QUYỀN LỰC LÃNH ĐẠO TRONG CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI

[ad_1]

 

Quyền lực là một trong những vấn đề có tính đặc trưng quan trọng nhất và quyết định của sự lãnh đạo. Bởi vì, ở một góc độ nào đó ta có thể nói lãnh đạo là sự thể hiện quyền lực.

 Không có quyền lực thì không có sự lãnh đạo hoặc sự lãnh đạo ấy chỉ mang tính chất trên danh nghĩa.

Trong một tổ chức thường có hai vấn đề quyết định các quan hệ, quyết định sự phát triển và bầu không khí của tổ chức. Đó là vấn đề quyền lực và vấn đề là ích. Mọi mâu thuẫn, xung đột, mọi cuộc đấu tranh giữa các cá nhân hay giữa các nhóm trong tổ chức đều xuất phát từ hai vấn đề này. Hai vấn đề này thường có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, đi song hành với nhau.

Vì lợi ích mà cần phải đấu tranh để giành được quyền lực và khi có quyền lực thì thường có lợi ích. Có thể nới cuộc đấu tranh vì quyền lực là cuộc đấu tranh có tính quyết liệt nhất trong các tổ chức. Do vậy khi nghiên cứu về Tâm lí học quản lí thì chúng ta không thể không nghiên cứu về vấn đề quyền lực.

5.1.KHÁI NIỆM QUYỀN LỰC

5.1.1.Khái niệm

Description: Kết quả hình ảnh cho QUYỀN Lá»°C TRONG LÃNH ĐẠOQuyền lực là gì? Đó một vấn đề không đơn giản để tìm được lời giải đáp, mặc dù quyền lực hiện diện xung quanh chúng ta, liên quan đến mỗi người, là một vấn đề rất phổ biến trong cuộc sống thực tiễn của chúng ta. Bởi lẽ, sự thể hiện quyền lực trong thực tiễn cuộc sống là rất đa dạng, con đường để đến với quyền lực và đạt được quyền lực là rất phong phú và việc sử dụng quyền lực của các cá nhân cũng rất khác nhau.

 

Có nhiều cách định nghĩa về quyền lực của các nhà nghiên cứu, có thể nêu ra một số định nghĩa về quyền lực như sau:

Theo nhà nghiên cứu người Mĩ K. Dan tra: Quyền lực là buộc người khác phải phục tùng. Theo L. Lipson (Mĩ): Quyền lực là khả năng đạt được kết quả nhờ sự phối hợp hành động.

Trong cuốn Từ điển Tâm lí học (Dictionary of Psychology, 1968), J.P.Chaplin cho rằng:

“Quyền lực là khả năng hoặc uy quyền đối với việc kiểm soát người khác”.

Trong Từ điển bách khoa Triết học (xuất bản bằng tiếng Nga) định nghĩa quyền lực như sau: “Quyền lực là khả năng thực hiện ý chí của mình nhờ một phương tiện nào đó (uy tín, quyền hành, sức mạnh, tổ chức, tổ chức)”.

Chúng tôi cho rằng, định nghĩa của Raymond J. Corsini trong cuốn Từ điển Tâm lí học (The Dictionary of Psychology, 1999) là khá đầy đủ về quyền lực:

Quyền lực là khả năng kiểm soát, thuyết phục, ép buộc, ảnh hưởng hoặc lôi kéo những người khác.

5.1.2. Quyền lực và các cá nhân

Phân tích về quan hệ giữa quyền lực và các cá nhân trong đời sống xã hội, ta thấy có một số điểm cần chú ý sau:

– Quyền lực ra đời và tồn tại cùng với con người. Bất kì hoạt động chung nào của con người đều cần có sự chỉ huy, có người chỉ huy và người phục tùng – cơ sở để tạo nên quyền lực.

– Mọi người đều tham gia vào các quan hệ quyền lực và bị chi phối bởi nó. Mỗi cá nhân thường nằm trong nhiều phân hệ quyền tự khác nhau. Trong quan hệ này anh ta có quyền lực, còn trong quan hệ khác thì không. Chẳng hạn, ở cơ quan anh ta là gián đốc, nhưng ở khu phố thì không, anh ta chịu sự điều hành của tổ dân phố và các cấp quản lí khác.

