[ad_1]
NỘI DUNG:
1.Giấc ngủ đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với trẻ
2.Bé hay thức giấc giữa đêm mà không ngủ liền mạch, có thể là do những nguyên nhân này
GIẤC NGỦ ĐÓNG VAI TRÒ CỰC KỲ QUAN TRỌNG ĐỐI VỚI TRẺ
Giấc ngủ đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với trẻ, ngủ đủ giấc, giấc ngủ sâu giúp con phát triển thể chất, trí tuệ và tinh thần. Việc trẻ khóc đêm quá nhiều ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giấc ngủ và mẹ cần hiểu đúng nguyên nhân để khắc phục kịp thời.
Trẻ quấy khóc về đêm
Quấy khóc về đêm là hiện tượng rất hay xảy ra ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Trẻ thường khó ngủ, ngủ không ngon giấc, hay giật mình, thậm chí chỉ cần một tiếng động nhẹ cũng có thể khiến bé khóc thét suốt đêm. Với không ít ông bố bà mẹ có con nhỏ, việc trẻ khóc đêm liên tục thực sự là nỗi “ám ảnh” bởi giấc ngủ của cả nhà bị đảo lộn, con mất ngủ còn bố mẹ cũng vật vờ suốt đêm, thậm chí thức trắng.
Dân gian thường gọi hiện tượng trẻ khóc đêm là chứng “khóc dạ đề”.Trẻ thường khóc nhiều và dữ dội vào một thời điểm cố định trong ngày, đặc biệt là mỗi khi đêm đến. Tiếng khóc lớn, liên tục, mỗi khi khóc trẻ thường co chân vào người, nắm chặt hai bàn tay và co bụng lại. Có bé sẽ xì hơi hoặc trớ, một số bé khóc đến mức mặt đỏ cả lên và thường rất khó để dỗ nín.
Thậm chí, nhiều khi trẻ đang ngủ ngon lại giật mình tỉnh dậy khóc thét. Đa phần trẻ khóc dạ đề sẽ khóc theo từng đợt, lúc khóc lúc ngừng, cũng có trường hợp trẻ khóc suốt cả đêm nhưng khi trời sáng thì hết khóc và bắt đầu thiếp vào giấc ngủ.
Dấu hiệu nhận biết khóc dạ đề
Trẻ khóc dạ đề thường gặp ở độ tuổi từ 3 tuần tuổi cho đến 3 tháng. Hiện tượng khóc kéo dài hơn 3 giờ/ngày, một tuần bé khóc ít nhất 3 lần như vậy và trong một tháng kéo dài hơn 3 tuần trở lên thì được gọi là khóc dạ đề. Khóc dạ đề thường xảy ra ở trẻ dưới 6 tháng tuổi, đặc biệt là trong tháng thứ 2 đến tháng thứ 5. Các bé lớn cũng không tránh khỏi tình trạng khóc đêm nhưng thường ít hơn.
Trẻ quấy khóc về đêm có thể là hiện tượng sinh lý bình thường nhưng cũng có thể là dấu hiệu của một loại bệnh nào đó. Vấn đề đặt ra là bố mẹ cần phân biệt và “đọc vị” được tiếng khóc của con để tìm ra nguyên nhân và khắc phục kịp thời.
Cách khắc phục tình trạng trẻ khóc đêm, đổ mồ hôi khi trời lạnh
Theo bác sĩ Hồ Phạm Thục Lan, trẻ quấy khóc nhiều về đêm, đổ mồ hôi trộm … có thể do thiếu vitamin D3, vì vậy cần bổ sung kịp thời, đúng cách.
Gần một tháng nay, bé Cốm nhà chị Minh Châu (Tô Hiệu, Cầu Giấy, Hà Nội) hay cáu gắt. Bé ngủ không ngon giấc, hay vặn mình, hầu như đêm nào cũng khóc vài tiếng mới ngủ sâu giấc.
Chị Châu tâm sự: “Trong tháng con ngủ ngày cày đêm nên mình nghĩ bình thường, tháng thứ 2 trộm vía đêm chỉ ọ ọe đôi lần. Sang tháng thứ 3 này không hiểu sao con cứ trằn trọc, đêm dậy 4,5 lần, lần nào cũng gào to lên khiến cả nhà tỉnh giấc”.
Cũng trong hoàn cảnh tương tự, vợ chồng chị Lê Na (Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội) đêm nào cũng bơ phờ vì con dậy liên tục. Bé nhà chị hơn 13 tháng tuổi nhưng vẫn chưa biết đi. Trước một tuổi, bé thính ngủ nhưng không dậy đêm nhiều như gần đây. “Hai tháng nay đêm nào con cũng trăn trở, ưỡn người, vặn mình rồi khóc ầm lên. Hai vợ chồng phải thay phiên nhau bế ẵm trên tay ru mãi con mới chịu ngủ”, chị cho biết.
Giải mã lý do trẻ khóc đêm
Lo lắng, chị Na lên mạng tìm hiểu, có người bảo trẻ khóc đêm nhiều do bị “nặng vía”, xông khói bằng quả bồ kết sẽ khỏi. Chị thử vận dụng nhưng không ăn thua. Chị còn làm theo nhiều cách mà các mẹ khác mách như để củ tỏi, dao, cành dâu… đầu giường ngủ. Tuy nhiên, vợ chồng chị vẫn khổ sở khi phải bế ru bé ngủ buổi đêm, sáng dậy đi làm người lúc nào cũng lờ đờ, mệt mỏi.
Sốt ruột vì con đêm ngủ ít, ngày lờ đờ chẳng chịu chơi, chị Na đưa con đi khám tại bệnh viện. Bác sĩ phân tích, quấy khóc về đêm là hiện tượng rất hay xảy ra ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ. Bé thường khó ngủ, thậm chí chỉ cần một tiếng động nhẹ cũng có thể khiến trẻ khóc thét suốt đêm.
Bác sĩ chuyên khoa II Hồ Phạm Thục Lan – Bệnh viện Nhân dân 115 TP HCM, chuyên gia đầu ngành cơ xương khớp, người có nhiều công trình nghiên cứu về vitamin D cho biết, với trẻ chưa biết nói, khóc là cách duy nhất để con báo hiệu đang gặp vấn đề như đói, đau bụng, buồn ngủ, mọc răng, phòng ngủ kín khiến trẻ khó chịu… Ngoài ra, khóc đêm nhiều có thể là triệu chứng của việc thiếu vitamin D3, bố mẹ cần đưa con đi xét nghiệm máu để có kết quả chính xác.
Giải pháp khắc phục tình trạng trẻ quấy khóc về đêm
Theo bác sĩ, để giải quyết tình trạng khóc đêm ở trẻ, đầu tiên, bố mẹ cần bình tĩnh để phân tích tình trạng của bé. Thay vì quát mắng, phụ huynh hãy nhẹ nhàng âu yếm, vỗ về trẻ.
Bên cạnh đó, bố mẹ kiểm tra tã, bỉm, nếu tè nhiều cần thay ngay vì điều này dễ khiến trẻ khó chịu, khó ngủ. Vào mùa đông, phụ huynh mặc đồ đủ ấm cho bé khi ngủ nhưng không nên quấn quá chặt hoặc mặc nhiều lớp khiến con toát mồ hôi. Đồng thời, bố mẹ tạo không gian ngủ thoáng mát, yên tĩnh để con cảm thấy thoải mái.
Ngoài ra, bố mẹ cũng không nên cho trẻ ngủ quá nhiều vào ban ngày mà nên tập thói quen cho bé đi ngủ sớm, đúng giờ. Thông thường, khóc đêm do các tác nhân bên ngoài thường không kéo dài nếu bố mẹ giải quyết dược các vấn đề trên.
Bác sĩ Hồ Phạm Thục Lan cho rằng, phần lớn các trường hợp trẻ khóc đêm dai dẳng là do yếu tố bệnh lý. Trong đó, điển hình nhất là do thiếu vitamin D3.
Trẻ khóc đêm do thiếu vitamin D3 thường đi kèm các triệu chứng như ngủ hay giật mình, đổ mồ hôi trộm dù trời mát, tóc rụng hình vành khăn sau gáy, có thể chậm đóng thóp… Điều này có thể ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, sự phát triển của trẻ. Bởi vì khi ngủ tuyến yên sẽ tiết ra hormone tăng trưởng, giấc ngủ sâu giúp con lấy lại năng lượng, góp phần tăng chiều cao, phát triển trí não.
Bác sĩ Lan lý giải thêm, sở dĩ trẻ thiếu vitamin D3 thường quấy khóc, khó ngủ, ngủ hay giật mình là do thần kinh bị kích thích. Vì thế, để giải quyết tình trạng khóc đêm ở trẻ, bố mẹ cần bổ sung vitamin D3 đúng cách.
Việc con mất ngủ, khóc đêm cũng khiến bố mẹ mệt mỏi, vật vờ theo. Ảnh: Getty Image.
Bổ sung vitamin D3 đúng cách như thế nào
Bố mẹ có thể bổ sung vitamin D3 cho bé bằng cách cho trẻ tắm nắng trong khoảng 9-10h sáng hoặc 15-16h chiều. Thời gian tắm nắng tăng dần từ 5 đến 15 phút. Phụ huynh lưu ý không để ánh nắng chiếu thẳng vào mắt trẻ.
Bên cạnh đó, bố mẹ có thể cung cấp một số thực phẩm có hàm lượng vitamin D3 tự nhiên để thêm vào khẩu phần ăn của trẻ như lòng đỏ trứng, đậu phụ, tôm, cá trích, cá hồi, gan bò… Tuy nhiên, lượng vitamin D3 trong các thực phẩm không nhiều, có thể bị hao hụt trong quá trình chế biến.
Theo khuyến cáo mới đây của Viện Hàn lâm Nhi khoa Mỹ, trẻ nhũ nhi dưới 6 tháng nên tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời dù là sáng sớm. Trẻ cần bổ sung 400 IU vitamin D mỗi ngày ngay sau khi chào đời dể tránh bị còi xương. Nếu bé bú mẹ, có thể cung cấp vitamin D cho trẻ qua sữa bằng cách mẹ bổ sung hàm lượng vitamin D 5000-6000 IU mỗi ngày.
Trẻ thiếu vitamin D3 thường hay quấy khóc về đêm do thần kinh bị kích thích. Ảnh: Getty Image.
Cũng theo bác sĩ Lan, dù Việt Nam là nước nhiệt đới nhưng tỷ lệ thiếu hụt vitamin D3 vẫn cao. Thực tế vào mùa đông ánh nắng yếu, không khí lạnh khiến việc tắm nắng cho trẻ trở nên khó khăn. Thậm chí, ngay cả mùa hè, việc tắm nắng đúng cách để có đủ vitamin D3 cũng không dễ dàng.
Bà cho biết thêm, việc bổ sung vitamin D3 đầy đủ có thể giúp giảm 35% nguy cơ tử vong do ung thư đại trực tràng, giảm 30% nguy cơ cao huyết áp và các bệnh như tiểu đường, tim mạch, nhiễm trùng…
Đối với trẻ nhỏ, vitamin D3 ngoài giúp giải quyết các triệu chứng do thiếu vi chất này ở thể nhẹ như trẻ quấy khóc đêm nhiều, đổ mồ hôi trộm, chậm đóng thóp… còn phòng ngừa, hỗ trợ điều trị các vấn đề liên quan đến sự phát triển của xương, răng, chiều cao.
Những hiện tượng thông thường:
– Trẻ đang khát hoặc đói: Với các bé dưới 6 tháng thức ăn chính là sữa nên con thường dễ đói, tỉnh dậy vào ban đêm đòi ăn bằng cách khóc, sau khi cho bú no bé sẽ ngủ tiếp dễ dàng.
– Quần áo, bỉm bị ướt bẩn hoặc ngứa ngáy khiến con không thoải mái. Vì chưa biết nói nên con khóc để báo hiệu cho mẹ biết con đang khó chịu, mẹ hãy kiểm tra tã bỉm.
– Không khí quá lạnh hoặc quá nóng: Trẻ nhỏ khá nhạy cảm với nhiệt độ, khi cảm thấy quá nóng hoặc quá lạnh, con sẽ cau có và khóc lên để mẹ chú ý.
– Trẻ mọc răng gây đau, ngứa, sốt nên khó chịu và quấy khóc.
– Bị kích thích quá mức bởi các yếu tố xung quanh: Theo lý giải của các chuyên gia, bé dưới 1 tháng tuổi có khả năng xây dựng cho mình một cơ chế bảo vệ, giúp bé gần như “miễn nhiễm” với các âm thanh, ánh sáng từ môi trường bên ngoài. Nhưng từ sau 1 tháng, khi các giác quan hoàn thiện dần, bé dễ bị kích thích bởi các yếu tố như ánh sáng quá chói, tiếng ồn quá lớn, không còn an toàn như khi trong bụng mẹ. Sự chưa thích nghi này khiến trẻ căng thẳng và cách duy nhất để giải tỏa là khóc thật to.
– Trẻ bị giật mình hoặc ngủ mơ: Khi giấc ngủ của trẻ chưa sâu, chỉ cần một tiếng động lạ bất ngờ dù không quá lớn bé vẫn dễ bị thức dậy và khóc thét lên. Bên cạnh đó, một số trẻ nằm mơ cũng khóc rất to.
– Trẻ cảm thấy không khỏe: Khi trẻ mệt, có biểu hiện ngạt mũi, khò khè cũng thường hay quấy khóc do khó thở.
Một số bệnh lý khiến trẻ quấy khóc về đêm:
– Rối loạn tiêu hóa: Khi bị đầy hơi, chướng bụng hay đau quặn bụng, trẻ sẽ khóc rất nhiều và rất khó để dỗ dành được. Nếu bé thường xuyên cáu kỉnh và khóc ngay sau khi được cho ăn, bụng chướng lên có thể bé đang khó chịu đường tiêu hóa.
– Dị ứng với thức ăn: Một số bé phản ứng lại với protein trong sữa mẹ hoặc sữa công thức hoặc dị ứng với một số món ăn trong khẩu phần của mẹ. Không dung nạp lactose, một loại đường có trong sữa cũng là nguyên nhân thường gây khó chịu ở trẻ nhỏ khiến con quấy khóc.
– Trào ngược: Trường hợp bé hay ợ và trớ, ăn kém, thường khó chịu trong khi đang ăn hoặc sau khi ăn là biểu hiện của chứng trào ngược dạ dày, thực quản, xảy ra ở các bé khi cơ thắt tại thực quản chưa hoạt động hiệu quả. Đây cũng được lý giải như một nguyên nhân gây ra khóc dạ đề.
– Trẻ bị lồng ruột: Biểu hiện dễ nhận thấy nhất là trẻ khóc từng cơn, bụng đau quặn, nôn, ban đầu nôn ra thức ăn, sau là ra dịch vàng, đi ngoài phân máu. Lồng ruột hay xảy ra vào mùa lạnh và thường gặp ở trẻ dưới 2 tuổi, trẻ lớn vẫn có thể bị nhưng tỉ lệ ít hơn.
– Trẻ bị còi xương: Trẻ bị còi xương do thiếu vitamin D3 thường có biểu hiện ban đầu là đổ mồ hôi trộm về đêm, do thần kinh bị kích thích nên trẻ ngủ hay giật mình, ngủ không ngon giấc và thường xuyên khóc đêm. Ngoài ra, trẻ còn có các biểu hiện khác như da xanh, cơ mềm, nhẽo, bụng to ra, chậm phát triển vận động (như chậm lẫy, bò, ngồi, đi, đứng), chậm mọc răng và răng mọc không đều, men răng xấu…
– Trẻ bị giun hoặc viêm ruột cấp: Là trường hợp trẻ quấy khóc kèm theo các triệu chứng như đau bụng, khóc to nhưng không nhanh, không chậm mà đều đều, sắc mặt trắng bợt, vã mồ hôi, nôn mửa, không cho sờ vào bụng, nếu sờ vào bé sẽ khóc to hơn.
Khóc đêm ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ như thế nào?
Làm giảm hoóc-môn tăng trưởng:
Các nhà khoa học đã chứng minh, giấc ngủ có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phục hồi sức khỏe và phát triển của trẻ. Giấc ngủ sâu về đêm sẽ kích thích tuyến yên tiết ra hoóc-môn tăng trưởng GH làm cho xương phát triển theo chiều dài (xương đùi, xương cẳng chân).
Khi trẻ ngủ sâu giấc, hoóc-môn tăng trưởng tiết ra cao gấp 4-5 lần so với bình thường. Điều này sẽ đảm bảo cho trẻ tăng cân và phát triển chiều cao tốt hơn. Tùy theo lứa tuổi, nhu cầu về giấc ngủ cũng sẽ khác nhau, trẻ sơ sinh thường ngủ từ 20-22 giờ mỗi ngày, chỉ thức khi đói và bị ướt. Trẻ dưới 1 tuổi ngủ 16-18 giờ mỗi ngày, từ 1-2 tuổi ngủ 14-16 giờ/ngày, từ 2-3 tuổi ngủ 12-14 giờ/ngày, 3-6 tuổi ngủ 11-12 giờ/ngày… Việc trẻ quấy khóc nhiều về đêm có thể làm rối loạn giấc ngủ sâu, giảm sự điều tiết của hoóc-môn tăng trưởng, ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ, đặc biệt là chiều cao.
Hệ thống miễn dịch và tiêu hóa bị ức chế, trẻ dễ bị ốm:
Theo TS Margot Sunderland – Giám đốc Trung tâm Giáo dục và Đào tạo về sức khỏe trẻ em tại London (Anh) thì: trong năm đầu tiên kể từ khi chào đời, não bộ của trẻ chưa hoàn thiện nên rất dễ bị tổn thương. Lúc này, sự phát triển của bộ não dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố gây kích thích. Trẻ hay giật mình và khóc thét giữa đêm lúc ngủ thường có khả năng học hỏi và xử lý tình huống kém hơn những bé ngủ ngoan trong giai đoạn đầu đời.
Bên cạnh đó, việc trẻ ngủ hay quấy khóc còn là nguyên nhân khiến hệ thống miễn dịch và tiêu hóa bị ức chế, trẻ dễ bị ốm và các bệnh nhiễm trùng. Ngoài ra, khóc đêm nhiều kéo theo giấc ngủ của trẻ bị rối loạn, trẻ khó điều chỉnh cảm xúc, hay cáu kỉnh và nhăn nhó do thiếu ngủ.
Làm thế nào để trẻ hết khóc đêm?
Để cải thiện tinh trạng trẻ quấy khóc đêm, bố mẹ cần đánh giá được nguyên nhân và mức độ của tình trạng khóc đêm ở trẻ. Nếu ngoài cơn khóc, bé vẫn ăn uống bình thường, vận động nhanh nhẹn, tinh thần vui vẻ, thể trạng khỏe mạnh thì bố mẹ không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, nếu con khóc có kèm các triệu chứng bệnh lý như đã đề cập ở trên thì cần đưa con đi khám để biết chính xác nguyên nhân và có cách điều trị hiệu quả. Khi trẻ khóc đêm, bố mẹ cần lưu ý những điều sau:
Cách khắc phục tình trạng trẻ quấy khóc về đêm
Nhận ra thông điệp của con
ầu tiên, bố mẹ cần bình tĩnh để nhận ra thông điệp mà con muốn truyền tải trong tiếng khóc. Thay vì quát mắng, hãy nhẹ nhàng âu yếm, vỗ về con, giúp con cảm thấy an toàn và được che chở.
Làm trẻ quên đi cơn khóc
Đưa món đồ chơi mà trẻ rất thích để trấn an con hoặc cho trẻ ngậm núm vú giả (ngậm tạm thời) để trẻ quên đi cơn khóc.
Có thể con đang đói
Nếu con có biểu hiện mút môi hoặc mút tay, rất có thể bé đang đói. Mẹ hãy cho con bú thêm sữa và uống thêm nước nhé. Mẹ có thể cho con bú cữ đêm no trước khi ngủ, tuy nhiên lưu ý không nên để bé ngủ liền sau khi bú và nên vỗ lưng để cho bé ợ hơi, tránh bị trào ngược khi trẻ ngủ vì quá no.
Tạo không gian phù hợp
Tạo không gian ngủ thoáng mát, yên tĩnh, nên tắt hết đèn khi bé ngủ, trường hợp dùng đèn ngủ thì nên chọn các loại đèn ngủ có màu dịu tối.
Cho con đi ngủ đúng giờ
Các bác sĩ cho rằng, để phòng trẻ bị rối loạn giấc ngủ nên tránh cho trẻ ngủ quá nhiều vào ban ngày, tập thói quen cho con đi ngủ đúng giờ, không nên khiến trẻ bị kích thích quá mức trước lúc ngủ.
Giúp bé dễ dàng đi vào giấc ngủ.
Ngoài ra, mẹ có thể tắm nước ấm, thực hiện massage nhẹ nhàng cho con trước khi ngủ. Có thể mở nhạc nhẹ nhàng như nhạc cổ điển, hát ru, âm thanh nước chảy… lặp đi lặp lại để trấn an và giúp bé dễ dàng đi vào giấc ngủ.
Kiểm tra và điều trị kịp thời
Trường hợp con quấy khóc kèm theo các triệu chứng như bỏ ăn, sốt cao, nôn trớ liên tục, tiêu chảy (đặc biệt là đi ngoài ra máu), bố mẹ cần đưa con đến cơ sở ý tế ngay để được kiểm tra và điều trị kịp thời.
https://dimao.vn/tre-quay-khoc-ve-dem-2
BÉ HAY THỨC GIẤC GIỮA ĐÊM MÀ KHÔNG NGỦ LIỀN MẠCH, CÓ THỂ LÀ DO NHỮNG NGUYÊN NHÂN NÀY
Câu hỏi muôn thuở về việc tại sao các bé hay thức giấc giữa đêm mà không thể ngủ thẳng 1 mạch tới sáng sẽ được giải đáp với 4 nhóm nguyên nhân chính dưới đây.
Sau khi sinh, có lẽ công việc khiến nhiều cha mẹ cảm thấy khó khăn muôn vàn và mệt mỏi nhất đó chính là chăm con vào ban đêm bởi bé thường xuyên thức giấc mà không thể ngủ 1 mạch tới sáng. Theo Viện Hàn lâm Nhi khoa Mỹ (AAP) thì “Trẻ không có chu kỳ giấc ngủ thường xuyên và ổn định cho đến khi bé khoảng 6 tháng tuổi”. Tuy nhiên, với mỗi em bé khác nhau thì nhu cầu ngủ cũng khác nhau. Có những bé có nết ngủ ngoan, từ khi trong tháng đã có thể ngủ suốt đêm không dậy ọ ẹ, nhưng cũng sẽ là bình thường nếu bé thức giấc nửa đêm và sẽ ngủ lại sau một vài phút.
Có 4 nhóm nguyên nhân chính khiến bé chưa thể ngủ thẳng một mạch tới sáng như nhiều bố mẹ mong muốn (Ảnh minh họa).
Hầu như bé nào cũng sẽ trải qua giai đoạn khó ngủ, thức giấc vào ban đêm mỗi khi mọc răng hay thay đổi thói quen, chuyển giao giữa các thời kỳ (từ biết lẫy chuyển sang biết bò…). Và việc tìm hiểu nguyên nhân nào khiến trẻ thường xuyên thức giấc vào ban đêm vẫn là mối quan tâm của rất nhiều bà mẹ bởi nếu có thể phán đoán chính xác lý do khiến trẻ khó ngủ, bố mẹ sẽ biết cách chăm sóc bé tốt hơn.
Bốn nhóm nguyên nhân chính sau đây sẽ lý giải hiện tượng này:
1. Rối loạn giác ngủ tại các mốc phát triển
Đây là thuật ngữ dùng để mô tả các giai đoạn mà bé sẽ có sự thay đổi về giấc ngủ. Đó là khi trẻ được 4, 9, 13 và 18 tháng tuổi. Trong các thời điểm này, bé có nhiều bước ngoặt trong phát triển thể chất, trí tuệ quan trọng của bé như lẫy, bò, tập đi, chạy nhảy.
Bộ não của các bé vẫn xử lý thông tin trong suốt thời gian ngủ và bé trở nên tỉnh táo hơn khi tiếp cận các mốc phát triển mới. Thực ra sự rối loạn giấc ngủ khiến trẻ hay thức giấc giữa đêm là 1 biểu hiện bình thường trong những giai đoạn phát triển này của trẻ. Nó giống như phản ứng tạm thời của bé với sự thay đổi giữa các mốc phát triển của cơ thể.
Rối loạn giấc ngủ tại các cột mốc phát triển quan trọng thường xảy ra với trẻ nhỏ (Ảnh minh họa).
2. Lơ là giấc ngủ trong tuần khủng hoảng
Bỗng một ngày mẹ thấy con yêu cáu kỉnh, quấy khóc nhiều hơn, ăn ngủ ít hơn mà không hề có một triệu chứng gì của việc bị ốm. Biểu hiện này khiến cho cha mẹ lo lắng và căng thẳng không hiểu chuyện gì đang xảy ra với con yêu của mình. Tuy nhiên, những biểu hiện “trái nắng trở trời” này của con yêu là hoàn toàn bình thường bởi rất có thể bé đang trong thời gian tập trung phát triển các kỹ năng vận động và trí não, chuẩn bị cho bước tiến mới do đó bé sẽ lơ là việc ăn và ngủ.
Hiện tượng này thường gặp ở các bé từ 13, 15, 17 tháng tuổi, nhưng đặc biệt hay xảy ra trong 6 tháng đầu khi bé bước sang tuổi thứ 2. Những tuần khủng hoảng này có thể kéo dài nhiều tuần. Hai bác sĩ nhi khoa người Hà Lan là Hetty van de Rijt và Frans Plooij từng nghiên cứu về tuần khủng hoảng của trẻ đã chia sẻ rằng giai đoạn khó khăn này, các mẹ sẽ phải đương đầu với “3C” của trẻ: Crying, Clinginess, Crankiness (Khóc lóc, Đeo bám, Cáu kỉnh). Đây là các dấu hiệu cho thấy bé đang trải qua thời kì phát triển về mặt tinh thần, và việc bé hay quấy khóc, khó ngủ, ngủ không sâu giấc cũng là điều dễ hiểu.
Tuần khủng hoảng khiến bé ăn ít, kém ngủ (Ảnh minh họa).
3. Các hoạt động thể chất, vận động
Năm 2003, Tiến sĩ Dina Cohen, thành viên Khoa Tư vấn và Phát triển con người thuộc Đại học Haifa (Israel) đã thực hiện nghiên cứu trên 28 em bé sơ sinh khỏe mạnh. Kết quả cho thấy sự phát triển các kĩ năng vận động thô và thói quen giấc ngủ của bé có sự thay đổi từ tháng thứ 4-5 và kéo dài cho đến tháng thứ 11. Bé sẽ tập bò từ tháng thứ 7 và nghiên cứu đã phát hiện ra rằng trong thời gian bé phát triển kĩ năng bò thì số lần bé thức giấc ban đêm tăng từ 1.55 lần lên thành 1.98 lần. Thời gian bé thức đêm cũng kéo dài hơn, trung bình sau 10 phút bé mới ngủ lại được.
Thực hiện các hoạt động vận động nhiều cũng khiến bé trằn trọc ban đêm (Ảnh minh họa).
Tiến sĩ Cohen lí giải “Kĩ năng bò bao gồm một loạt thay đổi về thể chất và tái cơ cấu tâm lý đối với sự phát triển của trẻ, điều này làm tăng mức độ kích thích, ảnh hưởng đến khả năng tự điều chỉnh và gây ra sự mất trật tự trong giấc ngủ, và kết quả là bé thức dậy trong đêm nhiều hơn”. Nghiên cứu còn chỉ ra việc bé thức giấc trong đêm không chỉ xảy ra trong tháng mà bé đạt cột mốc phát triển vận động nào đó mà còn kéo dài 3 tháng tiếp theo sau đó. Một số hoạt động khác như ngồi, đứng, đi bộ, leo trèo và chạy cũng sẽ khiến bé trằn trọc hơn mỗi đêm.
4. “Bùng nổ” kĩ năng ngôn ngữ
Từ 18-24 tháng tuổi, trẻ như bước vào giai đoạn bùng nổ ngôn ngữ và có những tiến bộ rõ rệt trong kĩ năng giao tiếp, sử dụng câu từ. Bé bắt đầu học cách ghép từ, tập nói thành câu dài hơn, hoàn chỉnh hơn thay vì nói từng từ một như trước đó. Điều này cũng là nguyên nhân khiến bé lơ là giấc ngủ ban đêm, có bé mải nói chuyện với bố mẹ mà “quên” mất việc ngủ, có bé ngủ mơ vẫn còn nói, và hay thức giấc giữa đêm.
Tuy nhiên, điều quan trọng là cha mẹ phải hiểu rằng việc bé thức dậy ban đêm là hết sức bình thường khi trẻ còn nhỏ và đó không phải là vấn đề trầm trọng kéo dài mãi mãi. Thay vì cáu giận với bé, cha mẹ hãy tìm cách giúp bé trở lại giấc ngủ càng nhanh càng tốt. Khi hiểu được những nguyên nhân cơ bản khiến con thức dậy vào ban đêm và ý thức được đó là một phần của sự phát triển của trẻ thì cha mẹ sẽ cảm thấy thoải mái hơn, bớt căng thẳng.
Trẻ từ 18-24 tháng tuổi sẽ học nói nhiều hơn và ghép câu dài hơn, điều này cũng tác động tới giấc ngủ đêm của bé (Ảnh minh họa).
Để cải thiện, trước khi cho bé đi ngủ, cha mẹ có thể thực hiện những động tác massage toàn thân cho bé, tắm nước ấm để bé có giấc ngủ sâu hơn và dài hơn. Nếu thấy bé thức dậy, việc cha mẹ cần làm là giúp bé an tâm, thoải mái hơn bằng cách ôm ấp, nhẹ nhàng vỗ về để nhanh chóng đưa bé quay trở lại giấc ngủ.
Nguồn: Belly
Việc trẻ thường khóc vào ban đêm khiến cho nhiều bà mẹ cảm thấy lo lắng. Biết được nguyên nhân cũng như cách khắc phục khi trẻ quấy đêm sẽ giúp các bậc cha mẹ yên tâm hơn khi chăm sóc bé.
Em bé nào khi mới sinh ra cũng sẽ khóc, chỉ là khóc ít hay nhiều và khóc ở cấp độ thế nào. Với tình trạng trẻ hay quấy khóc về đêm có thể đây là hiện tượng sinh lý bình thường nhưng cũng có thể là dấu hiệu của một loại bệnh lý nào đó.
Trẻ quấy khóc về đêm là hiện tượng như thế nào?
Trẻ quấy khóc đêm là triệu thường thấy ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Thông thường cứ tối đến là trẻ thường quấy khóc, không chịu ngủ, khi ngủ hay giật mình, giấc ngủ không ngon hoặc thậm chí chỉ cần có một tiếng động nhẹ cũng có thể khiến bé quấy khóc cả đêm không ngủ.
Tình trạng trẻ quấy khóc ban đêm được chia thành nhiều cấp độ:
- Ở mức độ nhẹ, trẻ chỉ ọ ọe và khóc một lúc rồi ngưng, đây là điểm thường thấy ở trẻ đặc biệt là trẻ sơ sinh và không gây ảnh hưởng nhiều.
- Ở mức độ nặng hơn, tình trạng trẻ em hay quấy khóc đêm sẽ kéo dài hơn, bé khóc không ngừng, to và ầm ĩ. Đây là dấu hiệu cho thấy trẻ đang khó chịu, khó đi vào giấc ngủ.
Đặc biệt, nếu thấy hiện tượng trẻ quấy khóc về đêm không dứt, khóc khan cả tiếng và tiếng khóc có chút bất thường thì đó là những dấu hiệu báo hiệu trẻ đang gặp phải một vấn đề nào đó, cha mẹ cần phải đặc biệt quan tâm.
Trẻ quấy khóc đêm thường gặp nhiều ở trẻ sơ sinh (Nguồn: Internet)
Những nguyên nhân khiến trẻ hay quấy khóc đêm
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ quấy khóc đêm, đặc biệt là ở trẻ sơ sinh, trẻ 1 tuổi, 2 tuổi, 3 tuổi thông qua các biểu hiện như trẻ trằn trọc khó ngủ, ngủ không sâu giấc, hay giật mình, vặn mình…
Ngoài những nguyên nhân thông thường như đèn ngủ quá sáng hoặc bé chưa thích nghi được với môi trường ngoài bụng mẹ thì những vấn đề sau đây có thể là nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh quấy khóc ban đêm:
Bé bị căng thẳng thần kinh
Đối với trẻ nhỏ, nhất là trẻ sơ sinh hệ thần kinh còn rất non nớt nên rất dễ bị căng thẳng bởi các yếu tố bất lợi từ môi trường xung quanh. Khi trẻ bị căng thẳng thần kinh, biểu hiện thường gặp nhất chính là trẻ quấy khóc day dẳng, nhiều nhất vào ban đêm.
Bé không khỏe trong người
Đây là một trong những nguyên nhân khá phổ biến khiến trẻ quấy khóc về đêm mà cha mẹ ít chú ý tới nhất. Để biết bé có khỏe hay không các mẹ hãy kiểm tra thân nhiệt của bé, lắng nghe tiếng khóc của con để nhận biết xem bé có đang mắc bệnh gì hay không, chẳng hạn như đau bụng, đau đầu, côn trùng cắn,…
Bé bị rối loạn tiêu hóa
Một số vấn đề xảy ra ở đường tiêu hóa như đầy hơi, đau quặn bụng cũng có thể khiến em bé quấy khóc về đêm và không có cách nào để dỗ dành được. Do đó, nếu thấy bé thường xuyên cáu kỉnh và khóc ngay sau khi được cho ăn thì có nhiều khả năng bé đang bị rối loạn tiêu hóa.
Bé bị đói
Nếu quá đói, trẻ cũng có thể khóc để thông báo cho cha mẹ biết, tuy nhiên, khi cho con ăn, mẹ nên nhớ rằng trẻ sẽ nín khóc từ từ khi dần no chứ không ngưng ngay lập tức. Ngoài ra, nếu bé từ chối bú sữa mẹ khi khóc thì các mẹ cũng cần lưu ý vì đây có thể là một nguyên nhân nào đó.
Quần áo, tã lót bị ướt bẩn hoặc ngứa ngáy
Dù là trẻ nhỏ thì các bé vẫn thích sự khô ráo, sạch sẽ, thoáng mát, do đó không loại trừ nguyên nhân khiến cho trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh quấy khóc về đêm là do quần áo, tả lót bị ướt bẩn hoặc ngứa ngáy.
Trẻ bị giật mình
Đôi khi việc trẻ sơ sinh hay quấy khóc về đêm là do bị giật mình. Chỉ cần nghe một tiếng động lạ bất ngờ hay cử động đột ngột cũng có thể khiến bé thức dậy và quấy khóc.
Không khí quá lạnh hoặc quá nóng
Là người lớn hay trẻ nhỏ cũng sẽ đều cảm nhận được những sự thay đổi về nhiệt độ. Khi cảm thấy quá lạnh hoặc quá nóng, trẻ sẽ cau có và khóc lên để mẹ chú ý. Lúc này các mẹ nên xem xét việc cởi bớt đồ hay mặc thêm quần áo để thân nhiệt bé ở mức phù hợp.
Cần làm gì để khắc phục tình trạng trẻ quấy khóc đêm?
Thông thường khi thấy trẻ bị quấy khóc về đêm nhiều lần, ba mẹ thường sốt ruột vào nổi cáu, la mắng, nạt nộ. Tuy nhiên, các bác sĩ cho biết việc dọa nạt, quát mắng trẻ sẽ không mang lại hiệu quả, điều quan trọng là các bậc cha mẹ nên tìm hiểu xem tại sao trẻ quấy khóc về đêm để có thể đưa ra được những cách khắc phục hiệu quả.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khi bé ngủ sâu giấc vào ban đêm chính là tuyến tiền yên tiết ra hormone tăng trưởng cao và nhiều hơn so với bình thường. Điều này cực kì tốt cho sự phát triển về cân nặng, chiều cao và trí tuệ của trẻ. Đồng thời nó cũng quyết định đến khả năng nhận thức và học hỏi của bé sau này.
Để khắc phục tình trạng trẻ quấy khóc về đêm cần biết được nguyên nhân (Nguồn: Internet)
Do đó, để khắc phụ tình trạng trẻ quấy khóc vào ban đêm, nửa đêm, hoặc cả đêm các mẹ có thể áp dụng các biện pháp sau đây:
- Cho bé mặc đủ ấm trong lúc ngủ.Tuy nhiên, cũng không nên quấn quấn quá chặt vì thân nhiệt trẻ sơ sinh vẫn chưa thể ổn định sẽ khiến bé bị nóng.
- Cần tắt hết đèn khi bé ngủ và nếu dùng đèn ngủ thì nên chọn các loại đèn ngủ có màu dịu tối.
- Các bà mẹ sau khi cho bé bú cử đêm không nên để bé ngủ liền, tốt hơn hãy cho bé đứng chơi và thư giãn một lúc trước khi ngủ để tránh bị trào ngược.
- Khi bé vừa vào giấc ngủ thì nên đặt bé xuống nôi ngay thay vì đợi bé ngủ sâu.
- Nên đưa bé đi tắm nắng thường xuyên để bổ sung nguồn vitamin D cho cơ thể cũng như cung cấp đầy đủ nguồn dinh dưỡng trong các bữa ăn hàng ngày.
Lưu ý: Với những trường hợp trẻ quấy khóc đêm kèm theo các triệu chứng khác như: ngủ ngáy, bị co giật khi ngủ, ngủ bị mộng du, hoảng sợ, khóc thét thì các bậc cha mẹ nến đưa bé đến các cơ sở y tế được thăm khám và có hướng điều trị phù hợp nhất.
Một số lời khuyên giúp bé ngủ ngon, không bị quấy khóc đêm
Vệ sinh phòng ngủ sạch sẽ, thoáng đãng.
Xây dựng cho trẻ một chế độ ăn uống khoa học, không nên cho trẻ ăn quá no trước khi ngủ.
Không để trẻ vận động và chơi đùa vào buổi tối quá nhiều.
Bổ sung đủ lượng canxi và vitamin D.
Không cho trẻ ngủ quá nhiều vào ban ngày. Rèn cho trẻ thói quen ngủ sớm dậy đúng giờ và hoạt động nhiều vào buổi sáng (từ 9 giờ đến 12 giờ).
Trên đây là những chia sẻ về nguyên nhân khiến trẻ quấy khóc về đêm cũng như cách khắc phục tại nhà mà cha mẹ có thể áp dụng. Tuy nhiên, tốt nhất vẫn nên đưa bé đến gặp bác sĩ để được thăm khám và có các biện pháp khắc phụ hữu hiệu.
Cách chăm sóc trẻ sơ sinh khi bệnh ho và sổ mũi : Ho và sổ mũi là một trong những bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh, đặc biệt là trong thời điểm giao mùa. Là mẹ, bạn nên biết cách chăm sóc trẻ sơ sinh khi bệnh ho và sổ mũi để bảo vệ con một cách tốt.
Hồng Phượng (Tổng hợp)
[ad_2]
Source link