[ad_1]
Chỉ số EQ cao sẽ giúp trẻ thích ứng nhanh với cuộc sống, giúp trẻ phát triển tốt khả năng giao tiếp, diễn đạt, hòa đồng với bạn bè, giúp trẻ thích ứng nhanh với cuộc sống. Điều này sẽ tạo cho trẻ một nền tảng tốt về nhân cách cũng như những kỹ năng cần thiết trong cuộc sống để giúp trẻ có thể thành công vững chắc trong tương lai.
Cảm xúc gắn liền với nhu cầu và việc thoả mãn nhu cầu của chủ thể. Trạng thái thiếu hụt sẽ dẫn đến những đòi hỏi cần phải thoả mãn để tồn tại và phát triển làm xuất hiện nhu cầu. Nhu cầu được thoả mãn sẽ nảy sinh cảm xúc tích cực (dương tính), ngược lại nhu cầu không được thoả mãn sẽ nảy sinh cảm xúc tiêu cực (âm tính). Nghiên cứu những trẻ EQ thấp (trẻ có hoàn cảnh bất hạnh như mồ côi, gia đình có vấn đề, đổ vỡ, trẻ bị bỏ rơi..) luôn khó tạo ra các mối quan hệ xã hội, giao tiếp. Tình trạng thiếu xúc cảm còn có thể dẫn đến những hệ lụy nhân cách đáng tiếc, chẳng hạn như phạm tội, hành hạ người khác hay giết người hàng loạt là dẫn chứng điển hình của sự vô cảm.
Người dân ngày càng vô cảm, dửng dưng trước những khó khăn, mất mát của người khác. Họ sẵn sàng check-in, câu like sống ảo chứ không sẵn sàng dang tay giúp đỡ người bị nạn vì sợ liên lụy, sợ làm phiền.
Trong cuộc sống cũng như công việc, không phải lúc nào trẻ cũng dùng đến các kỹ năng được trải nghiệm, được học để giao tiếp, ứng xử với người khác mà yếu tố cảm xúc sẽ đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Việc vận dụng tốt trí tuệ cảm xúc sẽ giúp bản thân trẻ đạt được những kết quả tốt đẹp trong nhận thức và giao tiếp. Trẻ có kỹ năng EQ cao sẽ giúp trẻ tự tin, có trách nhiệm, có kỹ năng tạo dựng các mối quan hệ tốt đẹp với người khác.
2. CÁC YẾU TỐ PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ CẢM XÚC TRẺ EM: BAO GỒM 7 YẾU TỐ
2.1. Thận trọng trong ứng xử:
Đối với bậc cha mẹ và người lớn khi trẻ có biểu hiện nổi loạn hay bướng bỉnh, làm sai.. đừng vội vàng phán xét, gắn mác trẻ hư, trẻ không biết làm gì. Việc gắn mác và phán xét vội vàng sẽ khiến trẻ mặc định bản thân mình không làm nên tích sự gì, trẻ sẽ tự ti về bản thân, không chủ động trong mọi hành động
Có những trẻ chỉ hoàn thành công việc khi có người bên cạnh giám sát hoặc canh chừng. Khi không có người bên cạnh trẻ sẽ không làm hoặc làm việc cẩu thả. Nguyên nhân chính là do cha mẹ bao bọc trẻ quá kỹ, luôn làm thay trẻ mọi việc, luôn gắn mác “nó còn nhỏ biết gì mà làm”. Chính sự áp đặt suy nghĩ của mình lên trẻ khiến trẻ mất đi tính chủ động. Cha mẹ không khuyến khích, điều chỉnh, luôn làm thay sẽ khiến trẻ nản, không có hứng thú và đặc biệt là không có cơ hội trải nghiệm, rút kinh nghiệm cho bản thân. Dần dần trẻ sẽ mất tự tin và cho rằng bản thân mình không có năng lực, mình chẳng làm được gì?
Trẻ em giai đoạn 3-6 tuổi phát triển tính tự lập rất cao, trẻ thích có ý kiến riêng, mong muốn được giúp đỡ người khác, có tính sáng tạo và trí tưởng tượng rất cao. Đặc biệt giai đoạn “ khủng hoảng tuổi lên 3” nếu cha mẹ không thận trọng trong cách ứng xử sẽ có những hệ lụy đáng tiếc về nhân cách trẻ sau này
Ví dụ: Khi nhận cuộc gọi của nhà trường báo con mình làm bể bình hoa. Nếu cha mẹ không thận trọng trong ứng xử sẽ mắng con hay đánh con một trận vì tội làm bể bình hoa khiến mẹ phải đền tiền. Nhưng nếu cha mẹ thận trọng sẽ hỏi con diễn biến sự việc, lý do vì sao v.v thì sẽ có giải pháp khác
Lắng nghe chính là giải pháp giúp con chia sẻ. Nếu chúng ta dùng bạo lực để giải quyết mọi vấn đề thì tương lai con cũng sẽ coi bạo lực là biện pháp duy nhất.
Vì sao chúng ta lại có hai tai để nghe, trong khi chỉ có 1 cái miệng để nói. Đó chính là chúng ta cần lắng nghe nhiều hơn. Dạy trẻ biết lắng nghe và để ý đến cảm xúc của người khác. Dạy trẻ biết tôn trọng quan điểm của người khác, kể cả nó không giống quan điểm của trẻ là một trong những kỹ năng không thể thiếu trong giáo dục trẻ mầm non. Tuy nhiên việc lắng nghe phải xuất phát từ sự tử tế, chân thành thì trẻ mới có cơ hội giao tiếp thành công.
2.2. Có khả năng quan sát và nhận định:
Không phải ngẫu nhiên mà Ông bà ta có câu “ Đi một ngày đàng học một sàng khôn”. Trẻ được quan sát xung quanh càng nhiều, cha mẹ dành nhiều thời gian giải thích, lý luận thì nhận thức và trí tuệ cảm xúc trẻ sẽ phát triển cao hơn những trẻ khác. Tuy nhiên trẻ biết nhiều thường mang tâm lý tự cao, cho rằng mình biết cả thế giới, vì thế cần dạy trẻ đức tính khiêm tốn.
Trẻ rèn được khả năng quan sát và nhận định sẽ rất tự tin, biết chiến thắng nỗi sợ hãi của bản thân bởi trong hoàn cảnh nào trẻ cũng luôn muốn là người tiên phong đi đầu, trẻ luôn muốn thay đổi và làm mới bản thân mỗi ngày. Vì vậy hãy khuyến khích trẻ làm những việc mà trước đây trẻ chưa từng làm hoặc đã làm nhưng trẻ thấy sợ hãi bằng cách thường xuyên đưa trẻ ra ngoài, cho trẻ quan sát, chỉ các con vật, hiện tượng cho trẻ xem. Nói về chúng thường xuyên để trẻ hiểu những con vật đó có hại hay có lợi, cho trẻ tự trải nghiệm các trò chơi mà bản thân trẻ có cảm giác sợ hãi bằng cách khích lệ, động viên và giúp trẻ có cảm giác an toàn. Trẻ sẽ tự tin và mạnh mẽ hơn, vượt qua nỗi sợ hãi, vượt qua chính mình.
