QUY LUẬT TRONG SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ CỦA TRẺ EM

[ad_1]

Description: gia đình 4 người đi chơi vui vẻViệc tìm hiểu về các quy luật phát triển tâm lý của trẻ em không chỉ là nhiệm vụ của các nhà tâm lý học mà còn là nhiệm vụ của cha mẹ, thầy cô và của toàn xã hội. Nắm được các quy luật phát triển tâm lý của trẻ em sẽ giúp chúng ta hạn chế tối đa được những ảnh hưởng xấu cũng như thúc đẩy những tác động tốt đến trẻ em.

Tính không đồng đều của sự phát triển tâm lý còn thể hiện ở chỗ có sự khác biệt về sự phát triển tâm lý giữa các cá nhân trong cùng một độ tuổi.

 

 

  1. XÉT TRONG TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA MỖI CÁ THỂ

    • Sự phát triển của mỗi cá thể đều mang tính không đồng đều. Trong tiến trình đó, có giai đoạn sự phát triển được thực hiện với một tốc độ nhanh chóng, lại có  giai đoạn tốc độ chậm chạp hơn.
    •  Đặc biệt tuổi càng nhỏ thì tốc độ phát triển càng nhanh. Đối với trẻ em lứa tuổi mẫu giáo thì tốc độ phát triển nhanh đến mức mà sự thay đổi có thể tính được trong hàng tháng, thậm chí hàng tuần.
    • 4 tháng tuổi trẻ giữ được đầu mình, phối hợp đầu, hai mắt, hai tay, tự lẫy sấp, ngửa.
    •  5 tháng có thể sử dụng hai tay, làm cử chỉ, nắm chân đưa lên miệng.
    • Trẻ em gồm nhiều độ tuổi khác nhau, mỗi độ tuổi lại có sự phát triển riêng. Ví dụ ở giai đoạn từ 0 đến 15 tháng trẻ em hay trẻ sơ sinh có một số quy luật tâm lý cơ bản sau: Trẻ chủ yếu giao tiếp xúc cảm trực tiếp với người lớn; Sự phát triển vận động, hoạt động với đồ vật và định hướng vào môi trường xung quanh
  • Trong tiến trình phát triển có những giai đoạn phát cảm của một vài chức năng tâm lý,đặc biệt là sự chín muồi của hệ thần kinh khiến cho một chức năng tâm lý nào đó phát triển rất nhanh. .
  • Sự phát triển ngôn ngữ diễn ra đặc biệt nhanh từ 2 – 5 tuổi, đặc biệt tuổi lên 3.  Đây là thời kỳ phát cảm ngôn ngữ. Tuổi mẫu giáo xúc cảm thẩm mỹ phát triển mạnh (kể chuyện, đọc thơ rất diễn cảm).
  • Phát hiện ra những thời kỳ phát cảm để giúp nhà giáo dục tìm cách phát triển những chức năng tâm lý đó thật đúng lúc. Nếu để chậm hoặc sớm quá thì sự phát triển sẽ khó thực hiện
  • Trẻ mẫu giáo thích hát múa và học hát múa nhanh nếu bỏ qua giai đoạn này thì sẽ khó phát triển về mặt này.
  • Trẻ lên 3 học nói – nói nhanh, hay “xuyên tạc” ngôn ngữ – do đó tập và uốn nắn ngôn ngữ cho trẻ.
  • Trẻ 5 – 6 tuổi mà bắt làm toán chưa đúng lúc thì gây hiệu quả nghiêm trọng.

2.XÉT SỰ PHÁT TRIỂN GIỮA TRẺ NÀY VỚI TRẺ KHÁC

  • Trong quá trình phát triển, mỗi đứa trẻ trải qua con đường phát triển theo cách riêng của mình với những tốc độ, nhịp độ, khuynh hướng riêng.
  • Sự phát triển không đồng đều đó thể hiện ở chỗ có những trẻ giai đoạn phát triển xuất hiện sớm hoặc chậm hơn so với những trẻ khác. Có những thời kỳ chuyển biến tương đối chậm, từ từ trong suốt thời gian dài. Có những thời kỳ thay đổi rõ rệt, nhảy vọt có liên quan đến sự biến mất những nét tâm lý cũ và xuất hiện những nét tâm lý mới.
  • Sự khác biệt này rõ rệt trong từng dạng hoạt động riêng biệt cũng như nhịp độ phát triển các quá trình và phẩm chất tâm lý.
  • Trong cùng một nhóm trẻ, cháu thì vẽ được những bức tranh rất có ý nghĩa, cháu thì không thể vẽ được. Cháu thì múa rất đẹp đúng nhịp theo sự hướng dẫn của cô, cháu thì vụng về lúng túng. Có trẻ thì ham hiểu biết, hay đưa ra những câu hỏi, có trẻ thì thờ ơ với mọi sự vật, hiện tượng.
  • Bên cạnh những khác biệt về nhịp độ và tốc độ phát triển, ở trẻ em còn bộc lộ những khác biệt trong các phẩm chất tâm lý cá nhân như tính cách, năng lực, hứng thú…
  • Có trẻ điềm đạm, có trẻ hiếu động, nghịch ngợm, có trẻ ham thích một cái gì đó, có trẻ chẳng tỏ ra hứng thú gì…
  • Tất cả điều này tạo ra những khuynh hướng phát triển khác nhau giữa các trẻ và tạo ra cái riêng, không lặp lại của trẻ.

Nguyên nhân của sự phát triển không đồng đều giữa những đứa trẻ.

  • Tính không đồng đều trong sự phát triển tâm lý được quy định bởi sự tác động của rất nhiều điều kiện:
  • Sự phát triển tâm lý trẻ phụ thuộc vào môi trường và giáo dục. Môi trường sống khác nhau, điều kiện sống và giáo dục khác nhau tạo ra những nhân cách và những hứng thú, phẩm chất nhân cách, trình độ phát triển trí tuệ khác nhau.
  • Thái độ của trẻ đối với thế giới khách quan không giống nhau: Thực chất không bao giờ có sự đồng nhất về điều kiện sống và giáo dục đối với 2 đứa trẻ cho dù là hai đứa trẻ sinh đôi cùng trứng và bố mẹ đối xử, chăm sóc chúng như nhau.
  •  Nhưng những đứa trẻ này vẫn không giống nhau về sự phát triển tâm lý mà nguyên nhân chính là trẻ biểu lộ trong thái độ đối với thế giới, với môi trường xung quanh. Thái độ này phủ định các đặc điểm cá nhân của sự phát triển tâm lý của trẻ.
  • Sự phát triển tâm lý của trẻ còn phụ thuộc vào mức độ tích cực của trẻ tham gia hoạt động. Hoạt động của mỗi đứa trẻ bị thúc đẩy bởi động cơ khác nhau. Nội dung hoạt động khác nhau, kỹ năng hoạt động khác nhau do đó tạo ra kết quả hoạt động khác nhau. Kết quả hoạt động khác nhau dẫn tới mức độ phát triển tâm lý sâu sắc khác nhau.
  • Hoạt động của trẻ diễn ra trong không gian thời gian khác nhau điều đó làm cho chất lượng của hoạt động khác nhau ở mỗi đứa trẻ.
  • Điều kiện sinh học khác nhau tạo nên sự khác nhau về khí chất, cá tính, về sự phát triển nhân lực, trí tuệ, ngôn ngữ… giữa trẻ với nhau.
  • Nói chung, tính tích cực hoạt động của trẻ giữ vị trí quan trọng trong sự phát triển tâm lý.
  • Tuy nhiên thái độ đối với thế giới vẫn là nguyên nhân chính trong sự phát triển không đồng đều ấy.
  • Sự phát triển không đồng đều này giúp chúng ta trong công tác giáo dục làm sao không rập khuôn, áp đặt trẻ, tôn trọng cá tính riêng của trẻ.
  • Sự phát triển tâm lý của trẻ còn phụ thuộc vào mức độ tích cực của trẻ tham gia hoạt động. Hoạt động của mỗi đứa trẻ bị thúc đẩy bởi động cơ khác nhau. Nội dung hoạt động khác nhau, kỹ năng hoạt động khác nhau do đó tạo ra kết quả hoạt động khác nhau. Kết quả hoạt động khác nhau dẫn tới mức độ phát triển tâm lý sâu sắc khác nhau.
  • Hoạt động của trẻ diễn ra trong không gian thời gian khác nhau điều đó làm cho chất lượng của hoạt động khác nhau ở mỗi đứa trẻ.

Sự phát triển tâm lý của trẻ em tuần hoàn toàn tuân theo các quy luật từ xã hội. Dù có tinh tế, cá tính nổi trội đến đâu, mà thiếu vắng vai trò của giáo dục và điều kiện sống, thì trẻ vẫn không thể hướng đến một thực thể toàn diện được.

Phát triển là khái niệm mà tất cả trẻ em đều trải qua. Theo đó, sự phát triển tâm lý của trẻ em là tiến trình trẻ dần học và thuần thục các kỹ năng cao hơn theo độ tuổi. Chẳng hạn, kỹ năng ngồi, bò, tập đi, tập nói, leo trèo, chơi cùng bạn bè,…

Sự phát triển của trẻ về tâm lý thể hiện ở các khía cạnh, bao gồm:

  • Sự phát triển về nhận thức ở trẻ: Là quá trình trẻ học các kỹ năng và cách thức giải quyết vấn đề trong môi trường xung quanh mình. Ví dụ, học cách khám phá, cách nghiên cứu các hiện tượng, học kỹ năng phán đoán, suy luận,…
  • Sự phát triển vận động: Bao gồm cả vận động tinh – sử dụng cơ, ngón tay, chân cho hoạt động chi tiết nhỏ như cầm muỗng, xâu kim,…Và vận động thô – bao gồm việc sử dụng các cơ lớn như học ngồi, học leo trèo, học chạy, đá bóng,…
  • Sự phát triển lời nói và ngôn ngữ: Là khả năng hiểu và bộc lộ ngôn ngữ. Ví dụ, trẻ quay đầu lại khi được gọi tên, biết chỉ vào mẹ và nói “Mẹ”.
  • Sự phát triển về cảm xúc, tình cảm, quan hệ xã hội: Bao gồm kỹ năng giao tiếp, tương tác, cũng như khả năng tự điều tiết cảm xúc bản thân. Ví dụ, trẻ 4 tháng tuổi có thể nở “nụ cười xã hội”, 10 tháng tuổi biết giơ tay tạm biệt,…

QUY LUẬT TRONG SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ CỦA TRẺ EM

Tâm lý con người và tâm lý động vật luôn luôn phát triển. Tuy nhiên tính chất và nội dung của quá trình phát triển trong thế giới động vật và ở con người khác nhau. Cơ chế chủ yếu của sự phát triển tâm lý động vật là sự truyền kinh nghiệm từ thế hệ trước đến thế hệ sau bằng quy luật di truyền sinh học. Đặc điểm của các chức năng tâm lý người là chúng được phát triển trong quá trình trẻ lĩnh hội kinh nghiệm – lịch sử, theo quy luật di truyền xã hội hay kế thừa văn hoá.

MỘT LÀ, TÍNH MỀM DẺO VÀ KHẢ NĂNG BÙ TRỪ

 

Trẻ em có hệ thần kinh rất mềm dẻo, linh hoạt. Dựa trên cơ sở đó, những yếu tố từ môi trường, giáo dục có thể tác động làm thay đổi tâm lý trẻ. Ví dụ: đứa trẻ bị tổn thương tâm lý vì sự bạo hành gia đình, trở nên nhút nhát, mặc cảm, tự ti có thể sẽ cảm thấy hạnh phúc, tự tin hơn nếu gia đình thay đổi cách hành xử theo hướng tích cực, thầy cô và bạn bè quan tâm, giúp đỡ.

Tính mềm dẻo này còn sản sinh khả năng linh hoạt bù trừ. Khi một chức năng nào đó của trẻ yếu đi, lập tức một chức năng khác sẽ nổi trội lên để bù trừ lại. Ví dụ, một đứa trẻ câm điếc từ nhỏ, nhưng khả năng đàn và hoạt động các ngón tay lại vô cùng xuất sắc. Hoặc, một đứa trẻ yếu kém ngôn ngữ giao tiếp, nhưng lại thể hiện sự tài hoa qua khả năng hội họa.

Sự mềm dẻo, linh hoạt đó cũng tạo ra khả năng bù trừ trong sự phát triển tâm sinh lý của trẻ. Có nghĩa là khi một chức năng sinh lý, tâm lý nào đó bị thiếu sót, hạn chế thì sẽ có một chức năng khác được tăng cường để bù đắp lại. Ví dụ: những người khiếm thị (khả năng nhìn bị suy giảm nghiêm trọng hoặc mất đi hoàn toàn) thường có thính giác (khả năng nghe) rất nhạy cảm; Người tự ti về ngoại hình, sức khỏe thường có xu hướng cố gắng bù trừ bằng cách nỗ lực học giỏi, cư xử tốt để được mọi người ghi nhận…

Hệ thần kinh của trẻ em rất mềm dẻo. Dựa trên tính mềm dẻo của hệ thần kinh mà tác động của giáo dục có thể làm thay đổi tâm lí trẻ. Tính mềm dẻo cũng tạo khả năng bù trừ, khi một chức năng tâm lí hoặc sinh lí nào đó yếu hoặc thiếu thì những chức năng tâm lí khác được tăng cường, phát triển mạnh hơn để bù đắp hoạt động không đầy đủ của chức năng bị yếu hay bị hỏng. Nếu khuyệt tật của thị giác được bù đắp bằng sự phát triển mạnh mẽ hoạt động của thính giác. Trí nhớ kém có thể được bù trừ bằng tính tổ chức cao, tính chính xác của hoạt động.

Đó là một số quy luật cơ bản của sự phát triển tâm lí trẻ em. Nhưng những quy luật đó chỉ là một xu thế của sự phát triển tâm lí của trẻ có thể xảy ra. Những quy luật đó có sau so với ảnh hưởng của môi trường (trong đó có giáo dục). Sự phát triển và ngay cả tính độc đáo của những xu thế đó cũng phụ thuộc vào điều kiện sống của trẻ em (trước hết là giáo dục).

Sự phát triển tâm lí của trẻ em không tuân theo quy luật sinh học, mà tuân theo quy luật xã hội. Dù có bộ óc tinh vi đến đâu chăng nữa, nhưng không sống trong xã hội loại người thì trẻ cũng không thể trở thành thực thể người với đầy đủ tính xã hội của nó.

HAI LÀ, TÍNH TOÀN VẸN CỦA TÂM LÍ

Description: sự phát triển tâm lý của trẻ trong 6 năm đầuTính trọn vẹn trong tâm lý trẻ được hiểu là sự tổng hợp lại các trạng thái tâm lý. Quy luật này thể hiện ở việc trẻ bắt đầu hiểu rõ, gọi tên được các dạng cảm xúc, tình cảm mình trải qua. Tổng hợp các trạng thái tình cảm này lại, có thể phát triển thành những tình cảm lớn hơn, như tình yêu nước, tình bằng hữu,…Vì tâm lý con người, theo thời gian, phát triển theo hướng toàn vẹn, bền vững, và thống nhất. Sự định hình nhân cách trẻ sau này như thế nào, là phụ thuộc và sự phát triển tâm lý của trẻ em trong 6 năm đầu đời.

Quy luật toàn vẹn trong tâm lý trẻ còn phụ thuộc vào động cơ hành vi chủ đạo của các bé. Trong “chiếc nôi” của giáo dục, trẻ dần mở rộng giá trị sống, kinh nghiệm xã hội. Từ đó, hành vi chủ đạo của các bé dần mang màu sắc cá nhân hơn. Nghĩa là, các bé ngày càng tự giác, tuân thủ quy luật xã hội, bộc lộ rõ cá tính riêng của mình.

 

 

 

 

Description: Quy luat phat trien tam ly o tre emTrẻ thường hành động vì muốn đạt được một mục đích nào đó, hoặc thỏa mãn một nhu cầu cá nhân nào đó. Khi trưởng thành, mục đích này dần mang tính xã hội hơn. Trẻ mang trách nhiệm và nghĩa vụ xã hội đậm đặc hơn, vừa muốn thỏa mãn bản thân, vừa tuân thủ theo các nền tảng đạo đức xã hội. Tất cả thúc đẩy trẻ hướng đến phát triển bản thân toàn diện và tích cực.

Cùng với sự phát triển của xã hội, tâm lí của con người ngày càng có tính trọn vẹn, thống nhất và bền vững. Sự phát triển tâm lí đã chuyển biến dần các trạng thái tâm lí thành các đặc điểm tâm lí cá nhân. Tâm lí trẻ nhỏ phần lớn là một tổ hợp thiếu hệ thống với những tâm trạng rời rạc khác nhau. Theo thời gian và những tác động từ môi trường cùng quá trình học hỏi của trẻ, những tâm trạng đó dần chuyển thành các nét tình cách. Ví dụ: những tâm trạng, hành vi khó chịu, bực bội, cáu gắt diễn ra trong thời gian dài sẽ hình thành tính cách nóng nảy, hấp tấp.

Quy luật phát triển tâm lý ở trẻ em

Tính trọn vẹn của tâm lí phụ thuộc khá nhiều vào động cơ hành vi của trẻ. Cùng với giáo dục, cùng với sự mở rộng kinh nghiệm sống, những động cơ hành vi của trẻ ngày càng trở nên tự giác, có ý nghĩa xã hội và ngày càng bộc lộ rõ trong nhân cách của trẻ. Trẻ mẫu giáo thường hành động vì muốn thỏa mãn một điều gì đó và động cơ đó thay đổi luôn trong một ngày. Những thiếu niên và thanh niên thường hành động do động cơ xã hội, do tinh thần nghĩa vụ, do sự phát triển toàn diện của bản thân thúc đẩy.