  • Quan hệ quyền lực giữa người với người không cố định, luôn thay đổi. Một cá nhân khi còn tuổi, còn điều kiện thì anh ta là người lãnh đạo – người có quyền lực, nhưng khi hết các điều kiện này thì anh trở thành người không có quyền lực.
  • Trong dân gian có câu: “Quan nhất thời, dân vạn đại”. Điều này khẳng định quyền lực không phải là cố định, vĩnh cửu đối với một cá nhân.

 

– Điều quan trọng là cá nhân cần ý thức khi nào quyền lực  phải dừng lại để trở về với cuộc sống của một con người bình thường. Nếu không xác định được điều này thì có thể bị hẫng hụt, khi buộc phải rời bỏ vị trí quyền lực của mình.

– Đây là hiện tượng thường thấy ở những người lãnh đạo nghỉ quản lí hay nghỉ hưu ở nước ta hiện nay. Họ hết sức khó khăn, có tâm trạng rất nặng nề khi phải rời vị trí quyền lực.

 – Quyền lực có ở mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, ở tất cả các loại nhóm xã hội khác nhau (từ nhóm không chính thức đến nhóm chính thức, từ gia đình đến các tổ chức xã hội…). Cuộc đấu tranh vì quyền lực là cuộc đau tranh luôn song hành với con người, nó diễn ra ở mọi lúc, mọi nơi trong cuộc sống của chúng ta.

– Tính đa dạng về nhu cầu quyền lực và khát vọng về quyền lực đã quy định tính đa dạng của những công cụ và cách thức để các cá nhân đạt được quyền lực của mình.

5.1.3. Các phương thức đạt quyền lực

Tính đa dạng của quyền lực trong cuộc sống đã quy định tính đa dạng về cách thức đạt quyền lực của con người. Có nhiều cách thức để các cá nhân đạt được quyền lực. Cách thức đạt quyền lực phụ thuộc vào khả năng, hoàn cảnh, thời cơ cụ thể của tổ chức và xã hội. Nhà tương lai học nổi tiếng người Mĩ Avilin Toffer đã cho rằng có ba phương thức cơ bản để đạt được quyền lực: bạo lực của cải, trí tuệ.

– Bạo lực: Dùng sức mạnh trực tiếp và đáng sợ để đạt được quyền lực. Đây là cách thức mà Mĩ đã và đang sử dụng đối với nhiều quốc gia trên thế giới hiện nay. Chẳng hạn, đối với NamTư, Iraq… Trong các tổ chức, cũng có những cá nhân dùng cách thức này để đạt được quyền lực.

Theo Avilin Toffer, đây là phương thức có phẩm chất thấp nhất vì nó kích thích sự báo thù và chỉ dùng cho kẻ có sức mạnh. Nó không có tính thuyết phục đối với những người bị lãnh đạo.

– Của cải: Trong dân gian có câu: “Có tiền mua tiên cũng được”. Điều này đã nói lên sức mạnh của của cải vật chất trong đời sống của con người. Cách thức này chỉ dành cho những kẻ giàu có. Tuy vậy, không phải mọi quyền lực đều có thể mua được bằng tiền. Avilin Toffer cho rằng cách thức này có phẩm chất loại hai và chỉ dùng cho những kẻ giàu có.

 Trong xã hội thực dân, phong kiến ở nước ta trước đây, hiện tượng “mua quan, bán tước” là hiện tượng rất dễ thấy. Trong cuộc sống của chúng ta hiện nay, hiện tượng này không phải là không có, vẫn có những cá nhân dùng của cải để đạt được quyền lực của mình.

Trí tuệ: Cá nhân đạt được quyền lực bằng trí tuệ của mình (những tri thức, hiểu biết, kinh nghiệm, trình độ chuyên môn…). Đây là cách thức đạt được quyền lực có tính thuyết phục nhất, có hiệu quả cao nhất. Trí tuệ có thể ở cả những người nghèo, người ở tầng lớp thấp của xã hội. Do vậy, bằng cách thức này người nghèo, người ở các tầng lớp thấp vẫn có thể đạt được quyền lực.

Trong xã hội hiện đại, khi mà dân trí ngày càng được nâng cao, không khí dân chủ ngày càng cởi mở thì trí tuệ là cách thức tốt nhất để đi đến quyền lực. Trong một cơ quan, nếu một người lãnh đạo không có trình độ chuyên môn hoặc trình độ chuyên môn thua kém nhiều những người dưới quyền thì người lãnh đạo đó khó có thể có được uy tín cao đối với cấp dưới.

   5.2. Ý THỨC VỀ QUYỀN LỰC

5.2.1. Ý thức về vị trí của quyền lực

Vị trí của quyền lực là vấn đề quan trọng nhất, cốt lõi nhất đối với quyền lực của người lãnh đạo. Theo Donald A. Laird, Eleanor Laird, con người thường ưa thích vị trí quyền lực của mình, mà ít xem quyền lực đó đến với mình như thế nào, vị trí quyền lực đó có phù hợp với mình không (Donald A. Laird, Eleanor Laird, 1961).

Vị trí quyền lực của người lãnh đạo sẽ giảm khi người lãnh đạo ra lệnh hoặc ép buộc đối với những người thừa hành. Khi vị trí quyền lực thay đổi theo hướng tăng thêm vai trò và sự tham gia của những người thừa hành thì người lãnh đạo thường lo ngại về sự giảm bớt quyền uy của mình.

Trong cuộc sống hàng ngày, ý thức về quyền lực rất đa dạng: qua ứng xử, cử chỉ, lời nói, cách ăn mặc. Chẳng hạn, trong một nhà máy, người công nhân thường mặc áo sơ mi màu xanh da trời, không có cổ cồn và cà vạt, còn  người lãnh đạo thì mặc áo cổ cồn, thắt cà vạt và mặc bộ quần áo màu sẫm hơn

Trong một cơ quan cũng vậy, khi người lãnh đạo nói chuyện với người dưới quyền trong phòng làm việc của mình thường ngồi ngả lưng vào thành ghế, ngực ưỡn ra phía trước, mắt lim dim, đầu thỉnh thoảng gật gù…, trong khi đó cấp dưới đầu cúi về phía trước, vẻ mặt chăm chú lắng nghe, hai tay hay xoa vào nhau với sự thành kính.

Một số người lãnh đạo trong giao tiếp với cấp dưới cố giữ một khoảng cách nhất định. Đó cũng là biểu hiện về ý thức vị trí quyền lực của mình.

Ý thức về quyền lực có ý nghĩa quan trọng đối với cả người lãnh đạo và người bị lãnh đạo. Khi người lãnh đạo ý thức được đúng vị trí quyền lực của mình thì anh ta sẽ sử dụng quyền lực một cách hợp lí, không dẫn tới tình trạng buông lỏng hoặc lạm dụng quyền lực. Khi người bị lãnh đạo ý thức được mình đang ở vị trí nào trong hệ thống quyền lực, trong các mối quan hệ quyền lực thì người đó sẽ có những ứng xử phù hợp với cấp trên và những người khác trong tổ chức.

5.2.2. Hiểu biết về quyền lực

Sự hiểu biết về quyền lực sẽ tạo thêm sức mạnh cho người lãnh đạo. Hiểu biết về quyền lực là sự nhận thức đúng đắn về phạm vi, mức độ, cách thức thực thi quyền lực mà cá nhân có được. Khi người lãnh đạo hiểu biết đúng quyền lực sẽ sử dụng nó một cách hợp lí và có hiệu quả trong tổ chức.

  • Ở người lãnh đạo, sự hiểu biết quyền lực gắn liền với nhận thức về những yêu cầu của việc thực thi quyền lực. Theo quan điểm của Trường đào tạo các nhà doanh nghiệp tại Đại học Columbia (Mĩ), có một số yêu cầu đặc biệt cơ bản đối với người lãnh đạo khi thực thi quyền lực (Donald A. Laird và Eleanor Laird, 1961):

1.Có khả năng chịu đựng cao những thất bại

Đừng giận dữ, nóng nảy, bi quan khi mọi việc không diễn ra như mong đợi của mình. Người lãnh đạo biết kiềm chế và không can thiệp nhiều vào việc thực hiện nhiệm vụ của cấp dưới. Kiên trì, nhiệt tình  thực hiện các mục tiêu lâu dài.

2.Cần khuyến khích sự tham gia của người khác

 Người lãnh đạo tăng cường sự tranh luận, trao đổi để thu hút sự tham gia của người khác hơn là chấp nhận những ý kiến của họ. Một người lãnh đạo có năng lực và biết quyết định là người biết kích thích những người dưới quyền đưa ra những quyết định của họ.

