[ad_1]
Con người là nguồn nhân lực quyết định sự tồn vong và phát triển của bất cứ một tổ chức nào. Nhân tố con người là yếu tố nền tảng, cốt lõi, thúc đẩy sự phát triển bền vững của cả doanh nghiệp. Vì vậy, người lãnh đạo cần phải biết “thuật dùng người” một cách khôn ngoan để tận dụng hết nguồn lực sẵn có. Một trong những điều quan trọng nhất đối với một người lãnh đạo là nghệ thuật dùng người.
Trọng dụng nhân tài được xem là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Xét về mặt ngữ nghĩa của từng từ trong câu nói: “Dụng nhân như dụng mộc”, theo nghĩa Hán Việt: Từ “dụng” có nghĩa là “dùng”; từ “Nhân” có nghĩa là “người”; từ “Mộc” nghĩa là “cây” hoặc là “gỗ”. Có thể hiểu nôm na “Dụng nhân như dụng mộc” nghĩa là “Cách mà người lãnh đạo sử dụng con người ví như là người thợ mộc sử dụng cây, gỗ vậy”. Ý nói việc dùng người cũng như việc dùng gỗ. Người thợ khéo khi biết sử dụng cây, gỗ đúng theo ý định trên cơ sở hiểu biết, phân tích đánh giá từng chủng loại phù hợp với từng yêu cầu thì sẽ đem lại hiệu quả vô cùng cao. Áp dụng triết lý đó trong quản trị doanh nghiệp đặc biệt là trong quản trị nhân lực thì người lãnh đạo cần phải tìm ra điểm mạnh thật sự của mỗi nhân sự, tổ chức, sắp xếp công việc để tận dụng điểm mạnh của nhân sự đó. Nói một cách tổng quát, bất kỳ ai cũng có sở trường sở đoản, dùng người biết bỏ sở đoản, chọn sở trường thì ắt sẽ thành công.
Nghệ thuật trọng dụng nhân tài của Trần Hưng Đạo là kết tinh truyền thống dùng người của cha ông ta trong lịch sử, là đỉnh cao của “nghệ thuật” hay “phương sách” dùng người, bí quyết thành công của sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Và đây là 8 phép mà Trần Hưng Đạo nhận biết Tướng Lĩnh được trích trong “Binh Thư Yếu Lược”. Đó là: (i) Hỏi bằng lời nói xem trả lời có rõ ràng không; (ii) Lấy lời, chất vấn đến kỳ cùng để xem cách ứng biến của họ; (iii) Cho gián điệp thử xem có trung thành không; (iv) Hỏi rõ ràng tường tất để xem đức hạnh thế nào; (v) Lấy của cải mà thử để xem có thanh liêm không; (vi) Lấy sắc đẹp mà thử để xem có đứng đắn không; (vii) Lấy việc khó khăn mà thử để xem có dũng cảm không; (vii) Đem rượu cho họ uống say để xem có giữ được thái độ không? Thật tuyệt vời đúng không nào? Nếu các bạn áp dụng 8 cách này vào quản trị nhân sự chắc rằng bạn sẽ tuyển dụng được Nhân Tài cho tổ chức của bạn đó !!!
Trong quy tắc quản trị có câu: Dụng nhân như dụng mộc, ắt là cũng để nói đến cái tài dùng người của bậc quản lý. Trang Tử, nhà tư tưởng cổ đại Trung Hoa, được coi là một trong những “cao nhân” trong việc biết dùng người. Phương pháp tìm hiểu con người của ông cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị, có tính triết lý và giá trị thực tiễn rất cao. Những phương pháp Trang Tử sử dụng để hiểu người ngày nay được đúc kết thành 11 nguyên tắc sau: (i) cho đi xa để xem lòng Trung; (ii) cho ở gần để xem sự Cung kính; (iii) Sử dụng trong khó khăn để xem Khả năng; (iv) hỏi trong gấp gáp để xem Trí tuệ; (v) khẩn cấp về thời gian để xem chữ Tín; (vi) giao cho tiền tài để xem Nhân; (vii) qua nguy khốn để xem Khí tiết; (viii) cho uống rượu say để xem Thái độ; (ix) cho xử lý phức tạp để xem Sắc thái (x) xem tốt xấu mà biết sở trường sở đoản; (xi) xem sự giao du để biết hiền tài.
Tài sản lớn nhất của doanh nghiệp không phải chỉ là nhân tài, mà là nhân tài phù hợp biến được “than chì” thành “kim cương”. Nhân tài phù hợp giống như tảng băng trôi, 10% nổi còn 90% chìm. Làm thế nào mới có thể “khai quật” được nhân tài phù hợp thực sự? Thuật tìm thấy mặt mạnh trong yếu của Đường Thái Tông – Lý Thế Dân rằng: “Phép dùng người của bậc minh chủ cũng giống như cách pha gỗ của người thợ mộc. Thẳng làm càng xe, cong làm bánh xe, dài làm rường cột, ngắn làm vòm, mỗi loại đều có công dụng riêng. Phép dùng người của bậc minh chủ cũng vậy.”
Nhà tư tưởng đời Minh là Nguỵ Nguyên từng nói: “Không biết sở trường sở đoản của người, không hiểu sở đoản trong sở trường, sở trường trong sở đoản của người thì không thể dùng người.” Quan niệm và cách nhìn thay đổi, thì đâu đâu cũng tràn đầy sức sống. Là lãnh đạo, chớ nên vội vàng kết luận một người là kẻ vô dụng. Đồ bỏ đi chính là báu vật bị đặt sai chỗ. Bị mặt yếu che lấp mặt mạnh giống như bị bàn tay che mắt không nhìn thấy núi Thái Sơn, chỉ thấy bong bóng, không nhìn thấy dòng sông. Do đó, bị mặt yếu che lấp mặt mạnh là điều đại kỵ trong dùng người.
Muốn trở thành một nhà lãnh đạo có tầm nhìn xa thì phải hiểu được những tính cách và đặc trưng riêng của cấp dưới mới có thể quản lý tốt được. Từ xưa, cổ nhân đã nói về nguyên tắc sử dụng người cũng như người thợ mộc chọn gỗ làm đồ. “Dụng nhân như dụng mộc”. Đó là: (i) Người có đức không quá coi trọng tiền bạc, không thể dùng lợi ích vật chất để mê hoặc họ – có thể để họ quản lý tài chính; (ii) Người dũng cảm không sợ khó khăn, gian khổ cũng không đánh gục được họ – có thể để họ giải quyết những công việc cấp bách; (iii) Người ngu ngốc, dễ bị lừa phỉnh – không thể làm công việc đàm phán hay nhận xét, đánh giá; (iv) Người bất trung, dễ dao động – không nên để họ biết về cơ hội kinh doanh; (v) Người ham muốn tiền tài, dễ bị dụ dỗ, mê hoặc – không nên để phụ trách quản lý tài chính; (vi) Người nặng về tình cảm, dễ thay đổi ý kiến – không nên để họ phụ trách công việc phải ra quyết sách.
Nhân vô thập toàn, nếu quá cầu toàn trách bị thì đúng là khó mà tìm được nhân tài hoàn hảo. Nghệ thuật dùng người nằm ở chỗ biết dùng sở trường của người ta đúng việc, đúng chỗ. Con người không ai không có tài năng riêng, tài năng không cái nào là không có chỗ sử dụng. Sử dụng sở trường của người ta, đúng việc đúng chỗ, chính là nghệ thuật dùng người. Hay nói cách khác, một người nếu được sử dụng tốt, được giao những công việc phù hợp với tố chất, năng lực của mình thì anh ta có thể phát huy và trở thành một “nhân tài” trong lĩnh vực của anh ta. Vậy làm thế nào để nhà lãnh đạo có thể sử dụng tốt được nguồn nhân lực của mình?
Trước hết người lãnh đạo cần phải có những kiến thức cơ bản về tâm lý con người, nắm bắt được các quy luật tâm lý và vận dụng nó một cách linh hoạt vào từng điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của doanh nghiệp mình trong một môi trường kinh doanh nhất định. Mặt khác đòi hỏi nhà lãnh đạo phải có tầm nhìn rộng hơn ngoài những năng lực trước mắt mà nhân viên có.
Nhân tố cốt lõi của quản lý là con người. Cho dù thời đại có thay đổi, thì việc quản lý vẫn bắt đầu từ “quản lý con người” và hướng tới quản lý tổng thể một cách toàn diện, trong đó quản lý con người, dùng người, phát huy trí tuệ của người khác luôn đóng vai trò quan trọng giúp nhà lãnh đạo có được thành công. Lãnh đạo luôn phải đối diện với một tập thể bao gồm những người quản lý cấp trung và nhân viên cấp dưới. Mục tiêu của quản lý là duy trì sự thống nhất nội bộ và tiếp tục phát triển. Để thực hiện được mục tiêu chung, đòi hỏi nhà lãnh đạo phải nhận biết và khai thác được năng lực tiềm ẩn của nhân viên, phát huy mặt mạnh của mỗi người, phân công công việc hợp lý, biết tuyển dụng và giữ được nhân tài. Tuy nhiên, để có thể rèn luyện được năng lực quản lý hiệu quả, cần dựa vào tư tưởng quản lý trong nghệ thuật quản trị kết hợp với kinh nghiệm của bản thân, tiến dần từng bước, tích tiểu thành đại, thì nhất định sẽ thành công.
Công việc quản lý của người lãnh đạo có nhiều tầng bậc khác nhau, bậc đầu tiên là xây dựng chế độ quản lý để mọi người đều phải tuân theo; bậc tiếp theo là khiến cho ai nấy cũng đều phải chăm chỉ cần cù; bậc cao hơn nữa là tạo dựng uy quyền, mệnh lệnh đưa ra phải được chấp hành; tiếp nữa là làm gương cho cấp dưới khiến mọi người đồng tâm nhất trí; cuối cùng là quản lý theo hình thức quản mà như không quản. Cũng giống như một nước đi đúng đắn cứu cả ván cờ, một câu nói ấm áp đổi lại sự trung thành, một đôi mắt tinh tường thu hút nhân tài, triết lý này tưởng chừng như vô hình nhưng thực ra lại chính là con đường để đi đến thành công trong quản lý.
Đào tạo, bồi dưỡng năng lực quản lý cho nhà lãnh đạo là một quá trình liên tục, gắn chặt với nghề nghiệp và nhu cầu riêng của người lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp. Quá trình này có thể chia thành các giai đoạn sau:
Giai đoạn 1 là giai đoạn nhân tài, bao gồm phát hiện, bồi dưỡng, đào tạo, sử dụng, đề bạt và giữ chân được nhân tài. Trong quá trình đào tạo, cần nhớ căn cứ vào vị trí công việc để đào tạo nhằm phát huy hết tài năng của họ. Người lãnh đạo phải có tâm trong sáng thôi chưa đủ, mà cần nhìn nhận bằng con mắt tinh tường, nhạy bén nhìn mầm biết cây, không câu nệ, biết phát huy thế mạnh của từng người. Nhà lãnh đạo giỏi thường tuyển chọn những người dưới quyền tài giỏi, tháo vát và ngược lại. Đây chính là “nguyên nhân của mọi nguyên nhân”. Biết đánh giá đúng con người. Đó chính là nghệ thuật “Dụng nhân như dụng mộc” của cha ông xưa.”
Giai đoạn 2 là giai đoạn tự thân, bao gồm bồi dưỡng cho nhà lãnh đạo về sự tín nhiệm, quan tâm yêu mến, thái độ khoan dung và uy quyền đối với cấp dưới. Vì thế, quyền uy là cái mà hầu như bất cứ ai muốn chi phối hành động của người khác đều mong muốn có được. Thật lý tưởng nếu người đứng đầu tổ chức có quyền uy. Bởi khi có được quyền uy tức là họ đã có được công cụ hữu hiệu nhất để đạt mục tiêu thông qua người khác. Có thể nói, quyền uy là yếu tố căn bản quyết định sự thành công hay thất bại của người đứng đầu tổ chức. Một người đứng đầu có quyền uy là người có sức thu hút đặc biệt, có được lòng trung thành và nhiệt huyết của nhân viên. Do đó, người đứng đầu muốn thực hiện tốt nhiệm vụ, chức trách được giao thì phải có đầy đủ cả quyền và uy. Quyền phải đủ mạnh, uy phải đủ rộng, đủ cao. Không có ai sinh ra đã có thể làm lãnh đạo, nhưng có người không có khí chất làm lãnh đạo, đó là bởi sự khác biệt về tính cách và khí chất cá nhân biểu hiện trên phương diện “năng lực lãnh đạo”. Nhà lãnh đạo thành công là người mang trong mình sức hút nhân cách rất đặc biệt, họ khiến chúng ta cảm thấy rằng họ sinh ra để làm lãnh đạo. Đó chính là mục tiêu cao nhất của giai đoạn rèn luyện giai đoạn thứ hai.
Giai đoạn 3 là giai đoạn học tập rèn luyện hành vi ứng xử tương tác lẫn nhau giữa lãnh đạo và nhân viên trong tổ chức, bao gồm khuyến khích, phê bình, kiểm tra, thưởng phạt, điều chỉnh và hợp tác. Kịp thời khen thưởng nhân tài, không chỉ có lợi cho cho việc khích lệ ý chí tiến thủ, thúc đẩy họ nhanh chóng trưởng thành, mà còn tạo nên một tấm gương cho nhân viên noi theo. Nhưng để thành công lãnh đạo doanh nghiệp cần phá vỡ khuôn mẫu của quan niệm lỗi thời, biết cách dùng người phong phú đa dạng, cố gắng loại bỏ sự đối lập, quan niệm quản lý kiểu đưa người thân vào làm, mà nên lấy lợi ích doanh nghiệp làm trọng, dùng người đúng lúc đúng việc. Tổ chức có thể tràn trề sức sống hay không, có thể vượt qua khủng hoảng hay không, có thể phát triển hay không, đều nhờ vào sự thành bại của giai đoạn đào tạo này. Môi trường làm việc là các điều kiện hữu hình và vô hình xung quanh các hoạt động, vận hành công việc của một doanh nghiệp. Cụ thể hơn môi trường làm việc chính là những điều kiện vật chất như: các vật dụng, thiết bị bổ trợ cho công việc, không gian làm việc, cách bố trí sắp xếp nơi làm việc,… Về điều kiện tinh thần như: sự tương tác xã hội trong môi trường làm việc, văn hóa công ty tạo điều kiện nâng cao chất lượng làm việc trong tổ chức. Một môi trường làm việc tốt chưa hẳn đã giúp bạn phát triển, nhưng có thêm một người lãnh đạo giỏi tuyển dụng đúng người, đào tạo, xây dựng văn hóa để nhận sự yêu thương, kỷ luật, tiên phong, vượt ngưỡng, cùng bạn xây dựng doanh nghiệp vĩ đại sẽ giúp bạn đến được đỉnh cao của sự nghiệp.
Nghệ thuật dùng người là một trong những vấn đề luôn mới mẻ ở mọi thời đại. Từ xưa đến nay vấn đề dùng người đều được xem là vấn đề mấu chốt để duy trì, củng cố và phát triển mọi tổ chức. Nhân tố con người quyết định sự thành bại của công cuộc đổi mới và phát triển đất nước. Thiết nghĩ câu nói “Dụng nhân như dụng mộc” của người xưa sẽ không bao giờ cũ trong giai đoạn cạnh tranh nhân lực khốc liệt như hiện nay.
I.MÔ HÌNH KINH DOANH TRUYỀN THỐNG
- Sách phân phối bán lẻ tại Nhà sách Kinh tế. Địa chỉ: 490B Nguyễn Thị Minh Khai, P2,Q3 – TP.HCM. Mobile: 090302640 hoặc 0938514478
- Sách phân phối bán lẻ tại Nhà sách Thăng Long. Địa chỉ:44 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Phường 19, Quận Bình Thạnh (028) 35140632 hoặc 0938514478
· II. KINH DOANH TRỰC TUYẾN TRÊN CÁC SÀN
- BÁN LẺ TRỰC TUYẾN; 0938514478; ZALO: 0938514478 Giảm 30% giá bìa, thư viện mua 2 cuốn trở lên – giảm 50%
[ad_2]
Source link