Ví dụ: Trẻ có cảm giác sợ té khi chơi cầu tuột. Hãy cho trẻ quan sát bạn chơi, hướng dẫn trẻ cách chơi. Động viên, khích lệ khi trẻ làm được.v.v..
2.3. Tự đánh giá bản thân:
Con người luôn hành động theo cảm xúc. Cảm xúc đi lên đồng nghĩa lý trí đi xuống. Việc rèn cho trẻ kiềm chế cảm xúc tiêu cực, kiềm chế cơn nóng giận cũng chính là giúp trẻ nhận thức bản thân, lắng nghe chính mình có những mặt mạnh, mặt yếu nào, giúp trẻ tự chịu trách nhiệm với quyết định của mình tốt hơn.
Giao tiếp với trẻ nhằm gieo mầm ước mơ, nuôi dưỡng ước mơ của trẻ. Trẻ biết thể hiện quan điểm thích gì và ghét gì cũng chính là biểu hiện thế mạnh và đam mê của trẻ. Dù chúng luôn có những ước mơ, ý thích vĩ đại, viễn vông hay cực kỳ thực tế đi chăng nữa thì đó cũng chính là thể hiện những khát vọng, những điều tốt đẹp mà trẻ muốn đạt được. Vì vậy tự đánh giá bản thân là yếu tố quan trọng giúp phát triển trí tuệ cảm xúc trẻ.
2.4. Biết kìm chế bản thân
Nếu cha mẹ biết kiềm chế cảm xúc tốt thì con trẻ cũng sẽ học và làm theo. Trẻ hay nổi giận vô cớ, đập phá đồ đạc khi nóng giận, chửi mắng bạn bè… chính là tấm gương phản chiếu từ cảm xúc của cha mẹ lên trẻ. Con trẻ luôn cười đùa vui vẻ và luôn tỏ ra bình tĩnh trước mọi vấn đề chính là cha mẹ luôn làm chủ cảm xúc của mình. Muốn trẻ nóng giận vô cớ hay vui vẻ chính là sự lựa chọn của các bậc cha mẹ.
Dạy bản thân quản lý cảm xúc, biết xử lý vấn đề, biết cách kiềm chế cơn nóng giận trước khi hành động hay áp đặt với người khác; giúp trẻ phân biệt cái có lợi, cái có hại khi không quản lý được cảm xúc của mình chính là giúp trẻ biết kiềm chế tốt nhất
Ví dụ: Khi trẻ nóng giận vứt đồ chơi nếu cha mẹ cũng nóng giận đập phá đồ đạc theo thì trẻ sẽ suy nghĩ rằng cách tốt nhất giải tỏa cơn tức giận chính là bạo lực. Nếu cha mẹ tìm cách giúp trẻ bình tĩnh, tịch thu đồ chơi trẻ yêu thích, phạt không mua đồ chơi mới. Giải thích lý do tại sao trẻ bị phạt. Từ đó trẻ sẽ tự rút ra kinh nghiệm bài học cho bản thân và tự biết cách điều chỉnh cảm xúc, hành vi, thái độ của mình.
2.5. Khả năng giữ bình tĩnh và kiểm soát trong các tình huống khó khăn
Khi đứng trước một tình huống khó khăn hay nguy hiểm, không phải ngẫu nhiên mà có người hốt hoảng, lo lắng, có người điềm tĩnh. Đó chính là khả năng giữ bình tĩnh và kiểm soát trong các tình huống khó khăn.
Với trẻ nhỏ thì sao? nếu chúng ta có thái độ ứng xử thế nào thì trẻ sẽ sao chép 100% cách ứng xử như vậy.
Cảm xúc là một phản ứng mang tính chất cá nhân, vượt khỏi tầm kiểm soát của ý thức và mang tính chất lây lan. Trẻ sẽ có sự điềm tĩnh hay hốt hoảng, sợ sệt tùy theo phản ứng của cha mẹ. Tuy nhiên trong trường hợp trẻ phải một mình xử lý tình huống thì việc cho trẻ trải nghiệm tình huống, rèn luyện nhiều kỹ năng sống chính là giải pháp tốt nhất để trẻ giữ bình tĩnh và kiểm soát bản thân
Ví dụ: HTV có chương trình “ Con đã lớn khôn” dành cho trẻ nhỏ. Đó chính là một sân chơi cực kỳ bổ ích, rèn luyện nhiều kỹ năng. Không chỉ giúp các bậc cha mẹ hiểu về tính cách, khả năng quản lý cảm xúc của trẻ mà còn là nơi để trẻ bộc lộ hết khả năng cũng như tâm lý của mình.
2.6. Biết chịu trách nhiệm:
Đối với người lớn, việc xin lỗi trực tiếp người khác khi mình làm sai đôi khi rất khó khăn vì cái tôi quá lớn. Tuy nhiên để trẻ có thể chủ động hành động, nắm bắt thành công trong tương lai, chúng ta cần dạy trẻ dám chịu trách nhiệm đối với việc mình làm, dám nhận lỗi khi mình làm sai, không đỗ lỗi cho người khác và biết sửa sai
Trẻ biết nói câu xin lỗi khi làm sai và dũng cảm nói ra câu xin lỗi mà không bị gượng ép hay bị bắt buộc xin lỗi và trẻ biết sửa sai
Cho trẻ quyền lựa chọn và chịu trách nhiệm với quyết định của mình
Ví dụ: Khi mẹ yêu cầu con vào bàn ăn cơm. Bữa cơm chỉ duy nhất một món cá. Con nói không thích ăn cá và không hợp tác ngồi vào bàn ăn, đòi xem ti vi. Các mẹ sẽ xử trí thế nào? Có ai sẽ đưa ra hai yêu cầu như sau không? “Bây giờ là giờ ăn cơm chung của cả gia đình, mẹ biết con không thích ăn cá nhưng hôm nay mẹ bận không đi chợ mua món con thích được. Bây giờ, một là con cùng ăn với gia đình, mai chúng ta sẽ cùng nhau đi chợ mua món con thích, hai là giờ nhịn đói đến sáng và ngày mai mẹ sẽ không cho con coi chương trình tivi con yêu thích. Con chọn cách nào?”
2.7. Suy xét chính chắn:
Là người trưởng thành, nếu quyết định có ảnh hưởng đến người khác, chúng ta có thể biết đặt mình vào vị trí của họ. Tuy nhiên với trẻ em giúp trẻ có thói quen suy nghĩ chính chắn chính là ta dạy trẻ cách lập mục tiêu và lên kế hoạch cho bản thân, giúp trẻ luôn suy nghĩ kỹ càng và chuẩn bị tốt trước khi làm một việc gì đó. Trẻ sẽ hiểu rằng những lựa chọn ở hiện tại sẽ quyết định tương lai của trẻ.
Cha mẹ có thể dạy cho con viết ra những mục tiêu của mình ra giấy trước khi thực hiện ví dụ như đi chơi cần chuẩn bị gì? Hoặc cần quyết định vấn đề gì ta đưa ra hai lựa chọn cho bé quyết định. “ Con muốn mặc áo vàng hay áo đỏ?” chắc chắn khi trẻ lựa chọn xong trẻ sẽ có sự hài lòng và chịu trách nhiệm với quyết định của mình.
Trẻ sẽ biết cách quản lý thời gian, thực hiện nghiêm túc theo thời gian biểu giờ nào việc ấy, việc quan trọng làm trước, làm đúng kế hoạch và có cân nhắc, tính toán công sức hợp lý
3. NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN CHỈ SỐ CẢM XÚC CỦA TRẺ EM
3.1. Trẻ khó hòa đồng- Xây dựng mối quan hệ với bạn bè
Biểu hiện: Trẻ ngại giao tiếp, thu mình lại, có trẻ luôn coi mình là trung tâm vũ trụ nên bị bạn bè cô lập, trẻ cảm thấy cô độc
Nguyên nhân: Môi trường giao tiếp hạn hẹp ( gia đình có ít người); Do gia đình không cho trẻ chơi với các bạn cùng trang lứa; do trẻ có chỉ số IQ cao nên không thích chơi cùng các bạn
Trẻ em cần được rèn luyện sớm về khả năng thích nghi, hòa nhập với môi trường mới xung quanh từ đó khả năng giao thiệp của trẻ với người thân, bạn bè, thầy cô, xã hội… được mở rộng. Đó là điều kiện tốt để thành đạt hơn trong tương lai.
Khả năng tương tác, hòa nhập của trẻ với người bạn mới phụ thuộc vào tính cách của mỗi trẻ. Nếu một đứa trẻ khó khăn khi giao tiếp, tương tác với bạn bè, thầy cô, có một số cách mà cha mẹ có thể làm để giúp trẻ.
3.2 Trẻ nhút nhát- Khó thể hiện cảm xúc bản thân
Biểu hiện: Xấu hổ, rụt rè, ít bạn, thiếu tự tin, tâm lý hay nghi hoặc, khó khăn trong việc diễn đạt, khả năng chịu đựng kém, tính ỷ lại cao, thiếu quyết đoán…
Nguyên nhân: Do trong gia đình, có thành viên nhút nhát, sống nội tâm-Do bố mẹ ít cho bé tiếp xúc với môi trường bên ngoài, cô lập bé trong nhà – Do người lớn quá nuông chiều trẻ; cha mẹ hay trách mắng trẻ, phê bình, chê bai làm trẻ mất tự tin; cha mẹ hay dọa nạt trẻ
Biện pháp khắc phục hai trường hợp trên
Ở lớp học: cha mẹ nên trao đổi với cô về tình trạng của trẻ để cô giúp trẻ giao lưu với các bạn một cách tự nhiên nhất mà không cảm thấy bị áp lực và bắt buộc. Bằng cách đó, trẻ trở nên thân quen, gần gũi và thoải mái khi giao tiếp với bạn cùng lớp.
Ví dụ Hãy yêu cầu trẻ tương tác với những người đã quen. Có thể con sẽ dễ dàng tương tác với một người bạn mà trẻ biết hơn là những người khác.
Dần dần hãy giới thiệu con với các bạn bè khác, những người mà trẻ biết khi vào trường mới.
Xây dựng nhóm bạn cùng độ tuổi cũng như khác độ tuổi để cùng vui chơi, trò chuyện với bé.
Ở nhà: Con đi học ở trường về, cha mẹ nên tìm hiểu câu chuyện của con ở trường học
Ví dụ: Hỏi xem trẻ quen những bạn bè nào ngồi cùng bàn? Tên bạn? Chú ý hướng trẻ đến những điều tích cực bằng những từ ngữ khen ngợi trẻ và bạn bè, cô giáo trẻ, tạo hứng thú và niềm vui cho trẻ về môi trường mới. Khuyến khích trẻ nói về trường học của mình bằng những gợi ý cụ thể.
Khi con trẻ tỏ ra không hòa nhập với những người bạn mới, hãy khuyến khích trẻ ngày tiếp theo. Cha mẹ cần tích cực giúp trẻ thiết lập mối giao tiếp cởi mở càng sớm càng tốt đối với trẻ đang thích nghi với môi trường mới đầy xa lạ.
Kể cho bé nghe những câu chuyện về lòng tự tin, tình bạn.
Thường xuyên dẫn bé đến vui chơi ở những nơi công cộng để tăng cơ hội tiếp xúc và làm quen với những điều mới mẻ.
Khen ngợi, động viên bé khi bé vui chơi, khuyến khích bé làm quen được với thế giới xung quanh.
Hãy tập cho bé tự làm những việc bé có thể làm như đánh răng, tự ăn uống, mặc quần áo, xếp dụng cụ học tập vào cặp.
3.3 Trẻ hung hăng-bướng bỉnh khó làm chủ cảm xúc
Biểu hiện: Cố tình làm ngược với yêu cầu của người lớn; không vâng lời, khi bị la mắng trẻ thường phản kháng, hoặc lì ra; cắn người khác, la hét, đập phá.. là những dấu hiệu cảnh báo ở trẻ. Nếu không được khắc phục kịp thời, trẻ sẽ trở nên rất hung dữ về sau. Tình trạng thanh thiếu niên phạm tội phần lớn do từ nhỏ trẻ không được uốn nắn kịp thời tính cách hung hăng của mình.
Nguyên nhân: Ngoài yếu tố di truyền thì còn có nguyên nhân trẻ bị “khủng hoảng tuổi lên 3”; Cha mẹ quá nuông chiều trẻ, sẵn sàng đáp ứng mọi yêu cầu của trẻ; Cha mẹ bỏ qua các lỗi vi phạm của trẻ
Trẻ hung hăng còn là bước chuyển tiếp của trẻ hiếu động ( nếu không có môi trường vận động phù hợp, trẻ có thể chuyển hướng sang trạng thái hung dữ); Thể hiện tính chống đối vì cha mẹ quá độc đoán áp đặt, mệnh lệnh một chiều, không quan tâm đến nhu cầu của trẻ, không cho trẻ có quyền lựa chọn, vì vậy trẻ buộc phải chấp nhận và sẽ hình thành sự phản kháng ngấm ngầm để chờ dịp bộc phát; trẻ có những bất ổn về mặt tâm lý do không được yêu thương, trẻ stress vì sợ hãi; trẻ học bạo lực từ môi trường sống
Biện pháp khắc phục:
Không nuông chiều trẻ theo kiểu muốn gì được nấy; Động viên, khen thưởng trẻ khi trẻ vâng lời và có những hành vi tốt; Nên cho trẻ biết các giới hạn, có một số nguyên tắc nhất định trong gia đình, và trẻ phải tuân theo; Hãy nhẹ nhàng giải thích, nhưng lời lẽ kiên quyết để trẻ phải tuân theo; Không nhượng bộ trẻ khi trẻ đòi cho bằng được cái gì; Cha mẹ làm gương bằng những việc làm tốt, và nói cho trẻ biết thế nào là tốt, thế nào là không tốt; Có những người luôn coi mình là cái rốn của vũ trụ, mọi quyết định họ ban hành người khác phải tuân theo. Những người đó luôn mang tư duy bất hợp tác trong môi trường làm việc nhóm hoặc khi tham gia vào một tập thể.
4.1. Nhu cầu cảm xúc được yêu thương
Một trong những nhu cầu cảm xúc mạnh mẽ nhất của trẻ (và cả người lớn chúng ta nữa) là mong muốn và khao khát nhận được tình yêu thương mà trước hết là tình yêu thương của người thân trong gia đình. Chính những nhu cầu đó khiến trẻ có cảm giác sợ người thân buồn và nó chính là động lực thúc đẩy trẻ tham gia vào các nhóm bạn bè, tuân theo các quy tắc xã hội, phát triển tình bạn và bắt chước những khuôn mẫu hành xử người khác.
Khi đứa trẻ được sống trong bầu không khí yêu thương trẻ sẽ luôn có cảm giác vui vẻ, tích cực và hăng hái. Trẻ tự hào về bản thân, ý thức được giá trị của mình và tin vào bản thân mình.
Ngược lại khi một đứa trẻ không cảm nhận được tình yêu thương và phải liên tục nhận những lời la mắng, chỉ trích thì lâu dần trẻ sẽ có thái độ bất mãn, tiêu cực và dửng dưng với nổi đau người khác. Được yêu thương chính là liều thuốc giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất và là phương pháp hữu hiệu rèn luyện nhân cách cho trẻ.
Khi được yêu thương, cha mẹ dành thời gian chăm sóc, sống trong môi trường ngôn ngữ vui tươi và có một thể chất tốt, trẻ sẽ được đảm bảo phát triển ngôn ngữ bình thường.
Các cách thể hiện tình yêu thương sai lầm của cha mẹ đối với con cái:
Hầu hết các bậc cha, mẹ luôn mong cho con những điều mình nghĩ là tốt nhất, nhưng nhiều người không biết cách thể hiện phù hợp với suy nghĩ của con khiến chúng cảm thấy mình không được yêu thương, thậm chí có cảm giác mình bị ghét bỏ như:
+ Cha mẹ so sánh con với người khác
“ Con lo mà chạy xe, nhìn bạn An chạy giỏi chưa kìa?”
+ Chỉ trích hành vi của con và bới móc lỗi lầm của chúng
“Sao con không biết mặc áo vậy? mẹ chỉ biết bao nhiêu lần rồi, sao con dốt thế?”. Cách thức này không chỉ khiến trẻ cảm thấy không được yêu thương, bị phủ nhận sạch trơn mà lâu dần sẽ khắc sâu trong tâm trí chúng cảm giác về sự vô dụng, tệ hại của bản thân.
+ Dùng bạo lực và nhục mạ trẻ.
Trẻ thường xuyên sống trong môi trường bạo lực sẽ có sự phát triển nhân cách lệch lạc khi lớn lên. Điều nguy hiểm nhất là khi trẻ không cảm thấy được yêu thương ngay trong chính gia đình mình thì trẻ sẽ có khuynh hướng tìm kiếm điều đó ở những nơi khác. Đó là lý do trẻ dễ bị bạn bè xấu lôi kéo vào các tệ nạn xã hội
Tám cách để trẻ cảm thấy mình luôn được yêu thương
+ Cha mẹ dành thời gian cho con: Đây chính là cách giúp nuôi dưỡng sự tôn trọng và sự gần gũi của cả hai, và cho phép bạn tìm hiểu thêm về mong muốn cũng như nhu cầu của trẻ. Có câu “ đi đâu không quan trọng, làm gì không quan trọng. Quan trọng là ta đi cùng nhau, làm cùng nhau”. Sự thoải mái và không khí vui vẻ sẽ gắn kết bạn và trẻ lại với nhau 1 cách tốt nhất.
+ Cho trẻ biết rằng chúng được yêu thương: Có người rất yêu con nhưng không bao giờ thể hiện ra điều đó. Trí óc trẻ rất non nớt để có thể nhận ra cha mẹ yêu mình vô điều kiện thế nào nếu tình yêu thương đó không bộc lộ qua lời nói hay hành động. Theo khảo sát trên 100 bạn trẻ được hỏi thì có đến 80% ngại bày tỏ cảm xúc hay nói lời yêu thương với đấng sinh thành của mình. Bạn có dám ôm ba mẹ và nói “ con yêu ba mẹ” hay không?
* Biết yêu thương là một biểu hiện cảm xúc mà ai cũng cần có để có thể hòa mình vào tập thể. Tính cách của trẻ ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố, ngoài yếu tố bẩm sinh, còn lại là do cha mẹ rèn luyện, định hướng. Nếu cha mẹ khó tính, lạnh lùng, không thể hiện cảm xúc yêu, ghét, giận hờn… thì trẻ cũng sẽ biến thành một đứa trẻ thiếu cảm xúc, e dè, không biết thể hiện tình yêu thương. Điều đó không chỉ làm trẻ khó hòa nhập cộng đồng mà còn ảnh hưởng tới quá trình học tập, làm việc. Vì vậy, cha mẹ cần có nghệ thuật dạy con ngay từ khi còn nhỏ để trẻ biết yêu thương người khác, đừng ngại nói lời yêu thương với trẻ, hãy dạy trẻ cách biểu hiện tình yêu thương bằng những cái ôm, nụ hôn, lời cảm ơn; thường xuyên khuyến khích, động viên, khen ngợi và khen thưởng khi trẻ làm tốt.
* Đặc biệt với những trẻ cha mẹ ly hôn, chúng cần có sự khẳng định rằng “ cha mẹ ly hôn hoàn toàn không phải lỗi của con. Giống như con chơi với bạn, sẽ có một lúc nào đó bạn làm con giận và con muốn nghỉ chơi với bạn ấy. Cha mẹ cũng thế, cha và mẹ đang giận nhau nên sẽ tạm không sống cùng nhau, nhưng với cha mẹ, con vẫn là người cha mẹ yêu thương nhất”.
* Đối với cha mẹ mắc bệnh thành tích, luôn so sánh con với người khác. Đừng quá nghiêm khắc, khó tính với con, hãy cho con biết rằng cha mẹ yêu con vì bản thân con chứ không phải vì điểm số con mang về.
* Yêu thương gia đình là tình cảm thiêng liêng tồn tại trong mỗi người con, không có xuất phát điểm hay kết thúc. Vì vậy hãy giáo dục trẻ coi gia đình là hạt nhân và nhà là nơi để quay về.
+ Thường xuyên trò chuyện với trẻ: Có trẻ khi được hỏi “ con mong muốn điều gì ở cha mẹ thì câu trả lời là được cha mẹ hiểu”. Trò chuyện sẽ giúp cả hai hiểu rõ nhu cầu, mong muốn của nhau, cho trẻ cảm giác mình được quan tâm và trưởng thành.
+ Khuyến khích trẻ trò chuyện bằng cách sử dụng yếu tố kéo dài cuộc trò chuyện: nhằm giúp trẻ diễn đạt rõ hơn mong muốn, yêu cầu của mình vì trẻ còn nhỏ chưa có khả năng bộc lộ hết điều trẻ đang suy nghĩ; Yếu tố kéo dài cuộc trò chuyện cũng sẽ trở thành hình mẫu để trẻ nhỏ có thể sử dụng trong việc tìm hiểu thêm thông tin từ bạn bè, người trưởng thành khác, hoặc để tăng cường khả năng diễn đạt rõ ràng về trải nghiệm của bản thân.
+ Bày tỏ sự tôn trọng với trẻ: dành thời gian và lắng nghe 1 cách chân thành chính là sự tôn trọng mà chúng ta dành cho con trẻ để trẻ hiểu rằng trẻ quan trọng hơn bất cứ những việc khác bạn đang làm; tránh hối thúc con hay trả lời thay cho trẻ; phải tôn trọng ý kiến trẻ; không xúc phạm và dùng từ thô lỗ với trẻ; Khi con làm sai cha mẹ có thể la mắng nhưng tránh kỷ luật con trước mặt người ngoài
+ Tôn trọng khả năng của trẻ: cho phép trẻ làm những công việc trong khả năng, cho trẻ thời gian tự hoàn thành công việc của mình, không làm thay vì trẻ sẽ suy nghĩ mình không có khả năng.
+ Cho phép trẻ rút ra bài học từ sai lầm của mình: trải nghiệm và rút ra bài học từ sai lầm của mình là cách giúp trẻ tự lập và tự tin hơn trong cuộc sống
+ Cho trẻ có quyền lựa chọn: chính là biểu hiện tôn trọng sở thích, quan điểm của trẻ, tôn trọng tính tự lập.
Trẻ được tôn trọng và yêu thương đúng cách chính là phương pháp giúp trẻ làm chủ được cảm xúc của chính mình.
4.2. Nhu cầu cảm xúc được chấp nhận
Ngoài nhu cầu được yêu thương, trẻ còn mong muốn được người lớn chấp nhận. Chấp nhận ở đây chính là chấp nhận bản ngã riêng của trẻ, không lấy người khác so sánh với trẻ. Chấp nhận mặt mạnh và yếu của trẻ.
Hãy cho trẻ quyền được lên tiếng! được là chính mình: Công ước Quốc tế về Quyền trẻ em (CRC) mà Việt Nam tham gia từ năm 1990 và Luật Trẻ em năm 2016 khẳng định, trẻ em là con người có quyền thể hiện chính kiến của mình về những vấn đề ảnh hưởng đến mình. Tuy nhiên trong gia đình, xã hội thì cha mẹ, ông bà, người lớn luôn cho mình là bậc trên, cướp mất quyền được lên tiếng của trẻ, trẻ không được phép có chính kiến riêng của mình. “ Còn nhỏ biết gì mà nói, còn nhỏ biết gì mà chọn…” vì vậy trẻ không có cơ hội được là chính mình. Hãy cho trẻ tự quyết định làm những việc liên quan đến nhu cầu của trẻ hằng ngày như tự mặc quần áo, tự đánh răng, tự múc cơm ăn và được quyền chọn quần áo mình thích, được chọn ăn món mình thích v.v. Tuy nhiên cần hướng trẻ vào những sở thích lành mạnh và phù hợp sức khỏe trẻ.
Nhu cầu được yêu thương và được chấp nhận là nhu cầu thứ ba trong thang bậc nhu cầu cơ bản của con người đã được nhà tâm lý học Maslow lập ra. Nó chỉ đứng sau nhu cầu về vật chất và nhu cầu về sự an toàn.
4.3. Nhu cầu cảm xúc cảm thấy mình quan trọng
Nhu cầu được cảm thấy mình quan trọng là nguồn lực thúc đẩy trẻ giúp đỡ người khác, tình nguyện tham gia công tác xã hội. Vấn đề ở chỗ các bậc cha mẹ ít khi làm cho trẻ cảm thấy chúng quan trọng và được công nhận trong gia đình.
Ví dụ: Cha mẹ thường hay ra lệnh cho con “ Mẹ lớn rồi, phải biết nhường đồ chơi cho em chứ? khiến cho trẻ cảm thấy mình bị áp đặt và khó vâng lời ngay lập tức, nếu cha mẹ đề cao vai trò làm anh, làm chị, trẻ sẽ tự động thấy được “ vị trí quan trọng của mình” bé sẽ là người tận tình chăm sóc em nhỏ.
4.4. Nhu cầu cảm xúc cảm thấy mình được nhìn nhận
Khi sinh ra trẻ đã có nhu cầu được nhìn nhận bằng tiếng khóc của mình. Lớn lên, khi xem xét, đánh giá về một vấn đề, một sự vật, sự việc nào đó trẻ mong muốn được người lớn nhìn nhận quan điểm của mình; được người lớn nhìn nhận cách cư xử của mình. Hãy nhìn mặc ưu của trẻ thay vì cứ “ bới vết tìm lông”
Tuy nhiên thực tế không phải trẻ nào cũng được gia đình và xã hội nhìn nhận. Đặc biệt đối với những trẻ được sinh ngoài ý muốn, những trẻ sinh ra bị khuyết tật bẩm sinh. Gia đình vì sỉ diện, giấu diếm con hoặc mang đi gửi, đi bỏ. Vì vậy trẻ rất dễ bị tổn thương vì ít được yêu thương, ít có khả năng được chăm sóc y tế và ít được đi học nhất, có trẻ còn chịu nhiều kỳ thị của xã hội, bị phân biệt đối xử khi hòa nhập cộng đồng. Chính vì vậy, trước mắt việc làm gương cho trẻ trong việc con bình đẳng với bạn khuyết tật, không trêu chọc, biết giúp đỡ bạn chính là cách các bậc cha mẹ giúp con mình thể hiện tình yêu thương, nhìn nhận sự khác biệt của bạn như một phần của cuộc sống. Hoặc cùng con tham gia các chương trình thiện nguyện hỗ trợ, giúp đỡ các bạn khuyết tật. Hoặc có điều kiện mở trường dành cho trẻ khuyết tật như một cách thức để giúp trẻ khuyết tật hòa nhập vào xã hội, đồng thời mang lại cho trẻ em khuyết tật cơ hội thực hiện hoài bão của mình như mọi trẻ em khác.
4.5. Nhu cầu cảm xúc độc lập và tự khẳng định mình.
Nhu cầu được cảm thấy mình là một cá thể độc lập thường xuất hiện ở lứa tuổi lên 3, trẻ đã phân biệt được trai, gái và có cá tính riêng của mình. Đặc biệt là giai đoạn thanh thiếu niên, trẻ cố gắng tách dần ra khỏi vòng ảnh hưởng của cha mẹ, muốn khẳng định mình. Quá trình trở thành người lớn này tạo ra nhu cầu về Tự do và Độc lập. Khi đó những câu mệnh lệnh hay can thiệp quá sâu vào cuộc sống của trẻ như“ mẹ muốn con…” hay “ Con phải..” sẽ làm cho trẻ dễ nổi loạn.
Tuy nhiên không phải ta chấp nhận mọi yêu cầu của trẻ chỉ vì trẻ muốn độc lập và tự khẳng định mình mà nên có trách nhiệm dìu dắt, hướng dẫn con cái để chúng không mắc phải những sai lầm.
5. CÁC BIỆN PHÁP GIA TĂNG CHỈ SỐ EQ
“Chỉ số EQ có thể thay đổi và phụ thuộc vào nhiều yếu tố giáo dục. Nói cách khác, bố mẹ với nỗ lực và ý thức của mình có thể nâng chỉ số EQ của con cao hơn” . Dạy trẻ con “Không phải bằng lời giáo huấn, mà chính sự trải nghiệm sẽ có tác dụng với trí tuệ cảm xúc của trẻ”. Vì vậy bằng cách cho trẻ cảm nhận tình yêu thương: Cho trẻ biết rằng chúng được yêu thương, quan tâm, chia sẻ; Cha mẹ thường xuyên dành thời gian trò chuyện với trẻ và khuyến khích trẻ trò chuyện; Tôn trọng trẻ và khả năng của trẻ, cho trẻ có quyền lựa chọn; Cho trẻ cảm giác an toàn, luôn khích lệ, động viên trẻ đúng lúc, giúp trẻ lạc quan vượt qua khó khăn; Cho phép trẻ rút ra bài học từ sai lầm của mình; Không chiều theo yêu cầu bất hợp lý để tập cho bé biết hạn chế và điều khiển cảm xúc của mình; Với trẻ dưới 6 tuổi, cần hạn chế những sự trừng phạt không hợp lý và phải cho trẻ biết một cách rõ ràng về lỗi của mình; Nên khen trẻ thường xuyên và hợp lý.v.v. chính là những biện pháp hữu hiệu gia tăng chỉ số EQ cho trẻ
Theo Daniel Goleman, Chuyên gia Tâm lý người Mỹ, đã đưa ra 6 cách để cha mẹ “Huấn luyện cảm xúc” cho trẻ.
5.1. Lắng nghe thấu cảm
Nhu cầu lớn nhất trong sâu thẳm của mỗi người chính là được thấu hiểu. Thực tế, nhiều người không lắng nghe để hiểu mà lắng nghe để đối đáp và áp đặt. Ngay cả cha mẹ cũng vậy. Lắng nghe áp đặt sẽ khó tìm ra tiếng nói chung, còn lắng nghe thấu hiểu giúp ta dễ tìm được giải pháp giải quyết vấn đề. Cha mẹ cần rèn luyện cho mình kỹ năng lắng nghe con trẻ để hiểu cảm xúc của con, từ đó mới có thể giúp trẻ biết lắng nghe và để ý đến cảm xúc của người khác, giúp trẻ biết tôn trọng quan điểm của người khác, kể cả nó không giống quan điểm của mình.
Một người biết lắng nghe sẽ dễ dàng gây thiện cảm và sự tin tưởng đối với người khác. Tuy nhiên, trên thực tế không phải ai cũng biết cách lắng nghe một cách biểu cảm để tạo niềm tin yêu cho người khác. Vì vậy, hãy rèn luyện, dạy dỗ con từ nhỏ để khi lớn lên, trẻ luôn là người lịch sự, biết lắng nghe, thấu hiểu, thông cảm và tạo được sự tin yêu với mọi người. Tuy nhiên để làm được điều này, chính bản thân cha mẹ phải là người biết lắng nghe trẻ và thực hiện tốt các cách dưới đây. Nếu ngược lại thì mọi phương pháp huấn luyện đều vô ích. “ Bạn không thể dạy dỗ người khác khi bản thân ta chưa làm tốt điều đó”
Có rất nhiều cách để dạy cho con biết cách lắng nghe
+ Dạy trẻ khi nói chuyện nhìn vào mắt người đối diện. Điều đó làm cho người đối diện có cảm giác mình quan trọng, được lắng nghe chân thành
+ Dạy trẻ khi nói chuyện, hãy dùng một giọng nói nhẹ nhàng, rèn cho trẻ cách lắng nghe, tập trung và chú tâm vào câu chuyện mà người khác chia sẻ. Không làm việc riêng khi đang nói chuyện với bạn, không nhìn chỗ khác khi nói chuyện cùng người lớn
+ Dạy trẻ khi nói chuyện hãy tỏ ra ân cần, tôn trọng và lịch sự. Bởi vì, nếu ta khó chịu, thờ ơ thì họ sẽ không muốn chia sẻ. Cần lắng nghe bằng thai độ chân thành. Điều này thể hiện thái độ lịch sự bởi vì họ đã tin tưởng, cần mình và rất yêu mến mình.
+ Dạy trẻ cách lắng nghe bằng cách lắng nghe chúng. Hãy gợi ý cho trẻ kể câu chuyện của chúng. Kiên nhẫn lắng nghe, nhìn vào đôi mắt trẻ, không ngừng khuyến khích “Rồi sao nữa”, “Câu chuyện của con thật thú vị”…
Từ đó dạy trẻ khi nói chuyện với người lớn, luôn đáp: “ dạ”, “ vâng ạ”. Khi nói chuyện với bạn bè, luôn vui vẻ, đáp với bạn “ à”, “ mình biết rồi”…
+ Nói chuyện với trẻ cần ngắn gọn, và hướng đến trung tâm của vấn đề, tránh dông dài và tranh cãi, trẻ không đủ kiên nhẫn để lắng nghe những điều mà chúng không hiểu hoặc điều gì đó mà chúng cảm thấy không quan trọng, không muốn quan tâm.
+ Dùng ngôn ngữ, cách diễn đạt của trẻ khi nói chuyện với trẻ, cố gắng dùng những từ ngữ đơn giản, rõ nghĩa và dễ hiểu để chúng dễ dàng cảm nhận được, tránh diễn đạt dài dòng, ngôn ngữ phức tạp, khó hiểu, chúng là làm giảm đi một nửa sự hấp dẫn của câu chuyện.
+ Hãy tập trung vào điều trẻ nói để hiểu điều trẻ đang cảm nhận, hãy để trẻ hiểu rằng cha mẹ hiểu được điều trẻ đang cảm nhận, sau đó hãy chia sẻ với con, đừng cắt ngang câu chuyện của con, cũng đừng vội vã khuyên nhủ, dạy bảo, hãy để con chủ động suy nghĩ về chúng trước khi cho trẻ câu trả lời. Có nhiều bậc cha mẹ khi trẻ kể chuyện, luôn ngắt ngang và dùng suy nghĩ chủ quan của mình áp đặt lên suy nghĩ trẻ, điều này làm trẻ mất hứng thú và cảm thấy bị tổn thương vì những suy nghĩ của mình không được quan tâm, không được thấu hiểu.
– Trẻ thường luôn muốn được người khác chú ý, quan tâm. Vì thế, khi người lớn đang nói chuyện thì trẻ hay nói chen vào (nói leo). Vì vậy, dạy trẻ phải chờ người lớn nói chuyện xong hoặc phải xin phép khi ngắt ngang câu chuyện của họ. Đó chính là phép lịch sự tối thiểu trong giao tiếp.
5.2. Giúp trẻ đặt tên cảm xúc
+ “Yêu, ghét, giận, thương…” sẽ là những khái niệm lạ lẫm với trẻ nếu không được chúng ta “chỉ mặt đặt tên” ngay từ đầu. Để khắc phục điều này, ta cần giúp trẻ hiểu hơn về những cảm nhận tinh thần bằng cách đặt tên cho những cảm nhận ấy. Chẳng hạn như “Chút cha mẹ đi làm, con ở nhà một mình không có ai chơi cùng, Con của mẹ chắc cảm thấy buồn lắm đây.” Hay khi kể chuyện cho con, nên lồng ghép cảm xúc nhân vật cho con hiểu.
Ví dụ: Chú gà con đi lạc chắc cảm thấy sợ hãi lắm con nhỉ? Gà con tìm thấy mẹ rồi, gà con cảm thấy vui mừng quá kìa.
+ Ngày qua ngày, vốn từ và những hiểu biết của trẻ về thế giới cảm xúc sẽ càng phong phú hơn. Một đứa trẻ nếu có khả năng cảm nhận sâu sắc về cảm xúc của mình và được nuôi dạy tốt sẽ luôn biết cách mang lại những cảm xúc tích cực cho người khác sau này.
+ Nên khuyến khích trẻ thể hiện cảm xúc bằng lời nói lẫn biểu cảm gương mặt. Ví dụ: Ôm con mẹ thấy hạnh phúc và ấm áp lắm. Con thấy mẹ cười vui không? mẹ thấy con cũng cười vui, con có cảm thấy hạnh phúc không?
+ Nghiên cứu những trẻ được cha mẹ giao tiếp từ lúc còn trong bào thai, khi sinh ra được tắm mình trong làn điệu dân ca, câu hò, lời ru của mẹ…luôn có trí tuệ cảm xúc cao hơn những trẻ khác. Điều đó khẳng định việc tiếp xúc ngôn ngữ chính là tiền đề giúp trẻ diễn đạt tốt cảm xúc của mình. Tuy nhiên, ngoài việc giúp trẻ đặt tên cảm xúc, giúp trẻ có thể tự mình cho người khác biết trẻ đang vui hay đang sợ vì điều gì ta còn phải hướng trẻ thể hiện cảm xúc như thế nào cho đúng, giúp trẻ đi đúng hướng cảm nhận nhưng vẫn để trẻ tự quyết định cách hành xử nào là hợp lý
Ví dụ: Con bạn thích chơi với Em Bo mà không thích chơi với bất kỳ ai, trẻ con khác đến gần muốn chơi cùng con cũng không cho.Vậy ta phải hướng trẻ như thế nào? Hãy cho trẻ biết trẻ thích chơi cùng em Bo là đúng nhưng em Bo rất thích chơi trò chơi “ Hổ, cáo, thỏ và bác thợ săn”. Mình có 2 người à. Con suy nghĩ rủ bạn nào chơi cùng nhau đi?
+ Trẻ em lớn lên với ý nghĩ rằng, nhu cầu, ước vọng và ý kiến của chúng phải là quan tâm hàng đầu của mọi người, có thể sẽ hình thành tính ích kỷ. Vì vậy dạy con biết đặt mình vào vị trí của người khác, đặc biệt không nên đáp ứng mọi yêu cầu của con, và hãy là tấm gương biết quan tâm, chia sẻ với người khác khi khó khăn, hoạn nạn
5.3. Thừa nhận cảm xúc của trẻ
– Chắc hẳn không ít lần khi con trẻ gặp buồn phiền vì bị trượt hay bị loại khỏi đội bóng, chúng ta đã từng khuyên con những câu sau:
+ Câu chối bỏ cảm xúc: “Con có buồn cũng chẳng làm được gì, quên chuyện đó đi”.
+ Câu khuyên răn: “Con hãy phấn chấn lên, cố gắng luyện tập để năm sau mình thi tiếp”.
+ Câu chất vấn: “Vì sao con bị loại? Chắc tại con đá kém hơn mấy bạn khác phải không?”
+ Câu thương hại: “Ôi! Tội nghiệp con trai tôi. Thôi đừng buồn nữa con!”
Những lúc đó tâm trạng trẻ có thật sự được thoải mái không? và bạn có từng bị trẻ phản ứng lại thậm chí có trẻ điên tiết mà gào lên: “đừng có dạy đời nữa!”, “thật nhàm chán, chẳng ai có thể hiểu được mình cả”, “mình không dám tâm sự điều gì đó với ai nữa”…hay không?
– Trẻ chỉ thật sự thoải mái khi được nói ra điều chúng nghĩ trước người có thể “thực sự nghe và hiểu” chúng. Chúng sẽ thấy việc giáo huấn, khuyên răn lúc này của cha mẹ như “ châm dầu vào lữa”. Do đó, việc thừa nhận cảm xúc của trẻ là hết sức cần thiết khi chúng ta muốn đến gần hơn và dạy trẻ nhiều hơn để định hướng trẻ theo chiều hướng tích cực. Vì thế, chúng ta thay vì phủ nhận cảm xúc trẻ, ta cần giúp trẻ bằng cách:
+ Xác định xem trẻ đang cảm thấy như thế nào bằng cách mô tả lại cảm xúc trong trẻ qua việc sử dụng những từ tương tự với lời trẻ vừa nói: “Chắc con rất buồn khi phải rời khỏi đội!”
+ Thừa nhận cảm xúc của trẻ: khi bạn thể hiện sự lắng nghe, thấu hiểu và dùng những từ đơn giản như: “ồ!”, “ừm!”, “à!”, “thì ra là vậy!”,… đáp lại trẻ trong khi chúng đang cố giải tỏa mọi cảm xúc của mình trẻ sẽ có cảm giác mình được tôn trọng, được lắng nghe. Khi trẻ nói hết cảm xúc của mình trẻ sẽ cảm thấy thoải mái.
+ Đưa ra viễn cảnh mà trong thực tại trẻ không làm được: “Ước gì mẹ có phép, mẹ sẽ điều khiển quyết định của thầy giáo theo hướng khác nhỉ!
+ Thừa nhận cảm xúc của trẻ ngay cả khi bạn đang cố gắng uốn nắn những hành vi không thể chấp nhận được: “Thầy thật đáng ghét ha. Nhưng chắc Thầy cũng khó khăn lắm khi quyết định như vậy”
– Vui, buồn, cáu giận, lo lắng…là các biểu hiện cảm xúc của bất kỳ ai. Trẻ con cũng vậy, khi bực tức và giận dỗi vì không được theo đúng ý là phản ứng tự nhiên của trẻ. Sau khi được thừa nhận cảm xúc, tâm trạng trẻ sẽ trở nên nhẹ nhõm, thoải mái hơn vì có người đồng cảm với mình. Đây chính thời khắc hợp lý để bạn cùng con tìm ra mấu chốt vấn đề, có thể trẻ sẽ tự nhìn thấy cách xử lý hoặc chúng ta sẽ giúp trẻ vượt qua những khó khăn trong cuộc sống gia đình, nhà trường mà chúng gặp phải.
5.4. Chuyển tức giận thành công cụ để dạy
– Trong suốt quá trình nuôi dạy trẻ từ 3 tuổi đến lúc trẻ trưởng thành, chắc hẳn không ai trong chúng ta không trải qua cảm giác tức giận vì những trò tinh quái của trẻ, tức giận vì trẻ bày khắp nhà, tức giận vì trẻ không ngoan. Những lúc đó, nếu quản lý cảm xúc tốt, chấp nhận đó là những hành động đùa nghịch của trẻ mà bản thân mình cũng đã từng trải qua, chúng ta sẽ có cái nhìn thoáng hơn về lỗi lầm của trẻ. Tuy nhiên cần giới hạn những lỗi nào có thể bỏ qua, những lỗi nào cần phải được uốn nắn. Nếu cứ bỏ qua mọi lỗi lầm cho trẻ thì sẽ dẫn đến sự lệch lạc về nhân cách trẻ
Ví dụ: Đi làm về mệt. Mở cửa ra thấy cả nhà bừa bộn đồ chơi, quần áo trong tủ trẻ lôi ra để khắp phòng, nước chảy lênh láng khắp sân … cảm xúc bạn khi đó sẽ như thế nào?
Hãy bình tĩnh uống ly nước lạnh trước khi giải quyết mọi việc
Hãy yêu cầu trẻ dọn dẹp đồ chơi bằng thái độ thật nghiêm khắc.
Hãy hỏi lý do vì sao lấy quần áo ra khỏi tủ và vì sao mở nước khắp nhà, chúng ta sẽ nghe được những lý do cực kỳ đáng yêu. Tuy nhiên cần dạy trẻ hiểu những lý do trẻ suy nghĩ muốn giúp mẹ là đúng nhưng cách làm của con như thế là sai. Bạn có bình tĩnh với trẻ như vậy được không?
– Trẻ thường rất sợ bác sĩ hoặc những gì từ bé người lớn luôn tiêm nhiễm vào trí óc non nớt của trẻ. Ví dụ “ Con ăn cơm không? nếu không bà sẽ đưa con đến bác sĩ, không ăn mẹ sẽ kêu bác sĩ chích…v.v.” “ Ngủ đi, không ông kẹ bắt bây giờ? đừng đi buổi tối ma bắt đó”… Mặc nhiên trẻ sẽ cảm thấy điều đó thật đáng sợ. Hãy dạy trẻ và giúp trẻ có cảm giác an toàn. Nếu trẻ cảm thấy lo lắng khi biết phải đến gặp bác sĩ, hãy giúp trẻ bằng cách chuẩn bị mọi thứ và trao đổi tại sao trẻ sợ, tại sao cần tới đó, và trẻ mong đợi gì khi gặp bác sĩ. Hãy kể cho trẻ nghe câu chuyện của mình khi đến gặp bác sĩ và điều gì đã làm cho mình cảm thấy tốt hơn.
– Vậy khi trẻ tức giận thì sao? hãy giúp trẻ bình tĩnh và giúp trẻ hiểu được nguyên nhân và hậu quả của hành động trẻ làm. Những trải nghiệm đó sẽ giúp trẻ tự rút ra kinh nghiệm và có thái độ cư xử đúng mực.
5.5. Sử dụng xung đột để dạy kỹ năng giải quyết vấn đề:
Trong mỗi con người luôn tồn tại những mâu thuẫn: mâu thuẫn về lợi ích, về nhận thức và xung đột về tình cảm. Rèn cho trẻ kỹ năng giải quyết vấn đề bằng cách sử dụng xung đột là luôn đặt cho trẻ những giới hạn và hướng trẻ tới một giải pháp.
Ví dụ: Em Bo lấy đồ chơi của con, con giận là đúng, nhưng con không thể đánh em. Con có thể làm được gì khác khi con tức giận không?”
Nếu trẻ không có ý tưởng nào hãy giúp trẻ đưa ra lựa chọn. Lúc đó trẻ sẽ nhận thức được rằng đó là sự tán thành tức giận, nhưng không nên làm tổn thương người khác vì sự tức giận của mình.
Để làm được điều đó, bản thân cha mẹ khi tức giận con trẻ, cha mẹ không được sử dụng bạo lực với con. Hãy bình tĩnh và tìm
[ad_2]
Source link