời gian ngắn.

– Quan sát phát hiện – quan sát kiểm nghiệm.

Description: Kết quả hình ảnh cho quan sát sư phạm trong giáo dục mầm nonMuốn quan sát đạt hiệu quả cao cần đảm bảo những yêu cầu:

– Xác định mục đích quan sát rõ ràng (quan sát để làm gì?)

– Xây dựng kế hoạch, tiến trình quan sát.

– Chuẩn bị chu đáo về mọi mặt: lí luận, thực tiễn, các phương tiện cần thiết có liên quan đến mục đích quan sát.

– Tiến hành quan sát cẩn thận và có hệ thống.

– Ghi chép khách quan, chính xác (các sự kiện, hiện tượng, số liệu  đối tượng bộc lộ).

Phương pháp quan sát sư phạm có khả năng thu thập, sinh động, tự nhiên, làm cơ sở cho quá trình tư duy khoa học

Cô giáo và cha mẹ có thể thường xuyên kiểm tra năng lực quan sát của trẻ. Nếu có sự tiến bộ, Cô giáo và cha mẹ nên khen ngợi, động viên kịp thời khi trẻ đạt được những kết quả như mong muốn.

Khi trẻ có biểu hiện còn đơn giản trong quan sát các vấn đề xung quanh, cha mẹ cần khéo léo định hướng. Chỉ có như thế, năng lực quan sát của trẻ mới ngày càng tinh tế, nhạy bén.

3.2.2. Phương pháp trò chuyện (đàm thoại)

Trò chuyện là phương pháp đặt ra câu hỏi cho người đối thoại và dựa vào câu trả lời của họ để thu thập thông tin về vấn đề nghiên cứu.

– Trò chuyện trực tiếp hay gián tiếp.

– Trò chuyện thẳng – Trò chuyện đường vòng.

– Trò chuyện bổ sung – Trò chuyện đi sâu.

Tuỳ theo mục đích, điều kiện, hoàn cảnh và đặc điểm của đối tượng mà vận dụng các hình thức trò chuyện cho phù hợp.

Khi trò chuyện cần tìm hiểu người đối thoại để lựa chọn cách trò chuyện cho phù hợp (hiểu tính cách, hứng thú, năng lực, khí chất, hoàn cảnh…)

Quá trình trò chuyện phải tạo không khí tự nhiên, thân mật, cởi mở trong khi trò chuyện. Không nhất thiết phải ghi chép các câu trả lời của đối tượng.

3.2.3. Phương pháp điều tra

Điều tra là phương pháp dùng một số câu hỏi cho một số lượng đối tượng nghiên cứu nhằm thu thập ý kiến của họ về một vấn đề nào đó. Điều tra có thể phân loại như sau:

– Điều tra thăm dò (câu hỏi rộng và nông) nhằm thu thập tài liệu ở mức sơ bộ về đối tượng.

– Điều tra đi sâu (câu hỏi hẹp và đi sâu) nhằm khai thác sâu sắc một vài khía cạnh nào đó của đối tượng nghiên cứu.

Căn cứ vào mục đích, tính chất của việc điều tra, người ta có thể sử dụng nhiều dạng câu hỏi khác nhau:

+ Câu hỏi “đóng” là những câu hỏi có kèm theo phương án trả lời. Người được trưng cầu ý kiến có thể lựa chọn một hoặc vài ba phương án phù hợp với mình.

+ Câu hỏi “mở” là những câu hỏi không có phương án trả lời sẵn và người được trưng cầu ý kiến tự trả lời.

3.2.4. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục

Tổng kết kinh nghiệm giáo dục là phương pháp đi từ thực tiễn giáo dục, dùng lí luận phân tích thực tiễn, từ phân tích thực tiễn mà rút ra lí luận.

Ví dụ: Kinh nghiệm phòng chống trẻ suy dinh dưỡng ở trường mầm non; kinh nghiệm huy động trẻ 5 tuổi đến lớp mẫu giáo; kinh nghiệm của các điển hình tiên tiến trong công tác chăm sóc – giáo dục trẻ; kinh nghiệm quản lí của hiệu trưởng trường mầm non…

– Phát hiện xác định đúng đối tượng nghiên cứu. Muốn vậy phải kiểm tra kĩ và đánh giá chính xác hiệu quả đã đạt được do kinh nghiệm mang lại.

– Khi thu thập, xử lí các số liệu phải hết sức khách quan. Muốn vậy phải thu thập, xử lí thông tin từ nhiều nguồn và bằng nhiều phương pháp khác nhau như: Phương pháp trò chuyện, phương pháp quan sát, phương pháp điều tra.

3.2.5. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động

Nghiên cứu sản phẩm hoạt động là phương pháp tìm hiểu con người thông qua sản phẩm do họ tạo ra.

Ví dụ: Nghiên cứu sản phẩm nặn, vẽ, xé, dán của trẻ mẫu giáo 5 tuổi để hiểu đặc điểm và khả năng sáng tạo của trẻ. Hoặc nghiên cứu sản phẩm của giáo viên mầm non để hiểu về chính họ.

Khi nghiên cứu sản phẩm hoạt động cần nắm được đầy đủ điều kiện và quá trình hoạt động của con người đưa đến sản phẩm. Tức là chúng ta không chỉ tìm hiểu con người làm ra cái gì, mà quan trọng hơn là làm như thế nào?

 Bởi vì các sản phẩm và năng lực của con người thường bộc lộ qua những điều kiện và quá trình làm ra sản phẩm.

3.2.6. Phương pháp thực nghiệm sư phạm

Thực nghiệm sư phạm là phương pháp nghiên cứu một cách chủ động, có hệ thống một hiện tượng giáo dục nhằm xác định mối quan hệ giữa tác động giáo dục với hiện tượng giáo dục cần được nghiên cứu trong những điều kiện đã được khống chế.

Nét đặc trưng của phương pháp thực nghiệm sư phạm là nhà nghiên cứu chủ động tạo ra điều kiện nghiên cứu và khi cần thiết có thể lặp lại nhiều lần điều kiện đó.

Thường có hai loại thực nghiệm: thực nghiệm tự nhiên và thực nghiệm trong phòng thí nghiệm.

– Thực nghiệm tự nhiên là những thực nghiệm được tiến hành trong điều kiện bình thường của quá trình sư phạm.

– Thực nghiệm trong phòng thí nghiệm là thực nghiệm được tiến hành trong điều kiện khống chế nhằm xác định mặt định tính, định lượng và bản chất của hiện tượng giáo dục.

4. Mối liên hệ giữa giáo dục học mầm non với các khoa học khác

Giáo dục học mầm non là khoa học nghiên cứu việc giáo dục con người ở độ tuổi từ 0 đến 6 tuổi, có liên quan mật thiết với nhiều ngành khoa học như triết học, sinh lí học, tâm lí học, xã hội học, đạo đức học, điều khiển học v.v…

4.1. Với triết học

  1. Triết học là khoa học nghiên cứu các quy luật chung nhất của thế giới về sự phát triển của tự nhiên, xã hội và tư duy con người.
  2. Giáo dục học mầm non lấy triết học duy vật biện chứng làm cơ sở phương pháp luận để có cách tiếp cận đúng đắn với con người trong việc xây dựng lí luận khoa học và tổ chức khoa học quá trình giáo dục trẻ em.

4.2. Với sinh lí học

  1. Việc nghiên cứu giáo dục học mầm non phải dựa vào các dữ kiện của sinh lí học về sự phát triển của hệ thần kinh cấp cao, về đặc điểm của hệ thống tín hiệu thứ nhất và thứ hai, về sự phát triển của cơ quan cảm giác và vận động…
  2. Từ đặc điểm phát triển trẻ em từ 0 – 6 tuổi mà chúng ta xây dựng chế độ sinh hoạt trong ngày của trẻ, chế độ dinh dưỡng, học tập, vận động một cách khoa học.

4.3. Với tâm lí học

  1. Tâm lí học trang bị cho giáo dục học cơ sở khoa học về việc xây dựng lí luận và tổ chức hoạt động thực tiễn giáo dục trẻ em theo các thời kì, với những đặc điểm phát triển tâm lí theo lứa tuổi.
  2. Hiểu một cách ngắn gọn thì tâm lí học là cơ sở khoa học của giáo dục học. Chỉ có hiểu biết tâm lí trẻ em mới có thể tổ chức khoa học quá trình giáo dục trẻ em và tránh được sự áp đặt đối với trẻ.

4.4. Với điều khiển học

  1. Điều khiển học là khoa học điều khiển tối ưu các hệ thống động phức tạp. Là khoa học nghiên cứu lôgic của những quá trình trong tự nhiên và xã hội, xác định những cái chung, quy định những điều kiện vận hành các quá trình đó.
  2. Dựa vào lí thuyết điều khiển học, chúng ta có thể điều khiển quá trình dạy học và giáo dục đạt hiệu quả tối ưu.

4.5. Với đạo đức học và mĩ học

  1. Đạo đức học, mĩ học giúp cho việc xây dựng cơ sở phương pháp luận và xác định nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục đạo đức giáo dục thẩm mĩ cho trẻ mầm non.
  2. GDHMN có mối liên hệ chặt chẽ với nhiều khoa học khác nhau và dựa trên các thành tựu nghiên cứu về con người của các ngành khoa học, giáo dục học mầm non để từng bước hoàn thiện lí luận khoa học.

II. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ CỦA  GIÁO DỤC HỌC MẦM NON

1. Mục tiêu giáo dục mầm non

Mục tiêu giáo dục mầm non thể hiện ở việc xác định mục tiêu chung và những yêu cầu chủ yếu đối với việc phát triển nhân cách mà trẻ em Việt Nam đến 6 tuổi (trước khi bước vào lớp Một) phải đạt được qua việc KẾT HỢP giáo dục của gia đình và trường mầm non.

1.1. Mục tiêu giáo dục mầm non

  1. Giáo dục mầm non là một bộ phận trong hệ thống giáo dục quốc dân. Giáo dục mầm non nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ ba tháng tuổi đến sáu tuổi (Điều 21– Luật Giáo dục 2005).
  2. Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mĩ, những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp Một (Điều 22– Luật Giáo dục 2005).
  3. Mục tiêu giáo dục mầm non được chia làm hai giai đoạn: giai đoạn tuổi nhà trẻ và giai đoạn tuổi mẫu giáo. Mục tiêu của mỗi giai đoạn được xác định là cái đích mà cuối giai đoạn đó trẻ phải đạt được nhờ sự chăm sóc, giáo dục của người lớn.
  4. Những mục tiêu này được thể hiện trong Quyết định số: 5205/QĐ–BGD&ĐT ngày 19 tháng 9 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Cụ thể là:

1.1.1. Mục tiêu giáo dục mầm non ở cuối tuổi nhà trẻ ở 4 lĩnh vực sau:

Description: Kết quả hình ảnh cho Phát triển ngôn ngữ and giáo dục mầm nonChương trình giáo dục nhà trẻ nhằm giúp trẻ từ 3 tháng tuổi đến 3 tuổi phát triển hài hòa về các mặt thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm- xã hội và thẩm mĩ.

1) Phát triển thể chất

2) Phát triển nhận thức

3) Phát triển ngôn ngữ

4) Phát triển tình cảm – xã hội và thẩm mỹ

1.1.2. Mục tiêu giáo dục mầm non ở cuối tuổi mẫu giáo có 5 lĩnh vực

  1. Description: Kết quả hình ảnh cho 4) Phát triển tình cảm – xã hội và thẩm mỹ: and giáo dục mầm nonPhát triển thể chất
  2. Phát triển nhận thức
  3. Phát triển ngôn ngữ
  4. Phát triển tình cảm – xã hội
  5. Phát triển thẩm mỹ

1.2. Những yêu cầu cần đạt được đối với trẻ em từng độ tuổi trong lứa tuổi mầm non

Trên đây là mục tiêu chung – mục tiêu khái quát đến 6 tuổi trẻ em cần đạt được. Điều này được cụ thể hoá theo từng độ tuổi với từng mức độ yêu cầu khác nhau (6 tháng, 12 tháng, 18 tháng, 24 tháng… cho đến 6 tuổi).

2. Nhiệm vụ của giáo dục mầm non

– Không ngừng đổi mới nội dung và phương pháp chăm sóc – giáo dục nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc – giáo dục trẻ.

– Thu hút ngày càng nhiều trẻ em trong độ tuổi vào các loại hình chăm sóc – giáo dục trẻ thích hợp, trong đó nòng cốt là các nhà trẻ, trường mầm non để thực hiện tốt mục tiêu giáo dục mầm non

– Kết hợp chặt chẽ với gia đình và các tổ chức xã hội trong công tác chăm sóc – giáo dục trẻ em.

1. Cơ Cấu hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam

Theo Luật Giáo dục 2005, hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam hiện nay gồm bốn bậc sau

Giáo dục mầm non: chăm sóc và giáo dục trẻ em từ 3 tháng tuổi đến 6 tuổi. Bậc học mầm non gồm các cơ sở sau:

+ Nhà trẻ, nhóm trẻ: Nhận trẻ em từ 3 tháng tuổi đến 3 tuổi.

+ Trường, lớp mẫu giáo: Nhận trẻ em từ 3 tuổi đến 6 tuổi.

+ Trường mầm non: là cơ sở kết hợp nhà trẻ và mẫu giáo, nhận trẻ em từ 3 tháng tuổi đến 6 tuổi.

Giáo dục phổ thông: Nhận giáo dục trẻ em từ 6 tuổi đến 18 tuổi. Giáo dục phổ thông được chia làm ba bậc nhỏ:

+ Giáo dục tiểu học: Được thực hiện trong 5 năm học, từ lớp 1 đến lớp 5. Tuổi của học sinh lớp 1 là 6 tuổi.

+ Giáo dục trung học cơ sở: Thực hiện trong 4 năm, từ lớp 6 đến lớp 9. Học sinh vào lớp 6 phải hoàn thành chương trình tiểu học, có tuổi là 10 tuổi.

+ Giáo dục trung học phổ thông: Thực hiện trong 3 năm, từ lớp 10 đến lớp 12. Học sinh vào lớp 10 phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, có tuổi là 15 tuổi.

Giáo dục nghề nghiệp: Nhận đào tạo công nhân và cán bộ thực hành cho các lĩnh vực kinh tế và văn hoá xã hội. Bậc giáo dục nghề nghiệp gồm hai loại trường:

Giáo dục đại học: Tiếp nhận những học sinh khá, giỏi được sàng lọc qua các kì thi tuyển sinh để đào tạo thành những chuyên gia cho các lĩnh vực khoa học và nghiệp vụ, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.

2. Bậc học mầm non trong hệ thống giáo dục quốc dân

  1. Bậc học mầm non là một bậc học đặc biệt trong hệ thống giáo dục quốc dân. Đối tượng của bậc học này là những trẻ nhỏ (từ 0 đến 6 tuổi).
  2. Đây là thời kì phát triển mạnh mẽ nhất trong cuộc đời về cả thể chất lẫn tâm lí, tinh thần. Phương thức giáo dục ở lứa tuổi này vừa mang màu sắc gia đình vừa mang màu sắc nhà trường
  3. Quan hệ giữa người dạy và người học vừa mang màu sắc thầy – trò vừa mang màu sắc mẹ – con (“cô giáo như mẹ hiền”).
  4. Phương châm giáo dục chủ đạo ở lứa tuổi này là: “Học mà chơi, chơi mà học”. Nội dung giáo dục ở lứa tuổi này mang tính tích hợp.

Bên cạnh đổi mới chương trình giáo dục mầm non theo hướng tích hợp, ngành học mầm non còn tiến hành đa dạng hóa các loại hình giáo dục mầm non nhằm đảm bảo cho đa số trẻ em mầm non đều được hưởng sự chăm sóc, giáo dục theo khoa học. Đồng thời đa dạng hóa các loại hình giáo dục mầm non nhằm thu hút thêm các nguồn lực đầu tư cho giáo dục mầm non.

Tăng cường công tác xã hội hóa giáo dục mầm non, đẩy mạnh sự kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, trường mầm non và các lực lượng xã hội khác trong công tác chăm sóc- giáo dục trẻ. Thực hiện bình đẳng, công bằng với trẻ, tạo điều kiện cho trẻ được phát triển.

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Đào Thanh Âm (chủ biên), Giáo dục học mầm non tập 1, 2,3, tái bản lần thứ bảy, Nxb Đại học sư phạm, 2010.
  2. Nguyễn Thị Hòa, Giáo dục học mầm non, NXB Đại học sư phạm, 2009.
  3. Penny Tassoni, Kath Bulman et al., Early Years Care and Education, Heinemann Educational Publishers, 1999.
  4. Penny Tassoni, Certificate Child Care and Education, Heinemann Educational Publishers, 2000.

 

GIÁO DỤC HỌC MẦM NON


[ad_2]
Source link

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *