[ad_1]
Tuổi trẻ là khởi điểm của một đời người. Rèn luyện để có những thói quen tốt là tự tạo dựng, vun đắp cho mình một nền tảng cuộc sống đầy triển vọng và một tương lai tốt đẹp ở phía trước.
Muốn thành công phải tránh xa thói quen xấu. Tính lười biếng được xem là một một thói quen đáng chết của con người. Hầu hết mọi người chỉ xem tính lười biếng đơn giản là một cái tật, là thói quen né tránh các hoạt động về tinh thần và thể chất, tuy nhiên tính lười biếng không phải chỉ có thế. Trong tiếng Hy Lạp, từ “Avarice” (tính lười biếng) là “acedia”, có ý nghĩa hàn lâm là “thiếu vắng sự chăm sóc”, được hiểu là sự lãnh đạm, thờ ơ, lơ đễnh.
Sẽ vô cùng nguy hiểm nếu như chúng ta để mặc tính lười biếng tồn tại. Tính lười biếng cho phép ta sống giãi đãi và dần dần biến thành nô lệ cho thói quen xấu của mình. Hãy nhìn vào các hành động và cách cư xử sẽ thấy dấu hiệu của lười biếng: thờ ơ với các vấn đề, biếng làm, không thích hoạt động, thói quen chờ nước đến chân mới nhảy, đều là một thói quen rất xấu, ngăn chúng ta phát triển bản thân. Người có tính lười biếng thường không sẵn lòng phấn đấu cho các mục tiêu, làm việc với sự miễn cưỡng và không thích thú, và thường nói nhiều hơn làm. Gọi đó là lười nhác, làm biếng, thiếu khả năng, chây lì, hoặc bất cứ thứ gì bạn muốn, nhưng không làm gì khi đáng lẽ ra có việc phải hoàn thành, đó được coi là dấu hiệu của sự yếu đuối hay trốn tránh.
Khi phát hiện những triệu chứng lười biếng chúng ta phải làm sao? Chia công việc ra làm nhiều phần nhỏ để làm: như vậy sẽ tăng khả năng hoàn thành và cũng cố niềm tin khi thực hiện. Tạo cho mình một thời gian để làm những việc mà mình không vừa ý nhất: nhằm để rèn luyện ý chí, khắc phục tác phong lề mề của chúng ta.
Bắt tay vào việc ngay bây giờ: quần áo của các bạn đã giặt chưa? Bài tập đã làm xong hết chưa? Đã chuẩn bị bài vỡ cho buổi học vào ngày mai chưa…. Nên bắt buộc mình làm sớm mọi việc, chớ để kéo dài.
Hãy chọn những việc gì mình cảm thấy hứng thú làm trước. Ví dụ: nếu bạn không thích làm bài tập mà lại thích đọc sách, tư liệu thì hãy làm trước, để tinh thần bạn được khích lệ. Hãy phân tích lợi và hại: cần phân tích mục tiêu một cách có ý thức để thấy lợi ích của việc làm ngay và tác hại của sự trì trệ, từ đó chúng ta quyết tâm lao vào công việc một cách không chậm trễ.
Đưa ra cam kết đảm bảo hoàn thành công việc trong một thời gian nhất định: như vậy sẽ tạo cho bạn một cảm giác có sự thúc giục, vì điều này có tác dụng khắc phục tính lề mề.Tiến hành kiểm tra lại việc mà mình đã làm hàng ngày, quyết tâm sống thật tốt cho từng ngày một, hôm nay phải hơn chính mình của ngày hôm qua, xem thời gian là vàng bạc.
Can đảm khi thực hiện: lấy hết dũng khí và năng lực của mình ra để khắc phục sự nhút nhát, trong khi thực hiện chỉ cần bạn không tự hạn chế mình, dám tìm bước đột phá sẽ phát hiện được tìềm năng sẵn có trong bạn.
Tác hại của bệnh lười biếng:
“Lười biếng là nguyên nhân số một giết chết sự thành công”. Lười biếng là thói quen xấu, nó bắt nguồn từ việc thiếu lý tưởng và mục đích sống, xuất phát từ chỗ không có chỗ dựa tinh thần, đời sống tinh thần nghèo nàn, thích an nhàn sợ khó khăn, không có nghị lực… Ngoài ra, sức khỏe kém cũng dẫn đến bệnh lười biếng, con người có tính lười biếng như con thuyền nặng nề khó vượt nhanh được.
Nếu bạn muốn hạnh phúc và thành công điều đầu tiên là phải chữa được bệnh lười biếng này!
Muốn khắc phục bệnh lười biếng cần phải:
Trước hết phải đổi mới lý tưởng và mục tiêu sống: phải nhiệt tình đi vào cuộc sống, tự làm phong phú thế giới nội tâm, vì đó là thang thuốc đẩy lùi bệnh lười biếng, chỉ có cách đối diện với khó khăn, tiến lên từng bước, rút ra bài học kinh nghiệm để tự khích lệ mình mới có thể chiến thắng bệnh lười biếng.
Tăng cường nghị lực, rèn luyện ý chí: chiến đấu với bản thân, tiêu diệt mặc cảm, thói hư, tạo ra niềm hứng thú trong công việc, dần dần bệnh lười sẽ tan biến.
Định ra thời khóa biểu làm việc, nghỉ ngơi và tuân thủ một cách nghiêm ngặt: với một cuộc sống đầy đủ, nhịp điệu nhanh chóng, tâm trạng vui vẻ, bệnh lười sẽ không còn chỗ chen vào.
Nói chung bệnh lười biếng không đáng sợ nhưng khó tránh, lại dễ trị, chỉ cần chúng ta quyết tâm sẽ chiến thắng được bệnh lười. Bệnh lười nên trị sớm, đừng kéo dài, càng về sau điều trị rất khó khăn.
Kỹ năng phân tích bệnh lười biếng
Có một căn bệnh thế kỷ nguy hiểm hơn cả AIDS. Căn bệnh mà ai cũng từng mắc phải và rất khó chữa trị. Mỗi người chúng ta mắc phải bệnh này vì những tác nhân gây bệnh khác nhau, hãy cùng nhau bắt bệnh và kê toa để xem kỹ năng phân tích của chúng ta về căn bệnh “lười biếng” này nhé!
Lệ thuộc cảm xúc bản thân
Trường hợp này không phải là “hàng hiếm” và nguyên nhân đầu tiên do chúng ta luôn tìm cách để có những cảm giác dễ chịu tức thời, trong khi hậu quả lâu dài thì còn xa nên tính sau. Hiện tượng này còn gọi là sự “nô lệ cảm xúc”.
Ý chí ít được mài giũa
Khi gặp bài toán khó, bạn thường hay quyết tâm giải bằng được hay tự nhủ: “Thôi kệ, để mai lên lớp, thầy giải luôn cho khỏe”. Dần dà, những lần phản ứng theo kiểu dây dưa như thế sẽ tạo nên một lối mòn ăn sâu vào tâm thức. Và những lần sau thì buông xuôi, tới đâu thì tới.
Không có động lực
Xe chạy phải có động cơ. Thủ phạm thứ ba làm ta lười chính là thiếu động lực hành động.
Nhiệm vụ không rõ ràng
Có bao giờ bạn tự hỏi: “Trời ơi, quá nhiều việc để làm nên chẳng biết phải làm cái nào trước?”
Sức khỏe kém
Nếu tất cả nguyên nhân trên đều không phải thì bạn nên kiểm tra lại “mức xăng” của mình. Nếu có biểu hiện ngủ nhiều, uể oải, hay chóng mặt, đầu óc cứ oang oang và thường xuyên có cảm giác rỗng tuếch thì có lẽ cơ thể bạn đã hỏng hóc làm bạn không còn “chạy tốt”.
Mỗi người chúng ta luôn có những thói quen khác nhau. Thói quen tốt và kinh nghiệm hay đương nhiên trở thành nguồn tài sản quý giá của chúng ta nên cần phải trân trọng. Thói quen tốt không thể rèn luyện được ngay trong một sớm một chiều, nó đòi hỏi bạn cần phải chăm chỉ rèn giũa bẳng cả trái tim mình. Trước hết bạn cần phải biết mình cần thói quen gì, rèn luyện thói quen ấy ra sao.
Rèn thói quen tốt là một quá trình lâu dài, chúng ta cần phải hạ quyết tâm, hướng về mục tiêu của mình. Rèn thói quen một mặt phải dựa vào bản thân, mặt khác còn bị ảnh hưởng bởi hoàn cảnh. Chúng ta sống trong tập thể thì người xung quanh luôn có ảnh hưởng quan trọng đến thói quen. Muốn rèn thói quen tốt thì cần phải chơi với những người có thói quen tốt. Rèn thói quen kỵ nhất là bỏ dở giữa chừng, vì vậy muốn rèn thói quen tốt bạn cần phải kiên trì, kiên trì và kiên trì đến cùng. Đôi khi lý trí có thể vượt qua tình cảm. Nhưng lại lùi bước trước thói quen. Nhất định không trở thành nô lệ để thói quen xỏ mũi bạn.
Tóm lại, thói quen tốt hay xấu không tự nhiên sinh ra mà nó là hệ quả tất yếu của việc sinh hoạt, học tập, rèn luyện, tu dưỡng của mỗi người trong cuộc sống hằng ngày. Nếu ai lơ là, chểnh mảng, bàng quan mà không chú ý rèn luyện từ những điều tưởng chừng như nhỏ nhặt nhất thì qua ngày, qua tháng, những biểu hiện của thói quen xấu cứ mỗi ngày dày thêm, tăng thêm. Ngược lại, người nào luôn cẩn thận, chịu khó, chăm chỉ, siêng năng và chú tâm tu dưỡng, rèn luyện bản thân mình ở mọi lúc mọi nơi, trong mọi công việc, biết kiềm chế những trò chơi vô bổ, những thú vui tầm thường, thành tâm tiếp thu những điều hay lẽ phải, những giá trị bổ ích trong cuộc sống thì nhất định người đó sẽ ngày càng trưởng thành, tiến bộ. Chúng ta cần nỗ lực rèn luyện thói quen tốt để trở thành người thành công, còn nếu không thành công thì cũng sẽ thành nhân, đóng góp được nhiều điều hữu ích cho cộng đồng và cho xã hội.
KỸ NĂNG GIAO TIẾP KINH DOANH
Kỹ năng giao tiếp cơ bản
TS. NGUYỄN VĂN HÙNG (Chủ biên)
Địa chỉ: 20-22 Đường 270A P. Phước Long A, Q9, TP. HCM
Điện thoại: 0913.867.878
Maõ soá ISBN: 978-604-922-639-7
[ad_2]
Source link