[ad_1]
Nội dung:
- Bé 18 tháng tuổi không biết bắt chước âm thanh
- Khi nào trẻ sơ sinh bắt đầu vỗ tay, chỉ tay và vẫy tay?
- Thế nào là trẻ chậm phát triển
- Dấu hiệu điển hình cảnh báo trẻ chậm nói.
- Phát hiện nhanh trẻ mắc tự kỷ.
- Nhận biết trẻ tự kỷ so với trẻ bình thường
Bắt chước là khả năng làm theo. Qua quá trình làm theo, con sẽ học được kiến thức về cuộc sống. Như khi mẹ “chi chi chành chành” là con dùng 1 ngón tay chỉ vào lòng bàn tay. Bắt chước chính là chìa khóa đánh giá sự phát triển về mặt xã hội của trẻ. Bắt chước cũng là nền tảng của quá trình xã hội hóa.
I.BÉ 18 THÁNG TUỔI KHÔNG BIẾT BẮT CHƯỚC ÂM THANH
Xin chào các anh chị!
Em là thành viên mới, nhờ anh chị tư vấn giúp đỡ em về vấn đề trẻ chậm phát triển trí tuệ, chậm nói và có nét tự kỉ
Con trai em hiện tại được 18 tháng , khi bé 14 tháng, bé thật sự chưa biết gì kể cả những điều đơn giản nhất như vỗ tay hoặc bye bye theo yêu câu của người lớn, và bé có nhiều dấu hiệu tự kỷ như: Không biết chỉ tay; không cần mẹ và không quan tâm bất cứ ai; thích chơi một mình; rất hiếu động và không thể làm cho bé tập trung chú ý dù chỉ là vài giây.thích những vật xoay tròn, mê quảng cáo, hay lam những hành động lặp đi lặp lại; thỉnh thoảng dùng tay người lớn chỉ vào vật khi được hỏi; thích quay bánh xe thay vì cho xe chạy; không thích ôm ấp, nựng nịu và đọng chạm thân thể; rất sợ chỗ lạ, người lạ; không chịu ngồi bô, không xi tiểu tiện được. Từ nhỏ bé đã rất ít khóc và hầu như là không khóc, chưa bao giờ đòi ăn, đòi bú dù có cho bé nhịn đói cả ngày; thỉnh thoảng đi nhón chân, lắc đầu, bịt tai…
Em đã đưa con đi khám ở bệnh viện Nhi Đồng 2 nhưng bác sĩ bảo chưa thể kết luận được vì bé còn quá nhỏ và hẹn 20 tháng quay lại.Tư đó đến nay em đã nghỉ làm ở nhà để danh thời gian cho con. Từ 14 đến 16 tháng không có gì tiến triển, bé chỉ làm được vỗ tay, vỗ đầu, bye bye.Từ 15 tháng bé bắt đầu quan tâm đến những hình ảnh bé nhìn thấy bằng cách chỉ vào (bằng ngón cái) và phát ra âm thanh gần giống “đây nè”, nhưng suốt 1 tháng trời bé vẫn chưa nhớ hình ảnh con gà trong bức tranh mẹ dạy, nhưng bé biết bức tranh ở đâu và hiểu câu hỏi : con chỉ con gà mẹ xem.
Đến 16,5 tháng thì bé học hình ảnh và các đồ vật rất nhanh, biết chỉ (chạm tay vào vật hoặc chỉ bằng ngón cái). Bé nói từ “đây nè” rất rõ và sử dụng đúng ngữ cảnh dù mẹ không dạy. Còn những âm đơn giản như a, e, i thì dù mẹ dạy rất nhiều bé vẫn chưa một lần làm theo.
Đến 17 tháng bé biết chỉ những vật ở xa bằng ngón trỏ (em rất mừng), nhưng đến 17,5 tháng thì bé không còn nói từ “đây nè” nữa. Bé bỏ hẳn dù trước đó bé chỉ vào mọi thứ và nói suốt.Điều này rất nguy hiểm phải không các anh chị? Và bé cũng không chịu bắt chước âm thanh.Em đã cố gắng làm nhiều cách rồi.
Và cũng từ nủa tháng nay bé trở nên rất tệ. Hồi 16,17 tháng bé rất thích học, cứ lôi tranh ảnh ra bắt mẹ chỉ suốt và bé tiến bộ rất nhanh.Thỉnh thoảng biết ra hiệu đòi đi tè. Lỡ có tè ra quần thì đứng yên gọi mẹ (a a thôi), nhìn mẹ đầy vẻ lo lắng.Bé rất ngoan, phá cái gì cũng nhìn mẹ trước và chỉ cần mẹ lắc đầu là dừng ngay. Còn bây giờ thì bé lười vô cùng, không tập trung nữa, không dạykhông được bé cái gì. Bé trở nên bướng bỉnh một cách kì lạ. Bé không ra hiệu đòi đi vệ sinh nữa. Cứ thản nhiên tè ra quần, không thèm gọi mẹ, tay thì chà, chân thì đạp….Còn chuyện phá phách thì dù mẹ có đánh bé vẫn cứ làm….
Em đang rất hoang mang không biết con em nó đang như thế nào nữa. Anh chị nào có kinh nghiệm hãy bảo em với nhé. Con em đến giờ này vẫn không biết bắt chước âm thanh liệu có nói được không?
Em cảm ơn chị Tường Anh rất nhiều vì đã đọc và trả lời em trước đó.
Rất mong sự chia sẻ của mọi người!
II.KHI NÀO TRẺ SƠ SINH BẮT ĐẦU VỖ TAY, CHỈ TAY VÀ VẪY TAY?
Những cột mốc phát triển của trẻ sơ sinh luôn là vấn đề lo lắng hàng đầu của các ông bố bà mẹ. Ví dụ rõ ràng nhất về “sự chậm trễ” chính là so với con nhà hàng xóm. Chỉ là vỗ tay, vẫy tay hay chỉ tay thôi cũng đau đầu.
Trẻ sơ sinh lớn lên từng ngày vốn là điều đáng mừng hơn là cuộc cạnh tranh với con nhà người ta. Nhưng điều đáng tiếc nhất là các bậc phụ huynh vẫn ghé tai nhau và hỏi: ” Tại sao bé nhà tôi chậm phát triển? Tại sao bé chưa làm được hành động này?”
Bé vỗ tay, chỉ tay, và vẫy tay chào như một cột mốc
Bé tập nói trước khi học cách sử dụng đôi bàn tay một cách khéo léo. Điều này thường làm nhiều phụ huynh thắc mắc và lo lắng. Nhưng các bác sĩ nhi khoa cũng cho rằng thời điểm bé bắt đầu chỉ hay vẫy tay có thể thay đổi, thường là trong giai đoạn từ 8-12 tháng.
Vỗ tay, vẫy tay và chỉ tay được coi là cột mốc phát triển quan trọng để bác sĩ xác nhận tầm nhìn của bé và phát triển kỹ năng vận động. Tuy nhiên đừng đổ lỗi cho bản thân nếu con của bạn chưa làm được cả ba điều này. Đó vốn không phải lỗi của cha mẹ.
Mỗi trẻ sơ sinh có một cột mốc phát triển khác nhau, mẹ đừng vội so sánh
Một vài đứa trẻ thường phát triển chậm hơn bạn bè cùng trang lứa. Ngay cả Einstein huyền thoại đã bị nhầm là trẻ chậm phát triển khi biết nói rất trễ. Nhưng nếu bạn thực sự muốn khuyến khích những mốc quan trọng này, hãy thử một trong các phương pháp sau:
- Trò chuyện với con: Đừng quên nói lời chào tạm biệt với con của bạn khi ra khỏi nhà. Khi bé làm điều gì đó tốt đẹp đừng quên khen thưởng bằng cách vỗ tay và dạy bé cách giữ hai bàn tay và vỗ tiếng kêu.
- Khuyến khích bé khám phá bằng tay: Chọn đồ chơi xếp hình hay lắp ghép để bé có thể sử dụng thành thạo đôi tay của mình. Cho bé chơi đàn piano đồ chơi và nhấn các nút nhạc. Hoặc hỏi bé xem bé thích đồ chơi nào và dạy bé chỉ ngón tay trỏ của mình để lấy nó.
- Tăng cường nhận dạng bằng ngón tay: Dạy cho bé vị trí của mắt, mũi và miệng của bé. Hãy để bé chỉ ra chúng trên khuôn mặt của mình và sau đó xác định trên khuôn mặt của bạn. Làm cho trò chơi này trở thành một trò chơi thú vị để củng cố nhận dạng.
Các yếu tố có thể trì hoãn sự phát triển của một đứa trẻ
Để quá trình nuôi dạy con trở nên dễ dàng và giúp bé bắt kịp đà phát triển cùng các bạn bè cha mẹ cần phải biết chính xác các yếu tố phổ biến làm chậm sự phát triển của trẻ, đặc biệt là chỉ tay, vẫy tay và vỗ tay.
Dưới đây là 4 yếu tố chính:
Vấn đề thị lực
Thị lực của trẻ sơ sinh phát triển ngay từ khi còn là thai nhi bé bỏng. Sau khi sinh bé có thể nhìn thấy khuôn mặt mẹ nếu ở gần đủ mức. Tầm nhìn thay đổi dần và nhìn rõ ràng mọi vật xung quanh khi được 6 tháng tuổi. Các kỹ năng vận động phối hợp mắt và cơ thể nên được phát triển trước khi con bạn tròn một tuổi.
Nếu con bạn không thích sử dụng bàn tay của mình lúc 12 tháng tuổi trở lên, có thể là do thị lực kém. Em bé của bạn có thể không quá quan tâm đến những gì tay bé có thể làm vì đơn giản là không nhìn thấy chúng rõ ràng.
Những đứa trẻ sinh non mắc các vấn đề về thị lực cao hơn. Nếu con bạn gặp khó khăn trong việc phân biệt khuôn mặt hoặc đồ chơi, hãy để bác sĩ nhi khoa hoặc bác sĩ nhãn khoa để được kiểm tra.
Bé tự học nhưng không tự biểu hiện
Bé không thích vẫy tay hay vỗ tay mà thay vào đó là những biểu hiện đặc trưng khác theo cách riêng của mình. Bé có lẽ chỉ thích đập tay vào đồ chơi mình muốn thay vì chỉ tay. Cũng có thể bé đã học nói từ sỡm nên chẳng thấy chẳng việc gì phải chỉ tay khi hoàn toàn có thể hét lên để thu hút sự chú ý của cha mẹ.
Vỗ tay, chỉ và vẫy tay là tất cả các kỹ năng trẻ có thể học được từ cha mẹ. Nhưng đôi khi, bé tự học tất cả, nhưng hầu hết thời gian, bạn phải chỉ cho bé cách sử dụng đôi bàn tay khéo léo.
Khuyến khích bé hoạt động đôi tay nhiều hơn, bé sẽ sớm biết vỗ tay hay vẫy tay chào
Yếu tố di truyền
Em bé sơ sinh của bạn phải được kiểm tra kỹ lưỡng và sàng lọc trẻ sơ sinh để loại trừ các yếu tố di truyền. Các chẩn đoán như chứng loạn dưỡng cơ và hội chứng Down có thể ảnh hưởng đáng kể đến sự phát triển của trẻ.
Nếu bạn nghi ngờ con mình trở nên vụng về hơn bình thường và đã chậm trễ các kỹ năng vật lý và giao tiếp, hãy đưa bé đến bác sĩ nhi khoa.
Tự kỷ
Tự kỷ có thể được chẩn đoán bằng các dấu hiệu nhận biết đặc biệt. Hành vi kỳ quặc điển hình của chứng tự kỷ có thể được quan sát sớm nhất là 9-12 tháng tuổi. Các dấu hiệu sớm của chứng tự kỷ có thể bao gồm thiếu tiếp xúc bằng mắt và không tuân theo ngón tay chỉ của cha mẹ.
Đứa trẻ cũng có thể đã bỏ lỡ các cột mốc vỗ tay hay vẫy tay chào. Bé không có hứng thú chơi với những cha mẹ và không quan tâm đến việc bắt chước âm thanh hoặc cử chỉ. Có rất nhiều yếu tố góp phần vào chứng tự kỷ. Nhưng nếu đứa trẻ của bạn thể hiện một hoặc nhiều dấu hiệu này, hãy thông báo cho bác sĩ.
Dấu hiêu nhận biết trẻ tự kỷ Các dấu hiệu của hội chứng của trẻ tự kỷ thường xuất hiện sớm từ những năm đầu đời, thường là khi bé được vài tháng tuổi. Đó cũng là khó khăn giúp bạn khó phân biệt được đâu là tự kỷ, đâu là phát triển thể chất của bé.
Những cột mốc phát triển của trẻ sơ sinh luôn rất rõ ràng. Nếu bé không theo kịp hoặc có biểu hiện chậm so với nhiều bạn bè cùng trang lứa và bạn lo lắng, đừng ngại ngùng cùng bé đế trung tâm nhi khoa để kiểm tra.
II.THẾ NÀO LÀ TRẺ CHẬM PHÁT TRIỂN
Bình thường trẻ từ 1-3 tuổi cơ thể phát triển rất nhanh, có khả năng hoạt động về tay, chân, đi lại, chạy, nhảy, nhìn và nghe rõ, quan tâm đến tất cả những điều mới lạ xung quanh, hay quan sát, bản thân ngày càng có nhiều yêu cầu nhưng giao tiếp bằng ngôn ngữ còn hạn chế, nên thường thể hiện những điều mình muốn bằng những cách khác, từ chối hoặc chống đối.
Vận động thể chất
•Trẻ trên 1 tuổi ngày càng rất nhanh nhạy với tình hình xung quanh, nhớ được giọng nói của bố mẹ, mắt nhìn tinh, nếu sàn nhà có vật gì lạ sẽ nhặt lên xem hay đưa vào miệng. Cơ thể chuyển động nhanh và linh hoạt. Khi 1 tuổi bé mới bước được 2, 3 bước, đến khi tuổi rưỡi đã bước nhanh hơn, có bé chạy thoăn thoắt. Nếu 1 tuổi bé chưa biết đi, dàn dần trẻ sẽ tự đi được, có trẻ biết đi lúc tuổi rưỡi và rồi dần dần cũng chạy được. Việc xử dụng bàn tay đã khéo léo hơn, bé đã biết dùng bàn tay cầm cốc để tự uống nước lấy, nhưng cầm thìa thì chưa giỏi.
• Trẻ 1 tuổi rưỡi đến 2 tuổi: Đã có ý thức và làm chủ được hành vi của mình, có thể đứng và đi lại vững vàng hơn, có thể vẫn hay ngã nhưng đã chạy được, tự lên xuống cầu thang, có lúc trèo lên bàn, ghế rồi nhảy xuống, biết đá bóng biết xếp thanh đồ chơi chồng lên nhau được 5-6 chiếc, sử dụng đầu ngón tay khá tốt, và giở được từng trang sách.
• Trẻ từ 2-3 tuổi: Có sự phát triển về cơ thể khá nhanh, chạy được nhanh hơn và ít ngã, đi nhón chân được, tự chơi đu quay mà không biết sợ. Nhưng ở mỗi đứa trẻ có những khả năng khác nhau.
• Trên 1 tuổi mà vẫn chưa biết đi: “ Trẻ cạnh nhà mới 1 tuổi mà đã biết đi, con mình tuổi rưỡi vẫn bám tay mẹ đi” – Là câu thường nghe thấy và nói lên nỗi lo lắng của các ông bố bà mẹ trẻ. Thực ra có rất nhiều trẻ biết đi khi gần tuổi rưỡi, sự phát triển của những trẻ này đều bình thường. Đặc biệt trẻ sinh thiếu tháng, trọng lượng kém sẽ chậm biết đi hơn các trẻ khác và ngược lại những trẻ quá mập cũng sẽ không biết đi sớm.
Ngôn ngữ và cách giao tiếp
• Từ 6-12 tháng: bé có thể hiểu được ngôn ngữ đơn giản hay hiểu ngôn ngữ cùng với điệu bộ của những người sống quanh bé. Ví dụ nếu ta xòe tay xin thì bé sẽ cho hoặc nếu ta khoanh tay chào hay tạm biệt bé sẽ bắt chước được và làm theo, ngoài ra bé còn có thể nhắc lại những từ đơn lẻ mà bé nghe được nhưng vẫn chưa rõ và sõi lắm.
• Từ 1 tuổi: Trẻ đã hiểu được tiếng đơn giản, phát âm được thành tiếng vài từ có nghĩa.
• Khi gần tuổi rưỡi sẽ nói được khoảng 5-10 từ hoặc 10-20 từ ví dụ: ba, mẹ, đi, không, măm, cơm, dạ, ạ… có thể gọi được tên của bạn hàng xóm hay chị giúp việc.
• Khi đến 2 tuổi trẻ nói được 10 từ nay sẽ nói được khoảng 50-100 từ hoặc 200 từ, và sẽ nói hoặc nhớ rất nhiều câu, có thể nói được những câu dài từ 5 đến 8 từ.
Cách quan sát :
• Nếu trẻ chậm hoặc ít nói việc đầu tiên bạn nên kiểm tra đó là thính giác của trẻ. Có thể vỗ tay, đập vào trống hay lắc súc sắc để kiểm tra xem bé có nghe thấy không. Tuy nhiên cách này cũng chưa thật chính xác bởi bé có thể không nghe thấy âm thanh nhưng có thể đoán được qua cảm nhận những rung động. Tốt nhất bạn nên gọi tên của bé từ sau lưng xem bé có quay lại không và đặc biệt lưu ý đến việc trẻ giao tiếp và hoạt động có như các bạn cùng trang lứa hay không, nếu chưa tự tin hãy đưa trẻ đi khám về thính giác.
• Nếu bạn đã tin chắc là bé không có bất cứ vấn đề gì về thính giác mà bé vẫn ít nói, chậm nói thì bạn tăng cường cho trẻ môi trường ngôn ngữ và giao tiếp. Những thành viên trong gia đình cần thường xuyên nói chuyện với bé, hỏi, yêu cầu, đề nghị bé làm giúp việc gì đó hay nhắc lại từ (câu ngắn) nào đó. Theo các chuyên gia tâm lý nhi nếu khi bé được một tuổi, gọi tên bé từ sau lưng mà bé không quay lại hoặc không có phản ứng thì cha mẹ nên hế sức thận trọng. Rất có thể đây là dấu hiệu đầu tiên giúp nhận biết bệnh tự kỷ của con bạn. Hãy đưa bé đi khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa càng sớm càng tốt để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Thể hiện tình cảm và quan hệ xã hội
Từ 1-3 tuổi những trạng thái tình cảm như vui mừng, giận dỗi, lo sợ, ghen tỵ… dần dần được bé thể hiện nhiều và rõ nét hơn. Tuy nhiên ở độ tuổi này bé chỉ biết làm theo ý mình mà không cần quan tâm đến tâm trạng hay pahrn ứng của người khác. Một cách vô thức bé cho mình là “rốn của vụ trụ” và chỉ muốn hành xử theo cách mà bé muốn. Ở tuổi này những người thân trong gia đình nên gần gũi bé nhiều nhất để tạo cho bé thói quen giao tiếp, thể hiện tình cảm, tâm trạng của mình cũng như đón nhận, chấp nhận tâm trạng của những người xung quanh. Hãy đùa vui với bé, bằng hành đọng của mình dạy cho bé biết cách chia sẻ cảm xúc với người khác. Đừng quên rằng lúc này khả năng ngôn ngữ của bé còn rất hạnh chế nên đôi lúc bé sẽ tỏ ra rất “bức xúc” bởi muốn giãi bày nhưng chưa đủ ngôn từ. Cha mẹ hãy thật kiên nhẫn, đừng la mắng bé, cũng không nên nói họ những suy nghĩ của bé. Hãy để bé tự học cách nói lên hoặc thể hiện ra những mong muốn và nhu cầu của bé dù là bằng lời hay bằng cử chỉ, điệu bộ.
Khả năng tương tác
• Trước khi bước sang 1 tuổi trẻ quấn quýt vơi người nuôi dưỡng bé như bà, mẹ, người giúp việc. Bé đáp ứng lại những cử chỉ của người thân đáp lại nụ cười, vẫy tay, vuốt má…
• Khi được 1 tuổi thấy người khác chơi bé cũng cũng muốn chơi với hoặc làm theo. Bé tỏ ra phấn khích, với tay về phía có đồ chơi, khóc đòi mẹ cho ngồi xuống chơi cùng…
• Khi đến khoảng 2 tuổi trẻ biết chơi những trò dễ như chơi bón cơm, cho búp bê, tắm cho bạn gấu bông, lấy miếng gỗ giả làm máy bay hay ô tô….Lúc này bé chưa biết nhường nhịn, phần lớn thường tranh giành đồ chơi với các trẻ khác, mức độ quyết liệt phụ thuộc vào tính cách của từng trẻ.
• Từ 3 tuổi bé đã biết cách chơi nhiều hơn, biết chờ đợi, biết thắng thua.
Cách quan sát:
Những trẻ có sự phát triển chậm về mặt tình cảm và xã hội, phần lớn thường hay chơi một mình, không quan tâm người khác hoặc không làm theo người khác. Ta có thể quan sát từ thời gian trước khi trẻ 1 tuổi xem trẻ có quan tâm giao tiếp với mọi người hay không, ví dụ có khả năng dùng ngôn ngữ, điệu bộ nói lên yêu cầu hay không. Hay khi làm được việc gì đó quay lại như khoe bố mẹ là mình đã làm được hay không? hoặc trẻ quan tâm muốn chơi với mọi người kể cả người lớn cũng như trẻ cùng lứa tuổi hay không? Nếu bạn thấy bé nhà bạn chỉ thích chơi một mình, không nói chuyện cùng ai, không muốn giao tiếp, hoặc chỉ thích chơi duy nhất một món đồ (có thể hằng giờ đồng hồ không biết chán) hãy đưa bé tới gặp bác sĩ chuyên khoa để sớm phát hiện những lêch lạc trong sự phát triển của bé, sớm tìm ra hưỡng điều trị, bởi càng can thiệp sớm bao nhiêu khả năng hòa nhập của bé càng khả quan bấy nhiêu.
IV. DẤU HIỆU ĐIỂN HÌNH CẢNH BÁO TRẺ CHẬM NÓI
Có rất nhiều bậc phụ huynh gặp khó khăn trong việc đánh giá tình trạng chậm nói của con. Trẻ chậm nói chỉ là tạm thời, có thể chờ đợi thêm một thời gian hay đây là một tình trạng bệnh lý thực sự, cần sự can thiệp của các chuyên gia y tế? Việc trang bị kiến thức giúp phụ huynh nắm bắt các dấu hiệu báo động tình trạng chậm phát triển lời nói và ngôn ngữ của trẻ, từ đó giúp cha mẹ đưa ra quyết định đúng đắn hơn.
1. Thế nào là chậm nói ở trẻ?
Lời nói là phương tiện giao tiếp bằng lời, thể hiện thông qua âm thanh. Ba thành phần chính của lời nói đó là: việc phát âm, giọng nói và sự lưu loát. Rối loạn lời nói xuất hiện khi trẻ phát âm thành tiếng nhưng người khác lại không hiểu được trẻ đang nói gì, chẳng hạn như: trẻ bị tật nói lắp, nói ngọng nghịu.
Ngôn ngữ là phương tiện dùng để thể hiện và tiếp nhận thông tin, thông qua lời nói hoặc cử chỉ (ngôn ngữ cơ thể, ngôn ngữ tín hiệu). Ngôn ngữ là thước đo thể hiện trí thông minh, vì vậy rối loạn phát triển ngôn ngữ thường nghiêm trọng hơn so với rối loạn lời nói.
Rối loạn lời nói và ngôn ngữ: là sự phát triển bất thường về ngôn ngữ, đây là dạng chậm phát triển phổ biến nhất ở trẻ em, có tỉ lệ nhiều hơn so với các dạng chậm phát triển khác (ví dụ: chậm phát triển thị lực, vận động, nhận thức, chậm phát triển kỹ năng xã hội và cảm xúc).
Chậm phát triển ngôn ngữ hay chậm nói ở trẻ là khi ngôn ngữ của trẻ phát triển theo đúng trình tự bình thường, tuy nhiên với tốc độ chậm hơn so với các trẻ khác.
2. Dấu hiệu cảnh báo trẻ chậm nói
Một số dấu hiệu có thể giúp nhận biết sớm trẻ bị chậm nói
2.1. Trẻ được 3 – 4 tháng tuổi chậm nói
- Trẻ không đáp ứng với tiếng động mạnh.
- Trẻ không phát ra âm thanh gừ gừ.
- Hoặc trẻ bắt đầu gừ gừ nhưng không biết bắt chước các âm thanh khác (khi được 4 tháng tuổi).
2.2. Trẻ 7 tháng tuổi chậm nói
- Biểu hiện cảnh báo đáng tin cậy nhất là: trẻ không đáp ứng với tiếng động.
2.3. Trẻ 12 tháng tuổi chậm nói
- Trẻ không tìm cách giao tiếp với người khác (trong khi những em bé khác đã bắt đầu sử dụng âm thanh, cử chỉ hay lời nói), kể cả khi trẻ cần giúp đỡ hay mong muốn điều gì đó.
- Trẻ không biết nói bất kì một từ nào, ví dụ: “mẹ” hoặc “ba”.
- Không bi bô, không phát ra các phụ âm (ví dụ: p hoặc b).
- Trẻ không biết thực hiện các động tác đơn giản như: vẫy tay chào tạm biệt, lắc đầu để nói không, chỉ tay vào đồ vật bé muốn.
- Trẻ không có phản ứng khi được đúng gọi tên.
- Không hiểu và không có hành động phản ứng với các từ đơn giản như: “không”, “chào bé” và “bai bai”.
- Trẻ có biểu hiện không quan tâm đến thế giới xung quanh.
2.4. Trẻ 16 tháng chậm nói
- Trẻ được 16 tháng những vẫn không hiểu và không phản ứng gì với các từ như: “không”, “dậy nào”.
- Không thể nói được bất kỳ từ ngữ nào.
- Không biết chỉ vào đồ vật hay bức tranh ở trước mặt khi được hỏi, ví dụ cha mẹ hỏi: “Quả bóng đâu”.
- Trẻ không biết chỉ vào vật mình thích, như kiểu muốn diễn đạt ý “Mẹ/Ba nhìn đây!” và kết hợp với động tác ngước nhìn ba mẹ.
2.5. Trẻ 18 tháng tuổi chậm nói
- Trẻ không thể chỉ vào vài bộ phận của cơ thể (ví dụ: đầu, mắt, mũi) khi được người lớn yêu cầu.
- Trẻ chưa thể nói được 6 từ ngữ bất kỳ.
- Trẻ không thể hoặc không có ý muốn cố gắng giao tiếp bằng bất cứ cách nào, kể cả khi trẻ đang cần sự giúp đỡ.
- Không biết chỉ vào thứ mình muốn.
- Vẫn chưa nói được các từ đơn giản như: “mẹ”, “bế”.
- Trẻ không hiểu các mệnh lệnh đơn giản, ví dụ “Đừng sờ vào nó”.
- Không đáp lại bằng lời nói hoặc cử chỉ khi được bao mẹ hoặc người thân hỏi “cái gì đây?”, “dép bé đâu?”
2.6. Trẻ 19 – 23 tháng tuổi chậm nói
- Vốn từ ngữ của trẻ tăng chậm (không đạt được một từ mới mỗi tuần).
Trẻ chậm nói không học được từ mới nào mỗi tuần
2.7. Trẻ 24 tháng tuổi chậm nói
- Trẻ chưa nói nổi 15 từ tổng cộng.
- Không thể tự nói ra lời mà chỉ nhại lại lời nói của ba mẹ hoặc người khác đã nói.
- Không thể tự thực hiện những cuộc hội thoại đơn giản chỉ với câu gồm 2 từ, ví dụ: “Mẹ bế”, “Uống nữa” (hoặc nói được nhưng nói còn vấp váp).
- Không muốn hoặc không thể dùng lời nói để giao tiếp, ngoại trừ những trường hợp khẩn cấp.
- Không hiểu các chỉ dẫn hoặc các câu hỏi dài hơn, ví dụ: “Lấy giày của con đi”, “Con muốn uống không?”, “Ba đâu rồi?”
- Không biết giả vờ chơi với búp bê hoặc tự chơi với chính mình, ví dụ: cho búp bê ăn, nói chuyện một mình với búp bê, tự chải đầu làm đẹp.
- Không biết bắt chước hành động hoặc lời nói của người khác.
- Khi xem sách, trẻ không thể chỉ vào một bức tranh mà ba mẹ gọi tên.
- Trẻ không thể nối hai từ lại với nhau.
- Không biết công dụng của những đồ vật thông dụng trong nhà, ví dụ: bàn chải đánh răng, bát đĩa.
Lưu ý: ở độ tuổi này, có khoảng 1/5 trẻ em có thể có dấu hiệu chậm nói, rất nhiều trẻ trong số này đều sẽ đuổi kịp các bạn khi lớn lên.
2.8. Trẻ 25 – 35 tháng tuổi chậm nói
- Trẻ không thể nói được câu đơn giản có khoảng 2-4 từ.
- Không thể gọi tên một vài bộ phận trên cơ thể.
- Không nhớ những thứ được lặp đi lặp lại nhiều lần, ví dụ: một bài thơ ngắn.
- Không thể tự đặt các câu hỏi đơn giản.
- Không ai trong gia đình có thể hiểu ý của trẻ.
2.9. Trẻ chậm nói khi đã được 3 tuổi
- Trẻ 3 tuổi không sử dụng đại từ nhân xưng nào (con, mẹ, ba).
- Không thể ghép các từ thành một câu ngắn, ví dụ: “Mẹ giúp con”,” Muốn uống nữa”
- Không hiểu những chỉ dẫn hoặc câu hỏi ngắn, ví dụ: “Lấy giày của con và đặt lên giá”, “Trưa nay con muốn ăn gì?”
- Lời nói của trẻ phát ra rất không rõ ràng, khiến người trong nhà và người ngoài đều không hiểu.
- Thường xuyên lắp bắp, rất khó phát ra âm thanh hay từ ngữ, khi nói vẻ mặt trẻ nhăn nhó.
- Trẻ không đặt câu hỏi.
- Ít quan tâm hoặc thậm chí không quan tâm gì đến sách truyện.
- Không quan tâm và không tương tác với những trẻ khác.
- Đặc biệt, trẻ rất khó tách khỏi bố mẹ.
2.10. Trẻ 4 tuổi chậm nói
- Trẻ chưa thể phát âm thành thục hầu hết các phụ âm.
- Chưa hiểu được khái niệm “giống nhau” và “khác nhau”.
- Trẻ không sử dụng đại từ nhân xưng “con” và “mẹ” đúng cách.
3. Trẻ chậm nói đơn thuần có biểu hiện gì?
Theo các nghiên cứu thống kê, có khoảng 1/5 trẻ em gặp phải tình trạng nói hoặc sử dụng từ ngữ chậm hơn so với các bạn cùng lứa khác. Một số trẻ thậm chí còn xuất hiện biểu hiện rối loạn hành vi do nổi cáu vì không có khả năng thể hiện điều mình mà trẻ muốn nói.
Trẻ chậm nói đơn thuần đôi khi chỉ mang tính chất tạm thời, việc này có thể mất đi nhờ sự trợ giúp của gia đình. Cha mẹ cần động viên trẻ tập nói bằng những cử chỉ hoặc âm thanh, cần phải dành nhiều thời gian chơi với con, đọc sách và nói chuyện với trẻ mỗi ngày.
Trong một số trường hợp, trẻ chậm nói có thể cần đến sự trợ giúp của các chuyên gia y tế. Đôi khi, trẻ chậm nói lại có thể là dấu hiệu báo động cho những rắc rối nghiêm trọng hơn. Những rắc rối thường đi kèm với trẻ chậm nói có thể kể đến như: mất thính lực, chậm phát triển trong các lĩnh vực khác hoặc thậm chí là bệnh tự kỷ trẻ em. Chứng chậm phát triển ngôn ngữ ở trẻ nhỏ cũng có thể là biểu hiện của bệnh khó học, chỉ có thể được chẩn đoán khi trẻ đến tuổi đi học.
Nếu trẻ có các biểu hiện chậm nói nêu trên, việc đầu tiên mà cha mẹ cần làm là kiểm tra khả năng nghe của trẻ. Kể cả trường hợp trẻ trông có vẻ nghe tốt cũng không được chủ quan, vì đa số trẻ em rất giỏi đoán biết dựa vào hình ảnh và cử chỉ của người lớn. Khiếm khuyết về khả năng nghe cần được phát hiện và điều trị kịp thời. Cha mẹ không nên chờ đợi và hy vọng trẻ sẽ tự vượt qua khiếm khuyết. Cần phải đưa trẻ đến khám chuyên khoa nếu nghi ngờ về sự phát triển ngôn ngữ của con. Trẻ chậm nói hoặc có bất thường ngôn ngữ nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ giúp cải thiện khả năng giao tiếp của trẻ khá hiệu quả.
V. PHÁT HIỆN NHANH TRẺ MẮC TỰ KỶ
Nghiên cứu vừa thực hiện năm 2010 của Bệnh viện Nhi T.Ư đã mở ra một tín hiệu mới, lạc quan hơn: gia đình, cộng đồng có thể phát hiện sớm nguy cơ mắc tự kỷ ngay khi trẻ chưa đầy 2 tuổi.
Giáo viên vừa cùng chơi vừa chăm sóc các học sinh trong một lớp học dành cho trẻ tự kỷ tại Nam Định – Ảnh: My Lăng
Thạc sĩ Nguyễn Thị Hương Giang, khoa vật lý trị liệu – phục hồi chức năng Bệnh viện Nhi T.Ư, cho hay chỉ với 23 câu hỏi nhanh xung quanh hoạt động hằng ngày của trẻ, cha mẹ hoàn toàn có thể tự kiểm tra cho con em mình, xác định được phần nào nguy cơ trước khi phải đưa đến cơ sở y tế điều trị.
Xác định chỉ bằng bốn câu hỏi
Nghiên cứu được thực hiện đối với 6.583 trẻ từ 18-24 tháng tuổi tại tỉnh Thái Bình cho thấy phương pháp có độ nhạy cao (74,4%) – nghĩa là 74,4% trẻ có dấu hiệu nguy cơ từ phương pháp này thật sự mắc bệnh lý tự kỷ qua những thăm khám, chẩn đoán tỉ mỉ của đơn vị y tế sau này, và độ đặc hiệu cao (99,9%) – nghĩa là có đến 99,9% trẻ có những đáp án bình thường từ bộ câu hỏi sẽ không lo mắc bệnh.
Theo kinh nghiệm thăm khám thực tế của các bác sĩ Bệnh viện Nhi T.Ư, không cần đến 23 câu hỏi, phụ huynh của trẻ ở độ tuổi 18-24 tháng có thể xác định nguy cơ tự kỷ của con mình chỉ bằng bốn câu hỏi: trẻ có dùng ngón tay trỏ để chỉ hoặc thể hiện sự quan tâm đến đồ vật không, trẻ có mang đồ vật đến khoe với bạn hoặc bố mẹ không, trẻ có phản ứng khi được gọi tên không và trẻ có nhìn vào đồ vật/đồ chơi ở chỗ khác khi ta chỉ vào hay không.
Kết quả điều tra tại Thái Bình cho thấy số trẻ bị tự kỷ có kết quả bất thường với bốn câu then chốt này rất cao:
- 93,3% trẻ không dùng ngón tay trỏ để chỉ hoặc thể hiện sự quan tâm đến đồ vật;
- 86,7% trẻ không bao giờ mang đồ vật đến khoe với bạn hoặc bố mẹ;
- 80% trẻ không đáp ứng khi được gọi tên;
- 73,3% trẻ không nhìn vào đồ vật/ đồ chơi ở chỗ khác khi ta chỉ vào.
Trẻ có cơ hội phát triển bình thường, nếu…
Được can thiệp sớm trước 2 tuổi, cơ hội phát triển bình thường và hòa nhập với cộng đồng của trẻ là rất lớn (đến 80%), sau 2 tuổi hiệu quả can thiệp chỉ còn được 50% và giảm dần khi phát hiện bệnh muộn hơn nữa. Tuy nhiên, thực tế cho thấy trẻ tự kỷ được chẩn đoán bệnh khá muộn, gần một nửa trường hợp phát hiện bệnh sau 3 tuổi.
Một lưu ý nữa là qua quan sát, theo dõi, điều tra hồi cứu đối với tất cả trẻ mắc bệnh được điều trị tại Bệnh viện Nhi T.Ư từ năm 2008 đến năm 2010, cho thấy nguy cơ mắc tự kỷ cao hơn hẳn ở trẻ có phơi nhiễm với các yếu tố nguy cơ trước sinh, trong sinh và sau sinh như: mẹ bị nhiễm virus trong thời kỳ mang thai, trẻ sinh già tháng, trẻ bị ngạt khi sinh, trẻ phải can thiệp sản khoa khi sinh, trẻ vàng da ngay sau sinh bất thường, trẻ xem truyền hình trên 6 giờ/ngày… Theo đó, trẻ xem truyền hình trên 3 giờ/ngày có nguy cơ mắc tự kỷ cao gấp 20,6 lần trẻ xem dưới 3 giờ/ngày.
Trẻ tự kỷ tăng cao. Tại Bệnh viện Nhi T.Ư, số trẻ tự kỷ đến khám năm 2007 tăng 50 lần so với năm 2000; số trẻ tự kỷ phải điều trị tại viện năm 2007 tăng 33 lần so với năm 2000. Số trẻ tự kỷ được phát hiện từ năm 2007 đến nay tiếp tục tăng với tốc độ rất nhanh. Năm 2009 có gần 1.800 trẻ tự kỷ điều trị tại viện, tăng gấp 4,5 lần so với năm 2007 (năm 2007 có khoảng 400 trẻ được xác định mắc tự kỷ tại khoa tâm bệnh, con số này của năm 2008 là 963 em).
23 câu hỏi nhận biết sớm nguy cơ tự kỷ ở trẻ 18-24 tháng tuổi
1. Trẻ có thích được đung đưa, nhún nhảy trên đầu gối của bạn không?
2. Trẻ có quan tâm đến trẻ khác không?
3. Trẻ có thích trèo lên đồ vật như cầu thang không?
4. Trẻ có thích chơi ú oà/ trốn tìm không?
5. Trẻ đã bao giờ chơi giả vờ chưa (như giả vờ nghe điện thoại, chăm sóc búp bê…)?
6. Trẻ có bao giờ dùng ngón tay trỏ để chỉ, yêu cầu đồ vật?
7. Trẻ có dùng ngón tay trỏ để chỉ hoặc thể hiện sự quan tâm đến đồ vật?
8. Trẻ có bao giờ chơi đúng cách với các đồ chơi nhỏ (ôtô, khối xếp hình…) mà không cho vào miệng, nghịch lung tung hoặc thả chúng xuống?
9. Trẻ có bao giờ mang đồ vật đến khoe với bạn hoặc bố mẹ?
10. Trẻ có nhìn vào mắt của bạn lâu hơn 1 hoặc 2 giây không?
11. Trẻ có bao giờ quá nhạy cảm với tiếng động không (như bịt hai tai)?
12. Trẻ có cười khi nhìn thấy mặt bạn hay khi bạn cười không?
13. Trẻ có biết bắt chước không (chẳng hạn bạn làm điệu bộ trên nét mặt, trẻ có biết làm theo không)?
14. Trẻ có đáp ứng khi được gọi tên?
15. Trẻ có nhìn vào đồ vật/đồ chơi ở chỗ khác khi ta chỉ vào?
16. Trẻ có biết đi không?
17. Trẻ có nhìn vào đồ vật mà bạn đang nhìn không?
18. Trẻ có làm những cử động ngón tay bất thường ở gần mặt không?
19. Trẻ có cố gắng gây sự chú ý của bạn đến những hoạt động của trẻ?
20. Bạn có bao giờ nghi ngờ trẻ bị điếc?
21. Trẻ có hiểu điều mọi người nói không?
22. Thỉnh thoảng trẻ có nhìn chằm chằm một cách vô cảm hoặc đi tha thẩn không mục đích?
23. Khi đối mặt với những điều lạ, trẻ có nhìn vào mặt bạn để xem phản ứng của bạn không?
Trên thế giới, bảng kiểm MCHAT-23 đánh giá trẻ tự kỷ lứa tuổi 18-24 tháng sẽ cho kết quả nguy cơ cao khi trẻ có ít nhất ba câu trả lời bất kỳ hoặc hai câu then chốt (nằm trong các câu số 2, 7, 9, 13, 14, 15) là không. Tuy nhiên, với các câu 11,18, 20, 22 thì câu trả lời có lại ám chỉ nguy cơ trẻ bị tự kỷ.
NGỌC HÀ
VI. NHẬN BIẾT TRẺ TỰ KỶ SO VỚI TRẺ BÌNH THƯỜNG
Bạn đọc đã tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng và dấu hiệu cảnh báo trẻ có khả năng bị tự kỷ. Bây giờ, hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu sâu hơn về các dấu hiệu của trẻ phát triển bình thường và trẻ tự kỷ để kiểm tra cho con kỹ hơn.
Các mốc phát triển kỹ năng giao tiếp và xã hội của trẻ bình thường
Các mục được liệt kê dưới đây là những mốc phát triển mà trẻ em sẽ đạt được trong quá trình phát triển bình thường khi tới một độ tuổi thích hợp. Việc không đạt được một mốc phát triển nào trong độ tuổi lẽ ra phải đạt được là một trong những manh mối để nghi ngờ liệu trẻ có bị chậm phát triển hoặc có bất cứ rối loạn nào như rối loạn phổ tự kỷ hay không.
1. Trẻ 15 tháng tuổi
- Giao tiếp bằng mắt khi được nói chuyện;
- Với ra trước phòng té khi được ẵm lên;
- Chia sẽ niềm hứng thú với đồ vật hoặc hoạt động nào đó;
- Bắt chước biểu hiện nét mặt (như cười qua lại);
- Vẫy tay chào;
- Đáp lại với một cái tên được gọi nhiều lần;
- Đáp lại những mệnh lệnh bằng lời đơn giản;
- Nói “ba”, “mẹ” rõ ràng.
2. Trẻ 18 tháng tuổi
Trẻ 18 tháng tuổi có thể thực hiện các hành vi dưới đây và bao gồm các mốc đã đạt được ở 15 tháng tuổi:
- Chỉ vào phần thân thể;
- Nói được vài từ;
- Chơi giả vờ;
- Chỉ vào đồ vật;
- Phản hồi lại khi người khác chỉ vào một đồ vật nào đó.
3. Trẻ 24 tháng tuổi
Trẻ 24 tháng tuổi có thể thực hiện các hành vi dưới đây và bao gồm các mốc đã đạt được ở trên:
- Sử dụng được cụm từ 2 chữ;
- Bắt chước làm việc nhà;
- Thích chơi với trẻ em khác.
Những đặc điểm khác biệt của trẻ tự kỷ với trẻ bình thường
Một đứa trẻ mắc rối loạn phổ tự kỷ có thể sẽ không biểu hiện triệu chứng giống những đứa trẻ đồng cảnh ngộ khác. Các triệu chứng có thể biểu hiện rất đa dạng, cả về số lượng và mức độ nặng nhẹ.
1. Về mặt xã hội
Dưới đây là những khác biệt về mặt xã hội ở con so với những đứa trẻ mà bạn cần lưu ý:
- Không tiếp xúc hoặc tiếp xúc rất ít bằng mắt;
- Không đáp lại với nụ cười hoặc bất cứ biểu hiện nét mặt nào của ba mẹ;
- Không chỉ vào bất kỳ đồ vật hay sự kiện nào mà đứa trẻ bình thường hay làm để hướng sự chú ý của cha mẹ;
- Không khoe đồ vật hoặc bày tỏ sự thích thú của mình với bất cứ điều gì cho ba mẹ thấy;
- Thường không có biểu hiện nét mặt tương xứng;
- Không có khả năng cảm nhận suy nghĩ hoặc cảm xúc của người khác bằng cách nhìn vào biểu hiện nét mặt của họ;
- Không bày tỏ sự đồng cảm với người khác;
- Không kết bạn được hoặc tỏ ra không muốn kết bạn.
2. Về mặt giao tiếp
Dưới đây là những khác biệt về mặt giao tiếp ở con so với những đứa trẻ mà bạn cần lưu ý:
- Không nói được một từ đơn dù đã 16 tháng tuổi;
- Không chỉ vào bất kì vật gì để tỏ ra là mình muốn có nó hoặc không chia sẻ thứ gì với người khác;
- Lặp lại chính xác những gì người khác nói mà không hiểu ý nghĩa của nó là gì;
- Không phản hồi lại khi được người khác gọi tên, mặc dù trẻ có phản ứng với các âm thanh khác như tiếng kèn xe hoặc tiếng mèo kêu;
- Xem bản thân mình là “bạn” còn người xung quanh thì lại là “tôi” và thường xuyên xáo trộn đại từ nhân xưng;
- Thường tỏ ra không muốn giao tiếp;
- Không bao giờ bắt đầu và không có khả năng duy trì một cuộc đối thoại.
- Không dùng đồ chơi hoặc các vật khác để đại diện cho người hoặc cuộc sống thật khi chơi tái hiện;
- Học vẹt rất tốt, đặc biệt là các con số, chữ cái, bài hát, quảng cáo trên TV hoặc một chủ đề đặc biệt nào đó;
- Mất đi những mốc kỹ năng ngôn ngữ đã đạt được, thường trong khoảng giữa 15 đến 24 tháng tuổi (ví dụ như trẻ đã nói được thành câu 4, 5 chữ nhưng nay chỉ nói được 1, 2 chữ).
3. Về mặt hành vi
Nếu con bạn có những hành vi dưới đây, đó có thể là dấu hiệu của chứng rối loạn phổ tự kỷ:
- Đong đưa người, xoay tròn, cuộn ngón tay, đi bằng ngón chân hoặc vỗ tay trong thời gian dài;
- Thích mọi thứ được sắp xếp theo trình tự, lịch sinh hoạt thường nhật cố định. Gặp khó khăn trước bất kì thay đổi;
- Bị ám ảnh với vài động tác kì lạ và cố gắng lặp lại chúng suốt ngày;
- Chỉ chơi với một phần của đồ chơi thay vì cả món đồ chơi đó (ví dụ như đồ chơi xe tải chỉ chơi xoay bánh xe);
- Không cảm thấy đau;
- Rất nhạy cảm hoặc không nhạy một tí nào với mùi vị, âm thanh, ánh sáng, họa tiết và đụng chạm;
- Sử dụng tầm nhìn một cách khác biệt, nhìn đồ vật từ các góc không bình thường.
Nếu con bạn có những dấu hiệu bất thường nào khiến bạn nghi ngờ trẻ có rối loạn phổ tự kỷ hoặc bất cứ rối loạn nào liên quan đến phát triển, bạn hãy cho bé đến khám tại khoa phát triển hành vi ở các bệnh viện nhi khoa nhé.
https://hellobacsi.com/nuoi-day-con/suc-khoe-tre-em/nhan-biet-tre-tu-ky-so-voi-tre-binh-thuong/
https://www.facebook.com/phanhieutcmiendong
Xem thêm chi tiết trang web vuahocvalam
[ad_2]
Source link