[ad_1]
Kỹ năng lãnh đạo là khả năng vận dụng những kiến thức lý thuyết, cách thức hành động, kinh nghiệm đã có để thực hiện các hoạt động lãnh đạo phù hợp với điều kiện cụ thể và mang lại kết quả tốt. Người lãnh đạo có kỹ năng có nghĩa là có hiểu biết thấu đáo về hành động đó (hiểu mục đích, cách làm, điều kiện cần có để thực hiện được hành động) và có thể tiến hành hành động theo đúng yêu cầu, đạt mục đích. Để trở thành một nhà lãnh đạo, người lãnh đạo cần phải có các kiến thức nền tảng cũng như chuyên sâu để chỉ đạo, điều hành một tổ chức hay doanh nghiệp. Kĩ năng, kinh nghiệm, trải nghiệm trong các lĩnh vực cụ thể của lãnh đạo cũng vô cùng cần thiết. Các kĩ năng như: kĩ năng động viên khuyến khích, kĩ năng giải quyết vấn đề và ra quyết định, kĩ năng gây ảnh hưởng,…
• Kỹ năng lãnh đạo: Đây là một kỹ năng không thể thiếu của một nhà quản lý. Lãnh đạo giỏi được thử thách qua sự thành công trong việc thay đổi hệ thống và con người. Thuật ngữ “lãnh đạo” đang được sử dụng ngày càng nhiều hơn khi nhắc đến vai trò của người quản lý vì chức năng của lãnh đạo là xử lý thay đổi. Người quản lý cần phải lãnh đạo giỏi để thay đổi sản phẩm, hệ thống và con người một cách năng động. Nhà lãnh đạo giỏi phải là người thúc đẩy quá trình quyết định một vấn đề và trao cho nhân viên của họ quyết định vấn đề đó. Nếu bạn là một nhà lãnh đạo giỏi, quyền lực sẽ tự đến với bạn, nhưng bạn cũng phải biết khai thác quyền lực của những người khác. Bạn phải thúc đẩy quá trình quyết định và làm cho quá trình đó hoạt động. Đó là một bài toán khó.
• Kỹ năng lập kế hoạch: Đây là một kỹ năng không thể thiếu của nhà lãnh đạo. Họ xây dựng tầm nhìn chiến lược cho công ty, đồng thời cũng phải quản lý và lập kế hoạch cho các mục tiêu mà công ty cần đạt tới. Có khả năng quản lý và lập kế hoạch, thì nhà lãnh đạo mới có thể duy trì, phát triển và thay đổi được tầm nhìn chiến lược khi cần thiết. Nhà quản lý là người ra quyết định và toàn bộ bộ máy của công ty sẽ hành động theo quyết định đó. Nghĩa là quyết định của nhà quản lý ảnh hưởng rất lớn tới vận mệnh của doanh nghiệp. Một kế hoạch sai lầm rất có thể sẽ đưa đến những hậu quả khó lường.Vì vậy kỹ năng lập kế hoạch rất quan trọng để đảm bảo cho nhà quản lý có thể đưa ra những kế hoạch hợp lý và hướng toàn bộ nhân viên làm việc theo mục tiêu của kế hoạch đã định. Khi kế hoạch được hoàn thành, nhà quản lý phải chuyển tải thông tin kế hoạch cho cấp trên và cấp dưới để tham khảo ý kiến. Trong suốt quá trình thực hiện kế hoạch, người quản lý sẽ cần đến những công cụ giải quyết vấn đề và khi cần thiết, phải ra và thực thi các quyết định trong quyền hạn của mình.
Kỹ năng động viên
Kỹ năng động viên của người lãnh đao. Chắc chắn rằng những người làm công tác quản trị doanh nghiệp đều biết, quản trị con người là lĩnh vực quản trị khó khăn nhất, đòi hỏi những hiểu biết nhất định về tâm lý, và tầm nhìn sâu rộng. Làm sao để nhân viên luôn toàn tâm toàn ý cho công việc khi nhà lãnh đạo vắng mặt? Làm sao để nhân viên gắn bó mật thiết với sự phát triển chung của công ty? Mấu chốt nằm ở nghệ thuật động viên và tạo cảm hứng cho họ.
Động viên như thế nào là phù hợp?
Đừng động viên suông, mà hãy động viên chân thành. Thật vậy, đừng nghĩ rằng người lao động không đủ thông minh để biết rằng bạn đang động viên họ một cách qua loa. Theo quyển “Phi lý trí” của Dan Ariely, thì ()% hành động trong đời của chúng ta là dựa trên cảm xúc. Vì thế, nhà lãnh đạo cần biết rõ tầm quan trọng của việc tạo cảm xúc tích cực cho nhân viên bằng những lời động viên đối với sự thành công của doanh nghiệp.
Nguyên tắc cơ bản của việc động viên là đúng, kịp thời, và phát huy được điểm mạnh của người được động viên. Có 2 phương pháp động viên cơ bản mà nhiều nhà quản lý có thể áp dụng, là khen ngợi và khiêu khích. Hai loại hình này tùy thuộc vào mẫu hình tâm lý của người nhân viên như thế nào. Một số người thì khi bị khiêu khích bằng những câu đại loại như “anh như thế này mà lại làm việc không ra gì như vậy?” hoặc “với năng lực của anh thì phải đạt được những mức thành công cao hơn nhiều”… Và sau đó thì họ dễ dàng đạt được sự thành công mỹ mãn.
Tuy nhiên, theo nghiên cứu nhiều năm về trạng thái tâm lý nhân sự của các chuyên gia, thì đối với những đối tượng được khen ngợi, nghĩa là nhận được sự kỳ vọng tích cực từ phía nhà quản lý, thì sau khi anh ta hoàn thành nhiệm vụ thành công, sự hưng phấn của người nhân viên đó kéo dài hơn là khi bị khiêu khích. Bởi vì xét về bản chất, người bị khiêu khích mang một tâm thế tiêu cực, cho nên trong quá trình phấn đấu, và sau khi đạt được thành công, nhân viên luôn mang một trạng thái bị kích thích xấu. Vì thế, việc đạt được mục tiêu đề ra không khiến người nhân viên thoải mái, mà lại còn nảy sinh sự rạn vỡ trong mối quan hệ giữa anh ta và người quản lý. Điều này về lâu dài sẽ dẫn các thành viên trong cùng doanh nghiệp đi vào trạng thái đối đầu lẫn nhau, không có lợi cho sự phát triển bền vững cửa công ty.
Vì thế, để áp dụng những cách động viên khuyến khích cho nhân viên của mình, người quản lý nên có sự tìm hiểu sâu sắc thói quen, tính cách của người mà chúng ta sẽ đối thoại.
Sử dụng ngôn từ trong nghệ thuật động viên
Nói về cách động viên, thì hẳn là có nhiều cách thức khác nhau như đã nêu trên. Và mỗi cách động viên cũng sẽ đi kèm với một bộ ngôn từ đặc trưng để thể hiện hết sức mạnh của mình.
Có một điều mà chúng ta dễ dàng nhận thấy, khi ai đó muốn động viên ta, họ thường dùng cụm từ “cố lên”, hoặc “ráng lên”, hoặc “hãy làm thêm lần nữa như trước”… Xét về mặt ngữ nghĩa, thì đây là những thói quen sử dụng từ giúp giải quyết nhanh mong muốn động viên khuyến khích đối tượng đang khó khăn. Tuy nhiên, những từ ngữ này không thực sự có hiệu quả với những người đang chịu áp lực cao từ tính chất công việc của họ, mà lại mang tính chất động viên suông hơn. Vậy sự khác biệt nằm trong việc chúng ta không thúc họ, tạo lực từ bên ngoài, mà phải có nghệ thuật làm sao khuyến khích được ý muốn cải thiện khó khăn từ bên trong bản thân họ.
Để kích thích được ý muốn cải thiện khó khăn của nhân viên, thì trong những tình huống giao tiếp hằng ngày giữa sếp và nhân viên cần tập trung đi sâu để phân tích vấn đề hơn. Ví dụ, một bí quyết mà chị Tôn Nữ Diệu Trang, Tổng giám đốc Chuỗi cửa hàng Thế giới Phụ kiện @Store thường sử dụng là : đặt câu hỏi cho nhân viên tự tìm ra phương pháp của mình – nhưng theo định hướng mà chị mong muốn. Ví dụ, trước một tình huống khó khăn, chị thường hỏi “Trong trường hợp này, em sẽ chuẩn bị là người chiến thắng hay người thất bại? Nếu em muốn thành công, em sẽ làm những gì?”. Câu hỏi này sẽ khiến người được hỏi suy nghĩ và lựa chọn con đường tích cực hơn, đó là đạt đến thành công, trở thành người chiến thắng, và được công nhận trong mắt cấp trên. Nhà quản lý xin hãy luôn nhớ, nhu cầu tối thiểu của con người sau ăn, mặc, ở, chính là nhu cầu được công nhận. Như vậy, đây cũng là một cách động viên khiêu khích, nhưng nó không hề mang tính xã giao như “cố lên” hoặc “hãy làm đi”.
Hãy tìm tòi thêm những cách đặt câu hỏi thông minh để người nhân viên đưa ra cam kết cho sự phấn đấu của mình trước mặt người quản lý, từ đó, anh ta sẽ có ý thức tự trọng, cố gắng hoàn thành những gì mà mình đã cam kết.
Ngoài ra, người làm công tác quản lý lãnh đạo nên sáng tạo trong cách động viên, tuân thủ trên quy tắc cơ bản sau đây : luôn chỉ trích một cách riêng tư, và động viên một cách công khai. Từ đây, hiệu quả động viên và phê bình nhân sự của doanh nghiệp sẽ đạt được tốt hơn.
• Kỹ năng giải quyết vấn đề: Quá trình giải quyết vần đề có thể được tiến hành qua các bước sau: nhận diện vấn đề, tìm nguyên cớ của vấn đề, phân loại vấn đề, tìm giải pháp và lựa chọn giải pháp tối ưu. Một nhà quản lý giỏi sẽ tiến hành quá trình này một cách khoé léo và hiệu quả.
Kỹ năng giao quyền hiệu quả: Nhà lãnh đạo phải biết phát hiện nhân tài – người có khả năng bổ sung những khiếm khuyết của bạn thay vì biết cách khen ngợi mà hãy phân quyền và phân bổ công việc một cách hợp lý. Bên cạnh đó, người lãnh đạo cần phải có chính sách đãi ngộ đặc biệt cho những con người giỏi, những người dám đặt những mục tiêu vô cùng thách thức và tìm cách để thực hiện nó.
Kỹ năng truyền cảm hứng: Biết cách truyền cảm hứng cho người khác và bạn sẽ nhận được những điều mà bạn mong đợi khi bạn quan tâm nhiều đến họ. Muốn trở thành nhà lãnh đạo giỏi, bạn cần phải hiểu nhân viên của mình, biết lắng nghe và chia sẻ với cấp dưới chứ không phải chỉ biết ra lệnh và quát tháo. Khi có vấn đề rắc rối, phải đặt mình vào hoàn cảnh cụ thể để từ đó có hướng giải quyết hợp tình hợp lý.
Truyền Cảm Hứng – Tố Chất Cần Có Của Người Lãnh Đạo Thế Kỷ 21
“Để có được thành công, tài năng chỉ là 1%, còn 99% là mồ hôi và nước mắt” – khẳng định của chuyên gia hàng đầu thế giới về nghệ thuật lãnh đạo John C. Maxwell. Vì thế, ai cũng có thể trở thành một nhà lãnh đạo tài ba nếu luôn nỗ lực và có hướng đi đúng đắn.
Vậy người lãnh đạo tài ba cần có những đức tính gì? Trong số rất nhiều các yếu tố cần có, khả năng truyền cảm hứng được rất nhiều CEO đánh giá cao. Bởi theo họ, người lãnh đạo muốn tạo nên hiệu suất làm việc cao, họ cần có khả năng truyền cảm hứng, truyền năng lượng đến không chỉ nhân viên mà còn tới cả đối tác, khách hàng…
Muốn truyền cảm hứng, người lãnh đạo phải có những bí quyết riêng. Những đúc kết của Carmine Gallo – nhà huấn luyện trong lĩnh vực truyền thông dưới đây được coi là thật sự hữu ích và phù hợp giúp những nhà lãnh đạo trở nên cuốn hút.
Truyền cảm hứng – Tố chất cần thiết của người làm lãnh đạo thời đại mới
1. Luôn thể hiện sự nhiệt tình
Nhà lãnh đạo muốn truyền cảm hứng cho người khác trước hết cần phải đam mê với những gì mình đang làm. Khi đam mê, bạn sẽ thực sự hứng thú và muốn truyền niềm đam mê đó cho những người xung quanh, đặc biệt là những cộng sự.
Bên cạnh đam mê, bạn cần thể hiện sự nhiệt tình trong công việc. Nhân viên và khách hàng sẽ cảm thấy hài lòng và thực sự tin tưởng nếu họ được làm việc với những nhà lãnh đạo luôn quan tâm, nhiệt tình chia sẻ khó khăn với họ thay vì sự thờ ơ để họ tự vật lộn và giải quyết hàng núi công việc.
2. Có khả năng thuyết phục
Bạn chỉ có thể trở thành nhà lãnh đạo giỏi nếu bạn thuyết phục được người khác tin tưởng và làm theo những tầm nhìn chiến lược và định hướng của bạn. Điều khó khăn của một nhà lãnh đạo không phải ở chỗ nói được ra những gì luôn đúng mà phải khiến người khác tin tưởng, mạo hiểm làm theo những cái dù có thể họ vẫn đang phân vân.
Thuyết phục không đơn thuần là sự ép buộc và ra lệnh mà đó là nghệ thuật của khả năng thương thuyết và thu phục. Khiến người khác từ sự không đồng ý đến đồng ý, từ nghi ngờ đến hoàn toàn tin tưởng, từ không dám thành dám… Đó mới chính là tài năng của nhà lãnh đạo.
3. Hiểu rõ “Tại sao nhân viên của tôi quan tâm?”
Trong kinh doanh cũng như trong quản lý, có một phương châm luôn đúng đó là “Bạn phải bán những thứ khách hàng cần, chứ không phải bán những thứ bạn có”. Bạn phải hiểu được nhu cầu, mong muốn và sự quan tâm của nhân viên để cung cấp cho họ thứ mà họ đang cần. Để giải quyết vấn đề đó, bạn phải thực sự trả lời được câu hỏi “Tại sao nhân viên của bạn quan tâm?”. Chỉ khi nào bạn tìm ra câu trả lời vì sao nhân viên của bạn quan tâm và lắng nghe bạn, bạn mới trở thành nhà lãnh đạo thành công.
4. Biết minh họa ý tưởng bằng chuyện kể sinh động
Nghệ thuật của việc truyền đạt không nằm ở chỗ bạn truyền đạt bao nhiêu mà bằng cách nào bạn truyền đạt được khối lượng thông tin đến người nghe nhiều nhất.
Có 1 ví dụ thế này, khi một nhà khoa học làm việc với những nhà sản xuất thực phẩm hữu cơ, ông ta hầu như không nhớ những dữ liệu, con số chứng minh điểm mạnh của loại thực phẩm này. Nhưng ông nhớ rất rõ câu chuyện của một người nông dân. Trước kia, khi dùng loại phân vô cơ, anh nông dân đã không được các con ôm hôn mỗi khi ông đi làm về. Còn giờ đây, ông rất vui vì luôn được các con lao ra chào đón.
Những câu chuyện ngắn gọn và súc tích luôn là một cách hay để giải quyết tốt vấn đề mà bạn đang băn khoăn.
5. Cùng “xắn tay áo” làm việc với mọi người
Nhà lãnh đạo biết truyền cảm hứng là người có khả năng đưa nhân viên, khách hàng và đồng nghiệp vào chung một hành trình xây dựng tổ chức ngày càng phát triển hơn.
Nhà lãnh đạo và nhân viên cùng chung tay xây dựng và phát triển tổ chức sẽ khiến cho nhân viên của bạn có cảm giác bản thân họ đang được coi trọng, họ đang được góp sức vào công cuộc phát triển của tổ chức và họ cũng đang làm một công việc giống như lãnh đạo của họ đang làm. Đó là một động lực vô cùng to lớn giúp họ đóng góp nhiều hơn cho tổ chức của bạn.
6. Xây dựng tinh thần lạc quan
Robert Noyce, người đồng sáng lập ra tập đoàn Intel đã nói: “Lạc quan là một thành phần không thể thiếu để tạo nên chiếc bánh sáng tạo.” Những nhà lãnh đạo phi thường, thành công trong lịch sử luôn lạc quan hơn người bình thường. Winston Churchill vẫn luôn hi vọng và tràn đầy niềm tin trong suốt những ngày đen tối của Thế chiến thứ II. Tướng Colin Powell từng nói rằng sự lạc quan là bí quyết đằng sau uy tín lãnh đạo của Tổng thống Ronald Reagan. Powell cũng nói rằng sự lạc quan là cấp số nhân của sức mạnh.
Với cương vị là người lãnh đạo, hãy luôn nói những lời thật tích cực, sử dụng những ngôn ngữ đầy lạc quan. Chỉ khi nhà lãnh đạo là một người lạc quan thì họ mới có khả năng truyền sự lạc quan niềm hi vọng ấy cho nhân viên của họ.
7. Khuyến khích tài năng
Richard Branson – Chủ tịch kiêm CEO của tập đoàn Virgin từng nói rằng, khi bạn tán dương người khác họ sẽ năng động và làm việc hiệu quả hơn; chỉ trích người khác sẽ làm họ thu mình lại. Khen ngợi là cách đơn giản nhất để kết nối với mọi người xung quanh. Khi con người nhận được lời khen ngợi chân thành, mối nghi ngờ của họ sẽ tan biến và tinh thần của họ được nâng lên. Khuyến khích mọi người và họ sẽ hết lòng vì bạn.
Bí quyết truyền cảm hứng có thể ai cũng sẽ có và biết đến. Nhưng mỗi nhà lãnh đạo cần có cách áp dụng riêng để tạo nên sức cuốn hút đặc biệt, khiến người khác phải lắng nghe và làm theo. Tất cả chỉ bắt đầu với nghệ thuật biết làm chủ ngôn ngữ khích lệ người khác.
Kỹ năng giao tiếp: Nhà lãnh đạo phải có một kỹ năng giao tiếp tốt bằng cả văn nói và văn viết, vì điều đó sẽ bộc lộ được khả năng nhiều mặt của bạn và có ảnh hưởng không nhỏ tới sự thành công của công ty. Muốn thuyết phục được nhân viên tin mình, theo mình, nhà lãnh đạo phải biết cách truyền đạt thông tin. Muốn thúc đẩy tinh thần làm việc của nhân viên, nhà lãnh đạo phải biết cách khuyến khích, động viên, hay muốn có các bản hợp đồng, nhà lãnh đạo cũng phải biết
Càng ngày người ta càng nhận ra sức mạnh của các mối quan hệ, cái mà có được từ một kỹ năng giao tiếp tốt. Bạn phải thành thạo giao tiếp bằng văn nói và cả văn viết. Bạn phải biết cách gây ấn tượng bằng giọng nói, ngôn ngữ cơ thể, đôi mắt và cách diễn đạt dễ hiểu, thuyết phục. Các bản hợp đồng ngày nay có được phụ thuộc rất nhiều vào khả năng thương thuyết. Khả năng giao tiếp tốt cũng phát huy tác dụng trong quản lý nhân sự. Một chuyên gia về nhân sự đã từng kết luận rằng tiền có thể mua được thời gian chứ không mua được sự sáng tạo hay lòng say mê công việc. Mà mức độ sáng tạo hay lòng say mê công việc lại phụ thuộc vào khả năng tạo động lực cho nhân viên để khẳng định lòng trung thành và sự cam kết của người lao động không thể có được bằng việc trả lương cao. Thực tế là mức lương cao và một văn phòng đầy đủ tiện nghi chỉ là điều kiện cần chứ không phải là điều kiện đủ để nhà quản lý có thể giữ một nhân viên tốt. Nếu bạn là một nhà quản lý và bạn nhận ra là mình không có đầy đủ các kỹ năng cần thiết trên thì cũng không có gì phải lo lắng. Hãy học hỏi từ những chuyên gia cho dù bạn sẽ cảm thấy dường như vị trí của mình thay đổi từ một nhà lãnh đạo thành một người học việc. Tóm lại, để trở nên người quản lý hiệu quả , chúng ta cần xác định được công việc của một người quản lý phải làm để đạt được các much tiêu của tổ chức, cùng với và thông qua các cá nhân.
Sức mạnh của ảnh hưởng
Trong một cuộc khảo sát gồm 90 người đều là những người đứng đầu trong một đơn vị, tổ chức để nghiên cứu 5 yếu tố then chốt cho một nhà quản trị, nhà nghiên cứu Warren Bennis đã tìm ra một đặc điểm chung của 90 nhà quản trị này. Đó là, họ khiến người khác cảm thấy có sức mạnh, quyền lực. Họ làm điều tuyệt vời này thế nào? Đơn giản mà cũng phức tạp, họ đã sử dụng ảnh hưởng của mình để giúp đỡ đồng nghiệp và cấp dưới hoàn thành nhiệm vụ khó khăn. Warren Bennis cũng nhấn mạnh vào hai chữ khó khăn. Bởi, chỉ những khó khăn người ta mới thật sự cần đến một thứ vũ khí đặc biệt nào đó.
Nói vậy để biết được sức mạnh của tầm ảnh hưởng cũng như khả năng tạo ảnh hưởng của nhà quản trị. Một khi đã có ảnh hưởng và biết cách sử dụng nó thì cũng có nghĩa, bạn chẳng cần phải ra lệnh hay ép buộc mà vẫn cứ khiến cấp dưới, nhân viên răm rắp hoàn thành mục tiêu. Sức ảnh hưởng đó còn để lại dấu ấn cả trong cảm giác lẫn suy nghĩ của người thực hiện.
Biến ảnh hưởng thành quyền lực
Người có ảnh hưởng ắt sẽ có quyền lực. Nhưng ngược lại, nhiều người mang tiếng có quyền lực nhưng lại chẳng thể tạo nổi sự ảnh hưởng đến xung quanh. Người biết sử dụng ảnh hưởng có thể khiến người khác bằng lòng làm việc cùng họ để hoàn thành mục tiêu. Nhưng người có quyền lực thì dường như càng áp đặt, càng ép buộc, lại càng phải đối diện với sự phản kháng của người khác. Bởi thế, một nhà quản trị khôn ngoan luôn biết cách tạo ảnh hưởng và sử dụng ảnh hưởng để điều hành công việc. Làm được điều này cũng có nghĩa, họ đã thực hiện chiến lược biến ảnh hưởng thành quyền lực. Vậy tạo ảnh hưởng và sử dụng ảnh hưởng có khó? Khiến người khác tâm phục khẩu phục thì chưa bao giờ dễ dàng. Nhưng nó cũng không phải quá khó như người ta vẫn nghĩ.
Lãnh đạo không nhất thiết luôn phải chèo lái cả đoàn người. Hãy tin tưởng giao việc cho những người tin cậy và đảm nhiệm vai trò của người dẫn dắt, khuyến khích và phát triển nhân tài.
Hãy dẫn dắt và truyền cảm hứng
Cựu đệ nhất phu nhân Mỹ Eleanor Roosevelt từng nói: “Một nhà lãnh đạo tốt là người biết truyền cảm hứng cho những người khác để họ có niềm tin vào nhà lãnh đạo. Một nhà lãnh đạo xuất sắc là người biết truyền cảm hứng cho những người khác để họ có niềm tin vào chính bản thân họ”. Nhưng làm thế nào để truyền cảm hứng cho người khác trong công việc? Ai đó từng nói, người ta không thể truyền cảm hứng trừ khi họ truyền cảm hứng cho chính bản thân họ. Nghĩa là, trước hết, họ phải chinh phục được cấp dưới bằng sự đam mê, lòng nhiệt thành của chính mình trong công việc. Thứ năng lượng tích cực này có khả năng thiêu cháy những lười nhác, nghi ngại quanh họ đồng thời kéo những con người có cùng đam mê, lòng nhiệt thành gắn kết với nhau. Nhưng để truyền cảm hứng cho người khác, rất cần khả năng thuyết phục. Thuyết phục cho cấp dưới thấy niềm đam mê, tầm nhìn, định hướng của mình là đúng đắn, chứ không phải mạo hiểm để từ đó, thu phục được sự tin tưởng của đồng sự.”
Lãnh đạo không nhất thiết luôn phải chèo lái cả đoàn người. Hãy tin tưởng giao việc cho những người tin cậy và đảm nhiệm vai trò của người dẫn dắt, khuyến khích và phát triển nhân tài. Tuy nhiên, hãy “lộ diện” và “ra tay” khi cần thiết. Và ngay sau đó, hãy trả “sân khấu” lại cho cấp dưới của bạn. Hãy nhớ, kĩ năng hay tố chất cầm quân thiên bẩm không làm nên một nhà lãnh đạo tài ba mà chính là khả năng dẫn dắt cũng như cách bạn tạo dựng một môi trường làm việc lành mạnh, tin tưởng, khuyến khích nhân viên phát triển.
Tạo niềm tin bằng sự nhất quán
Chưa tạo dựng được niềm tin với người khác thì đừng mơ đến sự ảnh hưởng. Niềm tin thì chỉ có một khi nhà quản trị đó có được sự nhất quán. Nghĩa là, cho nhân viên thấy hành động của họ, cách hành xử của họ đồng nhất với định hướng, chiến lược, quan điểm và lời nói. Họ minh bạch trong quản lý, thưởng phạt nghiêm minh, không giả dối, không nói hai lời. Cũng trong một nghiên cứu về lãnh đạo của Mỹ với sự tham gia của hơn 1.300 CEO cao cấp đã cho thấy, phẩm chất số một cần có ở nhà quản trị là tính nhất quán và có tới 71% số người tham gia khẳng định tính nhất quán là phẩm chất quan trọng nhất để nâng tầm ảnh hưởng.
Gắn kết mọi người
Mahatma Gandhi từng nói: “Có thời người ta lãnh đạo bằng cơ bắp. Nhưng ngày nay, lãnh đạo là sống hòa đồng với mọi người”. Càng tỏ ra lạnh lùng, xa cách chỉ càng khiến công cuộc tạo ảnh hưởng thêm gian nan mà thôi. Một nhà quản trị khôn ngoan sẽ luôn biết cách hòa mình vào tập thể và xây dựng một cộng đồng thoải mái, gần gũi như một gia đình khiến mọi thành viên yên tâm cống hiến.
Ở đây, cũng cần nhấn mạnh yếu tố luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu của nhà cầm quân. Lắng nghe vẫn cứ là cách để người đối diện cảm thấy được thấu hiểu cũng như giúp nhà quản trị tìm thấy điểm chung với nhân viên của họ. Về phía nhân viên, sự lắng nghe khiến họ cảm thấy được quan tâm và là một nhân tố quan trọng. Các buổi tụ tập sau mỗi sự kiện, dự án hay những kì nghỉ là cách để kéo các thành viên đến gần nhau hơn. Đây cũng là dịp để nhà cầm quân hiểu thêm tính cách của cấp dưới mình.
Trao quyền lực cho người khác
Nhiều người cho rằng, tạo cơ hội rồi trao quyền lực cho nhân viên chẳng khác gì khiến chiếc ghế của họ thêm nguy hiểm. Nhưng thực chất, một khi bạn là nhà cầm quân đầy nhiệt huyết, đam mê và có tầm nhìn thì đây là một chiến lược dùng người bài bản để lấy niềm tin và sự trung thành của cấp dưới. Càng tránh lạm dụng quyền lực, nhà quản trị càng khẳng định được tầm ảnh hưởng của mình. Bạn có thể mở các lớp huấn luyện, đào tạo về cách thức thực hiện công việc của bạn cho toàn thể nhân viên. Điều này vô cùng có lợi, họ không chỉ hiểu được phần nào công việc của bạn mà còn có thể đảm nhận một phần công việc đó. Bạn sẽ có thời gian để thực hiện những dự án mới. Trong khi đó nhân viên sẽ nghĩ rằng, bạn đang cổ vũ họ mở rộng kiến thức và kĩ năng, họ được làm công việc họ lựa chọn. Nó sẽ như một động lực để làm việc hăng say hơn dẫn đến hiệu suất làm việc tăng lên, thời gian chết ở công sở giảm đi.
Kỹ năng lãnh đạo tổ chức học tập
“Nhà tư tưởng hàng đầu trong lĩnh vực kinh doanh Peter Drucker từng nhận định “Phải đưa tri thức thành trung tâm của học thuyết mới về việc tạo ra sự thịnh vượng. Việc học hỏi, tạo dựng tri thức và biến chúng thành lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp đang là yêu cầu cấp thiết của các doanh nghiệp trong thời đại của tri thức hiện nay. Năng lực quản trị hiệu quả việc tạo sinh và quản lí và sử dụng tài sản tri thức đang trở thành một yêu cầu cấp thiết đối với các nhà lãnh đạo hiện đại.”
Người lãnh đạo được coi là người xây dựng tổ chức học tập, trước hết phải tạo quá trình tương tác giữa người lãnh đạo và dưới quyền, nơi quá trình học tập diễn ra. Người lãnh đạo thách thức mọi người bằng yêu cầu thực thi công việc với tri thức mới, cách thức mới hiệu quả hơn trong quá trình lao động sang tạo. Người lao động phải học tập đáp ứng yêu cầu công việc với tri thức mới hiệu quả hơn trong quá trình sáng tạo. Lãnh đạo đổi mới cũng có vai trò tạo động lực cho việc hình thành và phát triển tổ chức học tập
Lãnh đạo như là quá trình giáo dục còn thể hiện theo nghĩa tạo ra, tăng cường và áp dụng tri thức trong tổ chức (Evers, 1987). Theo nghĩa này, người lãnh đạo là người học tập. Người lãnh đạo còn tạo cấu trúc của tổ chức và tạo điều kiện cho mọi người học tập, trưởng thành và phát triển.
Học – học nữa – học mãi và học ở mọi nơi là điều bạn cần phải luôn tâm niệm nếu muốn trở thành một nhà lãnh đạo giỏi. Thông qua việc không ngừng học hỏi, bạn sẽ tích lũy được nhiều kiến thức, kinh nghiệm để theo kịp những thay đổi của thời đại, của sức ép cạnh tranh khốc liệt như hiện nay. Hơn nữa, việc này còn tạo động lực thúc đẩy mỗi nhân viên của bạn trong việc học và tự học của bản thân họ.
Để trở thành một nhà lãnh đạo được nhân viên nể phục không phải tự nhiên có mà cần phải được liên tục học tập, trau dồi kiến thức và rèn luyện. Hãy chứng tỏ cho mọi người thấy rằng bạn không chỉ là một vị sếp có đủ năng lực mà bạn còn là một nhà lãnh đạo thu phục được lòng người.
NĂM NGUYÊN LÝ CỦA TỔ CHỨC HỌC TẬP
Năm 1990, Peter Senge cho ra mắt tác phẩm The Fifth Discipline (Nguyên Lý Thứ Năm), tác phẩm đã giúp ông trở thành một trong những nhà tư tưởng vĩ đại nhất về quản trị. Và đây là tóm tắt về 5 Nguyên lý quan trọng của Tổ chức Học tập mà Peter Senge đã đề cấp đến trong tác phẩm của mình: làm chủ bản thân, chia sẻ tầm nhìn, mô hình tư duy, học tập theo đội, và tư duy hệ thống:
(1)Làm chủ bản thân (Personal Mastery)
– Các tổ chức học tập chủ yếu thông qua quá trình học tập của các cá nhân trong tổ chức, tuy nhiên học tập cá nhân không đảm bảo tạo ra một “tổ chức học tập”. Làm chủ bản thân là nguyên lý theo đó các cá nhân không ngừng xác định và xây dựng tầm nhìn cho mình, tập trung năng lượng của mình, phát triển tính kiên nhẫn và quan sát thực tế một cách khách quan. Sự làm chủ này (mastery) vượt lên trên năng lực và kỹ năng cá nhân mặc dù đã bao hàm những yếu tố này.
– Các cá nhân có mức độ làm chủ bản thân cao luôn học hỏi không ngừng, và biết rõ những điểm chưa hoàn thiện của mình, biết rõ sự “ngu dốt” của mình và cần phải hoàn thiện những gì.
(2)Chia sẻ tầm nhìn (Share vision)
– Các cá nhân thiết lập sự cam kết với đội/nhóm làm việc của mình, cùng xây dựng/chia sẻ tầm nhìn chung về tương lai của tổ chức, và phát triển các nguyên tắc và hoạt động hỗ trợ cho quá trình dẫn đến tương lai đó.
(3)Mô hình tư duy (Mental models)
– Mô hình tư duy là các giả thiết, sự khái quát, định kiến, và cả các hình ảnh đã ăn sâu vào cách suy nghĩ của các cá nhân và ảnh hưởng đến cách mà cá nhân đó nhìn nhận về thế giới xung quanh và hành động.
– Trong tổ chức học tập, mỗi cá nhân không ngừng xác định, làm rõ và hoàn thiện cách mà họ nhìn nhận về thế giới xung quanh.
(4)Học tập theo đội (Team learning)
– Khả năng và kỹ năng tư duy cho phép các tổ/đội xây dựng trí tuệ, năng lực của tổ/đội lớn hơn năng lực của các cá nhân trong tổ/đội cộng lại.
(5)Tư duy hệ thống (Systematic thinking)
– Tư duy hệ thống là điểm quan trọng nhất trong học thuyết “Tổ chức học tập” của Peter Senge. Tư duy hệ thống là nguyên lý có vai trò kết nối tất cả các nguyên lý còn lại của tổ chức học tập bao gồm làm chủ bản thân, tầm nhìn chia sẻ, học tập theo tổ đội và mô hình tư duy. Đó là cách suy nghĩ, ngôn ngữ sử dụng để mô tả và cảm nhận về các lực lượng hay các mối quan hệ tạo nên các hành vi trong hệ thống tổ chức.
– Tư duy hệ thống giúp cán bộ quản lý cũng như nhân viên tìm hiểu cách thức thay đổi hệ thống hiệu quả hơn và hành động phù hợp với các quy trình rộng lớn hơn của bối cảnh kinh tế và tự nhiên bên ngoài hệ thống.
– Tư duy hệ thống giúp mỗi nhân viên vận dụng cách tiếp cận hệ thống khi ra quyết định thay vì chỉ tập trung vào một khía cạnh hay vấn đề của riêng họ.
Ở khu vực Châu Á, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan là những quốc gia đi đầu trong việc áp dụng tổ chức học tập trong cả khu vực tư nhân và khu vực công. Ví dụ, tại Singapore, Chính phủ đã thử nghiệm áp dụng tổ chức học tập vào lực lượng cảnh sát. Tại Đài Loan, Chính quyền thành phố Kaohsiung đã lọt top 20 cơ quan áp dụng tổ chức học tập tốt nhất thế giới năm 2014
Ở Việt Nam, các tập đoàn như FPT, Viettel, Vingroup hay ngân hàng Techcombank chính là những đơn vị đi đầu trong việc xây dựng tổ chức của họ thực sự trở thành môt tổ chức học tập.
Kỹ năng xây dựng văn hóa tổ chức
Thuật ngữ “văn hóa tổ chức” (organisational culture) xuất hiện lần đầu tiên trên báo chí Mỹ vào khoảng thập niên 1960. Thuật ngữ tương đương “văn hóa công ty” (corporate culture) xuất hiện muộn hơn, khoảng thập niên 1970, và trở nên hết sức phổ biến sau khi tác phẩm Văn hóa công ty của Terrence Deal và Atlan Kennedy được xuất bản tại Mỹ năm 1982.
Hai chuyên gia của Trường cao học Kinh doanh Harvard là Thomas Peters và Robert Waterman cũng sử dụng thuật ngữ này trong cuốn sách nổi tiếng Đi tìm sự ưu việt (In search of excellence) xuất bản cùng năm, trong đó hai chuyên gia này viết:“Tính vượt trội và thống nhất của văn hóa là một tính chất căn bản của những công ty có chất lượng cao nhất. Hơn nữa, nếu văn hóa [công ty] càng mạnh và càng được định hướng tập trung vào thị trường, công ty càng không phải cần đến những cẩm nang hướng dẫn chính sách, những biểu đồ tổ chức, hay các qui tắc, thủ tục rườm rà. Trong những công ty này, mọi người từ cấp cao nhất đến cấp thấp nhất đều biết rõ mình phải làm gì trong phần lớn mọi tình huống vì các giá trị định hướng của công ty đều hết sức rõ ràng”
“Văn hóa công ty” đã trở thành một loại ngôn ngữ thời trang của các nhà quản trị kinh doanh Hoa Kỳ kể từ thập niên 1960 – 1970. Dĩ nhiên, giống như bao loại thời trang trí thức khác, thuật ngữ này cũng có khả năng đi vào quên lãng trong một tương lai không xa, nhưng cho dù có phải vào “viện bảo tàng”, khái niệm “văn hóa tổ chức/công ty” nhất định cũng để lại một dấu ấn sâu đậm trong công tác quản lý tổ chức nói chung và công tác quản trị kinh doanh nói riêng.
Văn hóa công ty” đã trở thành một loại ngôn ngữ thời trang của các nhà quản trị kinh doanh Hoa Kỳ kể từ thập niên 1960 – 1970. Dĩ nhiên, giống như bao loại thời trang trí thức khác, thuật ngữ này cũng có khả năng đi vào quên lãng trong một tương lai không xa, nhưng cho dù có phải vào “viện bảo tàng”, khái niệm “văn hóa tổ chức/công ty” nhất định cũng để lại một dấu ấn sâu đậm trong công tác quản lý tổ chức nói chung và công tác quản trị kinh doanh nói riêng.
Văn hóa tổ chức/công ty là gì?
Tổng hợp các quan điểm của Deal, Kennedy, Peters, Waterman và Geert Hofstede, có thể xác định năm đặc trưng cơ bản của văn hóa tổ chức/công ty:
1. Tính tổng thể: văn hóa của toàn bộ tổ chức nhìn từ góc độ tổng thể, không phải là một phép cộng đơn thuần các yếu tố rời rạc, đơn lẻ.
2. Tính lịch sử: văn hóa tổ chức/công ty bắt nguồn từ lịch sử hình thành và phát triển của tổ chức/công ty.
3. Tính nghi thức: mỗi tổ chức/công ty thường có nghi thức, biểu tượng đặc trưng. Chẳng hạn trong các công ty Hàn Quốc hay Nhật Bản, các nhân viên thường hô to các khẩu hiệu của công ty khi cuộc họp kết thúc.
4. Tính xã hội: văn hóa tổ chức/công ty do chính tổ chức/công ty sáng tạo, duy trì và có thể phá vỡ. Nói cách khác, văn hóa tổ chức/công ty, không giống như văn hóa dân tộc, là một kiến lập xã hội.
5. Tính bảo thủ: văn hóa tổ chức/công ty một khi đã được xác lập thì sẽ khó thay đổi theo thời gian, giống như văn hóa dân tộc.
Nói gọn lại, như Hofstede đã định nghĩa, “văn hóa tổ chức/công ty” là “lập trình tập thể một đầu óc có tính khu biệt các thành viên của một tổ chức này với các tổ chức khác”.
Hai khái niệm quan trọng nhất trong định nghĩa này là “lập trình” và “khu biệt”. Các cá nhân trực thuộc một tổ chức được “lập trình” để hành động hay ứng xử theo một mô hình nhất định. Mô hình này có những nét khu biệt giúp chúng ta có thể phân biệt một tổ chức này với những tổ chức khác.
Theo quan điểm của Peters và Waterman, một công ty cần phải xây dựng một mô hình văn hóa mạnh để có thể định vị sâu trong thị trường mục văn hóa mạnh là gây ấn tượng sâu sắc cho người quan sát dù là ấn tượng tích cực hay tiêu cực.
Trường hợp Công ty IBM là một ví dụ. Dưới cái nhìn của Peters và Waterman, Công ty IBM là điển hình của một công ty có nền văn hóa mạnh; nhưng Max Pagès, một nhà xã hội học Pháp, lại hết sức chán ngán công ty này, gọi đó là một “giáo hội mới”.
Chúng ta có thể hiểu được quan điểm của Pagès: về phương diện văn hóa tổ chức, Pháp nói riêng và châu Âu nói chung có khuynh hướng thiên về hệ thống cấp bậc, tôn trọng qui tắc, do đó thường dễ nảy sinh tệ nạn quan liêu, thủ tục rườm rà.
Công ty Mỹ thường có khuynh hướng phân bố quyền lực nhiều hơn cho cấp dưới, tổ chức các phòng ban sao cho đạt hiệu quả cao nhất, không duy trì một hệ thống “duy lý” theo kiểu Pháp. Nhưng so với các công ty khu vực Bắc Âu như Đan Mạch, Na Uy, Thụy Điển, công ty Mỹ vẫn có vẻ nặng tinh thần hệ thống, nhấn mạnh yếu tố tôn ti trật tự, vì người dân Bắc Âu rất ghét những qui tắc đã được ấn định sẵn, những hệ thống vận hành có sức ràng buộc lớn.
Các mô hình văn hóa tổ chức/công ty
Nói đến văn hóa tổ chức/công ty không thể tách rời việc thảo luận về vai trò và chức năng của người lãnh đạo tổ chức hay công ty. Các nhà nghiên cứu về văn hóa tổ chức/công ty thường chia ra sáu mô hình văn hóa chính dựa trên vai trò của nhà lãnh đạo:
1- Văn hóa quyền lực: đặc trưng chính của mô hình này là thủ trưởng cơ quan nắm quyền lực hầu như tuyệt đối. Thái độ của tổ chức mang định hướng quyền lực thường có thái độ tấn công đối với các tổ chức khác, “nhẹ” nhất là “thu mua” hay “sáp nhập”. Các nhân viên trong tổ chức này thường có biểu hiện tham vọng quyền lực cao, thậm chí có thể hi sinh lợi ích kinh tế để được… ngồi lên đầu thiên hạ.
2- Văn hóa gương mẫu: vai trò chính của lãnh đạo trong mô hình tổ chức này là làm gương cho cấp dưới noi theo. Nói cách khác, lãnh đạo thường phải là một nhân vật có tầm cỡ về tài năng và đức độ, được mọi người sùng bái, kính phục. Các nhân viên thường chú trọng đến qui tắc, chuẩn mực, nề nếp trong mọi công việc.
3- Văn hóa nhiệm vụ: vai trò người lãnh đạo không quá quan trọng như trong hai mô hình nêu trên. Chức vụ trong tổ chức theo mô hình này dựa trên nhiệm vụ được giao hơn là dựa trên hệ thống phân bố quyền lực. Các nhân viên thường được phân bố làm việc trong những nhóm xuyên chức năng tùy theo từng dự án nên ý thức quyền lực không cao.
4- Văn hóa chấp nhận rủi ro: vai trò của người lãnh đạo là khuyến khích các nhân viên làm việc trong tinh thần sáng tạo, dám nhận lãnh trách nhiệm, dám mạnh dạn xử lý một vấn đề theo định hướng phù hợp với quyền lợi chung của tổ chức khi chưa nhận được chỉ thị trực tiếp từ cấp trên.
5- Văn hóa đề cao vai trò cá nhân: trong các tổ chức nghiên cứu, có tính học thuật cao, như trường đại học hay các bộ phận chuyên trách nghiên cứu và phát triển sản phẩm (R&D) của các công ty lớn, vai trò của từng cá nhân tương đối có tính tự trị cao. Do đó vai trò của người lãnh đạo là khéo léo hướng dẫn những cá nhân có đầu óc sáng tạo cao vào các mục tiêu chung của tổ chức và không có thái độ phô trương quyền uy đối với họ.
6- Văn hóa đề cao vai trò tập thể: vai trò của người lãnh đạo được hòa tan và chia sẻ cho một nhóm người theo kiểu bộ tộc, hội đồng kỳ mục, băng nhóm, bang hội… Dĩ nhiên, khi biết sử dụng sức mạnh của tập thể để hoàn thành các mục tiêu riêng của mình, người lãnh đạo trở thành “nhà độc tài” trong mô hình văn hóa quyền lực.
Có thể xác định “bản sắc văn hóa” của một tổ chức bằng cách khảo sát các đặc điểm vượt trội nhất của tổ chức đó và phải sẵn sàng chấp nhận những yếu tố pha trộn.
Trong một cuộc điều tra bỏ túi tại Trung tâm Hợp tác quốc tế (Học viện Ngân hàng TP.HCM) do giáo sư Michael Knowles (Đại học Monash, Úc) tiến hành, đa số các học viên (hầu hết đều trong cương vị quản lý) khi được yêu cầu tự chọn mô hình văn hóa tổ chức lý tưởng, đều chọn mô hình “văn hóa gương mẫu” kết hợp với mô hình “văn hóa nhiệm vụ”.
Điều này phù hợp với văn hóa VN là nhấn mạnh phẩm chất đạo đức trong vai trò lãnh đạo, nhưng đồng thời cũng không muốn lãnh đạo trở thành nhà độc tài theo mô hình “văn hóa quyền lực”. Hầu hết đều thống nhất ý kiến chức vụ phải phù hợp với năng lực và nhiệm vụ được giao.
Vai trò lãnh đạo/quá trình tăng trưởng của tổ chức
Việc phân tích quá trình tăng trưởng của một nhóm, một tổ chức đóng vai trò then chốt để thực hiện vai trò và chức năng lãnh đạo trong điều kiện tối ưu. Có thể chia quá trình tăng trưởng của một tổ chức ra bốn giai đoạn chính: hình thành, xung đột, bình thường hóa và vận hành tốt.
Trong giai đoạn một tổ chức mới hình thành, vai trò của nhà lãnh đạo hầu như là quyết định. Ông ta phải can thiệp khá sâu vào nội bộ của tổ chức và phải tham gia hầu hết mọi quyết định. Trong giai đoạn kế tiếp, nhóm bắt đầu có sự xung đột giữa các thành viên.
Vai trò chính của nhà lãnh đạo là dàn xếp, tư vấn, điều phối, xây dựng quan hệ tốt trong tổ chức. Khi tổ chức đã đi vào hoạt động trong trạng thái tương đối ổn định, quyền lực của lãnh đạo phải được chuyển giao dần cho cấp dưới.
Quan hệ giữa lãnh đạo và thuộc cấp gần như là quan hệ hợp tác, không phải quan hệ ra chỉ thị và nhận chỉ thị. Trong giai đoạn tăng trưởng cao nhất khi tổ chức đã vận hành nhuần nhuyễn, có thể tự ra mọi quyết định quan trọng, người lãnh đạo phải rút hẳn ra khỏi khâu quản lý trực tiếp để đóng vai trò kích thích sáng tạo, đổi mới trong tổ chức, cung cấp tầm nhìn chiến lược cho tương lai. Vì trong đỉnh cao vinh quang đã ẩn chứa mầm mống của suy tàn. Đây cũng chính là lúc tổ chức dễ rơi vào trạng thái tự mãn, quan liêu, thiếu động lực tăng trưởng.
Như vậy, có thể tạm kết luận: người lãnh đạo phải linh động, thích nghi với từng giai đoạn phát triển trong chu kỳ sống của tổ chức. Nếu đem áp dụng một phong cách lãnh đạo chỉ phù hợp với giai đoạn “sơ sinh” cho một tổ chức đã trưởng thành thì kết quả sẽ là phản tác dụng, thậm chí góp phần đẩy nhanh sự tan rã hoàn toàn của tổ chức.
Áp dụng một phong cách lãnh đạo chỉ phù hợp với giai đoạn “sơ sinh” cho một tổ chức đã trưởng thành thì kết quả sẽ là phản tác dụng, thậm chí góp phần đẩy nhanh sự tan rã hoàn toàn của tổ chức. Khi tổ chức đã vận hành nhuần nhuyễn, có thể tự ra mọi quyết định quan trọng, người lãnh đạo phải rút hẳn ra khỏi khâu quản lý trực tiếp để đóng vai trò kích thích sáng tạo, đổi mới trong tổ chức, cung cấp tầm nhìn chiến lược cho tương lai.
Nhà lãnh đạo hiện đại cần rèn luyện những kỹ năng đặc biệt sau đây?
Quản lý sự biến động
Tố chất này bao gồm các khả năng về hoạch định, tổ chức và điều hành doanh nghiệp, và tổ chức công việc cá nhân. Hoạch định là quá trình thiết lập các mục tiêu, xây dựng các chiến lược và kế hoạch để thực hiện các mục tiêu. Trong quá trình này, nhà lãnh đạo phải dự kiến được các khó khăn, trở ngại, những biến động của môi trường kinh doanh và có những kế hoạch dự phòng.
Người lãnh đạo có tầm vóc luôn trăn trở về con đường phát triển của doanh nghiệp với câu hỏi chính: “Doanh nghiệp trong 5, 10 và 20 năm tới sẽ như thế nào?”.
Xu thế toàn cầu hóa có ảnh hưởng rất mạnh đến câu hỏi này. Không còn giới hạn câu trả lời trong phạm vi một ngành và một quốc gia, mà đã đến lúc phải định vị nó trong bối cảnh cạnh tranh và hợp tác toàn cầu.
Truyền thông
Gửi và nhận thông tin rõ ràng, chính xác, đầy đủ và hiệu quả là yêu cầu của kỹ năng này. Nói, thuyết phục và trình bày hiện nay được coi là kỹ năng truyền thông quan trọng bậc nhất của một nhà lãnh đạo. Có ý tưởng nhưng không thuyết phục được người khác tin và làm theo thì chắc chắn sẽ thất bại. Mô hình các nhà lãnh đạo “lẳng lặng mà làm” không còn chỗ đứng vì “im lặng là vàng nhưng lời nói đúng lúc là kim cương”.
Một điểm yếu mà nhiều nhà lãnh đạo hay mắc phải là không biết lắng nghe. Nghe và chấp nhận sự khác biệt là yếu tố quan trọng của phát triển.
Tự động viên
Tự động viên là một kỹ năng rất cần thiết để luôn có tinh thần lạc quan và có cái nhìn tích cực đối với công việc của mình. Đừng chờ sự công nhận và động viên từ người khác, chính chúng ta phải là người đầu tiên nhìn thấy những điểm mạnh, những đóng góp, thành công của mình dù đó là những thành công nhỏ nhất.
Đôi khi thước đo quan trọng nhất chính là so với chính mình, mình đã làm tốt hết mức của mình chưa, mình đã thực lòng với mọi người chưa? Nếu câu trả lời là có, chúng ta có thể tự tin và đi tiếp con đường của mình.
<
[ad_2]
Source link