3.Luôn luôn xem xét lại bản thân

 Người lãnh đạo cần luôn xem xét lại những sai sót trong cách suy nghĩ và phương pháp quản lí của mình, nhưng không làm phức tạp vấn đề vì những sai sót đó. Cố gắng tự mình hiểu những sai lầm của mình hơn những người khác.

4.Thành công nhưng không thoả mãn

Đừng bao giờ thoả mãn khi đạt được mục đích. Vui mừng trước thành công, nhưng không giữ mãi tinh thần hân hoan đó và thoả mãn với nó.

5. Thất bại không hoang mang

Thất bại nhiều khi là điều kiện đi đến chiến thắng.

6.Chấp hành các chuẩn mực luật pháp

Cần nhận thức được những giới hạn cho phép và các quy định của luật pháp và thực hiện tốt các chuẩn mực này.

7.Luôn ý thức về lòng trung thành đối với tập thể của mình

 Người lãnh đạo luôn ý thức về lòng trung thành đối với lợi ích của tập thể, phấn đấu để đạt được các mục tiêu chung của tập thể.

8.Cần đặt ra những mục tiêu có tính thực tiễn

Những mục tiêu mà người lãnh đạo đưa ra phải có tính khả thi, phải phù hợp với điều kiện thực tế của tổ chức, cũng như của xã hội.

5.3.CÁC HÌNH THỨC CƠ BẢN CỦA QUYỀN LỰC

Mặc dù quyền lực trong đời sống xã hội là da dạng, phong phú và rất phức tạp, song vẫn có một số dạng quyền lực cơ bản. Khi nghiên cứu sự ảnh hưởng quyền lực của người lãnh đạo đến những người khác, hai nhà nghiên cứu French và Raven (1959) đã chỉ ra có năm loại quyền lực: quyền lực hợp pháp, quyền lực ban thưởng, quyền lực ép buộc, quyền lực chuyên môn và quyền lực hấp dẫn.

5.3.1. Quyền lực hợp pháp

Đó là quyền lực vẫn có của người lãnh đạo. Khi người lãnh đạo được giao một vị trí quản lí trong tổ chức thì anh ta sẽ được tổ chức trao cho những quyền lực nhất định và những người dưới quyền hiểu rằng người lãnh đạo có những quyền hợp pháp trong tổ chức các hoạt động của tập thể.

Trong thực tiễn cuộc sống, quyền lực hợp pháp có thể diễn ra theo hai xu hướng:

Một là, người lãnh đạo không được trao các quyền lực hợp pháp tương ứng với vị trí quản lí. Xu hướng này thường xảy ra đối với người lãnh đạo là cấp phó hay lãnh đạo ở các cấp thấp của tổ chức.

Hai là, người lãnh đạo quá lạm dụng quyền lực hợp pháp của mình. Người lãnh đạo lạm dụng quyền lực vì các lợi ích. Xu hướng này xảy ra nhiều hơn ở những người lãnh đạo là cấp trưởng.

Yêu cầu đối với quyền lực hợp pháp

  1.  Người lãnh đạo cần có sự ứng xử lịch thiệp với một người, không nhấn mạnh đến sự khác biệt về vị thế của các thành viên trong tổ chức.
  2.  Người lãnh đạo cần tạo ra được tác phong tự tin và cần có sự nhiệt tình trong công tác.
  3.  Người lãnh đạo cần có yêu cầu cao và nghiêm khắc đối với bản thân và những người dưới quyền.
  4. Người lãnh đạo cần làm cho cấp dưới hiểu được những yêu cầu, đòi hỏi của mình là mang tính hợp pháp. Mặt khác, người lãnh đạo phải hết sức thận trọng khi đưa ra các yêu cầu đối với cấp dưới.
  5. Người lãnh đạo cần phải giải thích cho cấp dưới nguyên nhân của những đòi hỏi của mình.
  6. Người lãnh đạo phải sử dụng các thông tin đa chiều.
  7. Người lãnh đạo phải sử dụng quyền lực một cách thường xuyên và luôn có ý thức để nâng cao tính hợp pháp của quyền lực. – Người lãnh đạo phải luôn luôn đòi hỏi sự phục tùng của cấp dưới và kiểm tra việc thực hiện của cấp dưới.
  8.  Người lãnh đạo phải sẵn sàng giải quyết những khó khăn của cấp dưới, phải tìm hiểu những nguyên nhân của sự không phục tùng.

5.3.2. Quyền lực ban thưởng

Quyền lực này thể hiện ở chỗ người lãnh đạo sử dụng quyền hạn của mình để ban thưởng cho những người dưới quyền. Sự ban thưởng này có thể dưới nhiều hình thức: tiền thưởng, đào tạo về chuyên môn, thăng tiến hay tạo điều kiện để tiến bộ.

Yêu cầu đối với quyền lực ban thưởng

  1. Người lãnh đạo cần biết động viên, khuyến khích cấp dưới.
  2. Người lãnh đạo cần ý thức được rằng sự ban thưởng sẽ không phải là phần thưởng nếu cấp dưới không mong muốn.
  3. Người lãnh đạo cần làm cho cấp dưới hiểu được rằng người lãnh đạo có thể ban thưởng cho họ.
  4. Người lãnh đạo làm cho cấp dưới hiểu được là họ cần phải phục tùng.
  5.  Người lãnh đạo cần đưa ra những yêu cầu mà cấp dưới có thể thực hiện được.
  6.  Người lãnh đạo làm cho cấp dưới hiểu được là yêu cầu của người lãnh đạo với họ là chân lí và đạo đức.
  7.  Trong những trường hợp có thể nên sử dụng các phần thưởng tinh thần đối với cấp dưới.

5.3.3. Quyền lực ép buộc

Quyền lực thể hiện ở chỗ người lãnh đạo sử dụng các chuẩn mực, các hình phạt của tổ chức để bắt cấp dưới phải tuân theo. Những người dưới quyền có thể tuân theo hoặc từ chối sự trừng phạt đó. Quyền lực ép buộc chủ yếu sử dụng với những hành vi sai trái hoặc kém hiệu quả của những người dưới quyền. Có nhiều biện pháp mà người lãnh đạo có thể sử dụng để ép buộc đối với cấp dưới như: Các hình thức kỉ luật, hình phạt, sa thải, cắt giảm lương…

      Yêu cầu đối với quyền lực ép buộc

  1. Người lãnh đạo thông báo cho cấp dưới quyết định và hình phạt đối với họ, vì họ đã vi phạm chuẩn mực của tổ chức. Người lãnh đạo cần phải đưa ra nguyên tắc phù hợp và linh hoạt trong tổ chức.
  2.  Người lãnh đạo  thông báo đầy đủ cho người dưới quyền cảnh báo trước khi họ mắc sai lầm và chỉ rõ cho biết họ sẽ nhận được gì nếu sửa chừa những sai lầm đó.
  3. Người lãnh đạo cần phải luôn giữ bình tĩnh và không được thể hiện thái độ định kiến và nhất là thù địch đối với cấp dưới. Người lãnh đạo có thể sử dụng hình phạt đối với cấp dưới nhưng không được lợi dụng các hình phạt.
  4.  Người lãnh đạo cần phải sử dụng các hình phạt một cách thích hợp, phải hành động trên cơ sở những nguyên tắc chứ không trên cơ sở những xúc cảm nhất thời.
  5.  Người lãnh đạo cần phải sử dụng sự cảnh báo và các hình phạt bằng cách tiếp cận cá nhân. Sự mạt sát và sỉ nhục cấp dưới chỉ dẫn tới sự căm giận và trả thù.

5.3.4. Quyền lực chuyên môn

Quyền lực này dựa trên sự hiểu biết, sự thành thạo về chuyên môn của người lãnh đạo. Những người dưới quyền tuân thủ theo người lãnh đạo khi người lãnh đạo đó có kiến thức và sự thành thạo về chuyên môn. Sự phát triển của xã hội đã dẫn tới xu hướng: Người ta ngày càng đánh giá cao yếu tố chuyên môn của người lãnh đạo. Yếu tố này đã trở thành một tiêu chuẩn quan trọng để lựa chọn người lãnh đạo. Quyền lực chuyên môn có ảnh hưởng thực tế to lớn. Bởi vì, những người dưới quyền an tâm hơn khi họ được dẫn dắt bởi những người lãnh đạo có chuyên môn tốt.

Yêu cầu đối với quyền lực chuyên môn

  1.  Người lãnh đạo cần không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn của mình.
  2.  Người lãnh đạo cần nắm được các thông tin.

Bên cạnh những yêu cầu trên, còn có một số yêu cầu khác có liên quan đến quyền lực chuyên môn của người lãnh đạo, góp phần nâng cao quyền lực chuyên môn của người lãnh đạo. Đó là:

  1.  Người lãnh đạo phải biết thúc đẩy sự mong muốn của những người dưới quyền.
  2.  Người lãnh đạo cần duy trì sự tín nhiệm của cấp dưới bằng cách tránh những biểu hiện cẩu thả, thiếu trách nhiệm trong khi giao tiếp với cấp dưới.
  3. Người lãnh đạo phải hành động tự tin, quyết đoán trong những điều kiện khó khăn, không bao giờ thể hiện sự nghi ngờ đối với cấp dưới.
  4. Người lãnh đạo chấp nhận và kịp thời giải quyết những băn khoăn lo lắng của cấp dưới, nhưng không bao giờ chấp nhận những biểu hiện làm việc không hiệu quả của cấp dưới.
  5. Tránh những hành vi làm phương hại đến lòng tự trọng của cấp dưới.

5.3.5.Quyền lực hấp dẫn

Người lãnh đạo có thể trở nên hấp dẫn với cấp dưới nhờ vào hình thức bề ngoài của mình, nhờ vào nhân cách, đặc biệt là tính cách, cách ứng xử đối với cấp dưới. Khi người lãnh đạo trở nên hấp dẫn cấp dưới thì cấp dưới thường muốn đồng nhất mình với người lãnh đạo (bắt chước thần tượng của mình). Vị trí quản lí có thể làm tăng quyền lực của người lãnh đạo. Khi một người lãnh đạo nổi tiếng thì quyền lực hấp dẫn sẽ tăng lên.

Yêu cầu đối với quyền lực hấp dẫn dưới.

  1. Người lãnh đạo cần biết sử dụng những ưu điểm cá nhân của mình trong quan hệ với cấp thiện.
  2. Quan hệ của người lãnh đạo với cấp dưới được vây dựng trên cơ sở những tình cảm thân

Phân tích năm dạng quyền lực này cho thấy mỗi loại quyền lực này sẽ có hiệu quả tốt nếu người lãnh đạo biết sử dụng chúng một cách hợp lí và đúng đắn. Thực tế cho thấy, mỗi loại quyền lực cũng có những mặt hạn chế của nó. Chẳng hạn, đối với quyền lực ban thưởng có hiệu quả tốt khi những phần thưởng có giá trị với những người dưới quyền. Quyền lực ép buộc có thể làm cho người dưới quyền bất mãn, cáu giận, tạo nên một quan hệ không tốt giữa người lãnh đạo và người dưới quyền.

5.4. QUYỀN LỰC CHÍNH TRỊ

5.4.1. Quyền lực chính trị và đời sống xã hội. Quyền lực là bản chất của chính trị, là phạm trù cơ bản nhất của chính trị. Có thể nói, khoa học chính trị là khoa học nghiên cứu về đấu tranh cho quyền lực.

 Quyền lực chính trị là một khái niệm quan trọng nhất của chính trị thế giới. Trong thế giới, các tài nguyên hữu hình và vô hình là hạn chế, nhưng con người lại muốn chúng không có giới hạn đối với cá nhân và cộng đồng mình.

Do vậy, xung đột giữa các dân tộc thường xuyên xảy ra. Nhiều quốc gia muốn có quyền lực lớn hơn trong việc bảo vệ và phát triển các lợi ích của dân tộc mình so với các quốc gia khác. Hơn nữa, mỗi quốc gia cần quyền lực để đảm bảo an ninh và tăng thêm các lợi ích của mình trên trường thế giới.

Nhà lí luận về các quan hệ quốc tế Kenneth Walz cho rằng, quyền lực chính trị được bắt nguồn từ bơn yếu tố quan trọng: 1) Để duy trì quyền tự trị, 2) Để tăng thêm quyền tự hành động, 3) Đảm bảo sự an toàn, 4) Tạo sự ảnh hưởng trong cộng đồng quốc tế.

 

Quyền lực chính trị là quyền lực của một giai cấp, liên minh giai cấp hay các tổ chức xã hội. Do vậy, quyền lực chính trị trong xã hội có giai cấp bao giờ cũng mang tính giai cấp. Thực chất, quyền lực chính trị là quyền lực của giai cấp thống trị trong xã hội. Quyền lực của giai cấp cầm quyền được tổ chức thành nhà nước.

Sự phân bố quyền lực chính trị có thể khác nhau theo thời đại, khu vực, quốc gia, dân tộc. Sự phân bố này phụ thuộc nhiều vào các yếu tố kinh tế, xã hội và văn hoá. Ngày nay, sự phân bố quyền lực này cơ bản đã thay đổi. Xã hội dân chủ đã tạo điều kiện cho những cá nhân ở các tầng lớp xã hội khác nhau có thể đạt được quyền lực nếu họ có đủ tài và đức.

5.4.2.Bản chất của quyền lực chính trị

Khi nói về bản chất của quyền lực chính trị là chúng ta phải nói tới các các khái niệm như: sự ảnh hưởng, uy tín, quyền lực, vũ lực. Nói cách khác, đây là những yếu tố mà quyền lực chính trị thường sử dụng trong đời sống xã hội.

5.4.2.1. Sự ảnh hưởng

Sự ảnh hưởng là khả năng làm thay đổi hành vi của cá nhân hoặc hành vi của nhóm. Sự ảnh hưởng có thể được thực hiện thông qua biện pháp ép buộc hoặc không ép buộc. Sự ảnh hưởng không dùng biện pháp ép buộc làm thay đổi hành vi bằng biện pháp hoà bình, không đe doạ mà bằng sự thuyết phục. Sự ảnh hưởng dùng biện pháp ép buộc là sự ảnh hưởng dùng vũ lực hoặc đe dọa để làm thay đổi hành vi của người khác hoặc nhóm.

5.4.2.2. Uy tín

Uy tín không phụ thuộc vào những mệnh lệnh quyền lực của người lãnh đạo, mà bắt nguồn từ sự chịu trách nhiệm một cách tự nguyện về các nghĩa vụ, quyền lợi của các cá nhân hay tổ chức. Nói cách khác uy tín dựa trên các nguyên tắc tự nguyện, đồng tâm, nhất trí của các thành viên trong tập thể. Do vậy, các quyết định của người lãnh đạo đưa ra được tập thể chấp nhận cao. Uy tín là một thành tố thiết yếu của việc ra quyết định trong tổ chức.

5.4.2.3.Quyền lực

 Quyền lực là hình thức phổ biến nhất của sự ảnh hưởng có tính ép buộc, là khả năng quyết định một cách có kết quả các vấn đề của tổ chức. Quyền lực có thể được thực hiện bằng các biện pháp khác nhau: Từ tác động tích cực “củ cà rốt” đến những đe doạ tiêu cực “cái gậy”. Tức là từ các biện pháp mềm dẻo”, các chiến lược hợp tác đến các biện pháp “mạnh mẽ”, các mệnh lệnh có tính ép buộc.

5.4.2.4.Vũ lực

Vũ lực là sự trừng phạt hoặc ép buộc một cách tuyệt đối hoặc công khai hay dùng biện pháp đe dọa. Trên thực tế, vũ lực là quyền lực mang tính ép buộc. Trong lĩnh vực chính trị, vũ lực là biện pháp hầu như mang tính bạo lực và tạo nên những tổn thất lớn.

Vũ lực được thực hiện bằng những cách thức khác nhau. Hình thức ở mức độ cao nhất nhất là chiến tranh. Chẳng hạn, cuộc chiến tranh ở Afghanistan, ở Iraq… mà Mĩ đang tiến hành là những minh chứng về việc dùng vũ lực để thực hiện mục đích của mình.

5.5.SỰ SUY ĐỒI CỦA QUYỀN LỰC

Khi quyền lực không được sử dụng để phục vụ lợi ích của số đông của đông đảo quần chúng nhân dân xã hội mà phục vụ cho lợi ích của một cá nhân, của một số người, tức là việc sử dụng quyền lực này không được số đông và xã hội ủng hộ thì khi ấy chúng ta nói quyền lực đã bị suy đồi, bị tha hoá. Sự suy đồi của quyền lực trong đời sống xã hội được thể hiện ở những khía cạnh khác nhau. Có thể nêu ra một số biểu hiện suy đồi của quyền lực như sau:

5.5.1.Sự lạm dụng quyền lực

Khuynh hướng lạm dụng quyền có tính phổ biến trong đời sống xã hội, mang tính lịch sử, vì nó tồn tại và đồng hành với lịch sử nhân loại. Sự phát triển của xã hội càng cao lạm dụng quyền lực của con người càng đa dạng và càng tinh vi hơn.

 Sự lạm dụng quyền lực thường không diễn ra khi người đó mới bắt đầu nắm quyền lực, mà diễn ra sau một thời gian quản lí nào đó. Điều này có nghĩa là khi mới có quyền lực thì người lãnh đạo thường sử dụng nó đúng với giới hạn mà người đó được phép, sử dụng nó phù hợp với các chuẩn mực xã hội.

5.5.2.Sử dụng bạo lực để đạt được quyền lực

Sử dụng bạo lực như một phương tiện quan trọng để đạt được quyền lực diễn ra ở hầu hết các giai đoạn phát triển của lịch sử con người. Nhưng mức độ và cách thức thể hiện ở mỗi giai đoạn có khác nhau, còn về bản chất của vấn đề là giống nhau. Đó là để khẳng định quyền lực của giai cấp thống trị hoặc của một nhóm người. Trong xã hội hiện đại của chúng ta, sự dân chủ hoá trong đời sống xã hội ngày một tăng lên đã làm cho việc sử dụng bạo lực như là một biện pháp cơ bản để đạt được quyền lực không còn là phổ biến nữa.

Xu hướng của xã hội là chuyển từ bạo lực sang tri thức để đạt được quyền lực đang trở thành phổ biến. Tuy vậy, việc sử dụng bạo lực trong đời sống xã hội vẫn chưa phải đã chấm dứt. Ở nước ta trong mấy năm qua đã có một số vụ các ông chủ nước ngoài đánh đập, ngược đãi, làm nhục, bóc lột sức lao động quá mức của công nhân… tại một số doanh nghiệp liên doanh ở các tỉnh phía Nam là minh chứng của việc dùng bạo lực trong quản lí.

Tóm lại: Lãnh đạo là một quá trình gây ảnh hưởng đến các hoạt động của một cá nhân hay một nhóm nhằm đạt được mục đích trong tình huống nhất định.Ảnh hưởng này có thể chính thức hoặc không chính thức. Ảnh hưởng chính thức khi cá nhân giữ một vị trí quản lý nào đó trong tổ chức. Vị trí này có kèm theo một số thẩm quyền nhất định. Ảnh hưởng không chính thức xuất hiện khi cá nhân là người có uy tín trong một nhóm

Các thuật ngữ “lãnh đạo” và “quản lý” thường được dùng lẫn lộn, nhưng thực chất, giữa các thuật ngữ này có một số khác biệt nhất định. Quản lý thường được hiểu là việc thực hiện các chức năng cơ bản như kế hoạch hóa, tổ chức, điều phối và kiểm soát các hoạt động để đạt được các mục tiêu của tổ chức. Do vậy, các nhà quản lý sẽ quan tâm hơn tới các mục tiêu ngắn hạn và hiệu quả trong việc đạt các mục tiêu đó. Trong khi đó, các nhà lãnh đạo lại có cái nhìn tổng quát hơn, hướng đến những mục tiêu dài hạn, chú trọng vào các vấn đề trao đổi, giao tiếp, thúc đẩy, tạo động lực và thu hút người lao động vào thực hiện mục tiêu.

Nói một cách khác, người quản lý làm cho nhân viên phải tuân thủ do thẩm quyền từ vị trí của họ, còn người lãnh đạo sẽ khiến những người khác nỗ lực làm việc bằng cách chia sẻ, trao đổi, động viên và thu hút họ. Ngoài ra, những người lãnh đạo không chỉ có trong các nhóm chính thức, tức là các nhóm tuân thủ hệ thống thức bậc quản lý nhất định, mà còn có trong cả các nhóm không chính thức.

Trích theo Lãnh đạo và quản trị trong KỸ NĂNG GIAO TIẾP KINH DOANH T2. TS. NGUYỄN VĂN HÙNG (vuahocvalam.com)

https://www.facebook.com/phanhieutcmiendong

 


[ad_2]
Source link

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *