[ad_1]
Từ khi sinh ra đến giờ con hay đòi bế quá thể. Cầm lòng không nổi thương con khóc thế là bố mẹ, ông bà cứ thay phiên nhau bế con. Tình trạng này liệu có tốt cho bé sơ sinh hay không? Có cách nào để giúp mẹ xử lý vấn đề này?
Con hay đòi bế hay vì con quá cần hơi ấm từ mẹ?
Rất nhiều mẹ lên các diễn đàn nuôi con than thở. Sao từ hồi sinh con đến giờ, bé cứ đòi bế suốt. Nếu đặt xuống cho tự chơi là con lại khóc váng lên. Nhưng nếu tình trạng này cứ diễn tiếp thì các mẹ sẽ cảm thấy đuối sức. Nhưng trước tiên mẹ cần hiểu bản chất của vấn đề bé sơ sinh thích được bế ẵm, ôm ấp.
Trong bụng mẹ, bé được bao bọc bởi dung dịch nước ối, không gian nhỏ hẹp cho bé tha hồ đạp mẹ. Dù mẹ làm gì, sáng hay đêm thì bé vẫn được an toàn với bọc nước ối này trong suốt 9 tháng dài.
Khi chào đời, dây rốn của con bị cắt đứt. Bé phải tự thở, tự ăn uống hoàn toàn mà không có sự trợ giúp đặc biệt từ mẹ. Sự thay đổi môi trường đột ngột, từ không gian quá rộng, ánh sáng mạnh, tiếng động lớn, không còn ấm áp an toàn như trước chính là lý do giải thích vì sao bé sơ sinh thường:
- Thích được mẹ bế chặt trên tay.
- Hay quấy khóc về đêm.
- Dễ giật mình tỉnh giấc ngủ nếu không được quấn chặt.
Do đó với các bé sơ sinh, thông thường sau khi kiểm tra:
- Con không đói.
- Bé không ị, tè đầy bỉm.
- Con đang khó chịu, ốm đau trong người.
Thì tiếng khóc của bé rất có thể là tín hiệu để bé nói với mẹ rằng “Con cần được mẹ ôm ấp trong thế giới rộng lớn và xa lạ này”.
Bế bé mang lại cho con nhiều lợi ích
Trên thực tế, việc ôm, bế trẻ ở mọi lứa tuổi là một điều rất tốt cho sức khỏe tinh thần, tâm lý của trẻ.
Hành động bế tưởng chừng như đơn giản lại là một cách để bố, mẹ biểu lộ tình yêu thương, quan tâm tới trẻ. Nhờ đó mà trẻ có được những cảm xúc tích cực cũng như lớn lên trở thành người có lòng nhân ái, biết cảm thông, chia sẻ, giúp đỡ người khác.
Vì vậy, những lần mẹ bế bé có thể xem như cách để bé nạp “năng lượng tinh thần” cho chính bản thân mình.
Với các bé sơ sinh, đặc biệt là 3 tháng đầu đời của con, việc mẹ bế bé áp sát lại gần cơ thể, để bé nghe được tiếng tim mẹ đập có thể giúp xoa dịu và trấn tĩnh bé từ các cơn quấy khóc khó chịu.
Ảnh: Con hay đòi bế không hẳn là điều xấu. Chỉ có thể con đang cần bố mẹ trấn an mà thôi
Bế bé ở mức độ nào thì được xem là phù hợp?
Thông thường, các bé sơ sinh từ 0-6 tháng tuổi sẽ biểu đạt nhu cầu của mình chủ yếu thông qua tiếng khóc. Tuy vậy, khóc như thế nào và tiếng khóc đấy có ý nghĩa gì lại là điều mà nhiều mẹ chưa để ý và tìm hiểu kĩ.
Phần lớn các mẹ chưa có kinh nghiệm nuôi con cứ thấy bé khóc là chạy vội đến bế con lên. Trong khi đó các chuyên gia trẻ em khuyên mẹ nên thực hiện các bước sau nếu nghe thấy tiếng con khóc:
– Vừa đến gần bé vừa nói nhẹ nhàng để trấn an bé. Ví dụ: “Cu con của mẹ đang khóc à? Bình tĩnh nhé. Để mẹ kiểm tra xem nào”.
– Tiếp xúc với tay, chân bé và thực hiện kiểm tra xem bé đói hay ị hay trên người bé có gì bất thường không. Từ đó đáp ứng theo nhu cầu của bé.
Hai bước này sẽ giúp bé ít nhất biết chờ đợi và không hình thành phản xạ cứ khóc là được bế. Sau khi bé đã được giải quyết các nhu cầu ăn, ị căn bản mà bé vẫn khóc thì lúc đó mẹ có thể bế bé như một cách trấn an cho bé.
Con ơi, tập tự chơi ngoan nhé
Con hay đòi bế sẽ trở nên khó khăn hơn với mẹ nếu tần suất đó quá thường xuyên và mẹ không thể làm được việc gì khác. Do đó, nếu mẹ tập cho bé thói quen tự chơi càng sớm mẹ sẽ càng được nhàn và cũng luyện cho bé tính tự lập cần thiết.
Điều cần thiết để giảm thiểu tình trạng con hay đòi bế và giúp con tự chơi ngoan hơn là:
– Dừng lại để hiểu xem con đang khóc vì điều gì trước khi vội vàng bế con.
– Đừng vội bế bé ngay khi bé thức dậy. Nếu bé không khóc hãy để bé tự khám phá nơi ngủ của mình với các đồ chơi treo xung quanh.
– Rèn cho con một thói quen sinh hoạt cố định, tập cho bé tự chơi từ ít đến nhiều. Ban đầu có thể là 5-10 phút rồi dần dần kéo dài ra.
Với bé sơ sinh, mọi thứ luôn đòi hỏi mẹ cần kiên nhẫn để tập cho bé. Vì vậy, nếu con hay đòi bế, mẹ cần lựa theo tháng tuổi cũng như đặc điểm phát triển của con để chọn cách xử lý phù hợp nhất.
Trong những tháng đầu đời, việc chăm sóc và cách chăm sóc của mẹ với trẻ sơ sinh là rất quan trọng. Cách mẹ dành tình cảm và thể hiện tình yêu với con khi nhỏ có thể ảnh hưởng tới tính cách và hành vi bé sau này.
Hãy bế con ngay khi con khóc! Đây là lời khuyên của bác sỹ nhi khoa. Bế con ngay khi con khóc sẽ giúp bé hiểu được, bé luôn có người chăm sóc xung quanh. Hơi ấm từ việc ôm bé vào lòng sẽ giúp bé trở nên bớt cáu gắt hờn giận hơn. Về lâu dài, việc bế con ngay khi con khóc sẽ giúp mẹ nuôi nấng một đứa trẻ giàu tình cảm, biết chăm sóc và trái tim đầy tình yêu thương.
Nhưng nếu cứ bế nhiều – bé không dứt mẹ – quen bế – đặt xuống là khóc! Mẹ phải làm sao?
Cùng tìm hiểu cách giúp bé có giấc ngủ ngon nhưng cũng không làm mẹ quá vất vả!
Bác sỹ Terra Blantnik thuộc bệnh viên nhi Cleveland Clinic Chidren’s Hospital có chia sẻ về những mẹo nhỏ chăm sóc trẻ sơ sinh rất hữu ích cho mẹ có con nhỏ.
Thực hiện da tiếp da rất có lợi cho trẻ sơ sinh!
Không cứ là mẹ, cũng có thể là bố, cho con tiếp xúc trực tiếp da liền da sẽ cho con hơi ấm và truyền tình cảm cho con qua những cử chỉ nhỏ này. Bé sẽ cảm nhận được sự ấm áp, an toàn và cả tình yêu thương, hạn chế được những cơn giật mình, gắt ngủ. Trong 2-3 tuần đầu, bác sỹ khuyến cáo mẹ nên thực hiện da tiếp da thường xuyên cho con, đặt bé trên mình, mát-xa và chạm nhẹ lên cơ thể con.
Cho đến qua tháng đầu tiên, mẹ có thể áp dụng việc nằm nôi. Bé có thể tự ngủ và đi sâu vào giấc ngủ tốt hơn.
Việc cho con ngủ là ác mộng với mẹ?
Việc cho con nằm nôi không những giúp bé có môi trường yên tĩnh và giấc ngủ tốt hơn mà còn giúp bé tự lập hơn sau này. Nhưng việc rèn thói quen ngủ trong nôi cho con không hề dễ, cần tới cả sự kiên nhẫn và cứng rắn của mẹ. Tạo được thói quen ngủ nôi có thể mất tới hàng tuần, và có thể mất thời gian hơn mỗi khi mẹ ru ngủ. Nhưng điều này sẽ giúp mẹ chăm con nhàn hơn ở những tháng sau này.
Để con ngủ sâu giấc và không quấn mẹ. Ngoài cho ngủ nôi mẹ còn cần kết hợp với những điều sau:
Dùng khăn bông quấn thân trẻ khi ru ngủ
Quấn quanh thân bé khi ru ngủ giúp bé co gọn khung người và không dễ giật mình vì những yếu tố tác động bên ngoài. Lớp khăn quấn cho bé cảm giác ấm áp êm gọn như đang còn trong bụng mẹ. Khi bé quấn gọn tay chân sẽ áp và ôm trọn thân bé, tim được bảo vệ và che chở, hai chân tay không co giật ngọ nguậy giúp bé ổn định được dáng ngủ và không bị giật mình. Đọc thêm cách quấn khăn cho trẻ sơ sinh ngủ sâu giấc hơn.
Cho con ngậm ti giả
Cho con ngậm ti giả giúp bé có cảm giác như đang ngậm ti mẹ, bé ngoan hơn và dễ vào giấc ngủ hơn. Ngoài ra hành động này còn tránh được khả năng nghiến lợi và ọ ọe khi ngủ, xảy ra ở không ít trẻ sơ sinh.
Đung đưa võng/ nôi nhẹ nhàng
Khi cho con ngủ trong nôi, những lần đưa nôi nhẹ, không quá liên tục sẽ giúp bé đi vào giấc ngủ êm ái theo nhịp nôi và cũng sẽ cảm thấy thoải mái hơn mặc dù không được ngủ cạnh mẹ. Đung đưa nôi hay võng còn giúp “chữa cháy” những lần bé ngọ nguậy thức dậy giữa chừng. Mẹ có thể đung đưa nhẹ để giúp con về lại với giấc ngủ hơn là bế con và bé quen hẳn với hành động ôm và ru con trong lòng.
Lời khuyên của TheAsianparent dành cho cha mẹ lần đầu
Việc ngủ của trẻ sơ sinh cũng quan trọng như việc cho con ăn. Giấc ngủ con càng có chất lượng và sâu giấc sẽ giúp bé phát triển tinh thần cũng như chiều cao của cơ thểbé. Các nghiên cứu cho thấy lượng hóc-môn mang tên Growth Hormone sản sinh khi bé ngủ sẽ giúp quá trình phát triển thể chất cũng như tinh thần của bé ổn định hơn, bé sẽ phát triển chiều dài xương chân và tay tốt hơn.
Và thói quen ngủ ngoan, không quấy mẹ, không bám mẹ là tiền đề hình thành tính cách tự lập cho con trong những năm đầu đời. Cùng đó, mẹ sẽ bớt vất vả hơn khi chăm con và tạo thói quen ngủ theo bữa, theo giấc của bé sau này. Với thời gian có được khi con ngủ được trong nôi, mẹ có thể được nghỉ ngơi nhiều hơn, có thời gian để làm việc khác hoặc cũng dễ “giao phó” việc để ý giấc ngủ của con cho ông xã hay những người thân trong gia đình.
Nguồn: TheAsianparent Thailand và thebump.com
Tóm lại: Các bé dưới 2 tuổi cần nhiều tình yêu thương từ bố mẹ, vì vậy bố mẹ nên ôm ấp và cười nhiều với con. Thế nhưng, từ 1 tuổi, khi con bắt đầu tự bước đi thì việc bế con nhiều không hẳn tốt. Khi còn đòi bế, bố mẹ hãy bế con, còn những lúc bình thường, hãy để con tự bước đi nhé !!!
[ad_2]
Source link