 

 

BA LÀ, TÍNH KHÔNG ĐỒNG ĐỀU CỦA SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ

Sự phát triển tâm lý trẻ em diễn ra không đồng đều và nhiều thay đổi, biến động liên tục. Xét trong cùng một cá nhân, ở những giai đoạn khác nhau, sự phát triển tâm lý cũng diễn ra khác nhau. Ví dụ: sự phát triển tâm lý ở trẻ nhỏ diễn ra vô cùng nhanh chóng nhưng lại thiếu ổn định. Ngược lại, bước vào tuổi trưởng thành, sự phát triển tâm lý chậm lại nhưng mang tính ổn định hơn.

 

Tính Không Đồng Đều Của Sự Phát Triển Tâm Lý Ở Trẻ Em

Description: Tinh khong dong deu cua su phat trien tam ly o tre emBên cạnh đó, cùng một cá nhân, cùng một giai đoạn vẫn có thể xảy ra trường hợp những chức năng tâm lý phát triển ở những mức độ khác nhau. Ví dụ: ở trẻ nhỏ, do trải nghiệm sống có hạn, trẻ chưa hình thành được nhân cách đặc trưng nên chức năng định hướng của tâm lý bị hạn chế. Tuy nhiên, chức năng điều chỉnh lại vô cùng mạnh mẽ, điều này giúp trẻ linh hoạt, nhanh nhạy trong việc học hỏi, tiếp thu để ngày càng hoàn thiện.

Sự phát triển tâm lý trẻ em diễn ra một cách không đồng đều và đầy biến động, có nghĩa là trong điều kiện bất kỳ, thậm chí ngay cả trong điều kiện thuận lợi nhất của việc giáo dục thì những biểu hiện tâm lý, những chức năng tâm lý khác nhau…cũng thể phát triển ở mức độ như nhau. Có những giai đoạn các em phát triển bình thường, nhưng cũng có những giai đoạn đột biến, phát triển một cách tối ưu của một biểu hiện nào đó.Tính không đồng đều của sự phát triển tâm lý còn thể hiện ở chỗ có sự khác biệt về sự phát triển tâm lý giữa các cá nhân trong cùng một độ tuổi. Bên cạnh đó, còn có sự khác biệt về tâm lý giữa các cá nhân trong cùng một độ tuổi. Sở dĩ có điều này là do sự khác biệt giữa yếu tố bẩm sinh, môi trường sống và cách thức giáo dục được thừa hưởng của mỗi cá nhân.

 

Description: Kết quả hình ảnh cho QUY LUẬT PHÁT TRIỂN KHÔNG ĐỒNG ĐỀU  TRONG SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ TRẺ EMTrên đây là 3 quy luật cơ bản của sự phát triển tâm lí trẻ em. Sự phát triển tâm lý của trẻ em diễn ra dưới hình thức xuất hiện những mâu thuẫn giữa các khả năng hiện có với yêu cầu mới của điều kiện sống và hoạt động. Việc giải quyết những mâu thuẩn này chính là động lực của sự phát triển tâm lý. Sự phát triển tâm lý của em có tính kế tục, giai đoạn trước chuẩn bị cho giai đoạn sau, có ảnh hưởng đến giai đoạn sau. Sự phát triển tâm lý trẻ em diễn ra trong sự thống nhất, sự tác động lẫn nhau giữa các hiện tượng tâm lý của trẻ. Điều đó cho thấy quá trình hình thành, phát triển tâm lý diễn ra vô cùng phức tạp, chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau. Tuy nhiên, chính điều đó đã tạo nên sự đa dạng, phong phú của các cá nhân cũng như xã hội. Để làm tốt công tác giáo dục, ngoài việc nắm vững những nguyên tắc trên, đòi hỏi các bậc phụ huynh, thầy cô giáo cần phải hiểu được những đặc điểm tâm lý đặc trưng của trẻ, tránh rập khuôn, máy móc, áp đặt, cần phải tôn trọng cá tính riêng của trẻ và tìm ra cách thức phù hợp nhất để trẻ phát huy tối đa năng lực của mình.

  Sự phát triển tâm lý của trẻ em không tuân theo quy luật sinh học, mà tuân theo quy luật xã hội. Dù có bộ óc tinh vi đến đâu chăng nữa, nhưng không sống chung trong xã hội loài người thì trẻ cũng không thể trở thành thực thể người với đầy đủ tính xã hội của nó.

 


[ad_2]
Source link

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *