[ad_1]
Trong giai đoạn 12-14 tháng tuổi, trẻ nhỏ bắt đầu quá trình tập đi. Có một số trẻ thường bắt đầu tập đi chậm hơn, trong giai đoạn 10-18 tháng tuổi, đó không gọi là bệnh lý hay bất thường. Song, có trẻ đến 20 tháng tuổi mà chưa biết đi thì đó là hiện tượng bất thường, gọi là chứng trẻ chậm biết đi các mẹ nên tìm hiểu nguyên nhân để giúp đỡ con cái của mình biết đi.
Nguyên nhân vì sao trẻ chậm biết đi ?
Nguyên nhân bé chậm biết đi có thể do chậm phát triển về vận động như: bé không biết lật lúc 3 tháng, không ngồi được khi 7 tháng, 18 tháng chưa biết đi có thể do: bé đã trải qua một thời gian bị ốm, dù chỉ là những căn bệnh ngắn ngày và không trầm trọng như viêm xoang, họng, đau tai, hay các dị tật di chứng não, ngạt khi sinh, hạ đường huyết, vàng da nhân, sang chấn sản khoa, viêm màng não sau sinh. Giảm trương lực cơ do còi xương suy dinh dưỡng, sanh non nhẹ ký.Trẻ mắc bệnh Down, bị thiểu năng trí tuệ, vận động: 1 tuổi mới biết ngồi, 3 tuổi thì biết đi. Cũng có 1 số trẻ chậm biết đi do nhút nhát sợ té ngã…
Điều kiện để bé biết đi bao gồm: bộ xương đủ cứng cáp, các cơ bắp, hệ thống thần kinh và nhất là bộ não đã phát triển được bình thường. Những đứa trẻ quá thừa cân thường biết đi chậm hơn các cháu khác một vài tuần hoặc một vài tháng.
Ngoài ra với những trẻ chậm biết đi sau tháng thứ 18 cần nghĩ đến dị tật ở đoạn xương chân nào đó, nhất là đoạn khớp với xương hông; bị chứng teo cơ bắp chân hoặc một số bệnh về cơ bắp khác. Ngoài ra, các bệnh về hệ thống thần kinh và cột sống mắc phải sau khi sinh, hoặc do bẩm sinh đều có ảnh hưởng tới khả năng giữ người được cân bằng hoặc làm chân bị liệt khiến đứa trẻ không đi được bình thường.
Nếu trí khôn bé phát triển bình thường mà lại chậm biết đi thì bé có thể bị thương tổn ở não, ảnh hưởng tới việc điều khiển vận động của cơ thể. Nếu những nguyên nhân trên đều không có mà bé lại chậm biết đi thì nên nghĩ tới vấn đề thiếu vitamin D trong các chất dinh dưỡng hoặc không được chăm sóc đầy đủ và chú ý khuyến khích cháu tập đi khi đã tới độ tuổi.
Làm gì tránh tình trạng trẻ chậm biết đi
Đối với chị em phụ nữ: cần có cân nặng chuẩn khi dự định có thai và có thai. Thực hiện tốt chế độ dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai và cho con bú để ngừa suy dinh dưỡng bào thai.
Cần phát hiện bệnh sớm và trị bệnh kịp thời cho bé tại các Trung Tâm hay Khoa Vật Lý Trị Liệu Phục Hồi Chức Năng.
Chăm sóc sức khỏe tốt giúp giảm thiểu bệnh tật. Bé cần được phơi nắng sớm mỗi ngày từ 10 -20 – 30 phút hay thể dục từ 30 – 60 phút tùy theo tuổi, và sức khỏe của bé. Ánh nắng sớm giúp cơ thể tổng hợp vitamin D để cơ thể hấp thu canxi tối đa và giúp cho hệ xương của bé cứng cáp.
Thực hiện tốt chế độ dinh dưỡng hợp lý theo tuổi. Mỗi ngày, bé cần được ăn đủ nhu cầu, uống đủ sữa tùy theo tuổi, giúp bé cứng cáp, nhanh biết đi.
Theo dõi sức khỏe thường xuyên mỗi tháng cho trẻ dưới 2 tuổi và mỗi 3 tháng cho trẻ trên 2 tuổi. Sử dụng và thực hiện chấm biểu đồ tăng trưởng cân nặng và chiều cao cho trẻ nhỏ mỗi tháng.
Bạn nên cho bé tập đi khi bé được 11 – 12 tháng.Không nên cho bé tập đi sớm vì xương của bé còn mềm nên chân dễ bị cong. Đối với bé nhút nhát, bạn khuyến khích bé tập đi bằng cách trưng bày đồ chơi bé thích phía trước mặt cách xa bé vài mét.
[ad_2]
Source link