TẠI SAO TÍNH CÁCH CỦA TRẺ KHÁC NHAU?

[ad_1]

 

Người Việt có câu: Cha mẹ sinh con trời sinh tính. Đây không đơn thuần là niềm tin dân gian, các nhà khoa học và hầu hết các bậc cha mẹ trên thế giới cũng tin rằng các em bé được sinh ra với những những tính cách riêng.

Tính cách (temperament) là cách một đứa trẻ phản ứng với thế giới và với chính mình. Có em bé dễ gần, thoải mái, ai bế cũng được. Có em bé khó tính, hay khóc, hay lạ/ Có em luôn vui vẻ, có bé lại nghiêm túc. Có bé hiếu động, có bé lại thích ngồi yên. Ngay cả những em bé sinh ra trong cùng một gia đình cũng rất khác nhau, thậm chí có tính cách đối ngược. Có những gia đình nuôi đứa con đầu tiên rất dễ dàng, thoải mái, nhưng lại đau đầu với đứa thứ 2, hay ngược lại.

Phân loại tính cách

Theo AAP – American Academy of Pediatrics (Hiệp hội Nhi khoa Hoa Kỳ) có một số đặc tính giúp định hình cá tính và cách trẻ tiếp cận với cuộc sống, đó là:

Mức độ hoạt động: Từ những ngày đầu tiên chào đời, các em bé đã rất khác nhau ở mức độ hoạt động, kể cả các em bé trong cùng một gia đình. Một bé có thể ngọ nguậy liên hồi, trong khi bé khác thích việc nằm yên quan sát mọi thứ hơn. Khi lớn hơn, có những đứa trẻ thích hoạt động, chạy nhảy suốt ngày, trong khi có trẻ lại thích các hoạt động tĩnh như vẽ, đọc sách.

Sự thích nghi: Sự thích nghi là khả năng thay đổi phù hợp với hoàn cảnh mới. Một tình huống, hoàn cảnh mới là thử thách đối với bất kỳ ai, và với các em bé, thế giới là một nơi đầy những tình huống mới. Có bé có thể thích nghi với tình huống mới tốt, bé khác lại khó chịu và cần vỗ về an ủi nhiều hơn. Khi lớn lên, có bé dễ gần, đi đâu làm quen với ai mới đều dễ dàng, có bé lại “nhút nhát”, cần nhiều thời gian để thích nghi với tình huống mới.ự kiên nhẫn và khả năng bị sao nhãng: Một từ khác để mô tả những đặc tính này là “sự tập trung”. Một số trẻ luôn luôn cởi mở với thế giới bao quanh chúng, chúng di chuyển từ thứ này sang thứ khác, và rất dễ bị sao nhãng. Số khác lại dễ dàng ấn nút tắt, quay lưng lại với môi trường xung quanh và chú tâm vào bản thân trong một thời gian dài.

Sự nhạy cảm: Một số trong chúng ta dường như có nhiều dây thần kinh hơn những người khác. Với một đứa trẻ nhạy cảm, những tiếng động dường như to hơn, ánh đèn sáng hơn và áo len nhặm hơn… Có đứa trẻ sẽ thức giấc với từng tiếng động nhỏ nhất như tiếng kẹt cửa, tiếng người nói chuyện trong khi có bé sẽ ngủ say sưa cho dù có âm thanh ầm ầm ngay bên cạnh. Bạn sẽ không bao giờ nói chuyện để con không như vậy nữa, bởi đó là cách mà con nhìn thấy và cảm nhận thế giới.

Mức độ phản ứng: Mức độ năng lượng mà một đứa trẻ phản ứng với tình huống, cho dù là tiêu cực hay tích cực. Có trẻ phản ứng rất mạnh, như khóc lóc thì hét ầm ĩ hàng xóm cũng nghe thấy,giãy giụa, đập phá khi không hài lòng, nhưng có bé chỉ khóc nhỏ và phản ứng nhẹ nhàng với tình huống tương tự.

Cách tiếp cận và rút lui: Cách một đứa trẻ phản ứng với tình huống mới (nhanh và rõ ràng hay chậm và ngần ngừ cho dù với con người, tình huống, nơi chốn, thức ăn, sự thay đổi trong thói quen hay những thay đổi khác. Chẳng hạn có bé có đồ ăn mới là thử và thích luôn, có bé phải đợi thử nhiều lần, phải quan sát nhiều mới ăn, mới chơi đồ chơi…

Tâm trạng: tâm trạng, tích cực hay tiêu cực, và mức độ của sự thân thiện hay không thân thiện trong từ ngữ và hành vi của trẻ. Có trẻ dường như lúc nào cũng vui vẻ lạc quan, có trẻ lại hay than phiền. .

Sự đều đặn và khả năng dự đoán trước: Đứa trẻ có lịch ăn – ngủ – vệ sinh đều đặn không.

Lưu ý là những đặc tính này độc lập với nhau, chẳng hạn một đứa trẻ nhạy cảm cũng có thể là đứa trẻ thích nghi nhanh hoặc chậm với môi trường mới; một đứa trẻ năng động có thể có lịch trình ăn – ngủ đều đặn hoặc không.

Mỗi đặc tính đều có phổ từ thấp đến cao, mỗi đứa trẻ ở một điểm khác nhau trên phổ đó, và tổng hợp lại thành một đứa trẻ khác biệt với những đứa trẻ khác.

Phong cách hành vi có thể thay đổi

Tính cách sẽ tiết lộ về phong cách hành vi điển hình của trẻ. Phần lớn trẻ em đều có phổ hành vi – a range of behaviours – đôi khi rất ồn ào, đôi khi lại yên lặng. Nhiều đặc điểm của tính cách cũng thay đổi theo thời gian. Những đứa trẻ hiếu động thường lớn lên thành những người lớn có thể ngồi ở bàn làm việ cả ngày. Những em bé cáu kỉnh lớn lên thành những người lớn hạnh phúc. Những đứa trẻ nhút nhát có thể lớn lên thành những người dẫn chương trình trình thành công.

Kể cả khi những đặc điểm tính cách vẫn như cũ, ý nghĩa của những đặc tính này thường thay đổi theo độ tuổi. Chẳng hạn, một đứa trẻ mãnh liệt và kiên định có thể ăn vạ khóc lóc rất to và lâu lúc 2 tuổi, nhưng lúc 10 tuổi lại là một đứa trẻ rất chăm học và kiên định thực hiện điều gì đó cho đến khi đạt được mục tiêu.

Cha mẹ có thể làm gì?

Tính cách không phải là điều gì đó mà bố mẹ có thể lựa chọn hay thay đổi ở con mình. Tương tự, một đứa trẻ cũng không thể thay đổi tính cách bẩm sinh của mình. Việc cha mẹ cố gắng thay đổi những đặc điểm của con thường sẽ gặp khó khăn. Khi cha mẹ cố gắng để ép trẻ vào khuôn mẫu “thông thường”, như áp dụng một lịch ăn cứng nhắc tới một em bé không đều đặn, kết quả sẽ gia tăng căng thẳng cho cả hai bên.

Sẽ là hữu ích cho bố mẹ để nhận ra rằng nhiều điều về con nằm ngoài khả năng kiểm soát của bố mẹ. Việc bố mẹ nhận ra những đặc điểm tính cách của con sẽ giúp bố mẹ khách quan hơn, không chỉ trích đứa trẻ bởi những đặc điểm bẩm sinh của chúng (con không cố tình chậm chạp hay nhút nhát…), nhận ra những thế mạnh và hạn chế của con. Từ đó bố mẹ có thể điều chỉnh cách nuôi dạy và ứng xử của mình, giúp con phát huy thế mạnh, hỗ trợ con trong những tình huống căng thẳng, giúp con thích nghi tốt hơn…

Chẳng hạn, với một đứa trẻ ham hoạt động, đừng nhốt con trong nhà cả ngày mà tạo điều kiện cho bé ra sân chơi, chạy nhảy, đi công viên… Với các bé cần thời gian để thích nghi, nhút nhát, hãy cho bé thời gian và khuyến khích bé thay vì chỉ trích con nhút nhát hay so sánh bé với đứa trẻ khác. Với đứa trẻ bi quan, cha mẹ cần là hình mẫu về suy nghĩ và ứng xử tích cực để con quan sát và từ từ thay đổi.

Trong gia đình có 2,3 con, cha mẹ cũng chú ý đến tính cách riêng của từng bé, không áp đặt chung một giáo án soạn sẵn.

Việc cha mẹ hiểu và chấp nhận và tạo điều kiện cho sự phát triển của từng trẻ như những cá nhân riêng biệt với tính cách riêng không chỉ giúp trẻ phát triển lành mạnh về thể chất và tinh thần mà còn giúp bản thân cha mẹ bớt áp lực hơn, nhẹ nhõm và hạnh phúc hơn trên hành trình làm cha mẹ của mình.

Hằng Nguyễn (Tổng hợp)

Theo raisingchilderen/ aap/ healthychildren

https://www.facebook.com/phanhieutcmiendong/


[ad_2]
Source link

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *